Giống như những sức mạnh khác thuộc về chúng ta, sự tưởng tượng có thể hoặc là một ơn lành hoặc là một sự rủa sả, tùy thuộc hoàn toàn vào việc nó được sử dụng như thế nào và nó được kỷ luật ra sao.Chúng ta thảy đều có một mức độ sức mạnh nào đó để tưởng tượng. Món quà này cho phép chúng ta thấy được ý nghĩa trong những gì thuộc về vật chất, nắm bắt được những cái giống nhau giữa các sự vật vốn lúc đầu xem có vẻ chẳng giống nhau chút nào cả. Nó cho phép chúng ta biết những cái mà cảm giác không bao giờ có thể nói với chúng ta, vì bởi nó mà chúng ta có thể thấy xuyên qua sự biểu hiện của cảm giác đến thực tại nằm đằng sau của các sự vật.
Mỗi tiến bộ do con người thực hiện trong bất cứ lĩnh vực nào trở nên giống như một ý tưởng vốn hoàn toàn mới mẻ trong khung thời gian. Tâm trí của nhà phát mình chỉ đơn giản nắm bắt những chi tiết rất nhỏ của các ý tưởng tương tự với nhau và tạo nên một cái gì đó không những hoàn toàn khác biệt mà còn là một thứ chưa hề tồn tại cho đến thời điểm đó. Vì thế chúng ta “sáng tạo” nên các đồ vật, ý tưởng; và việc làm đó minh chứng chúng ta được tạo dựng theo hình và ảnh của Đấng Tạo Hóa. Việc con người sa ngã thường sử dụng năng lực sáng tạo của mình để phục dịch cho điều ác không hề làm giảm hiệu lực lý luận của chúng ta. Bất cứ tài năng nào cũng có thể được dùng cho điều ác cũng như cho điều thiện, tuy nhiên, mọi tài năng đều đến từ Đức Chúa Trời.
Một số người lẫn lộn cách sai lầm từ “giàu tưởng tượng” và từ “có tính chất tưởng tượng” (ảo) đã phủ nhận việc tưởng tượng có một giá trị rất lớn trong sự hầu việc Đức Chúa Trời. Phúc Âm của Đức Chúa Jêsus Christ không hề có dính dáng gì đến những điều có tính chất tưởng tượng. Cuốn sách hiện thực nhất trên thế giới này là quyển Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là thật, con người là thật, tội lỗi, sự chết và địa ngục cũng vậy, một nơi mà chắc chắn tội lỗi sẽ đưa đến. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời không hề có tính chất tưởng tượng, sở thích cầu nguyện miệt mài cũng vậy. Những gì gắn liền với sự chú ý của người đang cầu nguyện, dù không phải vật chất, hoàn toàn là thật; còn hơn là thật nữa, cuối cùng nó sẽ được thừa nhận, hơn bất cứ điều gì khác trên trần gian này.
Giá trị của một trí tưởng tượng thánh sạch thuộc phạm vi tôn giáo nằm bên trong sức mạnh giúp nắm bắt được trong những cái tự nhiên bóng dáng của những cái thuộc linh. Nó cho phép một con người kính sợ
Thấy thế giới trong một hạt cát
Và cõi vĩnh hằng trong một giờ
Sự yếu đuối của người Pha-ri-si chính là sự thiếu trí tưởng tượng, hay những cái đưa đến điều đó, ông ta từ chối để nó bước vào lĩnh vực tôn giáo. Ông thấy các con chữ với những ý nghĩa thần học được gìn giữ cẩn thận và ông không thấy gì phía sau cả.
Hoa anh thảo ở cạnh bờ sông
Một bông hoa vàng cho anh,
Và không còn gì hơn nữa
Khi Đức Chúa Jêsus đến với sự sâu sắc thuộc linh rạng rỡ của Ngài và một sự nhạy cảm đạo đức tuyệt vời, thì người Pha-ri-si coi Ngài như một người mộ đạo của một tôn giáo nào khác, nhưng thật ra là chính Ngài; giá như thế giới này hiểu được điều đó. Ngài có thể thấy được linh hồn của những con chữ trong khi người Pha-ri-si chỉ thấy được cái xác bên ngoài, và ông ta chỉ có thể loanh quanh cố tìm cách minh chứng Đức Chúa Jêsus sai trật bằng cách bám vào các con chữ của luật pháp hay sự giải thích được truyền thống coi là thiêng liêng. Khoảng cách giữa chúng (truyền thống luật pháp và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh - ND) là quá lớn để cho phép chúng cùng tồn tại; vì thế người Pha-ri-si, người ở địa vị lập nên truyền thống, đã đẩy Nhà Tiên Tri trẻ vào chỗ chết. Nó đã luôn là như vậy, và tôi cho rằng nó cũng sẽ luôn là như vậy cho đến khi trái đất này đầy dẫy tri thức về Đức Chúa Trời, giống như nước bao phủ đại dương.
Vì là một bản năng của tâm trí tự nhiên, nên sự tưởng tượng cần thiết phải chịu đựng cả từ những giới hạn bên trong cũng như từ một khuynh hướng di truyền hướng về điều ác. Vì văn tự trong bản King James (tương đương là Bản dịch cũ của Kinh Thánh tiếng Việt - ND) không mang ý nghĩa về sự tưởng tượng, mà chỉ nói về những nguyên nhân của con người tội lỗi, tôi không viết để bào chữa cho trí tưởng tượng ô uế. Tôi biết rõ rằng từ đó đã chảy ra một dòng suối ô nhiễm bởi những ác tưởng trải qua các tháng năm, đưa đến hành vi không tôn trọng pháp luật và có tính chất hủy diệt về phần của con người.
Tuy nhiên, trí tưởng tượng được thanh tẩy, được điều khiển bởi Đức Thánh Linh là một điều hoàn toàn khác, và đó chính là cái tôi muốn nói đến ở đây. Tôi ao ước thấy trí tưởng tượng được giải phóng khỏi nhà tù của nó và được đưa đến đúng chỗ của mình giữa vòng những đứa con của sự sáng tạo mới. Cái mà tôi cố diễn tả ở đây là một đặc ân thánh cho phép con người được nhìn, một năng lực nhìn xuyên qua bức màn và chăm xem, với sự ngạc nhiên kỳ diệu, nơi những vẻ đẹp, những bí mật của những điều thánh khiết và đời đời.
Tâm trí lề mề, nặng nề không ích lợi gì cho Cơ Đốc giáo cả. Để nó cai trị Hội Thánh đủ lâu thì nó sẽ dồn ép Hội Thánh vào chỗ lựa chọn một trong hai hướng: Hoặc là hướng về chủ nghĩa tự do, nơi mà Hội Thánh tìm thấy sự khoây khỏa trong sự tự do giả tạo, hay hướng về thế giới, nơi mà Hội Thánh sẽ tìm thấy một thú vui rất thú vị, nhưng đầy tai họa. Nhưng tôi tự hỏi liệu điều này có phải là tất cả những gì Lời Chúa đã ghi lại trong sách Phúc Âm Giăng: “Lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe và bày tỏ cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi” (16:13-14).
Có được một tâm trí do Thánh Linh cai trị là đặc quyền bởi ân điển của Cơ Đốc nhân, và điều này bao trùm mọi việc tôi đã nói ra ở đây.
A. W. Tozer