Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

NGƯỜI TOÀN THẮNG




Sứ đồ Giăng tái khẳng định rằng cứu cánh cửa Đức Chúa Trời là chắn chắn, và bây giờ các đường lối của Ngài bền chặt với cứu cánh đó. Y như trong thành phố thiên nhiên vào lúc cuối cùng, các nguyên tắc của Thân thể tìm được sự phát triển và biểu hiện đầy đủ của chúng, sự đảo ngược cũng đúng như vậy. Bất cứ khi nào sự sống của các cõi vĩnh cửu có được một hành trình tự do trong chúng ta ngày nay, chúng ta sẽ nhận thấy mọi đặc chất của thiên thành, mọi thuộc linh chân thành của Chúa Jesus được biểu lộ xuyên qua Thân thể Ngài trên trái đất tại đây. Ai đã một lần có được cái nhìn thoáng về con người thiê thượng của Đức Chúa Trời lại có bao giờ được thỏa mản với bất cứ điều gì kém hơn điều nầy chớ?
Nhưng bây giờ chúng ta phải rất thực tiễn, và hãy nhìn vào các tình trạng ở xung quanh chúng ta. Đa số anh em chúng ta sẽ đồng ý rằng Cơ-Đốc giáo bề ngoài hôm nay đang ở trong một tình trạng đáng buồn. Cơ-Đốc giáo biểu lộ mọi chứng bệnh và sự bạc nhược của thế giới. Công tác của Cơ-Đốc giáo bị giảm xuống còm một ít việc rao giảng và một ít phụng vụ xã hội. Sự đụng chạm của Cơ-Đốc giáo trên con người thật không đáng kể. Đây là một thực sự, nhưng những gì có thể thậm chí làm cho chúng ta khốn khổ cá nhân lơn lao hơn, là bị kịch, đó là là dân Đức Chúa Trời, lương tâm của chúng ta đã được vận dụng quá ít về thực sự nầy. Chúng ta tiếp lấy các sự việc như tình cờ, và nhiều người hầu như chấp nhận chúng như chúng là việc tất nhiên. Các Cơ-Đốc nhân ngày nay không tin rằng những gì Phao lô đã đề ra trước mặt chúng ta là không thể. Lòng vô tín như vậy có hiệu nghiệm là đưa chúng ta trở về cùng chức vụ của Giăng, và cưỡng ép chúng ta nhìn lại tính chất đặc biệt của chức vụ đó.

Những gì Chúa đã khải thị xuyên qua Phao lô liên quan về Thân thể, của Christ điều đã định ý, như chúng ta đã thấy trước đây, phải được thực hiện trong các hội thánh địa phương, mỗi một điều biểu lộ thân thể đó. Phải có một sự biểu hiện thực tiễn chân chính tại các địa phương khác nhau, khi phải của loạt các thân thể khác nhau, nhưng của một thân thể. Đây vốn là chủ tâm thân thượng, và đây là thế nào mà các sự việc đã bắt đầu. Nhưng chúng ta biết họ đã thất bại cách thê thảm dường nào và thế nào Chúa đã lại phát ngôn từ trời một lần nữa. Đang khi làm vậy Ngài đã đụng chạm đến một âm điệu mới mẻ về Hội Thánh và các Hội Thánh và đây là tại sao chương 2 và 3 của khải thị rất hữu ích. Trong các chương đó, Chúa Jesus dùng Giăng phơi sáng mọi sự dự trù thần thượng thêm lên cho Hội Thánh Ngài. Tôi ám chỉ đến 7 lời hứa vào phần cuối 7 thơ tín. Tại đó chúng ta có sứ điệp đặc biệt của Giăng cho một thời kỳ có sự dời đổi tổng quát. Đó là ý nghĩa các tình trạng thối nát và hư hoại tổng quát, Đức Chúa Trời tìm kiếm từ những kẻ thuộc về ngoài ai là những kẻ sẽ làm các người toàn thắng của Ngài trong các Hội thánh của Ngài
Ý nghĩa của một người toàn thắng là gì? Để tránh hiểu lầm, trước hết chúng ta hãy sáng tỏ rằng những người này không phải là các Cơ-Đốc nhân mà tốt cách bất hính thường. Không phải cá nhân họ tốt hơn các kẻ khác và vì vậy họ được chỉ định tiếp nhận vinh quang lớn hơn. Xin hãy ghi nhớ, các người toàn thắng chỉ là các Cơ-Đốc nhân chính thường. Mọi Cơ-Đốc nhân khác đã trở nên dưới mức chính thường trải một lúc
Trong cõi vĩnh cửu quá khứ, Đức Chúa Trời đã có một kế hoạch xác định, một phương án mà Ngài đã khong bao giờ từ bỏ. Các người đắc thắng là những người đã nhìn thấy phương án đó, cậy ân điển Đức Chúa Trời dâng mình để đứng cho điều đó. Họ không phải là dân mơ mộng nào đó mà đã đi quá xa so với Phao lô, hay đã đi theo một lối khác với những gì đã khải thị xuyên qua Phao lô. Tôi lặp lại, họ không nhiều hơn mức chính thường trong nhãn quan của Đức Chúa Trời, họ không có thể đòi hỏi sự tín nhiệm đặc biệt nào.
Theo các tác phẩm của Giăng, toàn thắng không chỉ có nghĩa vấn đề toàn thắng cá nhân. Đó không phải là sự việc toàn thắng tội lỗi, tức sự giải phóng, cũng không phải là sự thánh khiết cá nhân, tức cái mệnh danh là “đời sống đắc thắng” sự toàn thắng mà Giăng nói đến là một loại toàn thắng mà trong một tình thế nào đó, đòi hỏi và nắm lấy tình thế đó cho Đức Chúa Trời. Trong giờ phút khi sứ điệp của Phao lô đã bị nhiều người từ bỏ, Cơ-Đốc nhân bị cám dỗ nói “đó là tình trạng mọi vật. Chúng ta có thể làm gì đây? Chúng ta phải nổ lực giữ mình đi đúng trên các đường hướng nào đó, nhưng chúng ta sẽ phải để mặc cho một số sự việc qua đi cách tuyệt vọng. Không thể nào khôi phục chúng đâu. Chúng ta không thể làm gì để chân lưng chúng được. Vì bị vây bọc bởi các tình cảm thiết thực hay có tính cách giả thuyết mà chúng ta thường không biết làm sao cạnh tranh, vấn đề buông trôi cho quan niệm là tình trạng đặc biệt của húng ta không còn có thể khôi phục. Cũng có nhiều điều phải được điều chỉnh, cũng như có nhiều bước đau đớn phải phát hành. Sự việc thì bất khả năng.
Trong một giờ phút như vậy, các người đắc thắng tái xảo huyệt bằng đời sống và chứng cớ của họ rằng Đức Chúa Trời không phải là một người mà sẽ thay đổi. Các tiêu chuẩn của Ngài họ khẳng định đã không được sửa đổi và Ngài đã cứ quyết định phải có một thiên thành vào lúc cuối cùng, tức một người thiên thượng hôm nay. Những gì toàn thể Hội thánh là Hội thánh đáng phải làm nhưng còn bỏ dỡ, họ đã được Đức Chúa Trời dấy lên để thực hiện cách đại diện cho Hội thánh. Vì đúng cách trung thành cho người thiên thượng toàn thắng, họ đã nắm giữ lập trường của họ. Đó là sự toàn thắng đã được diễn giảng trong lời tại đây.
