Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

SỰ VẬN HÀNH CỦA NHÂN TÍNH VỚI THẦN TÍNH CỦA SỨ ĐỒ PAUL TRONG SÁCH RÔ-MA-



MỘT KHUÔN MẪU CHO NẾP SỐNG PHỤC VỤ CỦA CHÚNG TA
Tất cả các Cơ Đốc nhân đều đánh giá cao Sứ Đồ Paul. Ông là một đầy tớ vĩ đại của Chúa. Ông đã hoàn thành và làm trọn vẹn Lời Đức Chúa Trời.  Không có Paul, chúng ta sẽ không có cốt lõi của Kinh Thánh. Nhiều người phục vụ ngưỡng mộ Paul, nhưng rất ít người hiểu được các lý do mà ông đã có các sự khải thị vĩ đại và sự vận hành hiệu quả như vậy. Chúng ta có thể biết được các lý do này bằng cách xem xét sách Rô-ma. Sách Rô-ma mặc khải cho chúng ta sự ủy thác thần thượng của Paul, thể nào sự ủy thác này đã trở nên sự cấu thành của ông, thể nào sự ủy thác và sự cấu thành này đã trở nên nội dung sự lao tác của ông, và ông đã phô bày nhân tính của Jesus trong sự lao tác của mình như thế nào.

Paul đã được biệt riêng cho phúc âm của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:1). Phúc âm của Đức Chúa Trời đã trở nên sự ủy thác thần thượng của ông. Phúc âm này là về con Đức Chúa Trời, Jesus Christ (Rô-ma 1:3-4) vì vậy trong sự vận hành phúc âm này là “phúc âm của Con Ngài” (Rô-ma 1:9). Khi Paul đang vui hưởng Con Đức Chúa Trời trong cả thần tính lẫn nhân tính Ngài, trong những gì Ngài là và đã hoàn thành, trong sự cung cấp và sự vận hành của Ngài, thì phúc âm của Đức Chúa Trời như phúc âm của Con Ngài đã trở nên phúc âm của Paul.
Thật là một kinh nghiệm lạ lùng. Con là thực chất của phúc âm Đức Chúa Trời. Sau đó, phúc âm của Con trở nên sự cấu thành của Sứ Đồ Paul, thậm chí đến mức độ phúc âm của Đức Chúa Trời, phúc âm của Con Đức Chúa Trời, trở nên phúc âm của Sứ Đồ Paul (Rô-ma 2:16; Rô-ma 16:25). Thật là một sự cấu  thành thần thượng kỳ diệu. Thật là một sự biến đổi lạ lùng. Paul, một người sa ngã, một người nhiệt thành (Gal 1:14), một người uyên bác (Công 22:3) và một tội khôi (1:15-16), đã không chỉ được tái sanh mà thậm chí còn được biến đổi thành hình ảnh của Jesus  Christ Con Ngài (2 Cor 3:18)
Một người của tri thức trở nên một người của sự khải thị. Một người công tác nhiệt thành trở nên một người có chủ đích và sự vận hành với nội dung và thực chất phong phú. Ông không phải là một người chỉ dạy dỗ các giáo lý mà mình đã nghe hoặc lẽ thật cao trọng mà ông biết. Ông không khoe khoang trong các khải tượng và khải thị của mình. Trái lại, Paul đã tự trình diện mình trước mặt người khác với những gì ông là, những gì ông có, những gì đã được cấu thành trong ông, như một sự bày tỏ, phô bày, hầu cho phúc âm có thể được rao giảng ( 1 Cor. 4:9; ss. 1 Thes. 1:5)
Paul đã sống và bước đi trong lĩnh vực thần thượng và huyền nhiệm. Ông đã phục vụ trong linh với sự khải thị và theo sự cấu thành của minh (Rô-ma 1:9). Đồng thời, ông đã phô bày phúc âm của Đức Chúa Trời, thậm chí là cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Loại phục vụ này cũng phải là sự phục vụ của chúng ta. Chỉ nghe, biết, hiểu và phát ngôn những điều về lẽ thật thì không đủ. Điều này sẽ không sản sinh sự phục vụ hiệu quả. Điều chúng ta dạy dỗ phải là điều chúng ta là. Cách mà ta phục vụ phải là một sự trình bày về thân vị của chúng ta. Chúng ta không nên rơi vào tình trạng thực hiện một hoạt động thuộc linh, hoàn thành một bổn phận tôn giáo hoặc làm thỏa mãn một sự nhiệt thành thiên nhiên nào đó. Chúng ta ở đây trình dâng chính mình như những người ở trong tế lễ được Đức Chúa Trời kiểm soát bởi một khải tượng thiên thượng, được cấu thành bằng sự sống thần thượng và lẽ thật, và lao tác như các thầy lễ của phúc âm đầy dẫy nhân tính của Jesus theo các thuộc tính thần thượng (Rô-ma 15:16). Chỉ khi nào chúng ta phục vụ theo cách này, nếp sống phục vụ của chúng ta mới có hiệu lực và hiệu quả.
