Đang khi tiến gần đến phần
cuối của cuộc đời mình, Phao lô đã viết một thơ cho Ti mô Thê, đồng công trẻ
tuổi của ông. Chúng ta có thể cảm thấy cách bi đát rằng, văn kiện cuối cùng trong
các thơ tín của vị sứ đô có gánh nặng để làm về thực sự đau buồn của tình trạng
suy tôn và đời đổi thuộc linh vào lúc đó. Song le chính vì cớ đó sự tẻ hướng
thuộc linh đã khởi sự từ trước khi các sứ đồ qua đời, do đó chúng ta tìm được
một sự hướng dẫn trong các trang Tân Ước cho các thánh đồ dưới các tình cảnh y
như ngày nay.
Trong giờ phút khi mà nhiều
người đánh đánh mất niềm tin và hy vọng của mình và đang hạ thấp các tiêu chuẩn
Cơ-Đốc của họ, thật dễ bị xáo trộn. Chúng ta bị cám dỗ nói, nếu đức tin của con
cái Đức Chúa Trời còn có thể thay đổi như vậy, thì còn có điều gì không thể
thay đổi, nhưng thay vì chúng ta có thể ngưỡng vọng và ngợi khen Ngài. Chúng ta
lại nhìn quanh và bị bối rối. Nên xuyên qua Phao lô, Linh bày tỏ đôi điều bất
ổn khách cho chúng ta thấy “nền tảng vững bền của Đức Chúa Trời vẫn còn đứng,
có ấn chứng nầy, Chúa biết những kẻ thuộc về Ngài; lại nữa phần cử nhân danh
của Chúa hãy lìa khỏi sự bất nghĩa” (II Ti 2:19)
Con người có thể bỏ đi,
Phyghen và Hetmon-ghen, Hymene và Philet, vâng: mọi người ở Asi nữa, đều có thể
tỏ ra bất trung với Chúa, và khi họ bỏ đi từng người một, chúng ta bắt đầu nhìn
quanh và ngạc nhiên ai là người đáng tin cậy đây, nhưng Chúa biết những kẻ thuộc
về Ngài, đó là ấn chứng đầu tiên đã in dấu trên nền tảng kiên cố này. Chúng ta
có thể lỗi lầm, Đức Chúa Trời không bao giờ sai lầm. Chúng ta cần thú nhận
trước mặt Ngài rằng chúng ta có thể đánh giá cách sai lần, nhưng Ngài nhìn thấy
mọi lòng. Chúng ta quá quí trong những người mà vì cớ trong sự thương xót Đức
Chúa Trời có dùng họ, nhưng Ngài cũng đã dùng chúng ta, song le Đức Chúa Trời
biết, chúng ta cần sự thương xót của Ngài! Chúng ta hãy coi chứng kẻo tưởng
rằng chúng ta biết bản chất loài người. Chỉ Đức Chúa Trời có được tri thức đó.
Loài người có thể thất vọng, nhưng há đôi khi mọi người chúng ta đã không bỏ Chúa
hay sao?
Nên có một yếu tố thứ hai
trong ấn chứng hay lời đề tặng này, một mệnh lệnh trước đặt ra cho mọi người
muốn kêu cầu Chúa từ một tấm lòng thanh khiết. Những ai nhân danh của Ngài đều
phải lìa khỏi sự bất nghĩa. Nền tảng không thể rúng động của Đức Chúa Trời bày
tỏ điều nầy cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy sự sụp đổ thuộc linh ở xung
quanh chúng ta, chúng ta phải nhìn xem chính mình. Vì những người thuộc về Chúa
đều phải là các con người được thánh hóa. Các câu ngang sau đó trình bày cặn kẻ
về điều nầy. Chúng diễn giảng về một ngôi nhà lớn với nhiều đồ đạc, các bình
bằng vàng và bạc, gỗ và đất, thích ứng với nhiều công vụ khác nhau. Con người
đã được ví sánh với các chiếc bình như vậy, nhưng họ được thúc giục sửa đổi
chính mình cho thích ứng các chỗ đứng vinh dự ở đó. Ngôi nhà lớn này chung với
các chiếc bình của nó được qui định được vinh dự hay hổ nhuốc, và sự hàm ý về
các tính chất luân lý ở phía sau các lời đó là gì? Trong I timôthê, Hội thánh
của Đức Chúa Trời là nhà của Đức Chúa Trời (3:15); nhưng tại đây tôi tin Phao
lô không có điều đó trước mắt, nhưng là chức nghiệp, bề ngoài của Cơ-Đốc giáo.
Chính “Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống” đã không bao giờ có thể là một
đấng đổ nát, nó đã không bao giờ có thể suy đồi thành “ngôi nhà lớn” nầy chung
với các yếu tố pha trộn của nó. Nhưng chứng cớ bề ngoài của Hội thánh có thể,
thảm hại thay, lại có thể là các đống đổ nát vào thời kỳ đặc biệt nào đó.
Điều gì giúp chúng ta phân
biệt giữa các chiếc bình nầy. Chúng ta ghi nhận ngay rằng chỉ các nguyện liệu
của chúng là được trình bày cặn kẻ, không phải tác nhiệm của chúng. Hiển nhiên,
về sự kiến trúc ngôi nhà mà chúng ta đã suy nghiệm ở trên, lần nữa đây không
phải là tình trạng tương đối, nhưng tính chất của các nguyên liệu mới đáng kể.
Các chiếc bình bằng vàng và bạc kém hữu dạng cách thực tiễn hơn các đồ đạc bằng
gỗ hay các chậu gốm, nhưng tại đây Đức Chúa Trời không đang thảo luận với chúng
ta về những gì có được khi chúng sẽ được dùng; Ngài đang xét đoán giá trị lâu
dài của chúng đối với Ngài. Trong một ngày suy tàn, Đức Chúa Trời bỏ qua tình
trạng hữu dụng suông và nhìn đến giá trị tự tại, và một ít thỏi vàng có thể có
giá trị ngang bằng toàn thể một tòa nhà chứa đầy bàn ghế bằng gỗ! Theo các từ
liệu thuộc linh, hai người khác nhau có thể phát biểu các lời hầu như đồng
nhất, nhưng quyền năng không nằm suông trong những gì họ nói nhưng trong việc
họ là ai. Cả Balaam và Êsai đã phát ngôn về vương quốc, nhưng chúng ta biết rõ
mình sẽ tìm được nhu cầu cá nhân trong người nào.
Trong thời kỳ khi các giá
trị đang rơi rốt chúng ta đánh giá điều gì: gỗ cũng như đất thuộc sự khôn khéo
của loài người và các tài nguyên thế tục, hay vàng và bạc từ căn nguyên thần
thượng và sự cứu chuộc xuyên qua thập tự giá? Ngày nay nhiều điều trong Cơ-Đốc
giáo đã trở nên quá rẽ mạt, nhưng không dễ có sự cắt ngắn đối với giá trị thuộc
linh. Rao giảng, cầu nguyện, làm chứng các điều này hầu như không khó khăn gì,
nhưng để có giá trị chúng ta phải được trả giá trải nhiều năm và bằng máu cũng
như sự sửa trị từ các sự xử lý của Đức Chúa Trời “chiếc bình cho sự vinh dự”
(2: ) là người mà đã chờ đợi Linh dạy
dỗ anh ta và là người không biết gì cả. Vì sẽ có một ngày khi tính chất chân
thật của mọi sự được trắc nghiệm.
Trong giờ phút suy đối và
hồn đón mầy, sự rao giảng sẽ ít có giá trị trừ khi con người thấy được Đức Chúa
Trời trong sự rao giảng đó. Trong một thời kỳ như vậy người ta có thể bảo hoặc
diễn giả đã thực sự có được Đức Chúa Trời điều động trải qua những điều mà anh
ta diễn giảng chăng. Những điều mà đã không đụng chạm được anh cách sâu nhiệm
trước điều sẽ có ít quyền năng đụng đến kẻ khác trong ngày đó
Dù chính ý tưởng về một
“chiếc bình” gợi ý sự hình thành cho đôi điều gì đó, II ti ám chỉ các tình cảm
mà trong đó chúng ta nên hoàn toàn giao định mệnh của các chiếc bình cho Đức
Chúa Trời và chỉ lưu tâm về chính chúng ta trên mọi sự liên hệ đến tính chất
của họ “vì vậy nếu người nào tự tẩy sạch mình khỏi các bình này, anh ta sẽ là
một chiếc bình cho sự vinh dự”
GIĂNG TÔI TỚI CỦA NGÀI—
Cuối cùng điều này đưa chúng
ta đến vị môn đồ yêu dấu. Vào thời điểm các tác phẩm ông xuất hiện, nói cách
tổng quát, chúng ta tiếp sau các thơ tín của Phao lô, và liên hệ với điều này,
sự đóng góp rất nổi bật của ông cho sự khải thị Tân Ước, như chúng ta đã nói,
chỉ là chính sự nhấn mạnh trên sự khôi phục này. Vào một thời kỳ khi Hội Thánh
nắm lấy các điều bề ngoài với cái giá là bỏ rơi sự sống bê trọng, Giăng đã xuất
hiện trên sân khấu để nhắc nhở mọi người về các tính chất thần thượng chân
thật. Như chúng tôi đã gợi ý ở đầu sách, điều này đã được minh họa cho chúng ta
về buổi đầu, có lời tường thuật rằng Jesus khám phá ông và Gia cơ, anh ông,
“đang vá lưới của họ ở trong thuyền” --làm tốt cho mạng lưới rách , vì sự tàn
phá đã xảy ra trong đêm đánh cá vất vả trước đó.