Giăng bày tỏ lãnh vực của các người toàn thắng trong sách khải thị, nó ở trong lãnh vực của giáo hội bị đại bại ngày nay. Những kẻ có tâm quan trọng cho Đức Chúa Trời là những kẻ mà bây giờ, trong tình trạng riêng của chính mình, mỗi người đều đòi hỏi các tình thế đó cho Đức Chúa Trời. Có một bộ phận của kế hoạch
Đức Chúa Trời mà có liên quan với mỗi một chúng ta như hỏi chúng ta đang ở và vì điều đó Đức Chúa Trời cần có người toàn thắng . Tôi nói, có sự mỹ hảo đặc biệt nào về họ, về phần biệt duy nhất của họ là họ không xấu cách bất chính thường! Họ sống theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Đó là, tất cả nhưng nhờ biết được sinh hoạt Cơ-Đốc nhân, sự kêu gọi thiên thượng của thân thể, tình trạng chiến tranh của Hội Thánh, họ giống như mọi cái đòn bẩy trong tay Đức Chúa Trời để trục xuất Satan ra khỏi ngai của hắn. Họ tự chuẩn bị chính mình thay thế Hội thánh và họ chiến đấu vì Hội thánh. Họ đưa ra hết mọi nổ lực của mình, không vì cớ chính họ sẵn sàng, Đức Chúa Trời thấy Hội thánh đã được chuẩn bị như một tân phụ. Họ châm đuốc vào lửa và những gì các người đắc thắng thừa hưởng toàn thể Hội thánh thừa hưởng.
CÁC NGƯỜI TRẺ
Xuất Ai Cập ký, lê vi ký, dân số ký , ba sách này của cựu ước đưa ra một sự song hành thích thú với kinh nghiêm Cơ-Đốc nhân. Tôi đã so sánh chúng với “ngồi”, “đi” và “đứng” của Ê phi sô (xem E6ph 1:20, 4: 1,6:13) xuất Ai Cập ký thấy Y sơ a ên được giải phóng khỏi Ai Cập bằng một cánh tay quyền năng và được thiết lập làm dân Đức Chúa Trời xuyên qua một công tác không thể đảo ngược. Lê vị ký đặt nên  tảng cho sự thông công của họ với Chúa bằng huyết và bước đi thánh khiết của họ bằng thập tự giá. Dân số ký truyền lệnh và sắp xếp họ cho tình trạng chiến tranh, chúng với một cái nhìn chướng đến sự hưởng thụ cơ nghiệp do Đức Chúa Trời ban cho. Điều cuối cùng này được tuyên bố cách cuối cùng ở đầu sách dân số ký, 1:3, nơi đó A rôn được bảo lập sổ dân “tất cả những kẻ trong y sơ ren mà ra trận được”
Ngay trước lời tuyên bố này, trong chương cuối cùng của Lê vi ký, hầu như Chúa khởi sự đánh giá các con cái nào của Ngài là có giá trị lớn hơn hết cho Ngài. Tôi ám chỉ đến các huấn thị được ban hành về các lời hứa nguyện tìm nguyện (Lê 27:1-8). Chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa chỗ nầy và xuất 30 mà diễn giảng về tiền cưu chuộc cho các hồn của họ. Mọi người ysôrâu đều được truyền lệnh, trong mọi trường hợp, phải nộp nửa siếc lơ bạc y như nhau. Tôi nghĩ khúc nầy nói về Đức Chúa Trời sắp là gì cho chúng ta, còn lại Lê vi ký 27 đây, là vấn đề chúng ta có thể là gì cho Ngài, nên điều nầy được diễn tả như một điều được truyền lệnh, nhưng như một hành động tình nguyện.
“Khi một người đưa ra một lời hứa nguyện đặc biệt, theo sự đánh giá về các con người cho Chúa, khuấy sự đánh giá của họ sẽ là…” và tiếp theo là một cán cân giá trị bằng các siếc lơ, theo hạng tuổi và tính phái, mà chúng ta có thể xếp thành cột mục như sau:
Tuổi
Nam
Nữ
- Dưới 5 tuổi
5 siếc lơ
3 siếc lơ
- 5 – 20 tuổi
20 siếc lơ
10 siếc lơ
- 20 – 60 tuổi
50 siếc lơ
30 siếc lơ
- Trên 60 tuổi
15 siếc lơ
10 siếc lơ
Đức Chúa Trời không bỏ lỡ bất cứ ai, thậm chí các con trẻ và con đỏ, nhưng chúng ta có thể tự hỏi: tại sao có sự đánh giá cao vào hạng tuổi trên 20 tuổi vậy? chắc chắn vì cớ, như chúng ta đã thấy trong sách tiếp sau, Dân số ký, mở ra bằng cách minh định, những ai có thể bước ra trận, “Từ 20 tuổi và sắp lên”. Chắc chắn điều nầy ngụ ý giá trị của việc chúng ta dâng mình, lòng, tâm trí, ý muốn và đời sống cho Đức Chúa Trời đều được Ngài đo lường theo các giới hạn của tình trạng chúng ta thích ứng cho chiến trận. Về phần chúng ta đây chỉ là một lời hứa nguyện, và Đức Chúa Trời cấm rằng bất cứ ai trong chúng ta lại làm, các Cơ-Đốc nhân không có lời hứa nguyện! nhưng về phía Đức Chúa Trời, điều nầy có các giá trị xác định. Vâng cứu các hồn người là tốt, có được sự thánh khiết cá nhân cũng tốt, làm 101 điều vì Đức Chúa Trời cũng tốt, nhưng trên hết mọi sự, điều quí giá tối thượng cho Ngài là chúng ta thích ứng để sự phần vào trận chiến đã kéo dài từ các thời đại của Chúa, đó là trục xuất các cứu địch của Ngài và đưa dân Ngài bước vào sự hưởng thụ có nghiệp của họ trong Ngài. Đức Jêhôva là một chiến sĩ, còn năng lực dành cho trận là điều Ngài đánh giá cao nhất.
Dĩ nhiên bi kịch lớn trong cựu ước, là bi kịch của các người già, mà khi trong các tình cảnh chính thường, sức mạnh vật lý của họ cho chiến đấu đã bắt đầu suy nhược, nhưng đây là nơi chúng ta phải bước vào tư tưởng Tân ước ngay, vì “dù người bề ngoài chúng ta hư nát, người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn” (II Cô 4:16). Cây trồng bên cạnh bờ sông không khô héo. Không có buổi chiều, không có sự suy giảm sức lực trong một sinh hoạt Cơ-Đốc nhân thiết thực. Giống như sinh hoạt của Calép, 1 người vốn là người toàn thắng chân chính trong sách Dân số ký, sức mạnh chiến đấu của chúng ta vào năm 80 tuổi có thể có thể còn như 40, nếu chúng ta trọn lòng theo Chúa.
Đây là điều tôi tin Giăng đang nắm lấy à khai triển trong thơ tín thứ nhất của mình, khi ông chép, “hỡi các người trẻ, ta viết cho các người vì cớ các ngươi đã toàn thắng kẻ các. Tự nhiên người trẻ đầy dũng lực, và một lần nữa lời tuyên bố nầy gợi ý sự tán thành thần thượng về năng lực thuộc linh của họ và các bông trái của năng lực đó. Nhưng chúng ta hãy nhớ, giăng xếp loại các độc giả của ông thành các con trẻ, các người trẻ và các Cha. Không đồng nhất với bảng xếp loại trong Lêviký. Ông đang thảo luận về các con trẻ thuộc linh, những người đã có sự đảm bảo về sự tha thứ các tội lỗi rồi, đến các chiến sĩ thuộc linh mà lời Đức Chúa Trời cư ngụ trong họ, đến các người Cha thuộc linh, những kẻ mang theo với chính mình mọi điều họ đã gom góp được từ các con đỏ, con trẻ, các chiến sĩ, thành tầm mức tri thức đầy đủ về Đấng vốn chính là Tâm nguyện của muôn vật. Ngày nay không có lứa tuổi thuộc linh nào được loại trừ sự dự phần trong chiến tranh. Thực vậy, không nên có sự trưởng thành từ hoản trong sinh hoạt Cơ-Đốc nhân, cũng như không nên có hạng tuổi hưu trí trong các điều thuộc linh. [ Từ liệu “các người trẻ” ở đây cũng bao gồm các thanh nữ, theo cán cầm thuộc linh của các giá trị binh đội, dù theo một nghĩa điều nầy đã đúng như vậy rồi theo Lêviký].