Paul đã hoàn toàn nhận biết ý nghĩa của phúc âm. Đó là phúc âm của Đức Chúa Trời, chỉ về cuộc gia tể Đức Chúa Trời, chỉ về cuộc gia tể Đức Chúa Trời và tập trung vào Chúa Con như trung tâm, nội dung và chu vi của cuộc gia tể Đức Chúa Trời, Phúc âm là tin lành (Hy Lạp: euangelion—báo tin mừng). Phúc âm ngụ ý một quyền năng có thể tạo ta một sự vận hành trong người nghe. Khi Đấng Christ được rao giảng, con người đáp ứng và đi theo Chúa (Matt 4:19-20; Matt. 9:9). Con người được làm cho có khả năng sống trong Đấng Christ và cứ ở trong Ngài.
Vào thời xưa, từ ngữ “phúc âm” có một ý nghĩa đặc biệt. Phúc âm là một sự phát ngôn về sự sinh ra của vua, sự cai trị của một tân vương hoặc sự quản trị, hay sự đến của một thời đại mới. Trong thời đại mới này sẽ có mùa gặt bội thu, sự chữa lành và sự bảo vệ. Thời đại này sẽ đem đến một tương lai xán lạn. Phúc âm, “euangelion” là cuộc gia tể Đức Chúa Trời
Từ ngữ “Phúc âm” cũng chỉ về các của lễ và các lễ hội của thời đại mới này (Từ điển thần học Tân Ước rút gọn của Geoffrey W. Bromiley, tr 269). Đấng Christ là thực tại của mọi của lễ thuộc linh và lễ hội thuộc linh của chúng ta để chúng ta có thể dự phần nào Ngài cách hoan hỉ, vui hưởng sự phân phát thần thượng của Ngài hầu xây dựng vương quốc Ngài.
Khi Chúa ban phát sứ điệp đầu tiên của Ngài trên đất này, Ngài đã tuyên bố rằng Linh của Đức Chúa Trời ở trên Ngài (Luke 4:18) Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Ngài để loan báo phúc âm cho người nghèo và rao giảng sự giải phóng cho các phu tù. Đây là phúc âm Paul đã rao giảng, và đây là phúc âm mà Paul đã được cấu thành. Khi chạm đến Con, chúng ta chạm đến phúc âm. Nếu một người nói người ấy đã tiếp nhận phúc âm thì người ấy đã tiếp nhận Con. Tương tự, hễ khi nào một người chạm đến Paul, người ấy chạm đến phúc âm. Paul không phải là Cứu Chúa, nhưng ông đã được thấm nhuần bằng thực tại của phúc âm. Phúc âm đã chiếm đoạt được ông, và trong cách sống cũng như sự phục vụ của mình, ông đã áp dụng phúc âm. Phúc âm  đã sản sinh một cách sống Thần – nhân bên trong ông. Qua sự tái sanh, Paul đã vui hưởng một mối liên hiệp sự sống với Đức Chúa Trời trong linh ông. Qua diễn trình trộn lẫn Paul đã tăng trưởng trong sự sống bởi sự thánh hóa, đổi mới và biển đổi. Không chỉ sự sống của Paul thay đổi, thậm chí bản chất của ông cũng được thánh hóa. Hơn nữa,thân vị của ông đã được sáp nhập vào trong Đấng Christ. Paul đã có thể khoe khoang rằng “sống là Đấng Christ” (Phil 1:21). Ông đã được biến đổi thành hình ảnh của Đấng Christ (2 Cor 3:18). Thân vị của ông đã được sáp nhập với thân vị của Đấng Christ. Sự phục vụ của ông là sự phục vụ ra từ sự sáp nhập của Đức Chúa Trời và con người. Điều này có nghĩa là ông đã phục vụ và vận hành với một nhân tính được nâng cao, thấm nhuần các thuộc tính thần thượng. Phúc âm này đã sản sinh một nhân tính được nâng cao.