Dĩ nhiên theo ý nghĩa đầy
trọn, Giăng không phải là một ngư phủ thua sút Phi e rơ, hầu như họ ngang bằng
trong lãnh vực này, ông cũng không là một “kiến trúc sư” thua kém Phao lô. Ở
đầu sách Sứ đồ chúng ta nhận thấy ông chia sẻ đầy đủ trong sự rao giảng và sự
tương giao của các giai đoạn đầu và như Phao lô, ông cũng có thể viết cách có
quyền bình cho Hội Thánh (3 Giăng 9) nhưng nhìn theo văn mạch của toàn thể Tân
ước, đặc chất các tác phẩm của Giăng lại nhô lên cách rất nổi bật, đó là ông có
chức vụ đặc biệt, giúp chúng ta hồi tưởng những sự việc cho đúng với tình trạng
nguyên thủy hay như Đức Chúa Trời quy định.
Như chúng ta đều biết, phúc
âm Giăng là sách cuối cùng của 4 phúc âm. Các thơ tín của ông cũng là các thơ tín
cuối cùng và sách khải thị của ông đã được đặt cuối cùng trong toàn bộ sách của
Đức Chúa Trời. Mọi tác phẩm của ông là “phần cuối cùng”, đem theo ý nghĩa nào
đó. Chúng ta tìm thấy sự phản chiếu của thực sự này ở mọi nơi trong phúc âm
Giăng. Giăng bàn rất ít về công tác của Chúa như được trình bày trong các phúc
âm, như Mác chẳng hạn. Ông cũng không tự lưu tâm về các mệnh lệnh của Chúa như
đã được Ma thi ở bàn luận trong bài giảng trên núi. Ông không quá bối rối về
việc anh em có thể làm gì nếu một ai đó giựt áo anh em, hay hoặc khi kẻ láng
giềng anh em ép buộc, anh em sẽ đi với anh ta một hay hai dặm đường. Đó không
phải là lưu tâm đầu nhất của ông lúc bấy giờ. Gánh nặng của ông có liên quan
đến sự sống của các cõi vĩnh cửu và mối liên hệ đúng đắn của anh em với sự sống
đó. Ông ngụ ý, nếu anh em trở lại điểm đó, mọi sự khác sẽ theo sau. Trong điều
này, ông cũng hoàn toàn khác biệt với Luca. Ông không bận tâm với các điều bề
ngoài và tạm thời. Với các nhật kỳ và gia phả, dù chúng có đưa anh em trở về
đến A đam. Toàn bộ gánh nặng của ông là đây, chúng ta phải bỏ mọi điều khác
nhau này lại phía sau để đến cùng Sự Sống. Hiện giờ mọi sự đều cần sửa chữa
lại. Hãy trở về cùng sự sống mà “đã xuống từ trời” và khi anh em đã trở về chỗ
đó, Phi e rơ và tất cả những gì ông ấy binh vực đều sẽ được bảo tồn và với Phao
lô cũng vậy. Theo một ý nghĩa, Giăng không cung cấp điều gì mới. Ông không đưa
chúng ta đến xa thêm, vì điểm xa hơn hết đã được Đức Chúa Trời đụng đến rồi.
Mục đích khải thị đã được ký thác cho Giăng là đưa dân chúng trở về cùng mục
đích nguyên thủy đó, bằng cách giúp họ có được một sự đụng chạm tươi mới với
Chúa phục sinh, của chính sự sống Ngài.
Nếu đọc một phúc âm Giăng,
anh em không thể không có ấn tượng với thực sự từ chương 1 là chìa khóa cho
toàn sách. Trong chương đầu tiên đó, anh em nhận thấy ân điển và lẽ thật, hai
thủy lưu đang từ Christ tuôn đổ ra. Luật pháp đã được ban bố bởi môi le, còn ân
điển và lẽ thật đã đến xuyên qua Jesus Christ (1:17). Anh em nhận thấy sự nhấn
mạnh nhi bội này trải suốt phúc âm về lẽ thật ở mỗi mặt và về ân điển ở mặt kia.
Lẽ thật sẽ luôn luôn đưa ra các sự đòi hỏi và ân điển sẽ luôn luôn có mặt ở đó
để đáp ứng chúng. Trong biến cố được ghi chép trong chương 8 về người đàn bà bị
bắt quả tang về tội tà dâm, lẽ thật chói lòa Jesus đã không phán cùng nàng,
“đúng rồi, người đã không phạm tội” Ngài đã không bảo cùng dân Do Thái rằng
điều nàng đã làm không có gì nghiêm trọng và rằng Ngài đã không lưu tâm cách
sâu xa về điều đó. Không, Chúa phán: “ai trong các ngươi mà vô tội, người đó
hãy ném đá này trước hết” (8:7). Lẽ thật vốn có ở đó: “Nàng đã phạm tội và theo
luật pháp nàng phải bị ném đá, nhưng thật ân điển cũng có ở đó, vì khi mọi
người đã bỏ đi, Ngài đã quay lại và phán cùng nàng: “Ta cũng không định tội
ngươi, anh em sẽ nhận thấy lẽ thật luôn luôn đi đôi với ân điển theo đường lối
này trong suốt sách phúc âm của Giang”
Tuy nhiên, khi anh em đến
các thơ tín của Giăng, anh em nhận thấy thêm đôi điều khác. Anh em ít nghe về
ân điển và lẽ thật như vậy, vì các thơ tín này đã được viết ra trễ hơn và thậm chí
cần đến một sự khôi phục cơ bản hơn nữa. Vì vậy anh em nhận thấy Giăng chỉ dẫn
anh em trở về nguồn gốc càng nhiều hơn nữa. Đức Chúa Trời là ánh sáng (I giăng
1:5) Đức Chúa Trời là tình yêu (I giăng 4:8). Trong phúc âm, đang khi từ Đức
Chúa Trời hiện đến, Christ đã được khải thị ở giữa loài người như ân điển và lẽ
thật còn tại đây, trong các thơ tín, trong sự thực hữu với Tha, Christ đã được
khải thị cho loài người như ánh sáng và tình yêu. Điều gì đã là lẽ thật trong
phúc âm trở nên ánh sáng trong các thơ tín. Điều gì đã là ân điển trong phúc âm
trở nên tình yêu trong các thơ tín. Điều này tại sao? Vì cớ điều gì là ánh sáng
trong Đức Chúa Trời khi được truyền đạt cho loài người, trở nên lẽ thật; còn
điều gì là tình yêu trong Đức Chúa Trời, khi được đưa đến cùng loài người, trở
nên ân điển. Tình yêu trở về cùng Đức
Chúa Trời, nhưng ân điển ngụ ở đây. Mọi sự trong Đức Chúa Trời là ánh sáng và
tình yêu nhưng khi xuất hiện cùng loài người đều trở nên lẽ thật và ân điển.