Vậy, bất cứ điều gì là chiều dài của lịch sử thuộc linh chúng ta, vấn đề mỗi một chúng ta phải tự hỏi là: điều gì sẽ là giá trị theo kịp thời của tôi trong đền thánh? Đức Chúa Trời có một sự đánh giá xác định về mỗi một chúng ta đánh giá như thế nào cho Ngài? Ngài biết chúng ta cách cá nhân, và giá trị thu đến thánh của Ngài cho mỗi người được đo lường theo cán cân của sức mạnh thuộc linh. Bất luận số tuổi của chúng ta là gì, chúng ta không cần viết thấp xuống là 15 siếc lơ, trong khi chúng ta có thể được đánh giá cao là 30 hay 50. Ô, ước ao ngày nay mỗi một chúng ta đều uống được linh chiến binh của Calép!
KẺ KIỆN CÁO CỦA CÁC ANH EM
Giăng đã viết cho “các con bé nhỏ” của ông đề sự đảm bảo tha thứ các tội lỗi. Theo một nghĩa, theo ngôn từ của Giăng, chúng ta là các con trẻ, vì trong đời sống nầy, chúng ta không bao giờ thăng tiến đến điểm chúng ta không còn cần huyết quí báu. Thực vậy đó, là vũ khí thứ nhất của người toàn thắng. Đang khi viết trong khải thị 12 về kẻ kiện cáo của các anh em. “Mà tố cáo các họ trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta ngày và đêm”, Giăng bảo chúng ta rằng “họ đã toàn thắng hắn vì cố huyết của chiên con, vì cớ lời chứng cớ của họ và họ không yêu mạng sống họ dù đến chết” (Câu 10 – 11).
  Nền tảng toàn thắng trong tình trạng chiến tranh thuộc linh luôn luôn là huyết báu. Không ai bao giờ có thể đạt đến chỗ không còn cần đến huyết. Latan là một kẻ giết người và một tên lừa là một lừa dối, hắm quyến rũ và hắm tấn công, nhưng ngày nay hắn chuyện chú cáo tôi. Theo một ý nghĩa rất thiết thực hắn là kẻ tố cáo các anh em, và tại đây Cháu chúng ta đối diện hắn như Thấy Tê hể và Đâng Trung Bảo. Thiên đàng nhìn nhận công tác của fatan, mọi Cơ-Đốc nhân phải như vậy. Hắn tố cáo chúng ta đến ngày, và sự cáo tội của hắn nhắm vào lương tâm chúng ta thiếu sức lực chiến đấu hắn. Chủ đích của hắn là khiến chúng ta tuyệt vọng suy nghĩ, “Tôi có ích lợi gì cho Đức Chúa Trời đây?” Tại sao từ sáng đến tối có một số Cơ-Đốc nhân cứ luôn khiển trách chính mình và kêu la: “Tôi có lỗi lầm tuyệt vọng. Và Đức Chúa Trời có thể làm gì với tôi sao?” Vì cớ họ tự cho phép chính mình nhận các lời tố cáo của kẻ thù như không thể đối đáp được. Nếu hắn có thể đưa chúng ta đến tình trạng nầy, đích thực hắn là kẻ chiến thắng, vì cớ chúng ta đã bị loại khỏi vòng chiến. Thay vì nhìn vào vinh quang của Cháu, chúng ta chỉ chấp nhận các lời tố cáo của hắn, dừng lại ở đó, chắc chắn chúng ta không còn năng lực nào để chiến đấu hắn.
Lương tâm là một phần rất quí báu, cứ luôn lặp lại, “tôi không tôt, tôi không tốt”. Đó không phải là sự khiêu nhường Cơ-Đốc nhân. Thú nhận các tội lỗi của chug1 ta là lành mạnh, nhưng chúng ta đừng bao giờ đem sự thứ nhận đến điểm, tình trạng tội lỗi của chúng ta xuất hiện là lúc đến nổi lớn hơn công tá của Christ. Ma quỉ biết không còn có vũ khí nào chống Cơ-Đốc nhân có kiến hiệu hỏi là tạo ra ảo giác nầy. Phương pháp cứu chữa là gì? Hãy thưa cùng Chúa, “Chúa ôi, con đang cư ngụ trong Ngài”.
Latan không cáo tôi mà không có lý do. Chắc chắn, có nhiều tội lỗi mà hắn có thể chỉ ra cho chúng ta, nhưng huyết của Jesus Christ tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Anh em có tên điều đó chăng? Đó là câu trả lời cho sự tố cáo của hắn. Tội lỗi cần đến Huyết, nhưng kinh thánh không bảo cho chúng ta rằng tội lỗi cần sự tố cáo – không đâu, đó là phải nói, chúng ta van xin cách vô tội. Dĩ nhiên, nếu chúng ta nói chung ta không phạm tội, giăng cảnh các chúng ta rằng khi ấy cánh cửa mở rộng cho kẻ kiện cáo. Nhưng nếu, đang khi đứng trong ánh sáng của Đức Chúa Trời chúng ta thú nhận sự gian ác của chúng ta cùng Ngài, khi ấy huyết có quyền năng thanh tẩy, và mọi sự tố cáo của fatan trở thành vô kiến hiệu. Ngợi khen Đức Chúa Trời về một Đấng Biện Hộ như vậy! Ngợi khen Ngài vì một Thầy Tế Lễ như vậy! Chúng ta đường bao giờ, đừng bao giờ đáp lại cùng fatan hoặc bằng cách khoe khoang phẩm hạnh tốt của chúng ta hay bằng cách hối tiếc về các tội lỗi của mình, nhưng hãy luôn luôn và chỉ nhờ huyết. Đó là sự phòng vệ hoàn toàn mản túc của chúng ta.
Huyết quí báu của Christ là sự phòng thủ của chúng ta, lời chứng cớ của chúng ta là khí giới tấn công. Điều nầy ngụ ý chứng cớ chúng ta cho con người, nhưng không chỉ cho con người. Sự đắc thắng của Christ, thực sự rằng Ngài trị vì, rằng vương quốc Ngài đã gần, rằng chúng ta đã được chuyển từ vương quốc của fatan qua vương quốc của Ngài, mọi điều nầy là các thực sự phải được tuyên cáo, không chỉ với loài gười, nhưng với các quyền năng của sự tối tăm. Hãy khẳng định rằng Đức Chúa Trời Vua, rằng con Ngài là Đấng đắc thắng, rằng Satan đã thất bại, rằng vương quốc của thế giới nầy sớm trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta và Christ của ngìa. Đây là các thực sự thần thượng tích cực, và chúng là các mũi tên tấn công của chúng ta. Satan sợ các tuyên ngô về thực sự thuộc linh như vậy. Vì lời chứng cớ của chúng ta có thể đẩy lui các cửa cổng của âm phủ. Hãy tuyên cáo rằng Jesus là Chúa, rằng Danh Ngài là trên hết mọi danh. Hãy tuyên bố điều đó. Hãy nói điều đó với kẻ thù. Nhiều lúc chứng cớ như vậy mang lại nhiều kết quả hơn sự cầu nguyện.
Sự cầu nguyện có 2 phương diện: đối với Đức Chúa Trời và với núi non. “Ngươi sẽ nói cùng hòn núi nầy, người hãy dời đi”. Chúng ta có thể nói cùng Latan, “hãy lìa khỏi chỗ nầy!” Thierơ và Giăng đã nói cùng người bại, “ trong danh Jesus Christ của naxarít, hãy bước đi”. Họ trực tiếp xử lý với trường hợp, tại nơi mà ngày nay chúng ta có thể gọi là một buổi nhóm cầu nguyện. Đừng chễnh mảng cầu nguyện, nhưng nương vào sự kiến hiệu của Huyết quí báu, cũng hãy phát ngôn một lời chứng cớ. Thường khi chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời, bầu không khí nặng nề khó thở và chúng ta không thể cầu nguyện. Chúng ta sẽ làm gì? Đừng chịu thua, nhưng nắm lấy lời Đức Chúa Trời, quậy qua và phát ngôn cùng Latan. Hãy tuyên cáo sự đắc thắng của Chúa. Hãy tuyên cáo rằng Ngài đã ban cho chúng ta quyền bính để giày đạp trên rắn à bò cạp và trên mọi quyền năng của kẻ thù. Rồi sau đó hãy cầu nguyện.
