SỰ PHẤN ĐẤU TRONG NẾP SỐNG PHỤC VỤ CỦA
CHÚNG TA
Nhiều người phục vụ mong đợi một nếp sống hội thánh thắng thế - một nếp
sống hội thánh đầy dẫy những điều tích cực. Tuy nhiên, có ít người nhận thức
rằng vì hội thánh là sự quy tụ của những người được kêu gọi ra nên hội thánh
bao gồm mọi loại người được tái sanh. Những người được tái sanh này khác nhau
về văn hóa, học vấn, địa vị xã hội, và thậm chí khác nhau về mức độ trưởng
thành của sự sống cũng như khả năng hiểu thấu lẽ thật. Mọi chi thể điều có Đấng
Christ ở mức độ khác nhau, nhưng theo cách này hay cách khác, mọi người vẫn
sống trong “các sự khác biệt” của họ, tức là sống trong sự sống hồn với “bản
ngã”, “xác thịt” và “người thiên nhiên” của họ.
Hãy xem xét hội thánh tại Corinth,
một hội thánh có phần rắc rối nhưng
không khác với mọi hội thánh địa phương khác. Sứ đồ Paul, như người cha sinh ra
hội thánh này (1 Cor. 4:15), đang đối mặt với mọi nan đề giữa vòng các thánh đồ
ở đây. Ông đã trở nên đau buồn và không có sự yên nghỉ (2 Cor. 2:2-4). Dù rất
phiền muộn, nhưng ông đã nỗ lực giúp đỡ hội thánh qua sự ủy thác của ông theo các
sự khải thị mà ông đã nhận được. Ông đã cảnh báo họ (1 Cor 4:21), dạy dỗ họ (1
Cor 4:17), và qua sự truyền đạt sự sống phong phú, ông đã khuyên răn họ (1 Cor
4:14). Tuy nhiên, “cột sống” cho sự vận hành của ông là nhân tính của Jesus.
Paul đã trình diện chính ông và những người ở với ông cho người Corinth như các
đầy tớ của Đấng Christ (1 Cor 4:1), như những người làm một với Đấng Christ,
sống và bước đi theo Đấng Christ. Đồng thời, ông đã trình diện chính mình cho
họ như người cha sinh ra họ (1 Cor 4:15). Thái độ của ông tại Corinth là trong sự yếu đuối, sợ hãi và rất
run rẩy (1 Cor 2:3). Các kinh nghiệm của ông trong Đấng Christ thì dư dật, vì
bàn tay xử lý của Đấng Christ ở trên ông.
Bên trong lòng, ông đã kinh nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau theo tình
trạng và nhu cầu của người Cornth. Ông vừa đau buồn vừa vui mừng (2 Cor. 6:10).
Ông đã ở trong sự tuyệt vọng và sự an ủi (2 Cor. 1:5-6). Chắc hẳn lòng ông đã
được mở rộng đối với họ (2 Cor. 6:11). Sự vận dụng cương vị sứ đồ của ông không
chỉ đến từ sự phong phú mà ông có, sự trưởng thành mà ông sở hữu, hay quyền
năng ông đã biểu minh. Trái lại, qua nhân tính được nâng cao của mình, ông đã
giải hòa các tín đồ bị dẫn đi lạc và bị xao lãng trở lại với Đức Chúa Trời (2
Cor. 5:20).
Paul luôn luôn tôn trọng các hội thánh địa phương. Dù hội thánh tại Corinth ở trong tình trạng hỗn độn, thậm chí đến mức điêu
tàn, vị sứ đồ vẫn gọi họ là “hội thánh của Đức Chúa Trời tại Corinth”. Ông xem họ là những người đã được
thánh hóa trong Christ Jesus, và như vậy bất kể tình trạng của họ, những người
được gọi là thánh đồ này xứng đáng để nhận ân điển và hòa bình (1 Cor 1:2-3).
Paul đã cảm tạ Đức Chúa Trời về họ, vì họ đã được làm cho phong phú trong Đấng
Christ trong mọi lời nói và tri thức (1 Cor 1:4-5). Thậm chí đối với một hội
thánh suy thoái như vậy, Paul vẫn làm chứng rằng chứng cớ của Đấng Christ đã
được xác nhận trong họ và họ không thiếu hụt bất cứ ân tứ nào (1 Cor.1:6-7).