Chúng ta là những con người sa ngã. Nhân tính của chúng ta hư hoại và giới hạn. Không chỉ nhân tính của chúng ta đã trở nên độc ác mà ngay cả các mỹ đức trong nhân tính chúng ta cũng giới hạn . Chúng ta có các sự giới hạn trong tình yêu của mình, vì tình yêu của chúng ta thường bị sự sống bản ngã đánh bại. Chúng ta có một sự công nghĩa giới hạn, thường bị sự tham lam của chúng ta đánh bại. Chúng ta có một sự thánh khiết giới hạn, thường bị tính thế tục làm hư hoại. Đức Chúa Trời không thể sử dụng nhân tính này, mặc dù trong nhân tính này đôi khi có thể có sự vận dụng tôn giáo, niềm ao ước tôn trọng và phục vụ Đức Chúa Trời với lòng mộ đạo và sự nhiệt thành.
Đức Chúa Trời ao ước một nhân tính được nâng cao. Chính phúc âm, cuộc gia tể Đức Chúa Trời, đem đến cho chúng ta sự cứu rỗi hữu cơ. Khi chúng ta tăng trưởng trong sự sống thần thượng được hỗ trợ bởi các thuộc tính thần thượng, một nhân tính nâng cao được sản sinh. Đây là nhân tính mà Đức Chúa Trời ao ước. Đây là sách Rô-ma, phúc âm trọn vẹn, phúc âm cao trọng.
Trong sách Rô-ma chúng ta nhìn thấy phúc âm của Paul, tức là phúc âm đã được ông kinh nghiệm. Trong Phúc âm này chúng ta cũng nhìn thấy sự cứu rỗi đầy đủ. Chúng ta đã bị kết án dưới luật pháp (Rô-ma 3:19), nhưng chúng ta được xưng nghĩa trong Đấng Christ (Rô-ma 3:23-24). Chúng ta đã được sinh ra trong Adam, nhưng bây giờ chúng ta ở trong Đấng Christ (1 Cor 15:22). Chúng ta đã ở trong xiềng xích của xác thịt, nhưng bây giờ chúng ta ở trong sự tự do của tâm linh (Rô-ma 7:5-6). Hơn nữa, trong phúc âm này chúng ta đang được đổi mới và biến đổi (Rô-ma 12:2). Cuối cùng, chúng ta đang được đồng hóa với hình ảnh của con Ngài (Rô-ma 8:29-30), chờ đợi sự vinh hóa của chúng ta – sự cứu chuộc  thân thể chúng ta (Rô-ma 8:23). Đây là khải tượng và kinh nghiệm của sứ đồ Paul. Đây cũng là sự ủy thác và sự lao tác của ông. Đây là kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời và cũng là cuộc gia tể có hiệu lực của Ngài. Thật lạ lùng vì phúc âm của Đức Chúa Trời được thực thể hóa, thực tại hóa, dự phần và vui hưởng trong phúc âm của Con. Phúc âm của Chúa Con có thể được nhìn thấy, được bày tỏ và được chúng ta chạm đến qua sản phẩm chín muồi của phúc âm – sứ đồ Paul. Đây là nguyên tắc nhục hóa. Vinh hiển biết bao! Đức Chúa Trời đã không chỉ trở nên một con người trong Jesus Christ, Thần – nhân này còn được cấu tạo vào trong Paul. Thật là một công tác vinh hiển của Linh!
