Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

THÁNH KINH KHẢO CỔ HỌC -



GÓP NHẶT VÀI TIN TỨC VỀ ĐỀN THỜ JERUSALEM-
Tôi không muốn trở thành tiên tri giả, nhưng cảm thấy Chúa đặt gánh nặng làm người giữ cửa nhà Chúa, mong tiếng nói của mình lay tỉnh một ai đó thức tỉnh trước ngày của Chúa đã gần kề. Chúa phán, “Nó như một ông kia, đi xa nhà, khi rời nhà của mình giao quyền cho nô-lệ của mình, chỉ-định mỗi đứa phận-sự của nó, cũng ra lệnh cho kẻ giữ cửa phải cứ cảnh-giác” (Mác 13: 34 TKTC).
1-    Địa điểm đền thờ Jerusalem.
Trải gần 70 năm qua, dân Chúa trên cả thế giới bối rối về địa điểm để có thể tái xây dựng ngôi đền thứ ba. Vì theo tư tưởng bình thường ai cũng nghĩ nền đền thờ The Dome of The Rock của Hồi giáo trên núi đền là địa điểm cũ của đền thờ mà vua Sa-lô-môn đã xây dựng. Cho dù có hiệp ước hòa bình Trung Đông đi nữa, nếu dân Israel đụng đến đền thờ Hồi giáo ắt sẽ gây ra thế chiến thứ ba chẳng sai.
Ngay ngày quân đội Israel (năm 1949) giải phóng được nửa thành phố Jerusalem phía Tây sau gần 1900 năm thành phố rơi vào tay kẻ thù, các giới chức cao cấp của nhà nước Israel đã liền đến đó, lột mũ và nằm xuống hôn mặt đất Jerusalem. Thi thiên 102: 14 chép, “Các đầy tớ Chúa yêu mến từng viên đá Si-ôn Và thương xót cả đến bụi đất nó nữa”.

Có một phần bức tường cổ, gần với đền thờ  Dome of the Rock, mà người Israel vẫn tưởng đó là di tích của đền thờ xưa.  Cho nên từ năm 1949 đến nay, ngày nào cũng có người dân Israel đến đó đọc Kinh thánh Cựu ước, cầu nguyện khóc lóc về vinh quang quá vãng của Israel và cầu xin Đấng Mê-si-a đến giải cứu họ. Trong năm 2018 số người Israel mộ đạo hành hương đến đây gia tăng phá kỉ lục.
Thực ra bức tương than khóc đó chỉ là một phần di tích của các bức tường thành mà Hê-rốt đại xương đã xây dựng bao quanh khu đền thờ cũ. Các bức tường nầy có mục đích phân chia ra các sân dành cho phụ nữ, cho các dân ngoại, cho người nam Israel hay cho các thầy tế lễ đứng khi họ vào đền thờ. Nếu bức tường than khóc đó là di tích của đền thờ cũ, thì chúng ta sẽ giải nghĩa thế nào về lời Chúa Jesus phán, “ Quả thật Ta bảo các ngươi, không một hòn đá nào ở đây sẽ còn lại trên một hòn đá khác mà không bị giật xuống” (Ma-thi-ơ 24:2 TKTC).Thế thì mọi hòn đá xây nên ngôi đền thờ xưa đều đã bị giật xuống, nên nền của đền thờ đó đã mất dạng từ năm 70 S.C.
Kể từ năm 1867–70 các nhà khảo cổ đã gia công tìm kiếm nền của ngôi đền cũ. Những trải bao khó nhọc, tranh luận, đào bới, tổn phí cao, cuối cùng khoảng năm 2000 các nhà khảo cổ và các thầy Ra-bi Israel mới khám phá được nền cũ của đền thờ.  Nó nằm về phía đông nam ngọn núi đền, gần khe suối Xết rôn, chỗ xả nước thải của thành cổ. Đền thờ Dome of the Rock nằm về phía bắc cách nền đền thờ cổ chừng 1000 bộ Anh (300 mét). Và đền thờ thứ hai của Hồi giáo có tên là The Al-Aqsa Mosque, cũng đều nằm bên ngoài bức tường than khóc, tức bên ngoài khuôn viên mà các bức tường thành do Hê-rốt đại vương xây dựng. Mãi đến ngày 09-01-2019 vừa qua, ra-bi Adam Eliyahu Berkowitz, đại diện Do thái giáo tuyên bố trên một trang website rằng: đền thờ đá tảng của Hồi giáo không đứng trên nền cũ của đền thờ Đức Chúa Trời. Ngợi khen sự tể trị của Chúa suốt 19 thế kỉ vừa qua.
Nhưng người Israel vẫn chưa có thể động thổ để tái xây dựng đền thờ Jerusalem thứ ba vì chưa có hiệp ước hòa bình Trung Đông.
-
2-    Cổng Mới Ở Phía Đông Jerusalem
Cửa đền thờ cũ quay về hướng đông, cổng thành cổ Jerusalem cũng vậy. Đứng tại cổng thành phố nhìn về phía đông chúng ta thấy khe suối Xết-rôn, nơi đổ rác của thành phố hồi xưa. Bên kia khe suối là thung lũng Giô-sa-phát kéo dài một dặm đến núi Ô-liu. Bên sườn tây của núi nầy có vườn Ghết-sê-ma-nê còn bên kia, sườn phía đông của ngọn núi có làng Bê-tha-ni, nơi Chúa Jesus đã từ giả các môn đồ thăng thiên về trời (Lu-ca 24:50-51).
Cổng đông nầy đã bị phá hủy vào năm 70 S.C. chung với đền thờ. Có lẽ cổng nầy đã được một vị vua Hồi giáo xây lại năm 520 S.C. Họ thường gọi là cổng Kim Môn. Người Hồi giáo đóng cổng lại vào năm 810, rồi đoàn quân Thập Tự của Âu châu mở lại vào năm 1102. Có rất nhiều sự kiện xảy ra với cổng nầy, mãi đến năm 2003 chính quyền Israel đóng lại hẳn. Trong năm 2018, chính quyền Israel đầu tư khoảng 3 triệu đô la, xây một cổng hoàn toàn mới tại địa điểm cũ, và ngày 5-3-2019 vừa qua, họ đã khánh thành và mở cổng đông nầy ra luôn cho khách du lịch vào tham quan thành cổ.
Giả sử bạn muốn thăm nội thành Hà Nội, bạn phải đi máy bay đến phi trường Nội Bài, ở ngoại ô Hà Nội. Sau đó bạn phải đi xe đặc biệt vào thành phố.
Theo sách Công vụ 1: 11, Ê-xê-chi-ên 43: 1-2, Xa cha ri 14, một ngày kia Chúa Jesus sẽ từ trời tái lâm, đặt chân trên núi Ô-liu bên ngoài Jerusalem trước nhất. Sau đó không biết Chúa và đoàn quân đắc thắng của Ngài sẽ đi bộ, cỡi ngựa bạch, hoặc đi một loại xe hoa nào đó để vào ngay cổng phía đông nầy mà vào đền thờ nả tróc Antichrist.
Cổng đông mới xây nầy sẵn sàng chào đón Chúa trở lại. Ha-lê-lu-gia!
Minh Khải 16-03-2019
Nguồn: breakingisraelnews.com