Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

SẢN XUẤT THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST


Nhã Ca 5:2-6, 8, 16; 6:1-6 Philíp 3:10 Col 1:24
Nhã Ca thực sự là một sách diệu kỳ. Lần nữa chúng ta phải nói rằng chủ tâm của chúng ta không phải là hiểu suông quyền sách, điều đó vô nghĩa. Điều chúng ta phải thấy là mọi điểm chuyển biến trong sự sống hầu chúng ta có thể nẩy mầm cho mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời, sự xây dựng tập thể. Sự nhấn mạnh chủ yếu của chúng ta trong sứ điệp này là sự sống và sự xây dựng xuất phát từ sự sống. Chúng ta phải thấy các sự chuyển biến trong sự sống cho sự trưởng thành trong sự sống, mà sẽ sản xuất sự xây dựng.
Dù chúng ta không có chủ tâm hiểu suông quyển sách này, song le chúng ta vẫn cần quen thuộc với mọi từ liệu, các lời diễn tả, minh họa và hình thể. Đây là văn phẩm thi ca và trong một văn phẩm như vậy, các hình thể như vậy là quan trọng. Chúng ta không vì trí thức suông về kinh thánh, nhưng chúng ta cần hiểu biết mọi chuyển biến trong sự sống. Vì vậy, tôi cảm thấy chúng ta cần ôn lại mọi hình thể mà chúng ta đã bàn rồi.

--Tìm kiếm Chúa
Sách này bày tỏ rằng sự trưởng tiến thuộc linh trong sự sống bắt đầu với khâu tìm kiếm Chúa. Khâu tìm kiếm của chúng ta luôn luôn là kết quả của việc chúng ta được Chúa hấp dẫn và lôi kéo. Bất cứ khi nào Chúa bày tỏ chính mình Ngài cho chúng ta, tự phát chúng ta sẽ bị thu hút theo đuổi Ngài. Người tìm kiếm trong sách này ở trong một đường lối yêu thương. Khi chúng ta được Chúa hấp dẫn, chúng ta khởi đầu tìm kiếm Ngài bằng cách yêu Ngài. Sau khâu tìm kiếm, có khâu tìm thấy mà đưa chúng ta vào sự tương giao thiết thực với Chúa. Sự tìm kiếm đem lại sự tìm thấy, và sự tìm thấy đem lại sự tương giao.
Trong chương 1 của sách này, người tìm kiếm đã được đưa vào phòng bên trong của Vua. Thậm chí nàng đã ngồi vào bàn của vua. Tất cả các điều này chỉ dẫn một sự tương giao thân mật và tăng cường lực với Chúa. Nhờ tương giao với Chúa mà chúng ta bắt đầu đánh giá Ngài. Bước thứ nhất trong kinh nghiệm của chúng ta không trực tiếp vui hưởng Chúa, nhưng đánh giá Ngài. Tại đây, người tìm kiếm bắt đầu đánh giá Chúa như bó hoa một dược và chùm hoa phụng tiên. Đây là tất cả những sự đánh giá Chúa. Nàng đã thực sự đánh giá sự dịu ngọt của Ngài, sự thanh lịch của Ngài và vẻ đẹp của Ngài.
Trong câu cuối cùng của chương 1, nàng đã bước vào một sự tương giao tăng tiến và sâu nhiệm hơn với Chúa. “Rường nhà chúng ta bằng gỗ bá hương, rui mái nhà bằng cây tòng”. Cây bá hương khải thị sự phục sinh, còn các cây rui bằng gỗ tùng biểu thị sự chết của Đấng Christ. Nhờ điều này chúng ta đã bước vào sự tương giao chặt chẽ hơn với Chúa.