Luôn luôn ân điển có thể bị dùng dậy, lẽ thật bị chà đạp, con người đã làm dụng
các điều này cho chính họ. Nhưng Đức Chúa Trời là ánh sáng và Đức Chúa Trời là
tình yêu, và anh em không thể leo lên đó và đụng chạm được, chúng ở ngoài tầm
chà đạp của con người nên phương pháp của Giăng đưa chúng ta trở về chỗ đó, cái
ngai, chớ không cung cấp điều gì mới lạ cho chúng ta, nhưng lại đương đầu với
chúng ta bằng cái nguyên thủy. Nhớ lại trở về cùng nguồn gốc, chúng ta sẽ khôi
phục và bảo tồn những gì đã mất
Nhưng khi chúng ta đến sách
cuối cùng, và theo vài đường lố, đó là sách tối quan trọng trong toàn bộ Kinh
Thánh, sách khải thị, chúng ta thấy nguyên tắc này của bị sứ đồ được phô diễn
đầy đủ và chúng ta sẽ nhận thấy rằng tại đây sự nhấn mạnh của ông đặt cách đặc
biệt, nơi Chúa Jesus như là: “Đấng chân thật” (khải 3:7). Tôi nghĩ, không một
ai trong chúng ta đọc sách đó mà không nhận thức rằng nó tưởng tượng sự phục
hồi tối thượng, sách này đánh dấu sự đảo ngược hoàn bị của sáng thế ký. Mọi
điều lỗi lầm và sụp đổ mà đã được vào lúc đầu bây giờ được phá hủy, mọi sự đã
mất mát đều được khôi phục, mọi vấn đề dấy lên ở đó đều được đáp lời ở đây.
Tôi thấy con rắn trong Sáng
thế ký, điều gì sắp là cuối cùng của điều này? Tôi thấy một sự rủa sả. Điều gì
sắp làm kết cuộc của điều đó? Tôi thấy sự chết và tội lỗi , kết cuộc đó sẽ ở đâu?
Tôi thấy con người bị chặn lại đối với cây sự sống. Sự xuất phát của các điều
này sẽ là gì? Tôi thấy các sự khởi đầu của chúng ta, nhưng kết cuộc của chúng
là gì? Và điều gì sắp làm cuối cùng của tôi đây? Trong ân điển, Đức Chúa Trời
đã tạo một sự khởi đầu với tôi, nhưng ví bằng sự cứu rỗi đã chấm dứt với hiện
tại thì ra sao? Mục đích của sách khải thị là phải trả lời các vấn đề này bằng
cách giới thiệu cho tôi về Jesus sông cho đến đời đời vô cùng, ban đầu và cuối
cùng
Vì khải thị là sự tiết lộ,
sự apokalypss của Jesus Christ, sách này vén màn và khải thị vị phẩm của Ngài.
Mục tiêu của sách không chủ ếu soi sáng cho chúng ta về các biến cố sắp đến
antiChrist, sự phục hưng giả định của đế quốc La mã, sự biến hóa, Thiên hi niên
hay định mệnh tối hậu của fatan. Phương pháp cứu chữa của giăng cho các điều
xấu xa của chúng ta lại không phải là sự việc có quá nhiều ấn hay nhiều kèn,
cũng không phải là câu trả lời cho vấn đề hoặc sự biến hóa “bán phần” hay “hoàn
bị”. Thực ra sách nầy không được ui định để làm thỏa mản các sự suy cứu tri
năng của chúng ta đâu, nhưng đáp ứng nhu cầu thuộc linh của chúng ta bằng cách
khải thị chính mình Christ trong sự đầy đủ, hầu chúng ta có thể biết Ngài.
Thật vậy, sách khải thị
không giải đáp các vấn đề của chúng ta theo ý chúng ta, nhưng thậm chí theo các
đường lối vượt quá các sự mơ tưởng của chúng ta. Vì thực ra vào luc cuối cùng
lại còn nhiều hơn những gì chúng ta đã mất ở ban đầu. Đức Chúa Trời bắt đầu với
một miếng vườn và Ngài chấm dứt thành phố. Trong sáng thế kỷ Ngài đã thăm viếng
con người mà Ngài đã tạo nên, còn trong khải thị chỗ cư trú của Ngài, đúng hơn,
chính Ngài của Ngài, ở giữa mọi người. Vì những gì đã là Hội thánh trong Phao
lô đã trở nên Thành thánh trong giăng Longle điều nầy đã luôn luôn như vậy
trong chư tâm thần thượng. Vì những gì Đức Chúa Trời đã tự khởi công lúc đầu,
Ngài sẽ đích thực làm vậy, và sách khải thị đảm bảo chúng ta rằng, Ngài đã làm
điều này trong tâm trí, Ngài rồi. Nên như trước kia, trong thể yếu giăng không
giới thiệu gì mới cho chúng ta, ông chỉ bày tỏ cho chúng ta rằng những gì Đức
Chúa Trời đã định ý Ngài sẽ thi hành.
Tất cả những gì giăng làm,
tôi lặp lại, chỉ là đưa chúng ta trở về cái Nguyên Thủy thần thượng. Định mệnh
của thế giới nầy là gì? Hậu quả trong sự xung đột của Hội thánh là gì? Kết cuộc
của tôi sẽ là gì? Giăng khẳng định mọi sự đều có câu giải đáp và sự thành toàn
riêng trong Chúa Jesus Christ. Có phải Christ là ban đầu của tôi chăng? Ngài
cũng là Cuối Cùng của tôi. Ngài là Anpha của tôi chăng? Ngài cũng là Ômêga của
tô nữa. Christ là câu trả lời cho mọi vấn đề của tôi. Trước hết nếu tôi sáng tỏ
về Ngài, tôi sẽ biết tất cả những gì tôi cần biết về các biến cố sắp đến – lý
do về chúng ta tình trạng đúng đắn của chúng. Nhưng đó là thứ tự thần thượng
không thể tiến thoát. Không ai có đủ tư cách nghiên cứu các khải thượng tiếp
theo do giăng ghi chép nếu anh ta đã không thấy khải tượng đầu tiên về chính
Chúa. Vì khải tượng đổ giúp cho chúng ta biết Ngài là ai, Vua phục sinh và khải
hoàn trên các vua, còn các biến cố tiếp theo là hậu quả của việc Ngài là gì.
Điều này cũng đúng với giăng
cách cá nhân. Thậm chí môn đồ yêu dấu mà đã dựa vào ngực Jesus cũng phải có một
sự khải thị về Chúa vĩnh cửu của ông hầu đập ông tan tành trong bụi đất. Chỉ
sau đó ông mới có thể được bày tỏ “những điều kíp phải xảy đến”. Cái nhìn đầu
tiên có tính cách cơ bản cho mọi cái nhìn khác. Vì những gì có trước mắt là một
vương quốc và đó là Vua và các thần dân của Ngài, chớ không phải là các chuyên
gia về lời tiên tri, những kẻ tuyên chiến với những gì đi ngược lại Vương Quốc
Ngài. Các biến cố sắp đến đã không được khải thị để dự bị thực phẩm cho sự suy
cứu lời biếng, mục tiêu của chúng là sự lật đổ kẻ thù và sự trì vị phổ quát của
Đấng Christ
Nếu trong sách khải thị, Đức
Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta một phương diện của con người mà vốn đã không bày
tỏ cho chúng ta trong các phúc âm. Trong các phúc âm chúng ta thấy Ngài như cứu
Chúa, trong khải thị như Vua, trong phúc âm Giăng như Anpha, trong khải thị như
Ô mê ga. Các sách kia phô diễn tình yêu của Ngài, sách này chép sự oai nghi của
Ngài. Trên phòng cao Jesus tự thắt lưng ngang hông, để phục sự tại đảo bát mò
Ngài đã được tiết lộ là thắt đại ngang ngực, để đánh trận. Trong các phúc âm
đôi mắt dịu hiền của Ngài làm Phi e rơ xúc động (1) kêu trong khải
thị chúng như ngọn lửa. Tại đó, tiếng Ngài vốn dịu dàng gọi bầy chiên của Ngài
từng tên một và các lời ân điển đã lưu xuất từ miệng Ngài; còn đây tiếng Ngài
kinh khủng như âm thanh của các dòng nước và từ miệng Ngài thì ra một thanh
gươm hai lưỡi, đàn chết các thù nghịch của Ngài.
Thật không đầy đủ nếu chúng
ta biết Jesus như Chiên Con của Đức Chúa Trời và như cứu Chúa của thế giới,
chúng ta cũng phải biết Ngài như Christ của Đức Chúa Trời, Vua của Đức Chúa
Trời và vị thẩm phán của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta thấy Ngài như cứu Chúa,
chúng ta nói khả ái biết bao! Và dựa vào ngực Ngài. Khi chúng ta thấy Ngài như
Quân Vương, chúng ta nói kinh khiếp biết bao! Và phủ phục dưới chân Ngài. Một
phía phát sinh lời cảm tạ còn phía khác sự thờ phượng.
Để thấy Ngài như Vua bây giờ,
hầu như một người có thể nói, là phải thấy Christ khác, phải kinh nghiệm sự cứu
rỗi “khác”. Bây giờ chúng ta chiêm ngưỡng Ngài chứng nhận thành tín và chơn
thật, Đấng bảo đảm thần thượng mà dù có lẽ các mục đích của Đức Chúa Trời có
thể bị ngăn trở, nhưng tôi Hội Thánh không bao giờ bị cản trở được nữa.