Phúc âm của Paul được rao giảng, trong một nhân tính được nâng cao – nhân tính của Jesus, một nhân tính với thần tính. Các mỹ đức loài người được sống tỏ ra từ con người này đến từ các thuộc tính thần thượng mà người ấy đã vui hưởng. Sự vận dụng nhân tính này đã trở nên nền tảng sự phục vụ của sứ đồ Paul. Các khải tượng và khải thị của ông, sự cấu thành và kinh nghiệm của ông, đã trở nên nội dung và thực tại phúc âm của ông. Chỉ có các khải tượng và khải thị thôi thì không sản sinh hiệu quả. Chỉ có các kinh nghiệm phong phú thôi thì không sản sinh hiệu quả. Hiệu quả hữu hiệu của Paul ra từ nhân tính của ông. Chúng ta có thể thấy điều này suốt cả sách Rô-ma.
Chúng ta hãy xem xét khuôn mẫu nếp sống phục vụ của Paul. Paul rất là loài người khi ông viết cho các thành đồ ở Rô-ma. Dù Paul đã được kêu gọi để làm một sứ đồ (Rô-ma 1:1) nhưng ông biết rằng các tín đồ tại Rô-ma được gọi là các thành đồ (Rô-ma 1:7). Họ là những yêu dấu của Đức Chúa Trời. Vì vậy, trong tâm trí của Paul, sự kêu gọi của ông đã làm cho ông trở nên một nô lệ của các thánh đồ được kêu gọi này. Mối liên hệ của ông với các thánh đồ ở Rô-ma rất loài người. Chúng ta nhìn thấy nhân tính tinh tế của ông trong toàn bộ mối liên hệ của ông với các thánh đồ này. Ông đã có thể khích lệ họ bằng cách cảm tạ Đức Chúa Trời về họ vì cớ đức tin của họ (Rô-ma 1:8). Ông đã bày tỏ mối liên hệ sự sống với họ qua sự cầu nguyện không ngừng của ông vì cớ họ (Rô-ma 1:9). Ông xem việc đến với các thánh đồ tại Rô-ma là việc ông được thịnh vượng trong ý muốn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:10). Ông đã không xem các tín đồ này là đối tượng công tác của mình. Ông cũng không ao ước mở rộng “lãnh địa” của mình. Là một sứ đồ, ông ao ước nhìn thấy hội thánh tại Rô-ma được nuôi nấng cách đúng đắn. Cuộc hành trình đến Rô-ma của ông phải là để có được các thánh đồ cho chính ông, nhưng để truyền đạt một ít ân tứ thuộc linh cho họ hầu họ được vững lập trong đức tin (Rô-ma 1:11-12). Ông đã tự xem mình là một người mắc nợ, sẵn sàng loan báo phúc âm cho những người ở Rô-ma (Rô-ma 1:14-15). Thật là một nhân tính lành mạnh biết bao! Nhân tính tinh tế này là nền tảng để Paul giảng phúc âm mà ông đã được cấu thành. Cuối cùng, ông đã khuyên giục các anh em, qua các sự trắc ẩn của Đức Chúa Trời, trình dâng các thân thể của họ như một sinh tế sống (Rô-ma 12:1). Ông cũng khuyên giục họ cùng phấn đấu với ông trong các lời cầu nguyện của họ vì cớ ông (15:30). Thật là một cương vị sứ đồ kỳ diệu!. Thật là một nhân tính kỳ diệu!
Chúng ta cũng nhìn thấy nhân tính của Paul trong mối quan tâm của ông về những người Israel trong mối liên hệ với chủ đích của Đức Chúa Trời. Ông đã nhận thức được giá trị của những người Israel theo sự tuyển chọn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 9:4-5). Ông biết rằng cuối cùng toàn bộ nhà Israel sẽ được cứu (Rô-ma 11:26). Tuy nhiên, các sự nhận thức của ông không phải là giáo lý, sự dạy dỗ hay thần học suông. Ông ở trong thực tại của các sự dạy dỗ thiên thượng của ông nhiều đến nỗi ông đã làm chứng rằng ông có sự đau buồn lớn và sự đau đớn khôn nguôi trong lòng về Israel. Trong nhân tính của mình, ông đã có thể ao ước chính mình trở nên sự rủa sả vì cớ các anh em (Rô-ma 9:2-3). Các sự khải thị thiên thượng đã vận hành trong thân vị của ông và trở nên trọng trách, gánh nặng của ông. Nếp sống của ông là kết quả của lẽ thật vận hành trong đó và ông đã lao tác theo nhân tính được nâng cao của mình.