--Sự biến đổi bắt đầu
Nhờ tất cả các sự đánh giá này về Chúa nên nàng đã bước vào bước thứ nhất của sự biến đổi. Nàng được Chúa so sánh với bầy ngựa trong xe của Pha ra ôn. Nàng vẫn có sức mạnh thiên nhiên riêng và nàng còn mang vài điều thế tục. Nhưng rồi dần dần đôi mắt nàng đã được thay đổi thành mắt bồ câu. Bây giờ quan niệm nàng đã được thay đổi tận căn bản bởi sự đánh giá thêm về Chúa. Chúng ta càng đánh giá sự dịu ngọt và thanh lịch của Chúa, tâm trí của chúng ta sẽ càng được đổi mới càng thêm. Chúng ta sẽ bỏ mất quan điểm của sự sinh đẻ thiên nhiên của chúng ta và bắt đầu có sự sang suốt của Linh.
Rồi nhờ tương giao chặt chẽ và sâu nhiệm hơn với Chúa, như chung ta đã thấy trong câu cuối cùng của chương một, nàng trở nên một bông huệ chỉ tin cậy Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng một con ngựa còn đầy sức mạnh riêng của nó,  nhưng một hoa huệ không có sức mạnh trong đó để tin cậy. Sức mạnh thiên nhiên đã mất, nàng nhận thức rằng để tiến lên với Chúa, nàng phải từ bỏ toàn thể sức mạnh thiên nhiên đang khi làm các sự việc cho Ngài. Nàng bắt đầu đặt sự tin cậy của nàng nơi Đức Chúa Trời và đây là nếp sống của hoa huệ. Nàng trở nên như một cái hoa huệ nhỏ bé, đang lớn lên trong đồng ruộng, tin cậy nơi sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. Nàng không sống bởi lao tác vất vả riêng, nhưng bởi tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Đây là một sự biến đổi thiết thực.
--Từ sự đánh giá đến sự vui hưởng
Sau khi người tìm kiếm trở nên một bông huệ, nàng bắt đầu vui hưởng Chúa. Lúc đầu nàng đánh giá Chúa như bó hoa một dược và như chùm hoa phụng tiên, nhưng vào lúc đó nàng đã chưa bắt đầu vui hưởng Chúa. Sự vui hưởng bắt đầu tiếp sau khi được biển đổi thành hoa huệ. Sau khi trở nên một bông huệ, nàng bắt đầu vui hưởng trái của Chúa, mà vốn dịu ngọt đối với khẩu vị của nàng. Bây giờ nàng không chỉ đánh giá Chúa nhưng cũng vui hưởng Chúa bằng cách ăn trái của Ngài. Rồi nàng được đưa vào nhà yến tiệc, nhà của rượu nho, để có một sự vui hưởng tăng tiến về khâu ăn và uống Chúa. Trước thời gian này, nàng đã chỉ có một loại đánh giá về Chúa. Các sự phong phú của Chúa vẫn chưa được truyền vào nàng. Nhưng vào lúc nàng bắt đầu vui hưởng Chúa, nàng khởi sự nhận đôi điều từ Chúa vào trong nàng. Nhờ ăn và uống Chúa, vài nguyên tố của bản thể Chúa đã đưa vào trong nàng.
Do đó, nhờ ăn uống và vui hưởng Chúa, bước thứ ba của sự biến đổi được truyền vào nàng. Người tìm kiếm trở nên một con bồ câu. Trong kinh thánh chim bồ câu biểu thị Đức Thánh Linh. Bây giờ nàng sống như Đức Thánh Linh, cư xử như Đức Thánh Linh và nhìn như Đức Thánh Linh. Là một con bồ câu, nàng trở nên sự biểu hiện của Linh, chỉ nhờ tiếp lấy nguyên tố của Chúa vào trong nàng mà nàng được biến đổi theo một đường lối như vậy. Không chỉ nhờ đánh giá Chúa là gì, nhưng nhờ tiếp lấy Chúa vào trong nàng theo đường lối vui hưởng mà chính và nguyên tố của Chúa đã vào trong nàng và khiến cho nàng được biến đổi cách kiên cố. Bây giờ nàng không còn là một bầy ngựa hay một bông huệ, nhưng một con bồ cầu, sự biểu hiện của Linh ban sự sống.