ĐẤNG CHÂN THẬT
Đang khi nghiên cứu sách
khải thị, chúng ta cần cẩn thận tránh thuộc linh hóa cảnh thái quá những gì
chúng ta đọc. Trời mới và đất mới của Giăng là thiết thực, không phải tưởng
tượng, và giê moa lem mới của ông là thiết thực, thiết thực y như Chúa phục
sinh là thiết thực. Thuộc linh hóa các điều thần thượng là phương tiện liều
lĩnh của dân chúng không sở hữu được thực tế. Nhiều anh em thân yêu đang chỉ
tích trữ lẽ thật thuộc linh và tiên tri, tôi sợ để kiến tạo cho chính họ một
thế giới hư ảo. Để thực hiện được điều này phải trốn thoát thực tế, thực y như
những người, mà chúng ta đã thấy trước đây, ngày nay đang đủ sẵn sàng sống
trong bầu không khí thuộc linh của Ê phê sô nhưng muốn né tranh đối diện sự
thách thức thực tiễn của thơ I cô rinh tô. Nhưng hãy nhớ đây là chính sự lừa
đảo mà đã bắt lấy Lao đi xê, khiến cho họ có thể tin lời dối trá.
Dấu hiệu của sự trưởng thành
thuộc linh sẽ luôn luôn tỏ rõ khi các điều thần thượng trở nên thiết thực đối
với chúng ta, vì cớ Christ là thiết thực đối với chúng ta. Thực sự, chúng ta
thấy Ngài, như sự sống thiết thực, sự thánh khiết thiết thực như “lẽ thật”; và
tôi dùng lẽ thật ở đây theo một ý nghĩa rất khác biệt với cách dùng về chữ đó
trước đây khi diễn giảng về lẽ thật tiên tri” Nhiều người lẫn lộn lẽ thật và
giáo lý, nhưng hai điều này không giống nhau. Giáo lý là điều được giảng trên
trái đất về lẽ thật vĩnh cửu. Tôi biết rõ rằng chữ lẽ thật của chúng tôi trong
Hoa văn là chen – li (chân lý, dịch sát là: giáo lý của thực tế) nhưng thực ra
theo ý nghĩa Hi văn chỉ có chen không có li, thực tế mà không có giáo lý Jesus
phán “các người sẽ biết lẽ thật (Giăng 8:32), chính Ngài thể hiện tất cả những
gì chân thật (khải 3:7 so với I giăng 5:20) và nhờ đó chúng ta sẽ biết Ngài.
Lẽ thật “ở trong Jesus” (Eph
4:21) và như ân điển, nó “đã đến xuyên qua Jesus Christ (Giăng 1:17) Chúng ta
hoan nghinh ân điển Ngài, nhưng chúng ta biết lẽ thật phải chăng? Ân điển đã
đến cùng chúng ta trong một hành động lịch sử khi Ngài đã phó dâng chính Ngài
trên thập tự giá nhưng chắc chắn lẽ thật đã được cột chặt với vị phẩm và công
tác của ngàn cách không kém sút, chớ không chỉ là những gì được diễn giảng suôn
qua sự rao giảng của Ngài. Do đó, nếu ân điển mở rộng đến chúng ta bây giờ chắc
chắn lẽ thật sẽ lan rộng đến chúng ta và bao bọc lấy chúng ta, tức những kẻ,
xuyên qua đức tin trong công tác hoàn tất đó, bây giờ được hiệp nhất với Ngài.
Long le đang khi nhiều người
biết Ngài như Đường lối và sự sống, thực ra ngày nay lại hiếm có người biết
Ngài là lẽ thật. Đây là một sự thiếu hụt nghiêm trọng, vì chúng tôi đã nói, lẽ
thật là thực tế. Trước Ngài và cách xa Ngài không có thực tế, nếu chúng ta có
thể bước vào lẽ thật, nếu chúng ta muốn, vì cớ công tác hoàn tất của Ngài còn
tồn tại cho chúng ta ở hôm nay như là điều chân thật nhất trong thế giới. Chúng
ta là gì trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta là vậy trong thực tế vì cớ những gì
Ngài đã thực hiện.
Điều nầy có một diễn tiến
quan trọng trong kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta. Sự trở ngại theo lý thuyết
của tôi luôn luôn là đây, tôi là gì ở đây, đều rất thường khải thị tất cả điều
gì sai lầm nhiều. Công tác của Christ đã tạo cho tôi là một điều, nhưng những
gì tôi kinh nghiệm trên trái đất lại rất thường tỏ ra là nghịch lại với sự thật
về điều đó. Làm thế nào tôi làm tốt sự mâu thuẫn đó? Làm sao tôi sống để đến
nổi phẩm hạnh tôi ở đây biểu hiện cách cương quyết cho điều tôi biết là chơn
thật ở đó chớ?
Xuyên qua thập tự giá, điều
tôi phải thấp là điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho tôi trở nên là gì trong Ngài,
là điều thiết thực. Đó là nền tảng của mọi kinh nghiệm Cơ-Đốc nhân chân thật
của tôi. Không có gì khác nhờ mỹ đức của việc ở trong Christ, điều gì tôi đã
trở nên là lẽ thật vĩnh cửu. Lỗi lầm duy nhất của tôi sẽ là cứ bận bịu nơi nơi
các cảm xúc và kinh nghiệm của mình, các nở lực và lỗi lầm của mình, các nỗi
nghi ngờ và hi vọng của mình, chớ không buộc chặt đức tin tôi nơi Đấng chân
thật.
Mọi sự tập trung nơi Ngài.
Chúng ta thấy Christ trên thập tự giá tại chính trung tâm của kinh văn. Chúng
ta đã được bao hàm trong sự chết của Ngài và khi Ngài đã phục sinh chúng ta
phục sinh với Ngài, các chi thể của thân thể Ngài. Giăng khải thị Ngài cho
chúng ta vì Ngài hằng hiểu hôm nay và ngợi khen Đức Chúa Trời, sự thăng thiên
và vinh quang của Ngài thuộc về chúng ta! Nhưng chúng ta rút niềm xác tín của
chúng ta về các điều này từ đâu? Không từ các cảm xúc của chúng ta, nhưng từ
thực tế của vị phẩm và công tác của Ngài. Những gì Christ đã làm là chỗ an nghỉ
của đức tin chúng ta. Đó không phải là các cảm xúc của chúng ta, thậm chí cũng
không phải tri thức của chúng ta mà có thể giải phóng chúng ta. Đó là lẽ thật
(Giăng 8:32) Điều Giăng 8:32 bày tỏ cho chúng ta là mãi đến khi chúng ta thấy
được các điều này, chúng ta cứ còn bị ách nô lệ, nhưng vì cớ công tác của
Christ là thiết thực và vì cớ những gì chúng ta đã trở nên trong Ngài là lẽ
thật, sự khám phá suông về các thực tế này cũng mở đường cho chúng, rồi nhờ
chính bản chất của chúng, giúp chấm dứt ách nô lệ của chúng ta.
Đây là giá trị lớn lao đến với
chúng ta từ sự tiết lộ mới mẻ của Giăng về Jesus. Nhìn theo một tầm mức loài
người suông – thí dụ, từ quan điểm của một tù nhân La Mã ở trên đảo gọi là Bát
mô – sự toàn thắng của Christ là thực tế không giống mấy đối với bất cứ điều gì
chúng ta có thể nghĩ về nên điều đó có như vậy và cũng có như vậy hôm nay.
Chúng ta nhìn vào xã hội, Cơ-Đốc giáo bề ngoài, thấy ách nô lệ, sự áp chế, hư
hỏng và bất cứ điều gì khác trừ sự tự do. Nên chúng ta cầu nguyện và cầu xin sự
đắc thắng và đang khi làm như vậy đem lại sự nói dối cho sự toàn thắng của gô
gô tha. Lẽ thật, thực tế vinh diệu là điều Christ đã chinh phục rồi, chớ không
phải Ngài sắp chiếm hữu điều gì Đức Chúa Trời đang làm ngày nay là những điều
đã thực hiện rồi trong Christ. Nhu cầu tối thượng của chúng ta là phải thấy
được thực sự đó.