Ngay cả trong những vấn đề thực tiễn Paul cũng có một nhân tính đúng đắn và được nâng cao. Khi có các sự đóng góp tiền bạc cho những thánh đồ nghèo ở Jerusalem (Rô-ma 15:26). Paul đã sẵn lòng tự mình đem số tặng phẩm đó đến Jerusalem. Ông không thực hiện chuyến đi này như một sứ giả tự cao tự đại nào đó. Trái lại, ông đã xem đây là việc cung phụng cho các thành đồ (Rô-ma 15:25). Thậm chí ông đã yêu cầu các thánh đồ ở Rô-ma cầu nguyện cho ông để sự phục vụ của ông đối với Jerusalem có thể được giải phóng khỏi những người bất phục ở Judea (Rô-ma 15:30-31). Dường như ông chỉ cần đơn giản sai một người nào khác thực hiện công tác này. Nhưng Paul đã sẵn lòng liều mình vì cớ sự tương giao với hội thánh tại Jerusalem và vì sự chăm lo cho các thánh đồ thiếu thốn ở đó. Nhân tính của Paul quá đỗi cao trọng!
Cuối cùng, Paul đã triển lãm nhân tính được nâng cao của ông bằng cách chào thăm rất nhiều thánh đồ ở Rô-ma. Ông đã tiến cử chị Phoebe với họ (Rô-ma 16:1). Chị là nữ chấp sự của một hội thánh hầu như không có tiếng tăm, Cenchrea. Nhưng Paul biết chị và quan tâm đến chị. Paul đã chào thăm Prisca và Aquila như các bạn đồng công của mình (Rô-ma 16:3). Ông đã chào thăm Andronicus và Junia như những người bà con và bạn đồng tù của ông. Paul đã gọi Ampliatus là người yêu dấu. Ông đã chào thăm Urbanus như công nhân đồng bạn của ông trong Đấng Christ, Stachys như người yêu dấu và Apelles như người được chấp thuận của ông trong Đấng Christ. Ông đã chào thăm gia quyến của Aristobulus và Narcissus. Ông đã chào thăm Tryphaena và Tryphosa như những người lao tác trong Chúa. Ông đã chào thăm Rufus, người được chọn trong Chúa, và mẹ của Rufus như chính mẹ của mình (Rô-ma 16:7-13). Thật là tôn trọng và thân mật biết bao! Nhân tính được nâng cao này tuyệt bảo dường nào!.
Paul đã yêu cầu các thánh đồ ở Rô-ma chào thăm lẫn nhau và tuyên bố rằng tất cả các hội thánh của Đấng Christ chào thăm họ (Rô-ma 16:16). Đây là các hội thánh mà Paul đã phục vụ, các hội thánh mà ông đã sản sinh. Nhưng vì có nhân tính biến đổi của ông, anh em không thể tìm ra chỗ nào trong Kinh Thánh cho thấy Paul xem đây là các hội thánh “của ông”. Trái lại, Paul đã làm chứng rằng đây là các hội thánh của Đấng Christ.
Cuối cùng, Paul đã xác nhận rằng chính Đức Chúa Trời của ân điển và sự hòa bình (Rô-ma 16:20) có thể làm vững lập họ theo phúc âm của ông – sự công bố về Jesus Christ theo khải thị về sự huyện nhiệm (Rô-ma 16:25). Đây là phúc âm của ông. Đây là sự lao tác của ông. Nhưng ông đã kết luận sách này bằng một lời ngợi khen lạ lùng đối với Đức Chúa Trời khôn ngoan duy nhất: “Vinh hiển cho Đức Chúa Trời khôn ngoan duy nhất qua Jesus Christ đến mãi mãi vô cùng. Amen” (Rô-ma 16:27).