--Tham dự vào sự chết và phục sinh của Chúa
Mọi sự biến đổi của nàng đều vì sự đánh giá và vui hưởng của nàng về Chúa xuyên qua các kinh nghiệm về sự chết và phục sinh của Chúa. Có nhiều hình thể như một dược, hóc của vầng đá, nơi kín mật của các chỗ lên từng bực, đó là các hình thể về sự chết và phục sinh của Chúa. Đang khi nàng đang đánh giá và vui hưởng Chúa, nàng kinh nghiệm sự chết và phục sinh của Chúa. Chúng ta không thể tham dự về chính mình Chúa mà không dự phần trong sự chết và phục sinh của ngài. Điều này vì cớ các chi tiết này là các nguyên tố của chính bản thể Ngài. Nếu chúng ta vui hưởng Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ dự phần sự chết và phục sinh của Ngài. Chúng ta càng tham dự Chúa, chúng ta càng tiếp tục lấy sự chết Ngài vào trong chúng ta nhiều hơn. Chúng ta càng vui hưởng Ngài, chúng ta càng tiếp tục sự phục sinh của Ngài.
Như tôi đã đề cập trong quá khứ, ngày nay Chúa giống như một liều lượng tổng bao hàm.  Trong một liều lượng như vậy, có mọi thành phần và nguyên tố cần thiết. Có các nguyên tố sát trừ, và có các nguyên tố dinh dưỡng. Sự chết của Chúa là nguyên tố sát trừ, và sự phục sinh của Ngài là nguyên tố dinh dưỡng. Khi chúng ta vui hưởng Chúa, chúng ta vui hưởng mọi thành phần của Đấng Tổng Bao Hàm như vậy. Chúng ta càng vui hưởng Chúa, tiếp thu Chúa, các nguyên tố sát trừ càng tràn vào chúng ta, songle đồng thời chúng ta cũng nhận được các nguyên tố dinh dưỡng của sự phục sinh Ngài. Halêlugia! Khi nguyên tố của Chúa vào trong chúng ta, Ngài giết chết mọi chi tiết tiêu cực và nuôi dưỡng chúng ta bằng mọi nguyên tố tích cực. Điều nầy chỉ có thể phát sinh sự biến đổi. Đôi mắt ngựa đã được thay đổi thành mắt bồ câu, và thậm chí một bầy ngựa đã được thay đổi thành một bông huệ. Rồi hoa huệ được biến đổi thành bồ câu, và nàng ngụ trong hóc vầng đá và trong nơi kín mật của các chỗ lên từng bực. Nàng ngụ trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Chúa.
--Không có nhân phẩm.
Rồi cuối cùng nàng bước ra khỏi đồng vắng thuộc linh của mình, tức là ý muốn của nàng. Nàng bước ra như các trụ khói, tẩm một dược và nhũ hương và các loại thuốc thơm của con buôn. Trong các hình thể trước, nhiều hay ít đều cũng có nhân phẩm, nhưng bây giờ là các trụ cột, không có nhân phẩm. Nàng đã được Chúa xử lý đến nổi nhân phẩm nàng đã mất.
Trong nếp sống thuộc linh của chúng ta, nan đề luôn luôn với nhân phẩm của chúng ta. Mỗi người chúng ta đều có một nhân phẩm mạnh. Nếu chúng ta xử lý với các đồ vật, chúng ta không có nan đề, vì cớ các sự vật không có nhân phẩm. Nhưng nếu chúng ta xử lý với người ta, luôn luôn có nan đề vì cớ có các sự dị biệt ở trong nhân phẩm. Vì lý do nầy Chúa phải xử lý với nhân phẩm chúng ta, vì cớ nó tranh chấp với nhân phẩm của Ngài. Trong bốn hình thể rồi của nhóm thứ nhất, không có nhân phẩm. Người tìm kiếm đã ra khỏi ý muốn của nàng, và nhân phẩm nàng đã được xử lý cách triệt để không có nhân phẩm trong các cây trụ; chỗ nằm nghỉ, cái kiêu và mão miện. Halêlugia!