“Cầu Chúa phát sinh ánh sáng
và lẽ thật của Chúa ra” (Thi 43:3) Hai điều này liên kết với nhau. Lẽ thật đã
được hoàn bị trong Christ nhưng nhu cầu của lòng chúng ta là phải có được ánh
sáng Đức Chúa Trời soi rọi trên lẽ thật đó. Lẽ thật, được rao giảng mà không có
ánh sáng trở nên giáo lý. Còn có ánh sáng thần thượng nó trở nên sự khải thị nó
luôn luôn đến cùng chúng ta như một giáo lý này hay giáo lý kia. Nhưng lẽ thật,
thực tế vĩnh cửu là chính mình Christ và rồi nhờ ân điển Ngài những gì Đức Chúa
Trời đã làm cho chúng ta đều ở trong Ngài.
ĐẤNG CHRIST VÀ THỜI GIAN-
Thực tế thuộc linh có đặc
chất ngoại hạng này, đó là nó không mang dấu vết của thời gian, nhân tố thời
gian tan biến ngay khi anh em đụng chạm được thực tế đó, thí dụ về lời tiên
tri. Theo quan điểm của loài người, có một điều như lời tiên tri nhưng theo
quan điểm thần thượng không có điều như vậy hiện hữu. Thực vậy, chúng ta đọc
“ngươi là Con Ta, ngày nay ta đã sinh người”, nhưng với Đức Chúa Trời “ngày
nay” là luôn luôn. Chúa chúng ta nói Ngài là đầu tiên và cuối cùng, An pha và Ô
mê ga nhưng hãy nhớ, Ngài là cả hai một lượt, cả hai đồng thời. Không phải Ngài
là đầu tiên ở lần này và Ngài là cuối cùng ở lần khác, Ngài là đầu tiên và cuối
rốt cách đồng thời. Cũng không phải đã từng là An pha trong một lúc rồi về sau
Ngài trở về Ô mê ga, Ngài là An pha và Ô mê ga vĩnh cửu đến vĩnh cửu, Ngài luôn
luôn là đầu tiên và cuối rốt, Ngài đang luôn luôn là An pha và Ô mê ga. Dĩ
nhiên theo nhãn quan của loài người, Ngài không phải là Ô mê ga cho đến khi
Ngài được biểu lộ là Ô mê ga, nhưng theo nhãn quan của Đức Chúa Trời, Ngài là Ô
mê ga bây giờ. Với con người quá khứ và tương lai cách xa và khác biệt nhau,
với Đức Chúa Trời chúng xảy ra đồng thời. Với tôi, cái “tôi” của hôm qua, khác
với cái “tôi” của hôm nay, và cái “tôi” của ngày mai còn khác biệt thêm nữa,
nhưng Jesus Christ hôm qua, ngày nay và đời đời đều y như nhau. Ngài là Đấng
hằng hữu (I Am) vĩnh cửu.
-
Tại đây tri thức về Đức Chúa
Trời trở về quá quí báu đối với chúng ta. Chúa chúng ta phán cùng Ni cô đem
“chẳng từng có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, tức là con người vẫn
đang ở trên trời” (Giăng 3:13). Anh em
chú ý thế nào hai địa vị này xảy ra đồng thời trong Đấng Christ , không có sự
thay đổi về thời gian hay địa điểm đối với Ngài. Ngài đang ở đó và đây cùng một
lúc, nên có chép về Đức Chúa Trời rằng Ngài là “Cha của các sự sáng, trong Ngài
chẳng có sự biến cải, cũng chẳng có bóng dời đổi” (Gia cơ 1:17). Ngài là gì
trong chính Ngài, Ngài là như vậy trong Đấng Christ của Ngài và ngợi khen danh
Ngài, Ngài cũng là như vậy trong hội thánh Ngài.
-
Có bao giờ anh em đã gặp
được hội thánh mà Phao lô mô tả trong Epheso 1:18 theo các giới hạn “của các sự
phong phú của vinh quang của cơ nghiệp Ngài trong các thánh đồ” chưa? Hay điều
đã miêu tả trong 1 Côr. 6:11 như “đã được rửa sạch….thánh hóa….xưng nghĩa trong
danh Chúa Jesus và trong Linh của Đức Chúa Trời chúng ta” chưa? Anh em nói, ô
điều đó mô tả địa vị của Hội thánh. Không, nó mô tả thực tế của hội thánh. Đang
khi viết cho anh em La Mã, Phao lô còn gan dạ hơn các dịch giả của ông. Ông đã
viết “các thánh đồ được kêu gọi” (- the called saints- kêu gọi là tính từ)
nhưng họ cảm thấy dịch sát như vậy nguy hiểm nên họ bảo vệ quan niệm của họ về
các điều thuộc linh bằng cách sửa lại “được gọi làm (là) các thánh đồ” (1:7).
Nếu chúng ta chỉ được gọi “làm” các thánh đồ, vậy bao lâu chúng ta mới được
“làm” trước khi chúng ta có thể thiếu sự “làm” thánh đồ chớ? Ngợi khen Chúa,
chúng ta đang là các thánh đồ!
-
Lời diễn tả: “chúng ta là
công tác của Ngài” (Eph 2:10) có thể dịch sát hơn là: “chúng ta là kiệt tác của
Ngài”. Hội thánh là phẩm vật tốt nhất mà Đức Chúa Trời có thể sản xuất. Hội
thánh không bao giờ được chấn hưng thêm. Chúng ta nhìn quanh và thấy sự sụp đổ
ở mọi nơi, chúng ta ngạc nhiên. Hội thánh đang đi về đâu? Tôi nói, Hội thánh
không đang đi đến đâu cả, Hội thánh đã đến rồi. Chúng ta không nhìn tới để khám
phá mục tiêu của hội thánh, chúng ta nhìn trở lại. Đức Chúa Trời đã đạt được
chung cuộc của Ngài trong Đấng Christ trước buổi sáng thế và chúng ta chuyển
động tiến lên chung với Ngài trên nền tảng của những gì đã có rồi. Đang khi
chúng ta chuyển động trong ánh sáng của thực sự vĩnh cửu đó, chúng ta mục kích
sự biểu lộ tiệm tiến của thực sự đó-
Sự tiến triển của Cơ-Đốc
nhân không phải là một vấn đề đạt đến vài tiêu chuẩn trừu tượng nào, hay cố
vươn tới vài tiêu điểm xa vời nào. Đây hoàn toàn là vấn đề thấy được tiêu chuẩn
của Đức Chúa Trời. Anh em thăng tiến thuộc linh nhờ khám phá anh em đã thực sự
là gì rồi, chớ không bởi nổ lực trở nên những gì chúng ta kỳ vọng. Dù anh em nổ
lực cách nhiệt thành, anh em sẽ không bao giờ đạt được tiêu điểm. Khi anh em
thấy được anh em đã chết thì anh em chết, khi anh em thấy anh em đã sống lại
thì anh em sống lại, khi anh em thấy anh em thánh khiết anh em trở nên thánh
khiết. Thấy được thực sự hoàn tất quyết định lối đi cho khâu thực hiện thực sự
đó. Cứu cánh đạt được bằng khâu trông thấy, chớ không bởi khao khát hay làm
việc . Khả thể duy nhất của sự tiến bộ thuộc linh nằm trong việc chúng ta khám
phá được lẽ thật như Đức Chúa Trời đang
thấy nó; lẽ thật về Đấng Christ, lẽ thật về chúng ta trong Đấng Christ và lẽ
thật về hội thánh, Thân Thể của Đấng Christ.
Trong La Mã 8:30, Phao lô
bảo cùng chúng ta rằng những kẻ Đức Chúa Trời đã tiền định, Ngài đã gọi, những
kẻ Ngài đã kêu gọi Ngài đã xưng nghĩa và những kẻ Ngài đã xưng nghĩa Ngài đã
vinh hóa. Do đó, theo lời Đức Chúa Trời tất cả những ai mà đã được kêu gọi đều
đã được vinh hóa rồi. Mục tiêu đã đạt rồi, Hội thánh đã bước vào vinh quang
rồi.
Anh em cảm thán, “ô” nhưng
điều này quá khó! Chắc chắn, Hội thánh phải được tẩy sạch nhưng xin vui lòng
trở lại Eph 5 và xin nói lại cho tôi, anh giải thích lời tuyên bố rằng Hội
thánh được tẩy sạch bởi sự rửa sạch của nước bằng lời ra sao?” Rất đúng, nhưng trước
hết xin vui lòng quan sát thượng hạ văn. Khúc này cho chúng ta biết một người
chồng và vợ phải hành động như thế nào. Người chồng cần có tình yêu và người vợ
có sự thuận phục. Vấn đề không phải làm sao làm một người chồng hay làm thế nào
làm một người vợ, nhưng đã là chồng và vợ, anh em nên sống như thế nào. Đây
không phải anh em phải yêu để làm một người chồng hay anh em phải vâng phục để
làm một người vợ, nhưng đang là một người chồng, anh phải yêu, là vợ chị phải
vâng phục. Toàn bộ điểm xuất phát không phải là làm việc để được làm cái gì đó,
nhưng hành động vì cớ đang là cái gì đó.
