Mục đích đời đời của Chúa là thiết lập một vương quốc thầy tế
lễ trong dân Israel---mỗi công dân đều là thầy tế lễ. Xuất Hành 19: 5-6, “Thế
thì bây giờ, nếu các ngươi thật sự sẽ tuân theo tiếng nói của Ta và giữ giao-ước
của Ta, thì các ngươi sẽ là tài-sản riêng của Ta giữa tất cả các dântộc, vì tất
cả trái đất là của Ta; và các ngươi sẽ là một vương-quốc các thầy tế-lễ và một
quốc-gia thánh đối với Ta'.
Sau biến cố thờ bò con vàng ở Xuất 32, dân Israel mất thể chế
tế lễ phổ thông của toàn dân và chỉ còn chức tế lễ trung gian của đoàn thầy tế
lễ nhà A-rôn.
Thậm chí nhà lãnh đạo dân chúng, như Giô-suê cũng phải lắng
nghe lời và mệnh lệnh của thầy thượng tế, như Dân số kí 27:21-23 chép, “Hơn nữa,
nó sẽ đứng trước mặt thầy tế-lễ Ê-lê-a-sa, là người sẽ cầu-vấn cho nó bởi sự
phán-quyết của U-rim trước mặt GIA-VÊ." Và Môi-se làm y như Đức GIA-VÊ đã truyền
cho mình; và ông bắt Giô-suê và để người đứng trước mặt thầy tế-lễ Ê-lê-a-sa,
và trước mặt tất cả hội chúng. Đoạn ông đặt tay của mình trên người và trao nhiệm-vụ
cho người, y như Đức GIA-VÊ đã phán bởi tay của Môi-se”.
Bởi phán quyết của u-rim và thu-mim, thầy thượng tế có quyền
xét xử các vụ án, như vụ án của A-can, có quyền phân chia đất đai cho 12 chi
phái Israel làm cơ nghiệp. Nhưng cuối thời các quan xét, chức tế lễ nhà A-rôn
đã hư hoại và Chúa từ bỏ họ. Ngài phán, “Vì thế GIA-VÊ Chúa TRỜI của Ysơ-ra-ên
tuyên-bố: 'Ta quả thật đã nói rằng nhà của ngươi và nhà của tổ-phụ ngươi sẽ bước
đi trước mặt Ta mãi mãi’; nhưng bây giờ Đức GIA-VÊ tuyên-bố: 'Ta quyết không giữ
điều ấy nữa—vì những kẻ kính -trọng Ta, Ta sẽ kính-trọng, và những kẻ coi thường
Ta sẽ bị xem nhẹ” (1 Sa. 2: 30).
! Sa mu ên 21 chép sự kiện vua Đa-vít và các thuộc hạ không
phạm tôi khi vào đền thánh và ăn bánh thánh. Sự kiện đó tiên báo sự chuyển đổi thời
đại từ thời đại các thầy tế lễ đến thời đại các vua. Chúa có nói về Đa-vít là
thầy tế lễ, cai trị nhà Chúa, “Và đây sẽ là dấu-hiệu cho ngươi mà nó sẽ đến cho
hai con trai của ngươi, Hóp-ni và Phi-nê-a: vào cùng một ngày cả hai sẽ chết. Nhưng
Ta sẽ dấy lên cho Ta một thầy tế-lễ trung-tín, nó sẽ làm theo điều trong tâm Ta
và trong hồn Ta; rồi Ta sẽ cất cho nó một nhà vững bền, và nó sẽ bước đi trước
mặt đấng được-xức-dầu của Ta luôn luôn”.
Có người nói lời tiên tri nầy áp dụng cho Sa-mu-ên. Nhưng câu
“Ta sẽ cất cho nó một nhà vững bền”, không thể áp dụng cho Sa- mu- ên được mà ứng
nghiệm cho vua Đa-vít. Các bạn đừng ngạc nhiên tại sao Đa-vít có thể dâng tế lễ
mà không bị trừng phạt như vua Sau-lơ. Vì Đa-vít vừa là vua và là thầy tế lễ,
không theo ban A-rôn. Ông có quyền sắp xếp cho các thầy tế lễ hầu việc tại đền
tạm Ga ba ôn và tại hòm giao ước ở Si-ôn.