Hoàn toàn có tám hình thể trong nhóm thứ nhất: các con ngựa, mắt bồ câu, hoa huệ, bồ câu, trụ khói, chỗ nằm, nghỉ, cái kiệu, mão miện. Có nhiều điều xảy ra giữa bốn hình thể đầu tiên. Có sự đánh giá và vui hưởng về Chúa Jesus mà phát sinh sự biến đổi từ hình thể nầy đến hình thể kia. Nhưng hầu như không có gì xảy ra giữa bốn hình thể sau. Các cây trụ, chỗ nằm nghỉ, cái kiệu và mão miện đều hầu như là một và như nhau. Vì một khi chúng ta đạt đến giai đoạn bỏ mất nhân phẩm mình, chúng ta sẽ là bốn hình thể nầy cùng một lúc.
Rồi ai sẽ là nhân phẩm cuả chúng ta? Halêlugia! Chúng ta có thể thấy điều nầy cách minh bạch trong hình thể cái kiệu. Chính cái kiệu không có nhân phẩm, nhưng có một thân vị trong cái kiệu. Thân Vị  nầy là nhân phẩm trong cái kiệu. Thân Vị nầy là ý muốn của cái kiệu. Tình cảm của Ngài là tình cảm của cái kiệu. Tâm trí của Ngài là tâm trí của cái kiệu. Chính cái kiệu không có nhân phẩm nào nhưng nó chứa đựng thân vị hằng sống của Vua bên trong nó. Tất cả điều nầy diễn giảng cho chúng ta nhiều hơn một số bài giảng làm sao làm người thuộc linh. Nếu chúng ta cứ nhìn vào các bức tranh nầy, chúng ta sáng tỏ. Khi chúng ta bước ra khỏi đồng vắng ý muốn chúng ta, chúng ta là sự khoe khoang và vinh quang của Chúa. Ngài đã trở nên nhân phẩm đầy trọn và hoàn bị của chúng ta.
Ban đầu, Chúa đã đụng chạm đến tình cảm của người tìm kiếm (1:2-4). Rồi dần dần, tâm trí của nàng đã được đổi mới (1:15). Cuối cùng ý muốn của nàng được chế phục (3:6). Vì vậy toàn thể hữu thể của nàng đã được biến đổi: tình cảm nàng đã được đụng đến, tâm trí nàng đã được đổi mới và ý muốn nàng bị chế phục. Nàng đã trở nên một với Chúa ở bên trong đến nổi nàng đã trở nên sự biểu hiện bề ngoài của Chúa. Điều nầy được nhìn thấy trong cả cái kiệu và mão miện. Chúa ở trong cái kiệu, và Ngài ở dưới mão miện. Vì vậy Ngài được mô tả như là Salômôn với mão miện. Hai đã trở nên một. Đây đích thực là sự thành đạt cao hơn hết của sự thuộc linh.
--Ba sự chuyển biến chủ yếu.
Nhưng bây giờ chỉ là phần đầu của quyển sách, chỉ bày tỏ phần đầu trong lời phô diễn theo thi ca về các kinh nghiệm của chúng ta. Vào điểm nầy nàng vẫn nói nàng cần núi một dược và đồi nhũ hương. Điều nầy có nghĩa với một sự thành đạt cao như vậy, ban mai của nàng chưa lộ ra, vẫn còn vài bóng tối. Nàng không bằng lòng với điều nàng đã đạt được. Nàng đã nhận thức rằng nàng cần sự chết và sự phục sinh của Chúa nhiều hơn, nàng phải ngụ ở đó. Nhờ ngụ ở núi một dược và đồi nhũ hương, nàng được thuyên chuyển đến đỉnh núi Liban, đó là đỉnh núi thăng thiên của Chúa. Bất cứ khi nào chúng ta kinh nghiệm sự chết và sự phục sinh của Chúa, điều nầy luôn luôn đúng đối với chúng ta.