Thảm thay, ngày nay chúng ta chú tâm quá nhiều vào giáo lý của phúc âm, và quá ít chú ý đến thực sự. Không có thực sự, chúng ta không có chứng cớ. Nhưng gô gô tha là lịch sử. Phúc âm – tin mừng về thực sự nầy - ở với chúng ta. Vì thực sự của phúc âm đã ở trong trái đất gần 2000 năm. Chúa đã ban cho chúng ta huyết quí báu, và một lời kiên cố của chứng cớ. Chúng ta hãy đối diện kẻ thù bằng các điều nầy.
Và cuối cùng các người toàn tháng nầy là các người nam hay người nữ đều biết bị đóng đinh vào thập tự giá có nghĩa là gì – đó là phải nói, đã bị “xóa bỏ” cách hoàn toàn, đến nổi bất cứ họ hoàn thành được đều gì, vinh quang đều chỉ thuộc về Ngài. Tại đây chúng tôi không cần mở rộng điều nầy lần nữa, nhưng hãy nhớ rằng chính Latan đã thách thức Đức Chúa Trời về góp: “lấy da đến da, làm vật chi một người có, tất sẽ trao thế cho mạng sống mình”. (2:4). Nhưng bây giờ, để trả lời cho điều nầy, một tiếng lớn trong trời khẳng định về những người đã đắc thắng: “họ đã không yêu mạng sống mình dù phải chết” (Khảo 12:11). Vâng, cùng tiếng nói đó tuyên bố: “bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng và vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta, và quyền bính Đấng Christ của Ngài đã đến”.
VÀ NGƯỜI NẦY SẼ LÀM GÌ?
Chúng ta đã diễn giảng vài việc cao cả, và kẻo chúng ta đi quá xa, tôi tưởng bây giờ chúng ta nên nói vắn tốt đôi điều thực tiễn, và nói cách hoàn toàn đơn giản cùng các anh em trẻ tuổi của tôi, những người khao khát phụng sự Chúa. Trong chương cuối cùng của phúc âm Giăng, Chúa chúng ta đã đưa ra một loạt các sự thách thức rất cá nhân cho Phi-e-rơ, mưu đồ của Ngài Phi-e-rơ đã đáp ứng cách lưỡng lự và rồi chúng ta được bảo rằng vào một điểm kia, ông đã không còn chú ý đến mình. Ông đã bắt đầu bày tỏ một sự lưu tâm thình lình và ngư phủ đồng bạn của ông là giăng. Vừa nhìn quanh và thấy mưu đồ mà Jesus yêu này theo sau, ông thưa cùng Jesus “Ô Chúa ôi, người này sẽ làm gì? Nhưng Jesus không cho phép có sự chuyển hướng chú ý đến người khác như vậy và trở lại sự thách thức cá nhân đối với chính Phi-e-rơ thêm một lần nữa: “điều đó cần gì với ngươi? Ngươi hãy theo ta” Hầu như sự việc này nói cùng tôi rằng một ai trong chúng ta có thể thoát việc hỏi cùng nghi vấn cá nhân về ông ta: “Chúa ôi, người này sẽ làm gì?” hay như các lời của Phao-lô, “Chúa ôi, con sẽ làm gì?” (sứ 22:10)
Mấy năm trước khi còn lưu ở Anh Quốc (năm 1938) tôi đã được mời nói chuyện cùng các anh em thanh niên nam nữ, mà vào lúc đó đa số họ đang chuẩn bị lên đường phụng sự Chúa như các giáo sĩ ở Phương Đông. Họ đã yêu cầu tôi cho họ biết những gì tôi coi là các tư cách thiết yếu cho một giáo sĩ. Tôi đáp rằng đích thực tôi cảm thấy ngày của các giáo sĩ chưa qua đi và Đức Chúa Trời đã kêu gọi các tôi tớ Ngài từ mọi nước để tiếp nối nhau công tác trong đồng ruộng! Các lời ghi chú sau đây chứa đựng phần cốt yếu của những gì tôi đã nói chuyện cùng họ vào lúc đó. Họ sẽ nhận thấy vang dội vài sự việc mà chúng tôi đã thảo luận dài dòng trong các bài học này rồi
1. Sự đảm bảo của sự cứu rỗi: Đây là khởi điểm và kinh nghiệm cảnh cáo chúng ta rằng đừng bao giờ an nhiên coi như đã tạo được một loại tư cách như vậy, hay khi nói chuyện với một nhóm người nam hay nữ nào. Nền tảng của mọi phụng sự ẩn cho Chúa là chúng ta đã gặp Ngài và đã đến chỗ biệt Ngài cho chính mình và đã nhận được sự đảm bảo tuyệt đối rằng, chúng ta đã được cứu vĩnh cửu trong Ngài.
2. Christ sự sống chúng ta: chúng tôi đã nhắc nhở các Cơ-Đốc nhân ngày nay rằng nhiều tôn giáo cổ truyền ở Phương Đông có một bộ kinh điển đạo đức và luận lý cao. Tại xã hội Trung Hoa cũng như tại các xã hội khác, trong khi con có thể có các tiêu chuẩn kém chính xác về một số các sự việc, các điều như nóng giận hay không kiên nhẫn trong người nam hay nữ đều được coi như các dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt sự tự chết. Song le các giáo sĩ mà chính họ không biết sinh hoạt đắc thắng của một Cơ-Đốc nhân thường phô bày các điều này và không nhận thức hậu quả là chứng cớ của họ chịu thiệt hại nhiều biết dường nào. Bởi thực sự này, nên những kẻ mà các giáo sĩ đang tìm cách làm chứng lại có lập trường tự coi chính họ là thượng thăng hảo về mặt tôn giáo và luận lý. Nếu chúng ta phải làm chứng cho Christ cách kiến hiệu ở giữa một dân mà đã thờ lạy “sự ưu thế bản ngã” rồi, tức những kẻ thậm chí khinh dễ những người cần sự giải trí và tiên nghị. Chúng ta cần minh chứng bằng đời sống chúng ta về câu giải đấp chân thật cho bản ngã theo một đường lối thiết thực và thuyết phục. Chúng ta phải biết thập tự giá như sự giải phóng của chúng ta khỏi tội lỗi và xíu thịt và tìm được quyền năng phục hoạt mãn túc trong Christ để bước đi trong tình trạng mới mẻ của sự sống
3. Hoàn cảnh tùy thuộc nơi Chúa: để vận dụng “đức tin của tập thể” chỉ tin cậy Đức Chúa Trời thì khó hơn và như vậy không nên để cho đôi mắt xa rời Ngài mà hướng về ống dẫn cung ứng. Các anh em Tây Phương thảo luận về các Cơ-Đốc nhân cơm gạo nhưng há chúng ta không thể nhìn nhận tất cả chúng ta đều có khuynh hướng lén lút hướng về những gì mà theo các tư liệu tâm thời. Chúng ta có thể gọi là đời sống đức tin và các sự gợi ý hay như ai đó đã nói cách sắc bén hơn, “đức tin và tem thơ” hay sao? Vì các đầy tớ Đức Chúa Trời nói hay viết “nhân danh công tác” thì hoàn toàn sai trật và họ phải rất trung thành với Ngài về điều này. Đôi tay chúng ta càng ít đụng chạm các phép lạ Đức Chúa Trời trong đường lối này, càng tốt hơn chúng ta đừng sợ tạo nên các điều khó khăn cho Đức Chúa Trời. Thực ra rất khó đến nởi không ai dám “kết hợp” trừ khi anh ta được kêu gọi. Có lẽ sự an toàn kiên cố hơn hết của chúng ta là lưu tâm đến các nhu cầu của anh em khác. Hãy chăm lo họ, Đức Chúa Trời sẽ chăm lo anh em.