Nhưng vào thời vua Sê đê kia, vương quyền nhà Đa vít cũng đã
hư hoại, và Chúa ra phán quyết cho Giê-hô-gia-kin, hậu tự Đa vít như sau: “Thật
như Ta sống," Đức GIA-VÊ tuyên-bố, "dẫu Giê- Cô-nia con trai của
Giê-hô-gia-kim vua Giu-đa là cái ấn bên tay hữu của Ta, Ta cũng lột ngươi ra; "Há cái người Giê- cô-nia nầy là một cái
bình bị bể, bị khinh-khi sao? Hay hắn là một cái bình không được ưa-thích sao? 'Hãy
ghi xuống người nầy là kẻ không con, Là kẻ sẽ chẳng thịnh-vượng trong các ngày
của hắn; Vì không có ai trong con cháu của hắn sẽ thịnh-vượng Ngồi trên ngai
Đa-vít Hoặc cai-trị tại Giu-đa một lần nữa.' (Giê 22:25,28,30). Vua Giê hô gia
kin (Giê cô nia) sống lâu hơn Sê đê kia tại Ba by lôn, nhưng hậu tự của ông mãi
mãi không còn lên làm vua nhà Đa-vít nữa.
Sau khi Sa-lô-môn sa ngã và chia đôi đất nước, Đức Chúa Trời
đã âm thần giao chủ quyền của mình cho các nhà tiên tri. Thí dụ, dù A-háp và Giô-ram
con A-háp, làm vua công khai, nhưng phía sau hậu trường, chính Ê-li và Ê-li-sê
cai trị xứ sở. Ê-li có quyền đóng cửa trời không cho mưa suốt 3 năm rưởi, còn Ê-li-sê
có thể đuổi quân xâm lăng Sy-ri ra khỏi xứ bằng lời cầu nguyện. Tại sao tiên
tri Ê-li-sê nắm chủ quyền của Đức Chúa Trời? Vì đúng như “Giô-sa-phát nói:
"Lời của Đức GIA-VÊ ở cùng người ấy." (2 Các vua 3: 12). Vào thời hậu lưu đày, các sách E xơ
ra, và A-ghê cho chúng ta thấy các nhà tiên tri cai trị trên thầy tế lễ, trên tổng
trấn (vua) của dân Israel.
Các thầy tế lễ có chủ quyền của Chúa qua các nghi thức dâng
sinh tế cho Chúa thay cho dân thánh. Các vua của Israel có chủ quyền thần thượng
vì họ được Chúa xức dầu. Các tiên tri có thẩm quyền thuộc linh của Chúa vì họ
có lời của Đức Chúa Trời ban cho từng cơ hội.
Nhìn vào hội thánh ngày nay chúng ta thấy có ba hình thức người
ta sử dụng thẩm quyền của Đức Chúa Trời cai trị trên cơ nghiệp Ngài như sau:
--Nhà lãnh đạo một giáo hội rất lớn kia đội mão có ghi câu
Pontifex Maximus—nghĩa là thầy
tế lễ cao nhất. Có cả một hệ thống cấp bậc tăng lữ dưới người nầy. Giáo hội Cải
chánh cũng mô phỏng hệ thống ấy và chế ra hệ thống các muc tử, hệ thống các đồng
công. Đó là tàn dư của Do thái giáo Cựu ước mà Chúa ghét (Khải 2:6). Họ là đảng
Ni cô la. Vì hệ thống tư tế trung gian Cựu ước đã bị hủy bỏ chung với giao ước
cũ từ lâu rồi.