Bây giờ há không nên áp dụng
cùng nguyên tắc như vậy cho hội thánh sao? Những người đã được kêu gọi đi ra đã
không được rửa sạch để làm hội thánh, họ đã được tẩy sạch vì cớ họ là hội
thánh. Đó là tại sao trước đây tôi đã gợi ý rằng tại đây Phao lô đang nhìn vượt
quá vấn đề tội lỗi. Đích điểm của khâu tẩy sạch có thể là sự làm tươi mát bằng
cách cắt bỏ sự lu mờ và bụi đất của thế giới, theo ý nghĩa đã được hàm chúa
trong các lời của Chúa trong Giăng 13:10. Tôi nghĩa đó là điều được quy
định ở đây, hội thánh đã được rửa sạch
rồi ( 1 Cô 6:11) nên nhờ khâu tẩy sạch
bây giờ hội thánh đang được giữ cách tươi mát. Chồng hành động như một người
chồng vì cớ anh ta là người chồng, vợ hành động như một người vợ; hội thánh
được rửa sạch vì cớ hội thánh đã được rửa sạch rồi. Hội thánh đã đạt tiêu chuẩn
nên hội thánh được giúp đỡ để sống ăn khớp với tiêu chuẩn, trong khi những cái
gì không phải là hội thánh đã không bao giờ có thể trở nên hội thánh dù có tẩy
rửa nhiều như thế nào.
Như chúng tôi đã tuyên bố,
trong khi thơ La Mã lần lần tiến đến lời tuyên bố “những kẻ …Ngài cũng đã vinh
hóa” (8:30) bằng cách giải luận suốt qua toàn thể câu chuyện cứu chuộc, còn thơ
Epheso cố ý vượt ra ngoài thời gian để bước vào cõi vĩnh cửu quá khứ và tương
lai, rồi nắm lấy “sự đầy đủ” vĩnh cửu làm khởi điểm của mình. Vì thực tế tối
hậu đang luôn luôn ở trước mắt Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời phát ngôn về hội
thánh trong ánh sáng của thực tế đó.
Nhân tố thời gian trong kinh thánh là một trong các nan đề lớn hơn hết đối với
tâm trí loài người, nhưng nó tan biết khỏi chân trời một khi lòng chúng ta đã
được soi sáng để nhìn thấy vinh quang của cơ nghiệp Ngài trong các thánh đồ.
Đức Chúa Trời thấy hội thánh hoàn toàn thánh khiết, tuyệt đối hoàn hảo. Ngày
nay biết được vinh quang tối hậu trên trời, là chắn chắc có được con đường sinh
hoạt trong quyền năng của vinh quang đó trên trái đất.
NHỮNG QUỐC DÂN THIÊN ĐÀNG
Có một thực sự đau buồn
nhưng là thực sự chân thật, đó là nhiều Cơ-Đốc nhân đã chỉ thấy hình thức bề
ngoài của Cơ-Đốc giáo. Họ đã không bao
giờ thấy được thực tế bề trong và vì vậy chưa có được tri thức về bản chất cốt
yếu của nó. Đừng ngạc nhiên vì ngày nay có rất nhiều điều chỉ có tính chất bề
ngoài suông, đã cột chặt vào Cơ-Đốc giáo đến nổi khó phân biệt những gì thực sự
thuộc về Đức Chúa Trời. Song le sau hết mọi sự, hội thánh không phải là một hệ
thống suông của các cái bề ngoài. Đó là lẽ thật (the truth).
Tại đây phúc âm gGăng giúp đỡ
chúng ta bằng cách giới thiệu Đức Thánh Linh như là Linh của lẽ thật cho chúng
ta và bảo đảm chúng ta rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vào toàn bộ lẽ thật. Nhưng
chắc chắn chúng ta có thể diễn dịch từ lời tuyên bố này rằng ngoài sự giáo huấn
và sự soi sáng của Đức Thánh Linh những gì đến cùng chúng ta đều không phải lẽ
thật, những gì chúng ta có thể đạt được bằng sự suy nghĩ và nghiên cứu, bằng sự
trông thấy của mắt về khâu nghe của tai, tất cả đều ở bên ngoài lãnh vực của sự
thật vĩnh cửu, nó không thiết thực về mặt thuộc linh.
-
Tâm trí con người đã phỏng
theo vài quan điểm cực đoạn rộng lớn về các điều thần thượng. Thí dụ, giáo hội
Công giáo đã tìm cách đưa ra cho dân chúng lời giải thích theo tính cách bí
tích hay duy vật. Con người phải nhìn chằm chằm vào nước vật thể của báp têm và
tín nhiệm nó có quyền năng tái sinh. Các nguyên tố trong bữa ăn tối của Chúa
cũng được bảo là đã được biến đổi thành thân thể và huyết vật lý của Chúa cách
thần kỳ, cung cho chúng ta giáo lý nổi tiếng của sự biến thể. Nhờ nằm giữa các
ý tưởng này, hình thức đó, được họ cho là Hội thánh thật. Ngược lại, vì bị bối
rối bởi các lời thiếu sự cương quyết hiển nhiên mà phát sinh từ một quan điểm
như vậy, người lý trí Tin lành tìm cách giải thích sự bẻ bánh này theo cách mà
chúng ta gọi quan điểm Cải chánh. Anh ta phân biệt nghi lễ báp têm bề ngoài và
thực tế bên trong. Anh ta coi các yếu tố của bữa ăn tối như các biểu hiệu và
chỉ có tính cách tượng trưng cùng tiêu biểu. Anh ta giải quyết nan đề của hội
thánh bằng cách lý luận rằng có hội thánh thật và hội thánh giả, hội thánh
thiên thượng và thế hạ và một cái tạm gọi là hội thánh bên trong hội thánh.
-
Tôi xin hỏi anh em, cực đoan
nào chính xác đối với các lời tuyên bố minh bạch của kinh văn? Lời Kinh thánh không
nói gì về hội thánh thật hay giả, hay về sự tượng trung hay biểu hiệu, nhưng
chỉ xác minh các lời tuyên bố về thực sự. Phao lô nói: “chúng ta đã chịu chọn
với Ngài xuyên qua báp têm vào sự chết” (La 6:4, Col 2:12). Đối với ông, không có một sự việc
như báp têm mà không vướng mắc vào một khâu chết và sống lại với Đấng Christ.
Ông đã không nghĩ rằng một Cơ-Đốc nhân có thể kinh nghiệm báp têm vào 1 ngày
nào đó, và ít lâu sau đó mới bước vào kinh nghiệm về sự chết và phục sinh với Đấng
Christ. Cũng vậy, các lời của Chúa về cái chén, đây là huyết ta” về một mặt
vượt qua sự biểu hiện suông, còn mặt khác lời ám chỉ của Ngài hầu như có cùng
kích thước như câu “trái của cây nho” cũng từ bỏ ý tưởng về sự biến thể. Đây
chính là huyết Ngài, nhưng cũng vẫn là một chén rượu nho. Tại đây không có cái
tượng trưng và cái “thực”, hình bóng và
hình bóng đối chiếu, nhưng chỉ là một thực tế thần thượng.
Chúng ta cần có đôi mắt được
xức dầu để nhìn xem. Chúng ta chỉ có thể nhờ Linh của lẽ thật mới được đưa đến
lẽ thật của báp têm và bữa ăn tối của Chúa. Khi nào chúng ta được như vậy, các
điều này sẽ không còn là giáo lý nhưng sẽ là thực tế. Có thể chúng ta dùng nhiều
lời báo động cùng các nhà Cải chánh cực đoan, cũng như các lời giáo hội La Mã
nói, nhưng chúng ta sẽ được thấy những điều mà La Mã không bao giờ thấy. Vì đối
với những người đã thấy cái tối hậu, giáo lý và hình bóng đều dọn đường cho
khải tượng đó về Ngài. Chỉ có lẽ thật. Chỉ có sự thật!