Paul tin chắc rằng Chúa sẽ xác nhận họ cho đến cuối cùng, không chỗ trách được
trong ngày của Chúa Jesus Christ (1 Cor 1:8) Các lời này về hội thánh tại
Corinth thật lạ lùng và đầy khích lệ! Paul đã có cái nhìn thấu suốt thuộc linh
để nhìn thấy cốt lõi sự vận hành của Đức Chúa Trời, là điều vượt quá mọi bằng
chứng về sự bạc nhược, yếu đuối và giới hạn của người Corinth.
Khi viết cho người Corinth, nan đề đầu tiên Paul đề cập là xác thịt của
họ bị sự sống bản ngã của họ cai trị.
Các sự chia rẽ trong hội thánh ra từ sự sống bản ngã (1 Cor. 1:10), nhưng Paul
nói rằng họ đầy xác thịt. Paul đã thành thật cho biết tin tức về sự chia rẽ của
họ đến từ đâu – “Gia quyến của Chloe” (1
Cor 1:11). Ông đã thẳng thắn: “Đấng Christ bị chia rẽ sao?” (1 Cor.1:13). Kế
đến, ông nhấn mạnh bí quyết của sự hiệp nhất – không biết bất cứ điều gì ngoại
trừ Jesus Christ và việc Ngài bị đóng đinh (1 Cor 2:25). Là một sứ đồ đối với
hội thánh, ông đã ở với người Corinth
trong sự yếu đuối, sợ hãi và rất run rẩy. Ông đã không dùng các lời lẽ khôn
ngoan đầy sức thuyết phục hầu cho đức tin của họ sẽ chỉ đứng vững trong quyền
năng của Đức Chúa Trời. Paul là một người thuộc linh. Ông chỉ phát ngôn sự khôn
ngoan thần thượng cho những người đã tăng trưởng đầy trọn (1 Cor 2:6). Ông đã
biện biệt mọi sự, nhưng chính ông thì không ai biện biệt được (1 Cor. 2:15).
Một người thuộc linh như vậy đã không tự tôn, cũng không cố gắng để có
được những người đi theo mình. Thật vậy, Paul đã đề cập đến Apollos theo cách
rất dịu ngọt: “Tôi đã trồng, Apollos đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã tạo ra sự
tăng trưởng” (1 Cor 3:5). Cuối cùng, ông đã làm chứng: “Vì vậy đừng ai khoe
khoang trong những con người, vì mọi sự là của anh em”. Nói cách khác, mọi
người cung phụng sở hữu các chức vụ phong phú đều vì các hội thánh địa phương,
dù là Paul, Apollos hay Cephas, tất cả đều thuộc về anh em, còn anh em thuộc về
Đấng Christ, và Đấng Christ thuộc về Đức Chúa Trời (1 Cor 3:21-23). Cái nhìn
này dịu ngọt biết bao! Paul thuộc về chúng ta. Apollos thuộc về chúng ta.
Cephas thuộc về chúng ta. Còn chúng ta chỉ thuộc về Đấng Christ. Sự vận hành của
mọi chức vụ phải sản sinh các hội thánh địa phương hiện hữu và chỉ sống cho Đấng
Christ.
Hơn nữa, Paul đã tự trình diện mình như một đầy tớ của Đấng Christ và
một quản gia về huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. ông đã ao ước được họ nhìn thấy
là trung tín trước mặt Đức Chúa Trời, không mấy quan tâm về việc ông cần được
hội thánh tại Corinth kiểm tra (1 Cor 4:1-3). Ông đã nài khuyên các thánh đồ
tại Corinth hãy
chỉ xem ông và Apollos là những người cung phụng (1 Cor 3:5). Ông rất ao ước
người Corinth
sẽ trị vì và ông sẽ trị vì với họ. Paul đã trình bày chính mình như người đứng
sau cùng, như bị định là phải chết. Ông yếu đuối, bị mất danh dự, vẫn còn đói
khát, vẫn còn trần truồng, vẫn còn bị đánh đập, và vẫn còn lang thang không một
mái nhà. Ông đã lao tác, làm việc bằng đôi tay của mình. Bị chửi rủa, ông chúc
phước; bị bắt bớ, ông chịu đựng. Bị phỉ báng, ông khuyên giục. Ông là rác rưởi
của thế giới và cặn bã của mọi sự (1 Cor 4:8-13). Một nhân tính được nâng cao
dẫn đến loại hiện hữu này. Và trong loại hiện hữu này không có tính tư lợi, tự
tôn, cạnh tranh khi làm công tác.