Được biến đổi thành cái kiệu và mão miện là một thành đạt cao, song le đỉnh của ngọn núi thăng thiên của Chúa còn cao hơn nữa. Nhưng bây giờ Chúa đến gọi nàng tiến đến chuyển biến kế tiếp. Chuyển biến thứ nhất đều do nàng tạo ra phần lớn. Nàng nhận thức rằng nàng cần núi một dược và đồi nhũ hương, và chuyển biến thứ hai do kinh nghiệm về sự chết và phục sinh của Chúa. Bây giờ Chúa đến giúp đỡ nàng tạo sự chuyển biến thứ ba. Ngài kêu nàng rời bỏ sự thành đạt cao hơn hết của nàng, rời bỏ đỉnh núi Liban và bước xuống thung lung để làm miếng vườn.
--Miếng vườn sản xuất.
Vào lúc này nàng đã vui hưởng Chúa nhiều, nhưng nàng đã không cung cấp đều gì cho Chúa vui hưởng. Nàng đã có sự thỏa mãn nhưng nàng không sản xuất điều gì cho Chúa và cho các anh em khác. Nàng phải là một miếng vườn để mọc lên đôi điều gì cho Chúa và cho dân Ngài. Do đó nàng trở nên một miếng vườn sản xuất mọi điều nàng đã vui hưởng của Chúa trong quá khứ. Nàng đã vui hưởng một dược, nên bây giờ nàng nẩy mầm một dược. Nàng đã vui hưởng nhũ hương và hoa phụng tiên nên bây giờ nàng mọc lên nhũ hương và hoa phụng tiên. Nàng đã vui hưởng mọi loại thuốc thơm của con buôn, nên bây giờ nàng nẩy mầm mọi loại hương liệu để chế tạo các loại thuốc thơm. Bất cứ nàng đã vui hưởng gì, nàng nẩy mầm điều ấy. Trong khi nàng vui hưởng, Chúa đã bước vào nàng, và bây giờ trong sự trưởng tiến của nàng Chúa từ trong lòng nàng bước ra. Trước hết Chúa đưa chính mình Ngài vào nàng, và bây giờ Ngài đang sản xuất chính mình Ngài từ trong nàng.
Tất cả đều này đều có ý nghĩa, chớ không phải giáo lý suông. Những điều nầy là các kinh nghiệm thiết thực của nếp sống thuộc linh. Nên rất nhiều người sẽ bảo cùng anh em rằng đây đích xác là điều họ đã kinh nghiệm về Chúa. Tất cả chúng ta phải là một miếng vườn như vậy cho Chúa nẩy mầm tất cả những gì chúng ta đã vui hưởng từ Ngài. Sau ngày chúng ta đã được cứu, theo một nghĩa chúng ta đã trở nên một miếng vườn rồi, sản xuất đôi điều cho Chúa và cho anh em khác. Nhưng điều đó không đầy đủ. Chúng ta phải trưởng tiến, từng bước một, từ giai đoạn nầy đến giai đoạn kia, đến khi chúng ta đạt đến giai đoạn làm một miếng vườn. Theo một nghĩa, chúng ta đã là một miếng vườn. Theo một nghĩa, chúng ta đã là miếng vườn, nhưng chúng ta đã không ở trong giai đoạn của miếng vườn. Chúng ta phải tiến lên cho đến khi chúng ta đến giai đoạn làm một miếng vườn.
--Một sự mâu thuẫn tiếp theo
Sau khi người tìm kiếm đã đạt đến giai đoạn của miếng vườn. theo thi ca, nàng hài lòng lần nữa. Nàng rất thỏa mãn với sự thành đạt thuộc linh của nàng, đến nỗi nó tạo ra một loại mâu thuẫn giữa nàng và Chúa. Mỗi lần chúng ta hài lòng với sự thành đạt thuộc linh của chúng ta, loại thỏa mãn nầy trở nên một sự mâu thuẫn giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta thỏa mãn, nhưng Chúa muốn chúng ta thăng tiến. Chúng ta đừng ngụ lại với điều chúng ta đã đạt được. Làm một mão miện là diệu kỳ, nhưng đừng ngụ ở đó. Một khi chúng ta hài lòng, chúng ta mất hiện diện của Chúa.