-
Nhưng những gì chúng tôi vừa
nói về thực tế của báp têm và bàn của Chúa cũng đúng như khi chúng ta thảo luận
về thực tế của hội thánh. Ngày nay, khi vừa đề cập đến chữ “Hội thánh”, nhiều Cơ-Đốc
nhân Tin lành có vẻ rất lo âu. Bất cứ khi nào bàn đến đề tài này, họ đưa ra
nhiều sự dè dặt để làm sáng tỏ lập trường kẻo có sự lầm lộn nào nảy sanh trong
tâm trí các thính giả. Họ vận dụng tính thận trọng để phân biệt giữa hội thánh
thật và hội thánh giả. Nhưng không có sự phân biệt như vậy trong lời Chúa và
trong tư tưởng của Đức Chúa Trời. Khi Chúa phát ngôn về hội thánh, Ngài không
đưa ra lời chú thích trong kinh văn. Ngài đã không tìm cách phòng vệ thực tế
thuộc linh bằng cách phân biệt giữa cái bề trong và cái bề ngoài, cái thật và
cái giả. Thậm chí Ngài đã không vạch một ranh giới giữa hội thánh địa phương
và Hội Thánh phổ thông trong lời Đức
Chúa Trời.
Mặc dầu điều này đề tài hội
thánh liên tục được coi như một đề tài tranh luận cách rộng rãi và phải chăm chỉ
né tránh vì cớ sự hiệp nhất Tin lành. Trong một cuộc hội đồng lớn tại Anh Quốc,
tôi đã hỏi một công nhân, “tại sao không nghe đề cập về giáo hội tại hội đồng
này?” anh ấy đáp “ồ” vì cớ hội đồng này chuyên lo về khâu làm sâu nhiệm đời
sống thuộc linh” nên, nếu quan điểm của anh vốn là một quan điểm đại diện, thì
nhiều người trong hội đồng đó nghĩ rằng hội thánh và đời sống thuộc linh không
có liên quan với nhau trong khi đúng ra không có gì liên hệ cách mật thiết đến
sự sống thuộc linh của con cái Đức Chúa Trời nhiều hơn hội thánh.
“Ô nên giống như Ngài” (xem
số 170 của TC Tin Lành Việt Nam )
là một thánh ca mà cá nhân có thể hát, chớ không phải hội thánh vì hội thánh là
Thân Thể thiên thượng của Đấng Christ. Để khám phá điều này phải có một cuộc
cách mạng trong sinh hoạt Cơ-Đốc nhân của một người. Ví dụ đa số Cơ-Đốc nhân
nhìn nhận rằng đấu tranh và nổ lực đuổi theo việc thiên thượng là sai, song le
họ vẫn đấu tranh và nổ lực. Họ đã được dạy phải coi tình trạng thiên thượng như
điều phải đạt đến và vì vậy đối với họ,Cơ-Đốc giáo là một nổ lực làm những gì
họ không có và làm những gì họ không thể làm được. Họ đấu tranh đừng yêu thế
giới vì cớ thực ra, nơi lòng họ đang thực sự yêu nó, họ nổ lực sống khiêm tốn
vì cớ họ rất tự tin nơi tấm lòng. Đây là kinh nghiệm của cái gọi là Cơ-Đốc giáo,
nhưng tôi xin lặp lại đó không phải là kinh nghiệm của hội thánh. Ví dụ chúng
ta có thể dọn đường băng qua Đại Tây Dương hay Thái Bình Dương, chúng ta không bao
giờ có thể dọn đường đi từ đất lên trời. Thiên đàng không phải là một chỗ mà
hội thánh chúng ta sẽ đạt đến trong một ngày tương lai nào đó. Hội thánh đang ở
đó và không bao giờ ở chỗ nào khác.
Thiên đàng vừa là nguồn gốc
và chỗ cư ngụ của hội thánh, nhưng không phải là nơi đến của họ. Vì hội thánh
đã không bao giờ biết lãnh vực nào khác ngoài thiên đàng, vấn đề đấu tranh để
đụng đến thiên đàng không bao giờ được đặt ra cho hội thánh. Điều này hầu như
là một lời tuyên bố có hậu quả mạnh, nhưng đó là một thực sự giống như mọi điều
khác trong lời Đức Chúa Trời, đó là điều được sự khải thị của Đức Thánh Linh bày
tỏ cho lòng chúng ta và mãi đến khi chúng ta thấy điều đó chúng ta mới hiểu
thấu sự kêu gọi thiên thượng của mình. Sự kêu gọi đó không kêu gọi chúng ta lên
trời, nhưng bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta ra từ trời và đang ở trong trời.
Nên hội thánh không phải là một đoàn thể Cơ-Đốc nhân đang dọn đường hướng về
trời, nhưng là một đoàn thể đang hiện thực là các quốc dân của thiên đàng ngay
bây giờ. Hãy nhớ lại… “không ai đã lên trời, nhưng….Con Người, đang ở trong
trời” (Giăng 3:13). Hội thánh không cần cầu nguyện để họ có thể trở nên như Đấng
Christ. Họ chỉ cần thấy địa vị của mình ở đó trong sự liên hiệp với chính Chúa
mình.
Chúng ta cần soát lại sự suy
nghĩ của chúng ta về Hội thánh. Đó không phải là một tổ chức phải được qui
hoạch, cũng không phải là một đoàn thể dân chúng đã được hoàn bị. Đó không phải
là một quan niệm đáng nắm lấy, cũng không phải là một lý tưởng phải đạt được.
Giống như rất nhiều điều khác đang thuộc về chúng ta trong Đấng Christ, Hội
thánh là một thực tế phải được nhìn thấy bởi sự trợ lực của Đức Thánh Linh
xuyên qua lời kinh thánh. Khi chúng ta nhận biết được tính chất thiên thượng
thiết thực của Hội thánh, khi ấy tình trạng thiên thượng của bản chất đổi mới
của chúng ta bừng sáng trên chúng ta, và chúng ta biết rằng khởi điểm của chúng
ta là các Cơ-Đốc nhân không phải từ đất nhưng từ trời. Hội thánh đã hoàn hảo,
hoàn hảo mà không còn có thể chấn hưng. Các nhà thần đạo nói: “Ô, nhưng đó là
thế đứng của hội thánh, tình trạng của hội thánh không như vậy”. Nhưng trước
nhãn quan của Đức Chúa Trời không có sự bất toàn đến vĩnh cửu. Tại sao lại bối
rối với các vấn đề bất tận có liên hệ đến sáng tạo cũ chứ? Chúng thường tan
biến, khi bởi ân điển thần thượng, chúng ta thấy được thực tế vĩnh cửu. Hội
thánh là lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời vận dụng quyền bính Ngài trong trái
đất và ngày nay ở giữa vũ trụ bị ô nhiễm, Ngài có một lãnh vực thuần khiết
không nhơ bợn để làm chỗ cư ngụ của Ngài.
CÁC CHƠN ĐÈN BẰNG VÀNG
Chúng ta nặng nề về Hội
thánh biết bao!
Chúng ta miễn cưỡng phó thác
chính mình cho hội thánh là dường nào? Chúng ta nói: nếu hội thánh có lỗi lầm
thì thế nào? Nếu hội thánh đến chỗ kết thúc sai lầm thì sao? Nhưng Chúa không
dự trù cho sự lỗi lầm của bất cứ loài nào ở đó. Dù theo tư tưởng của Ngài, các
việc như vậy không có thể xảy ra. Chúng ta nghĩ về hội thánh tại cô-rinh-tô như
là một hội thánh dưới tiêu chuẩn, nhưng về hội thánh đó Phao-lô viết “anh em đã
được rửa sạch,…..anh em đã được thánh hóa….anh em đã được xưng nghĩa”. Thậm chí
tại La mã vào lúc cuối cùng, ông không thấy Đê-ma và A-lịch-sơn, người thợ đồng
và một nhóm anh em giả tạo lập một loại hội thánh giả nào đó, phân biệt cách
thận trọng với cái thực. Bất cứ khi nào đề cập đến hội thánh trong các thơ tín
của mình Phao-lô diễn giảng về hội thánh như hoàn toàn hoàn hảo và ông không
chêm vào các câu phụ chú để độc giả tránh ngộ nhận.
Giăng cũng như vậy, trong
khải thị 2 và 3, chúng ta được bày tỏ con người đang di chuyển giữa các giá đèn
và khẳng định trách nhiệm cá nhân của mỗi một hội thánh đối với chính Ngài.
Tiếp theo mất Ngài, đôi mắt chúng ta sẵn sàng khám phá nhiều lỗi lầm trong các
hội thánh, nhưng có chỗ nào tỏ ra giăng phân biệt giữa các hội thánh sai và các
hội thánh đúng chăng? Dù có mọi lỗi lầm của họ, ông viết về họ như chính Chúa
vẫn đang nhìn họ, đó là như “bảy chơn đèn bằng vàng” bảy giá đèn toàn bằng
vàng.