Ông đã trình bày chính mình theo cách như vậy để khuyên răn họ đừng bao
giờ nói mình “thuộc Paul” (1 Cor 3:4). Đây là cách Paul đã xử lý sự sống – bản
ngã của người Corinth
trong xác thịt họ, nhưng đồng thời ông đã nhắc nhở họ rằng ông không phải là
người hướng dẫn của họ trong Đấng Christ – ông là cha họ. Ông đã khuyên giục họ
hãy là những người bắt chước ông, bắt chước cách sống không vị kỷ trong một
nhân tính được nâng cao (1 Cor 4:15-16).
Paul biết rằng sự sống bản ngã trong xác thịt có thể phát triển thành
xác thịt hư hoại. Tại Corinth, chúng ta nhìn thấy sự gian dâm ( 1 Cor 5:1), các
vụ thưa kiện lẫn nhau (1 Cor 6:1), sự ăn uống vô độ (1 Cor 6:13), và thậm chí
sự nung đốt do ham muốn xác thịt (1 Cor 7:9). Tuy nhiên, cách Paul xử lý các
nan đề này là qua một nhân tính được nâng cao. Hãy xem xét cách Paul xử lý
người đã cưới mẹ kế của mình. Paul đã than khóc khi ông nghe được tin đó, nhưng
ông biết rằng ông phải xử lý tình hưống này. Ông nói rằng ông đã ở với họ trong
linh khi họ nhóm lại và ông đã thẩm phán một người như vậy, phó người ấy cho
Satan để hủy diệt xác thịt người ấy. Hành động này không chỉ để kỷ luật. Trái lại,
điều đó là để linh của anh em phạm tội được cứu trong ngày của Chúa (1 Cor
5:1-5). Ông đã yêu cầu người Corinth
loại kẻ ác ra khỏi họ (1 Cor. 5:13). Nhưng khi một người như vậy ăn năn, ông
làm chứng: “nếu tôi khiến anh em buồn rầu, vậy ai là người làm cho tôi vui mừng
ngoài người bị tôi làm cho buồn rầu?” (2 Cor 2:2). Ông nhắc nhở họ: “Hình phạt
này bởi số đông là đủ cho một người như vậy rồi, do đó anh em hãy tha thứ và an
ủi người ấy, hầu cho người ấy không bị sự buồn rầu quá lớn nuốt mất” (2 Cor 2:6-7).
Chúng ta nhìn thấy nhân tính được nâng cao của Paul thật rõ ràng! Sự vận dụng
này dịu ngọt thay!
Trong toàn bộ sách này, Paul đã giải quyết nhiều vấn đề theo cách loài
người như vậy. Về hành vi vô luân, Paul đã làm chứng: “Người được kết hợp với
Chúa là một linh” (1 Cor 6:17). Về hôn nhân, Paul nói: “Đức Chúa Trời đã kêu
gọi chúng ta trong sự hòa bình” (1 Cor 7:15) hầu cho mỗi người phải bước đi
theo điều Chúa đã chia phần cho mình (1 Cor 7:17). Khi Paul đề cập vấn đề ăn đồ
cúng thần tượng (1 Cor 8:4), ông đã xử lý điều đó theo cách rất con người. Ông
đáp lại: “Nếu ai nghĩ rằng mình biết một điều gì đó, thì người ấy chưa biết như
đáng phải biết; nhưng nếu ai yêu Đức Chúa Trời, người ấy được Ngài nhận biết”
(1 Cor 8:2-3). Đối với Paul, tình yêu trọng yếu hơn tri thức rất nhiều. Yêu Đức
Chúa Trời thì trọng yếu hơn việc ăn kiêng nhiều. Ông cũng nói: “Mọi sự đều hợp
pháp đối với tôi, nhưng không phải mọi sự đều ích lợi; mọi sự đều hợp pháp đối
với tôi, nhưng tôi sẽ không bị đem đến dưới quyền lực của bất cứ điều gì?” (1
Cor 6:12). Tuy nhiên, cuối cùng ông làm chứng: “Nếu thức ăn làm cho anh em tôi
vấp ngã thì tôi sẽ mãi mãi chẳng ăn thịt nữa” (1 Cor 8:13)
Chúng ta cũng nhìn thấy nhân tính của Paul trong cách ông đưa ra vấn đề
địa vị của ông giữa vòng họ. Paul nói: “Tôi không tự do sao? Tôi không phải là
một sứ đồ sao? …Vì anh em hội thánh tại Corinth trong Chúa là ấn chứng về cương
vị sứ đồ của tôi” (1 Cor 9:1-2); nhưng sau đó ông cũng nói thêm theo cách rất
loài người: “Tuy nhiên, chúng tôi đã không sử dụng quyền này, nhưng chúng tôi
đã chịu đựng mọi sự để không tạo ra bất cứ sự ngăn trở nào cho phúc âm của Đấng
Christ” (1 Cor 9:12). Thật là một sứ đồ kỳ diệu! Thật là một nhân tính cao
trọng!.