4. Một chức vụ đặc biệt: Là các con cái của Ngài, chúng ta đều có bổn phận tổng quát là làm chứng cho Chúa, nhưng tôi tớ của Đức Chúa Trời phải đi xa hơn điều đó. Anh ta nên được đánh dấu bằng vài tri thức đặc biệt về Đức Chúa Trời do Linh lao tác, đó là tri thức  của riêng anh ta cách phân biệt chức vụ của anh ta phát xuất từ điều này. Chúng ta sẽ ít hữu dụng cho hội thánh tại Trung Hoa hay bất cứ chỗ nào khác vì sự việc đó nếu tất cả những gì chúng ta có thể làm là chỉ giảng phúc âm và gây dựng họ theo một đường lối tổng quát. Mọi Cơ-Đốc  nhân đều thờ đôi điều này nhưng các tín đồ Trung Hoa sẽ tìm kiếm thêm đôi điều nơi chúng ta một vài điều đặc biệt. Chúng ta cũng sẽ không thỏa mãn nhu cầu của họ bằng một sự dạy dỗ hay giáo lý đặc biệt dù tuyệt vời nhưng duy nhất tôi lặp lại với một tri thức về Chúa mà định rõ đặc điểm cho chúng ta vì cớ nó thuộc về chúng ta cách đặc thù.
Đôi lúc chúng ta phàn nàn vì dân chúng không đói lời, nhưng hãy tin tôi nếu chúng ta có đôi điều khác biệt ban phát cho họ, họ sẽ đói. Khi chúng ta có mặt , chúng ta có sáng tạo được một cơn đói về Đức Chúa Trời trong dân chúng chăng? Christ thực phẩm có thể tạo ra cơn đói bụng nếu thực phẩm ấy ngon miệng đủ và dân chúng sẽ cảm thấy đói khát khi họ thấy các người nam và nữ đầy dẫy Linh, đầy tình yêu chớ không chỉ rao giảng hay phân phát một tri thức tổng quát, nhưng cung phụng các sự phong phú thuộc linh mà ngay các dấu vết về các sự giao tiếp cá nhân với Ngài. Vâng, chúng ta đã sai trật rồi nên chúng ta không phải là các người sáng tạo cơn đói bụng.
5. Thái độ của một người học tập: Luôn luôn mang tấm bảng có ghi chữ “H” trên lưng [ vì tác giả thấy người học lái xe có mang bảng ấy trên lưng] những ai khởi sự làm “giáo sư” cho các kẻ khác tự đặt mình vào địa vị nguy hiểm. Nhiều người quá nhấn mạnh về chính họ và đang khi nói chuyện về những điều mà họ chưa kinh nghiệm, họ tạo ra lắm nan đề trong tâm trí các thánh đồ đơn sơ. Nếu chúng ta quá chắc chắn và đủ sẵn sàng để nói bất cứ điều gì cách vội vàng, chúng ta tự đặt chính mình dưới sự cần yếu là lần sau nhớ câu trả lời nào chúng ta đã đưa ra, hay chúng ta có thể khám phá bây giờ chúng ta đã có câu đáp khác rồi. Chúng ta càng nhận biết nhiều, lẽ cùng có chỗ trông cho các thính giả chúng ta chỉ trích vì cớ họ sẽ được hướng dẫn chờ đợi nhiều hơn nơi chúng ta. Tính thượng thăng như vậy phát sinh từ lòng tự tin thái quá rằng chúng ta biết, điều không thể thấy được nhưng chắc chắn đóng cửa đối với những gì đích thực chúng ta đã được ban cho để chia sẽ với các anh em khác. Đúng ra chúng ta cần ân điển để nhìn nhận sự dốt nát của chúng ta và kêu xin Chúa về điều đó. Chúng ta phải sẵn sàng thưa, “con không biết” dân chúng sẽ làm khó đối với công nhân giữ thái độ đó: “nếu anh em có cái gì để nói, tôi sẵn sàng lắng nghe, vì cớ tôi cũng là một môn đồ của Chúa” Vì vậy, tôi khuyên anh em phải cứ làm người học tập rất lâu dài, hãy mang bảng chữ “H” trên lưng anh em ít ra là 10 năm.
6. Một lịch sử về các tác động của Đức Chúa Trời: Hơn nữa, tôi tin rằng mọi tôi tớ của Đức Chúa Trời nên có văn điều trong lịch sử của anh ta mà đó là một bằng chứng còn tồn tại về hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời ở với anh ta. Tôi đã thuật lại ở trong quyền “ngồi, đi, đứng” về một biến cố. Khi đó, Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của đức tin bằng cách ban cho mưa xuống theo một đường cõi phép lạ mà không một ai trong chúng tôi đã có mặt lúc đó lại quên được. Nhưng các giáo sĩ Tây Phương có một bối cảnh, có một số điều mà họ cố đưa ra lời giải thích và các giáo sư Cơ-Đốc ngày nay đủ sẵn sàng bào chữa thu giáo lý cho tính cách bất thường đường tương đối của các phép lạ trong thời chúng ta. Các lời bào chữa đó sẽ không bao giờ được các tín đồ đơn sơ chấp nhận, vì họ thường thấy bàn tay Đức Chúa Trời hoạt động cho họ.
Tôi nhớ một người thợ mang tên Chấn đích thực anh ta rất đơn sơ. Hơn nữa, anh ta không bao giờ gặp một Cơ-Đốc nhân nào khác, những gì anh có được là một bản phúc âm Mác và nhờ đọc nó anh đã gặp cứu Chúa và anh đã tin, rồi anh đã đến chương 16 một khúc mệnh danh là đáng khả nghi. Sau khi cẩn thận đọc xong anh ta thưa cùng Chúa “Chúa ôi, con rất bé nhỏ đến nổi mất ân tứ nhỏ nhoi là đủ cho con. Xin ban ân tứ chữa bệnh cho con” Lập tức anh ra đi, từ nhà này sang nhà kia, cầu nguyện cho người đau ở trong làng. Vì sao chúng tôi đã gặp anh và hỏi anh cặn kẽ. Điểm đã trở nên hiển nhiên là sự khiêm nhường của anh, chung với lòng tin cậy tuyệt đối của anh nơi Đức Chúa Trời dù các bệnh tật có trầm trọng, anh ta bị chặn lại hay sự trả lời hiển nhiên tức thì nào đó, nhưng thực ra đã đưa đến nhiều việc lạ lùng trong làng đó. Các người sùng bái hình tượng đã bị nguyền tội thượng của Chúa đối với các thần ngoại ban thuyết phục và một số người đã tin. Song le chúng tôi nhận thấy anh vẫn là một anh em khiêm nhường không đưa ra các lời tuyên bố quá đang và im lặng tiếp tục làm chứng cho Chúa Jesus đang khi anh ta theo đuổi nghề nghiệp mình như một người thợ may trong làng.
Vào một cơ hội kia ở Phương Tây, tôi thú nhận rằng khi tôi tham dự một hội đồng của các anh em rất ngay thẳng và nghe họ càng lúc càng vướng mặc vào sự thảo luận về vấn đề giáo lý khó khăn, cuối cùng tôi bị cưỡng bách nói xem vào: “các anh em yêu dấu của tôi ơi. Tại xứ tôi, mọi tri thức của anh em về các chi tiết kinh văn tốt đẹp này sẽ không có ích lợi gì, khi nhu cầu dấy lên, anh em đã không biết làm sao đuổi các con quỷ!” ngày nay chúng ta đã quá văn minh và kết quả chúng ta thường đóng cửa đối với Đức Chúa Trời . Đối với tôi hầu như Đức Chúa Trời đưa chúng tôi đến một điểm cơ hội nào đó và rồi vì cớ sự thận trọng thiên nhiên của chúng ta cấm chúng ta bước tới trong đức tin nơi Ngài, thay vì có một phép lạ của đời sống, tất cả những gì chúng ta nhận được là một giáo điều mới mẻ nhưng chắc chắn chúng ta phải trông mong Đức Chúa Trời đóng ấn lời Ngài bằng các dấu hiệu và điều lạ. Nếu chúng ta thực sự biết Đức Chúa Trời, các tác động diệu kỳ của Ngài không thể cách xa. Ngày nay chỗ ngồi của Satan phải bị thách thức bởi đức tin của chúng ta nơi một Đức Chúa Trời hằng sống.
SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Không có người chủ nào có quá nhiều tôi tớ như Chư của chúng ta và Ngài có một sự điều dụng thích ứng cho từng người. Với Giô-sép Ngài đã có một công việc đặc biệt, cứu –y-sơ-ra-ên khỏi cơn đói kém. Sa muôn đã bước đến trong giờ phút chọn lựa vì công tác rất đặc biệt là loại bỏ thầy lế lễ vì cớ sự việc, thậm chí sau đó Ê-li đã đến để loại trừ vua vì tiên tri nữ tì bé nhỏ đã làm chứng cho naaman trong nhu cầu của ông ta. Thậm chí một con lừa đã sẵn sàng cho Jesus vào Giê-ru-sa-lem
Nhiều anh em lằm bằm nghịch lại địa vị Đức Chúa Trời đã ban cho họ, hay chống lại tránh vụ Ngài đã ủy nhiệm cho họ trong thân thể. Họ muốn làm điều này nhưng Đức Chúa Trời đặt họ vào điều kia. Họ có tham vọng phụng sự Ngài ở đây, nhưng kế hoạch Ngài đành cho họ ở nơi khác. Khi đối diện với các sự hạn chế hiển nhiên như vậy nên nhớ rõ rằng mục đích của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta hội thánh Ngài có trước khi chúng ta hối cải vì sự biết trước của Ngài đã chuẩn bị các tình cảnh của chúng ta và đã quyết định đường lối của chúng ta, thậm chí trước khi chúng ta được sinh ra. Ê-sai đã được chọn tu lúc sinh ra, Sau-lơ của tạt sơ thì “từ lòng mẹ” Giê-rê-mi còn sớm hơn nữa, trước khi ông đã được thành hình trong lòng mẹ. Thật ra, trường hợp của Sau-lơ đã làm cho A-na-nia bối rối, vì ông dựa vào sự từ kẻ khác về chiếc bình chọn lựa này! Nhưng toàn thể con đường đều được Đức Chúa Trời chuẩn bị cách diệu kỳ cho các tôi tố Ngài. Ngài quyết định chúng ta sẽ làm con của ai, dù đôi lúc chúng ta có thể nghỉ chúng ta đã sinh vào một gia đình sai lầm! một số anh em chúng ta tán thành cha mẹ mình nhưng lại muốn thay đổi các anh chị em hay cái thân nhân của mình. Nhưng Giô-sép nói “Đức Chúa Trời đã sai tôi đi trước anh em để bảo tồn sự sống” anh em nếu chúng ta đã không thấy được bàn tay Đức Chúa Trời trong các sự chọn lựa của Ngài, chúng ta đã đánh mất một cơ hội lớn lao mang lại sự ngợi khen cho Ngài.
Công tác của Đa-vít đã khởi sự với Giô-li-át nhưng ông đã học tập bài học rồi trong những ngày chặn chiên từ trước. Ông đã có thể nói: ĐGHV đã giải cứu tôi khỏi vấn sư tử và khỏi cẳng gấu” Phi-e-rơ vốn là một ngư phủ, quen thuộc với tay lưới vét. Có lẽ, vì lý do này ông đã có thể hiểu “tấm vải lớn” tại Gióp-bê tốt hơn nữa. Phao-lô đã tìm gặp A-qui-le và Bê-rít-sin xuyên qua khả năng mang trái của ông. Đã không cần có ai khác mà không có nghề đó nhưng họ đã có được để giúp đỡ họ trở nên các người thông giải cẩn thận cho đường lối của Đức Chúa Trời. Vào một thời kỳ suy thoái tại Ê-phi-tô một ti-mô-thê mà đã quen thuộc các thánh thư từ lúc bé đã được Chúa trưng dụng.
Đức Chúa Trời không bao giờ làm một điều gì cách đột xuất, Ngài đã luôn luôn chuẩn bị từ lâu về trước nên không có gì phàn nàn, không có gì kiêu ngạo về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Cũng không nên có sự ghen tị với ai trong họ, vì các sự tiện lợi của người khác không có gì liên hệ đến chúng ta. “Vậy điều đó chẳng bởi ai mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bên là bởi Đức Chúa Trời thương xót” (La mã 9:16) Di sản, sự sinh đẻ và sự trang bị thiên nhiên của chúng ta đây là những điều do Đức Chúa Trời quyết định rồi. Chúng ta có thể góp nhặt các điều khác trên đường đi, vì chúng ta luôn luôn học tập, nhưng con đường là đường lối của Ngài. Khi chúng ta nhìn lại đời sống mình, chúng ta cúi đầu xuống và nhìn nhận rằng mọi sự đều do Đức Chúa Trời chuẩn bị không cần sợ hãi chúng ta đã sai lạc điều gì có được một thái độ như vậy của tấm lòng, đó là sự an nghĩ chân thật.
Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời hoạt động Ngài đã khởi đầu từ nhiều năm trước khi Ngài mong muốn một loại đầy tớ đặc biệt, hay khi hội thánh cần một loại giúp đỗ đặc biệt, Đức Chúa Trời đều chuẩn bị từ trước Ngài không bao giờ đối đầu một sự nguy hiểm bất trắc. Trong lịch sử của các con cái Ngài, bàn tay Ngài ở khắp mọi nơi. Nếu chúng ta suy nghĩ một phút, mỗi một chúng ta đều nói “ân điển Ngài đạ thu tôi tôi suốt đời” các lời của Phao-lô có mặt khác, tóm tắt cách kiến hiệu một thái độ như vậy đối với thiên hiệu của Đức Chúa Trời “mỗi một người hãy ở trong sự kêu gọi mà anh ta đã được kêu gọi trong đó” (I cô 7:20) Khi nào chúng ta thấy được mục đích Đức Chúa Trời, các lời như vậy có một ý nghĩa rộng lớn hơn. Đức Chúa Trời đã kêu gọi mỗi một chúng ta và đang chuẩn bị chúng ta, cho các công vụ mà Ngài đã biết trước rồi. Phao-lô nói ở chỗ khác “tôi cứ đuổi theo hầu cho giựt được bởi vì chính tôi đã được Christ Jesus giựt lấy rồi”
LINH CỦA LẼ THẬT

Cuối cùng, tôi muốn nói thêm một ít về công tác của Đức Thánh Linh. Trong các chương trước đặc biệt khi thảo luận chức vụ của Phao-lô chúng ta đã thường diễn giảng về nhu cầu có một sự khải thị về các điều thần thượng. Nhưng tôi đã hé mở một lần nói rằng đó là điều thiết yếu để thấy được mục đích của Đức Chúa Trời, thấy thân vị và công tác của Đấng Christ, thấy hội thánh là Thân-Thể của Đấng Christ . Về điều này một vài độc giả có thể bị hối thúc đáp, liên quan một hay các điều khác: “Tôi không thấy điều đó, anh gợi ý gì để tôi thấy?”
Để trả lời tôi có thể một lần nữa chỉ về Linh của lẽ thật, hồi tưởng lại rằng Ngài là một thân vị, rất gần gũi, hơn nữa bây giờ cư trú trong lòng chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ mỗi một chúng ta trong nhu cầu. Chính sứ đồ Giăng bảo cùng chúng ta thể nào, và một thời kỳ của sự huyền nhiệm hóa lớn lao cho các môn đồ, Jesus đã đảm bảo họ về sự ngự đến của Đức Thánh Linh làm chứng về Ngài và dẫn dắt họ vào mọi lẽ thật.