Đối với những ai mà thực tế
đã bắt đầu bừng lên trên họ một lần chỉ có thực tế đó mà thôi. Chúng ta nói:
theo quan điểm của Đức Chúa
Trời hội thánh là thể này hay thể kia! Hội thánh phải là những gì từ quan điểm
của Đức Chúa Trời, vì cớ Christ là điều đó. Thấy được thực tế vĩnh cửu trong
Christ là đình chỉ phân biệt giữa hội thánh là gì theo khả năng và đích thực,
một khi Chúa đã bắt đầu mở mắt chúng ta, chúng ta không còn khinh dễ các điều
nhỏ nhoi nữa. Khi chúng ta chỉ gặp một nhóm tín đồ tại chỗ nào đó, chúng ta sẽ
không còn nói: “đa số người này có ích lợi gì cho Đức Chúa Trời chăng? Có rất
ít tại đây!” chúng ta không phàn nàn “chỉ có một anh em khác ở với tôi trong
thành phố ngoại đạo này!” chúng ta nhìn vào sách sứ đồ và chúng ta ngừng bối
rối về tinh trạng ít ỏi của các tín đồ mà trong chương 13, họ đã đưa ra các
quyết định mở rộng (vì đó là những gì họ đích thực minh chứng) chúng ta đừng
suy nghĩ: đã không có một sự đại diện câu xứng của hội thánh ở đó để có các
bước quan trọng như vậy phải chờ một cuộc hội nghị tổng quát của các lãnh tụ
hội thánh.
Không, chúng ta thỏa mãn vì các tín đồ đó đã thấy thực
tế thiên thượng và do đó chúng ta không bối rối cách không đúng lúc về các sự
chính xác của kỹ thuật. Khi nào chúng ta thấy được thực tế của hội thánh như họ
đã thấy rồi, khi ấy chúng ta sẽ nhìn nhận hội thánh đang vận hành, khi chúng ta
chạm trán hội thánh ở bất cứ chỗ nào, thậm chí dù hội thánh là một nhóm tín đồ
nhỏ bé mà như người ta nói không có thể đứng đặc biệt nào như là các đại biểu
được quy định đúng cách của họ. Nếu chính họ thực sự khuất phục đối với đầu
trong mọi sự, nếu họ tạo tác nhiều điều, không từ chính họ hay hội thánh nhưng
từ Christ, khi ấy Linh của Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn làm chứng cho họ.
Hãy lấy một trường hợp cực đoan. Tại Đan Mạch khi
Anania đến cùng Sau-lơ, ông đã đi một mình và chỉ riêng ông đã đặt tay trên
Sau-lơ anh em ta thán “mất trật tự quá” hoàn toàn mâu thuẫn với các nghiên tắc
của thân thể! Chắc chắn đó là một hành động độc lập!” Không phải vậy đâu,
Anania chỉ là một môn đồ, thật vậy nhưng một người chuyển động (như một chi thể
của thân thể) dưới sự chỉ đạo của Đầu. Vào giờ đó mắt của Chúa đã không chỉ ở
trên Anania thôi, nhưng cũng trên người khác. Chính hành động của Anania đối
với anh em mới mẻ này.
Đã biểu hiện sự khuất phục
riêng của ông đối với Christ cách rất sáng tỏ và dưới các tình trạng đó, khi
ông chuyển động toàn thân thể cũng chuyển động theo.
Nếu anh em đã được đưa vào
thực tế vĩnh cửu của Hội Thánh, ngày kia anh em sẽ được kêu gọi để phát ngôn và
hành động thay cho toàn thể Hội Thánh. Anh em sẽ khước từ làm như vậy chăng?
Một sự chuyển động về phần bất cứ chi thể nào của thân thể mà thực sự khuất
phục Linh của Christ là một sự chuyển động của toàn thể. Trong giờ đó sự sống
của một người như vậy siêu việt mọi cái bên ngoài, vì người ta nhìn nhận Đức
Chúa Trời đang chuyển động xuyên qua chi thể đó.
Các sự hàm ý của mọi điều
này rất lớn lao. Chúng ta không có nghiệp vụ, lo quan sát các sự việc cách duy
vật hay duy lý, đó là xuyên qua nhãn quan của công giáo la mã hay phe cải
chánh, nhưng chỉ theo quan điểm của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời nhìn thấy 7
giá đèn bằng vàng. Ngài chỉ biết “Hội Thánh” và khi chúng ta cho phép Linh của
lẽ thật hướng dẫn chúng ta vào lẽ thật thuộc linh về Hội Thánh, chúng ta sẽ chỉ
thấy Hội Thánh mà Đức Chúa Trời thấy
Đang khi tôi diễn giảng về
các điều này cùng các Cơ-Đốc nhân ta các xứ khác nhau, tôi nhận thấy, tất cả
họ, bao gồm các lãnh tụ đều có cùng các
câu hỏi. Họ cảm thấy “anh có ngụ ý bảo tôi rằng có thể có đôi điều theo đúng
tiêu chuẩn Đức Chúa Trời ở đây sao? anh là người theo lý tưởng chủ nghĩa, anh
đang theo đuổi một ảo ảnh. Nhưng thậm chí giá như anh có đúng, và có thể nhìn
thấy các điều này xảy ra ở vài mức độ nào đó trong đời sống anh, nhưng thế
hệ tiếp theo sẽ thế nào? Những gì anh
đang kinh nghiệm bây giờ sẽ đi vào con
đường của mọi sự khác. Tính chất nó sẽ
thay đổi và chỉ một ít năm nó sẽ chỉ tồn tại như một bức vẽ hoạt kê về khải
tượng của anh “ (tại điểm này tôi có thể nhắc nhở các độc giả rằng, trải 35 năm
qua, tác giả đã chứng kiến sự trưởng tiến xuyên qua sự rao giảng lời, một công
tác rất có kết quả của Linh Đức Chúa Trời tại Trung Hoa và một công tác mà nhờ
quyền năng của Christ đang nội túc trong những kẻ thuộc về Ngài, họ đã chịu
đựng nỗi các cơn bão tố khốc liệt nhất – lời của chủ bút 1961)
Vâng, tôi giả sử nếu anh em
chỉ nhìn các sự việc theo quan điểm của chức vụ Phao lô trong Tân Ước, một thái
độ như vậy có thể có vẻ là đúng; nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, vẫn còn chức vụ
của Giăng. Những gì Đức Chúa Trời vẫn đang làm xuyên qua các người này thì vĩnh
cửu – chớ không phải là những gì trong 10 hay 20 năm. Về nhà thuộc linh của Đức Chúa Trời không có thế hệ nhất
hay thứ hai. Nhưng đời này sang đời kia” (Th 90:1) những gì Ngài đang có nước
mắt Ngài sẽ không bao giờ bỏ qua, vì chúng lý do tốt đẹp là chính Ngài không
bao giờ thay đổi.
(1) [dĩ nhiên, lời ám chỉ là
sự khác biệt giữa thế hệ các Cơ-Đốc nhân thứ nhất và thứ hai giữa những người
đến cùng Christ từ ngoại giao vào đột truyền giáo đầu và những kẻ thường lớn
lên theo sau số người đó, nhưng chỉ hữu danh và thực] vậy chúng ta có dám chấp
nhận tiêu chuẩn khác chăng? Một người không đủ khả năng mang các viên trân chân
lại mua một chuỗi Kim Cương giả và tưởng
chúng như các viên Trân Chân mô phỏng. Nhưng
một người có đủ khả năng mang các viên
Trân Châu lại trong suy nghĩ về các tràng Kim Cương giả như các viên
Trân Châu mô phỏng. Đối với chị em mấy không có các Trân Châu thật và các Trân
Châu giả, chỉ có các Trân Châu. Đối với chị, các tràng Kim Cương giả không còn liên hệ với các viên Trân Châu
hải là có các Kim Cương giả nào khác, các Trân Châu duy nhất nàng nhìn nhận như
các Trân Châu là các Trân Châu Thật.
“Vừa quay lại tôi đã thấy 7
chơn đèn bằng vàng”. “Và người đã mang tôi ra đi trong linh đến một ngọn núi
lớn và cao, đã bày tỏ Giê ualem, tháng tháng cho tôi, từ trời nơi Đức Chúa Trời
mà xuống, có vinh quang của Đức Chúa Trời, ánh sáng của thánh như một anh em ở
đó, chúng ta có thể ngợi khen Đức Chúa Trời vì chức vụ của Giăng!