--Trong thời Cựu ước, kể từ vua Sau lơ đến vua Sê-đê-kia, dân
Israel và Giu đa chỉ có 41 vị vua tất cả. Đức Chúa Trời không nhìn nhận một vị
vua nào thứ 42 trong dân Chúa thời Tân ước bao giờ. Thế mà trong 20 thế kỉ qua,
dù âm thầm, có vô số người hành xử như những vị vua chủ trị trên nhà Chúa.
Sứ đồ lão thành Phi-e-rơ khuyên,“cũng chẳng phải là chủ trị
cơ nghiệp đã chia cho anh em”(1 Phiero 5;3). Theo nguyên văn Hi lạp chữ “chủ trị”
là katakurieuo. Trong chữ Hi lạp nầy có chữ Kurios nghĩa là Chúa, và katakurieuo
có nghĩa “vận dụng quyền lãnh chúa”. Cho nên bản NASV dịch: “nor yet as lording
it over those allotted to your charge”. Rồi bản TKTC dịch theo đó “song không
như đè đầu cưỡi cổ những người được giao cho sự trông nom của anh em”. Các bạn
có thấy nhiều vua chúa đang đè đầu cưỡi cổ dân Chúa trong các hội thánh ngày nay không?
---Các tiên tri cai trị dân Chúa thời cựu ước bằng chức vụ
rao lời Chúa, từ đó sinh ra tệ nạn lạm dụng quyền lực văn tự Kinh thánh trong sự
cai trị dân Chúa của Do thái giáo trong thời Chúa Giê-su còn sống. Do thái giáo
phát sinh từ thời E-xơ-ra, Nê hê mi và kéo dài đến năm 70 SC thì chấm dứt.
Ngày nay có giáo hội sử dụng phòng sách, sử dụng bài giảng của
các giáo sư nổi tiếng làm phương tiện cai trị dân Chúa, mà không biết rằng văn
tự lỗi thời, bài giảng quá cử, làm cho dân Chúa chết chóc. Đó là sự tha hóa của
chức tiên tri ngày nay. Chỉ có lời khải thị tươi mới từ Kinh thánh mới có thần
quyền hiện hành trên dân của Đức Chúa Trời mỗi ngày mới mà thôi.
Lời kết-
Nhìn lại vết xe đổ của dân Chúa thời Cựu ước, chúng ta thấy
ba hình thức vận dụng chủ quyền của Chúa như vậy trên các hội thánh ngày nay đều
bị Chúa loại bỏ. và lên án.
Xa cha ri 6:12-13, “'GIA-VÊ vạn-quân nói như vầy: "Này,
một người có tên là Chồi-Cây, vì Ngài sẽ đâm chồi lên từ nơi Ngài ở; và Ngài sẽ
xây đền-thờ của GIA-VÊ. Đúng, chính Ngài sẽ xây đền-thờ của GIA-VÊ, và chính
Ngài sẽ mang danh-dự và ngồi và cai-trị trên ngôi của Ngài. Như vậy, Ngài sẽ là
một thầy tế-lễ trên ngôi của Ngài, và cả hai sẽ hài hòa"
Chúa Giê-su vừa là Vua và Thầy tế lễ sẽ hiện đến lập nước
ngàn năm trên mặt đất. Nên ai là thầy tế lễ thực thụ, thuộc linh, sinh động, luôn
luôn có lời khải thị tươi mới từ Chúa ban cho, thì dưới mức độ nào đó, người ấy
sẽ có chút thẩm quyền trên dân của Đức Chúa Trời ngày nay.
Chúng ta, nói tổng quát, cũng sẽ làm thầy tế lễ phục vụ Đức
Chúa Trời trên thiên đàng (Khải 7:15) và làm vua cai tri trên trái đát cũ và mới
(Khải 2:26-27; 22: 5). Chủ quyền đời đời của Đức Chúa Trời sẽ được biểu lộ như
vậy trong cõi hằng hữu vô chung. A men.
Khải Đạo- 23-2-2020