Hoặc cho sự khải thị sơ bộ về các điều thần thượng cho lòng chúng ta, hay ở giữa sự sửa trị phải theo sau trước khi các điều thần thượng đó thực sự trở nên một phần của chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy cần cứ luôn quay qua Đấng trợ giúp nhân ái này để đáp ứng cho cac sự yếu đuối của chúng ta. Chỉ nhờ sự khải thị của Ngài, chúng ta ngắm xem các thực tế thuộc linh, và nhờ sự sửa trị yêu thương của Ngài. Chúng ta bước vào các thực tế đó. Bởi sự khải thị sơ bộ, Ngài mở con đường cho sự tiến triển, nhờ phần sau, Ngài dẫn chúng ta tiến lên lối đi của sự tiến bộ. Phần trước là nền tảng, phần sau là thượng tầng kiến trúc. Không có sự khải thị của Linh chúng ta không thể khởi đầu đường hướng, nhưng không có sự sửa trị của Linh chúng ta không thể hoàn thành đường hướng đó. Cả hai phương diện này trong công tác của Linh đều thiết yếu như nhau, nhưng chúng ta có thể nương cậy cả hai nơi Ngài.
Cha đã thai nghén một kế hoạch, Con đã thi hành, bây giờ Linh thông đạt cho chúng ta những gì Con đã hoàn thành cho chúng ta. Chúng ta sẵn sàng nhìn nhận tính cách hoàn bị trong công tác của Con, khi Ngài phán “xong rồi”, và đã ngồi bên hữu Đấng oai nghiêm ở trên cao. Nhưng nếu chúng ta không nghi ngờ rằng Con đã hoàn hảo công tác do Cha ủy thác cho Ngài, vậy tại sao chúng ta lại nghi ngờ rằng Linh sẽ hoàn hảo công tác do Con ủy thác cho Ngài chớ?
Công tác của Con cùng có tính cách hàm súc như công tác của Cha. Nó không vượt quá một chút nào, cũng không thiếu hụt chút nào. Công tác của Cha lớn như thế nào, công tác của Con cũng lớn như vậy, rồi công tác Con lớn làm sao công tác của Linh cũng lớn như vậy. Không có phần nhỏ xíu nào trong công tác do Con đã hoàn thành cho chúng ta mà sẽ không được Linh hoàn thành trong chúng ta. Mọi sự đầy đủ của thực tế thuộc linh mà có trong Đấng Christ sẽ được Linh của Đấng Christ truyền đạt cho chúng ta. Về chính Ngài, Jesus phán “Ta là thực tế (Lẽ thật)” và về Linh “Ngài sẽ dẫn các người vào mọi thực tế”. Vì vậy, vấn đề bước vào mọi sự đầy đủ của thực tế thuộc linh không tùy thuộc nơi chúng ta nhưng nơi Linh. Đó không phải vấn đề khả năng của chúng ta, nhưng đức thành tín tuyệt đối của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Há Ngài không tùy thuộc vào việc thi hành mọi công tác do Con ủy thác cho Ngài sao? Chúng ta phải học tập tin cậy Ngài. Chúng ta phải học tập nương cậy công tác hai mặt của Ngài, thứ nhất, khải thị cho chúng ta bản chất và các kích thước của thực tế thần thượng và thứ hai đưa chúng ta vào mọi phần của thực tế mà Ngài đã khải thị.
Khi chúng ta nhìn quanh, chúng ta không thể không quan sát được một sự thiếu hụt bi thảm trong kinh nghiệm của rất nhiều Cơ-Đốc nhân. Không có gì trong đời sống họ chỉ tỏ sự đầy đủ. Họ không đủ sức cung cho các nhu cầu riêng của họ, họ không có gì để dành cho các kẻ khác. Tại sao, họ quá nghèo nàn vậy? há không phải vì cớ họ không biết sự sửa trị của Linh sao? Tác giả Thi thiên nói: “Ngài đã mở rộng tôi trong sự đè nén” (Thi 4:1 bản J.N.Dar-by) Đích điểm của mọi sự đè nén là sự mở rộng. Gia-cơ nói gần giống như vậy: “Há Đức Chúa Trời đã không chọn lựa họ những kẻ nghèo ngặt đối với thế giới để được giàu có trong đức tin sao?” (Gia-cơ 2:3) Đích điểm của sự nghèo nàn tạm thời là sự phong phú hóa vĩnh cửu. Đức Chúa Trời không bao giờ định ý rằng sức ép và sự nghèo thiếu vật chất sẽ không làm xuất phát gì. Mục đích của Ngài là mọi sự đè nén sẽ đưa đến sự mở rộng, mọi sự nghèo đói dẫn đến sự phong phú hóa. Mục tiêu của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài không phải là tình trạng chật hẹp liên tục hay nghèo nàn thuộ linh miện viễn. Vì tình trạng chật hẹp và nghèo túng không bao giờ là cứu cánh, chúng chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh của Đức Chúa Trời. Tình trạng chật hẹp là lối đi đến sự bành tướng, sự nghèo khó là lối đi đến sự giàu có.
Hãy đọc lại Khải 21 anh em có một bức tranh về sự đầy đủ đẹp là dường nào! Anh em dành nhiều thì giờ đọc sách Khải thị và vẫn hiểu ý nghĩa của nó chút ít nhưng chắc anh em không thể không hiểu điều này, chương 21 diễn giảng về sự phong thịnh, một sự dư dật, một vinh quang, mà trái đất này chưa bao giờ biết, không, thậm chí trong các năm kinh khủng của Sa lô môn cũng vậy. Có bao giờ các đường phố của trái đất được lót bằng vàng chăng? Có khi nào thế giới này đã không cần mặt trời soi sáng chăng? Các sự phong phú diệu kỳ biết bao! Huy hoàng biết dường nào! Không bao giờ có một đế quốc thế hạ thật giàu có hay quá chói ngời như Giê-susu-lem mới. Rộng lớn làm sao? Không bao giờ trên đất có thành phố nào vuông vức một trăm phần trăm. Chúng ta được bảo rằng, kẻ toàn thắng sẽ thừa kế mọi điều này.
Một số người đã hỏi tại sao trong các từng trời và trái đất mới, chúng ta đọc về Đức Chúa Trời và về Chiên Con, nhưng không có đề cập về Đức Thánh Linh. Chắc câu trả lời y như ngày này Đấng Christ đã hoàn tất công tác của Ngài và hậu quả công tác đó của Đấng Christ được nhìn thấy trong hội thánh nên trong ngày đó Đức Thánh Linh sẽ hoàn tất công tác Ngài và hậu quả của công tác đó của Linh sẽ được nhìn thấy trong Giê-rusa-lem mới, vì tất cả những gì ở đó điều thiết thực. Đức Thánh Linh thực hiện đầy đủ những gì Ngài đã đến để làm. Ngày nay khi anh em đụng chạm hội thánh, anh em đụng chạm Đấng Christ nhưng cũng như vậy, vào ngày đó, khi anh em đụng châm thành phố, anh em đụng chạm Linh của Đấng Christ. Tại đó, hội thánh sẽ được đầy dẫy Linh của Đức Chúa Trời trong sự đầy đủ gấp bảy lần của Ngài. Tại đó, vì là thành phố, thành sẽ biểu lộ trong chính mình công tác của Linh trong tình trạng hoàn bị, vì thành phố sẽ thánh khiết như Chúa của mình.
Nhưng làm sao Hội thánh đến mục tiêu đó? Chỉ nhờ trải qua lối đi từ sự đè nén đến sự mở rộng, từ sự nghèo khổ đến sự phong phú hóa. Anh em hỏi chúng tôi ngụ ý gì về sự mở rộng xuyên qua sự đè nén? Khi ba người bị ném vào lò lửa và ba trở nên bốn, đó là sự mở rộng xuyên qua sự đè nén. Thực ra, có một số người nhận thấy lò lửa là các chỗ ở bí hơi cho ba người nên họ tìm lối thoát, số khác chấp nhận sự hạn chế và trong khi chấp nhận như vậy, họ dọn chỗ cho Vị Thứ Tư. Đứng để cho các nỗi khó khăn ngăn chặn anh em với Đức Chúa Trời, nhưng hãy để chúng xô anh em đến cùng Đức Chúa Trời, đó là sự mở rộng xuyên qua sự đè nén. Đối với Phao-lô và Si-la, cửa cổng khảm tù đã chỉ có thể ngăn chặn thế giới ở ngoài và đưa Đức Chúa Trời vào trong nên khám tù của họ, thay vì làm cho họ co rút, đã giải phóng họ vào sự đầy đủ hơn. Đức Chúa Trời để cho hoạn nạn chồng trên hoạn nạn đè nén trên Giăng nhưng các hoạn nạn của ông đã chỉ ép ông tiến đến mục tiêu của Đức Chúa Trời. Đối với Giăng, trong đảo vì chứng cớ, chính Chúa phục sinh đã mở cửa và bày tỏ sự hoàn tất vinh diệu của mọi sự cho ông. Xuyên qua sự đè nén, một vài người đã đạt cứu cánh của Đức Chúa Trời, số khác bị kết liễu trong sự đè nén. Số khác chết trong sự chật hẹp, số khác nữa xuyên qua sự chật hẹp tìm được sự đầy đủ của sự sống. Số khác phàn nàn khi các khổ nạn giáng trên họ và trong họ chỉ thấy sự giới hạn, hạn chế và sự chết, số khác ngợi khen Đức Chúa Trời trong các khổ nạn và trong họ tìm được lối đi dẫn đến sự mở rộng, sự tự do và sự sung mãn của sự sống.