Ông đã kết luận việc xử lý mọi nan đề của họ bằng cách làm chứng: “Dù
tôi tự do đối với tất cả, nhưng tôi đã tự làm nô lệ cho mọi người hầu cho có
thể có được thêm nữa. Và đối với người Do Thái; đối với những người ở dưới luật
pháp, như một người ở dưới luật pháp; đối với một người không luật pháp, như
một người không luật pháp; đối với người yếu đuối, tôi đã trở nên yếu đuối. Đối
với mọi người tôi đã trở nên mọi sự, hầu cho tôi có thể chắc chắn cứu được một
số người”. Paul đã không tập trung vào các vấn đề; trái lại, ông đã quyết liệt
sống ra nhân tính của Jesus hầu cho ông có thể trở nên một người đồng dự phần
vào phúc âm (1 Cor. 9:19-23). Paul quá đỗi thuần khiết. Thân vị và cách sống của
ông làm một với chức vụ của ông.
Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy nhân tính được nâng cao của Paul khi ông
xử lý sự sống thiên nhiên trong xác thịt liên hệ đến sự quản trị của Đức Chúa
Trời trong những vấn đề như sự trùm đầu (1 Cor 11:4-6) và các ân tứ thuộc linh
(1 Cor 12:1). Ông đã nài xin người Corinth
hãy là những người bắt chước ông như ông cũng là một người bắt chước Đấng
Christ (1 Cor 11:11). Paul đã trở nên mọi sự đối với mọi người, không tìm mối
lợi riêng ( 1 Cor 10:33) và ông đã dạy người Corinth con đường tuyệt hảo nhất
là tình yêu (1 Cor. 12:31). Về sự biểu lộ các ân tứ thuộc linh, dù ông kể chính
mình là “không kém hơn các sứ đồ xuất sắc trong bất cứ điều gì” (2 Cor 11:5),
nhưng ông vẫn làm chứng về mình: “Tôi là người nhỏ nhất trong các sứ đồ” (1 Cor
15:9a).
Paul đã nhìn thấy sự quản trị của Đức Chúa Trời theo nhân tính được
nâng cao của ông. Ông đã nhìn thấy sự vận hành hữu cơ của các ân tứ trong nhân
tính của Jesus. Trong cái nhìn của Paul, không có địa vị. Ông không nỗ lực hoặc
đấu tranh để có được một điều gì đó cho chính mình. Ông không phản loạn, thậm
chí không có dấu hiệu của sự cạnh tranh. Thật ra, ông đã tuyên bố rằng ông
không xứng đáng được gọi là một sứ đồ: “Tôi không xứng đáng được gọi là một sứ
đồ, vì đồ đã bắt bớ hội thánh của Đức Chúa Trời” (1 Cor 15:9b). Tuy nhiên, ông
cũng làm chứng: “Bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà tôi là như hiện nay” (1 Cor
15:10). Paul đã không phục vụ theo sự sống thiên nhiên của ông mà phục vụ trong
một nhân tính được nâng cao trong ân điển của Đức Chúa Trời: “Tôi đã lao tác dư
dật hơn tất cả họ, nhưng không phải tôi mà là ân điển của Đức Chúa Trời ở với
tôi”