--Ngủ bên ngoài, sinh động bên trong
Nên người tìm kiếm có sự lặp lại về kinh nghiệm trong chương 2. Nàng ở bên trong, Chúa ở bên ngoài. Vào lúc này tình thế khác nhiều. Nàng nói: “Tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức”. Đây là một thực sự: vào lúc nầy nàng thực sự an nghỉ đối với mọi hoạt động của nàng. Đây là sự chấn hung thiết thực trong nếp sống thuộc linh của nàng. Chúng ta luôn luôn muốn làm rất nhiều điều. Nhưng chúng ta càng trưởng tiến trong Chúa, chúng ta càng từ bỏ hoạt động thiên nhiên, chúng ta an nghỉ đối với mỗi hoạt động của chúng ta. Bên ngoài chúng ta ngủ, nhưng bên trong chúng ta đang sinh động! Chúng ta rất mực cảnh giác đối với hiện diện của Chúa và tiếng của Ngài. Bất cứ khi nào Ngài phán ta có thể nghe Chúa ngay, và chúng ta có thể nhận thức hoặc hiện diện của Ngài có ở cùng chúng ta chăng. Nhờ điều nầy khám phá một sự mâu thuẫn giữa nàng và Chúa.
Khi chúng ta cách xa Chúa, Ngài luôn luôn kêu gọi chúng ta trở lại cùng Ngài. Khi chúng ta trở lại cùng Ngài, chúng ta trở nên cực kỳ năng động để làm nhiều điều cho Ngài. Nhưng dần dần, đặc biệt khi chúng ta bước vào nếp sống hội thánh, mọi hoạt động của chúng ta sẽ bị chết. Cuối cùng chúng ta sẽ chỉ nói: “tôi ngủ”. Không có thêm các hoạt động, nhưng chúng ta không chết. Chúng ta rất sinh động ở bên trong!.
Nhiều lúc những người ở bên trong hội thánh kết án chúng tôi khi nói rằng nếp sống hội thánh đình chỉ nhiều hoạt động tốt. Sau khi tiếp xúc hội thánh, rất nhiều giáo sĩ đã đình chỉ đi đến các khu vực truyền giáo của họ. Mọi hệ phái đều khuyến khích các Cơ-Đốc nhân đi đến các khu vực truyền giáo. Nhưng nếp sống hội thánh đúng đắn làm họ ngưng đi ra. Đây là sự thật. Rất nhiều giáo sĩ, mục sư và công nhân Cơ-Đốc đã bị nếp sống hội thánh câu lưu, không còn các hoạt động thiên nhiên nữa. Chúng ta càng ở trong hội thánh, chúng ta càng chết đối với hoạt động của chúng ta. Rồi chúng ta an nghỉ với mọi hoạt động của chúng ta ở bên ngoài. Nhưng bên trong chúng ta cực kỳ sinh động, luôn luôn lắng nghe tiếng của Chúa.
Khi chúng ta năng động, Chúa sẽ bảo chúng ta im lặng. Nhưng khi chúng ta im lặng, yên nghỉ đối với mọi hoạt động của chúng ta, Chúa sẽ phán: “Đừng im lặng. Ta đang đẫm giọt sương đêm”. Nói cách khác Ngài vẫn đang hoạt động và chịu đau khổ để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Theo một nghĩa Ngài đã hoàn thành mọi sự và đã thăng thiên lên các từng, nơi Ngài đang ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời. Nhưng theo nghĩa khác, Ngài vẫn đang hoạt động và chịu đau khổ để xây dựng Thân Thể của Ngài. Chúa bày tỏ cho con người tìm kiếm của Ngài rằng đang khi nàng yên nghỉ, nàng vẫn đang hoạt động. Điều này khải thị cho nàng biết sự mâu thuẫn giữa nàng và Chúa.