Nhưng Cơ-Đốc nhân nghèo ngặt đến nổi không cung đủ các nhu cầu của mình. Thảm thay cho bất cứ ai đến cùng họ tìm sự giúp đỡ! Con số Cơ-Đốc nhân khác quá giàu đến nổi anh em không bao giờ có thể định giá nổi sự giàu có của họ. Anh em không bao giờ gặp một sự khó khăn nào mà họ đã không gặp, anh em không bao giờ có thể nhận thấy chính mình ở trong một tình trạng mà họ không đủ khả năng giúp đỡ. Họ có các tài nguyên sung mãn để đáp ứng các nhu cầu của mọi người đến cùng họ khi cần. Nhiều Cơ-Đốc nhân thường không đi đến chỗ bị phá sản cách hoàn toàn vì cớ họ đang được các kẻ khác cung phụng cho, đó là những người liên tục đổ sự giàu có của họ vào Thân-Thể. Các Cơ-Đốc nhân như vậy ít biết họ mắc nợ các tín đồ khác nhiều bao nhiêu, một số người trong họ còn bị cám dỗ khinh bỉ những người cung phụng nữa. Có thể khi một người bạn đi đường xa và trong chờ bánh ăn từ chúng ta, Chúa sẽ cho phép chúng ta quay qua người lân cận để tìm cái chi cho kẻ đó ăn, nhưng có thể Ngài sẽ phán cùng chúng ta “các ngươi hãy cho họ ăn”.
Sự nghèo khó thuộc linh và tình trạng chật hẹp thuộc linh là hai trong các các nan đề lớn nhất của hội thánh, nhưng sự nghèo khó là hiệu quả không phải lý cớ và tình trạng chật hẹp là hiệu quả chớ không phải lý cớ. Lý cớ của sự nghèo khó và lý cớ của tình trạng chật hẹp là thiếu hụt sự sửa trị của Linh. Nhưng ai giàu có và những ai được mở rộng đều là và họ chỉ là những người đã kinh nghiệm sự sửa tri như vậy. Họ đã trải qua các dòng nước sâu và có một lịch sử thuộc linh với Đức Chúa Trời vì cớ họ đã chịu khổ vì cớ Thân-Thể. Các bệnh tật của họ, các nan đề gia đình của họ, các nghịch cảnh của họ, tất cả đều đã vì sự gia tăng của Đấng Christ trong dân Ngài. Về mặt khác những ai mà đi vòng các sự sửa trị như vậy, chọn lấy một cuộc đời dễ chịu và có tiện nghi trong lối đi của sự thịnh vượng – họ đều lâm vào tình trạng chật hẹp và nghèo ngặt nặng nề. Người nghèo và cần yếu không tìm được sự giúp đỡ gì từ họ. Họ không có sự tuôn đổ.
Anh em có nghĩ rao giảng chỉ là rao giảng chăng? Anh em nghĩ chức vụ chỉ là chức vụ chăng? Hãy tin tôi, chúng không phải như vậy. Phụng sự Đức Chúa Trời không chỉ là một sự việc bằng các lời và các công tác nhưng bằng những gì anh em đã trải qua nhiều bao nhiêu. Nếu Linh Chúa không bao giờ được phép quấy rối anh em, anh em sẽ bị kết án là nghèo ngặt cả cuộc đời. Anh em sẽ không bao giờ học được rằng rút lấy sự đầy đủ từ Chúa là phước hạnh biết bao, không vì chính mình nhưng vì các anh em khác. Đó là chức vụ lời.
Sự khải thị dựa vào sự sửa trị. Nếu chúng ta tiếp nhận sự sửa trị của Linh, điều đó sẽ mở đường cho Ngài khải thị các thực tế trong Đấng Christ cho chúng ta và đưa chúng ta vào các thực tế này. Né tránh sự sửa tại đó không còn dành cho Ngài cơ hội làm như vậy. Mỗi ngày Đức Chúa Trời đều đang tìm kiếm các cơ hội mở rộng chúng ta, nhưng khi các nổi khó khăn dấy lên, chúng ta né tránh chúng, khi các khổ nạn đến, chúng ta đi vòng quanh chúng. Ô, mất mát cho chúng ta biết dường nào! Và mất mát cho dân Đức Chúa Trời biết bao. Dĩ nhiên, không có đường né sự trừng trị thần thượng đến trên chúng ta, khi chúng ta suy tính kỷ chuyển động theo ý chỉ của Chúa, đó là điều khác được qui định để sửa sai và chữa trị chúng ta. Chúng ta không thể trốn thoát điều đó, nhưng chúng ta có thể, nếu chúng ta muốn né tránh các sự sửa trị có tính cách sáng tạo của Linh. Tuy nhiên, nếu chúng ta sẵn sàng giao thác chính mình cho các sự xử lý của Ngài, Ngài sẽ nắm chúng ta trong tay và đưa chúng ta đến mục tiêu của Ngài. Chúng ta có sẵn sàng thưa, “Chúa ôi, con sẽ uống chén Ngài ban cho đến giọt cuối cùng, con sẽ vác thập tự giá và không tìm kiếm sự giải thoát bằng mật đắng và dấm? Ô vì một sự hiến dâng hoàn bị trong dân Ngài, điều đó sẽ làm cho Đức Chúa Trời có thể làm mọi điều có trong lòng Ngài mà Ngài đã qui hoạch cho họ! Điều đó sẽ dẫn đến sự đầy đủ, sự đầy đủ của Giê-ru-sa-lem mới. Không có một cục vàng trong thành phố mà đã không được thử nghiệm trong lò lửa, không có viên đá quí nào mà đã không trải qua lửa luyện và không có trân châu nào  được sản xuất mà không đau khổ.
Khi Phi-e-rơ hỏi Jesus về giăng, Chúa chúng ta đáp gì? “nếu ta muốn người đợi cho tới khi ta đến, thì can gì với ngươi?” Tới khi ta đến! chức vụ của Linh lẽ thật do Giăng đề ra sẽ cứ tiến tới đến khi câu chuyện hoàn tất, không gì có thể chận đứng. Mục đích của Đức Chúa Trời trong hội thánh Ngài sắp được hoàn thành, không bao giờ có thể bị cản trở. Khải tượng về thành thánh, tỏ ra sẵn sàng như cô dâu trang điểm cho chồng nàng, chắc chắn sẽ xảy ra và chúng ta sẽ thấy khải tượng đó. Không ai có thể đụng chạm “cho đến khi Ta đến” điều đó được giải quyết trên thiên đàng.

Vậy, há chúng ta sẽ không đặt mình vào bàn tay an toàn của Cha chúng ta hầu Ngài có thể chỉ đạo đời sống chúng ta như Ngài muốn sao? Sự chăm sóc của Ngài sẽ tỏ ra rằng công tác biến đổi của Đức Thánh Linh ở bên trong chúng ta không kém phần hoàn hảo, không kém chắc chắn hơn sự cứu chuộc đã được Con yêu dấu của Ngài hoàn thành lần đầu cho chúng ta./.