Đây là bức tranh thiết thực của sự nhục hóa. Chúa vốn là Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã trở nên người. Là Đức Chúa Trời, Ngài không cần chịu giọt sương đau khổ ban đêm. Nhưng Ngài đã trở nên một người của các nỗi buồn, liên tục chịu đau khổ vì mục đích của Đức Chúa Trời. Nhờ điều nầy, Chúa yêu cầu nàng từ bỏ mọi sự thành đạt thuộc linh của nàng và chịu khổ với Ngài vì mục đích của Đức Chúa Trời: câu đáp của nàng là: “tôi đã cởi áo choàng rồi. Làm sao tôi mặc lại? Tôi đã rửa chơn rồi, làm sao tôi làm lấm lại chớ? Đây là thi ca, bày tỏ thế nào nàng đã cởi bỏ sự sống thiên nhiên của nàng và rửa sạch mọi nhơ nhốp khỏi thế giới. Nàng rất thuộc linh, không nhơ bẩn, rất thanh khiết và rất thánh khiết. Làm sao nàng trở lại được?
--Tương giao với sự đau khổ của Ngài
Trong Philíp 3:10, Phaolô nói rằng, ông muốn biết sự tương giao với sự đau khổ của Đấng Christ. Điều này có nghĩa dự phần trong sự đau khổ của Ngài. Nếu Chúa đã ngụ trên các từng trời, Ngài không bao giờ là một người chịu đau khổ dưới đất. Rồi không thể sản xuất Hội thánh, Thân Thể của Đấng Christ. Thân thể được sản xuất xuyên qua sự đau khổ của Đấng Christ. Đấng Christ đã chịu đau khổ, không chỉ vì sợ cứu chuộc chúng ta, nhưng cũng để sản xuất Thân Thể. Nhưng sự sản xuất Thân Thể chưa được hoàn bị. Còn thiếu thốn các sự khổ sở của Đấng Christ. Vì vậy, Phao lô nói, “Nay tôi vui mừng về sự tôi chịu khổ sở vì anh em, và vì Thân Thể của Đấng Đấng Christ, là Hội thánh à đem xác thịt tôi bù đắp phần còn thiếu trong sự hoạn nạn của Ngài”, (Côl 1:24). Phao lô đã bù đắp phần còn thiếu trong các sự hoạn nạn của Đấng Christ vì cớ Thân Thể. Nhưng thậm chí ngày nay, đừng nghĩ rằng Thân Thể của Đấng Christ đã được hoàn bị. Chúng ta phải làm cho Thân Thể hoàn bị bằng cách chịu đau khổ cùng loại các đau khổ mà Chúa Jesus đã chịu khổ như một con người.
Phao lô có rất nhiều tính tôn giáo trước khi được cứu. Rồi ông đã được cứu và trở nên rất thuộc linh. Tôi nói rằng thậm chí ông đã được sự thành đạt cao hơn hết về sự thuộc linh. Nhưng ông đã không ngụ lại ở đó. Hiển nhiên, ông đã bỏ mất mọi sự thuộc linh của ông để bước xuống trái đất chịu khổ vì Thân thể của Đấng Christ. Ngày nay có nhiều người tạm gọi là Tôi tớ của Chúa, nhưng họ đã không bao giờ đụng đến việc làm ăn thế tục hay nghiệp vụ thế giới. Một khi họ bắt đầu phụng sự Chúa, họ không bao giờ trở lại với loại nghiệp vụ nào. Nhưng anh em có nhận thức rằng thậm chí sau khi thành đạt thuộc linh như vậy, Phao lô lại may trại chăng? Ông đã không may trại để cho mình dùng. Ông đã may trại để bán cho kẻ khác. Có thể Phao lô đã chịu sự chỉ trích về điều nầy và đó là một loại đau đớn cho ông. Sau sự thành đạt thuộc linh như vậy, ông đã trở lại trái đất để làm và bán các lều trại. Nhưng ông bù đắp các phần còn thiếu trong các hoạn nạn của Đấng Christ vì cớ Thân Thể của Ngài.
--Chịu đau khổ để sản xuất Thân Thể
Chúng ta không thể dự phần trong sự đau khổ của Đấng Christ để cứu chuộc. Nhưng chúng ta phải dự phần trong các nỗi thống khổ của Đấng Christ để sản xuất Thân Thể. Hãy suy nghĩ thêm về tình trạng của sứ đồ Phao lô. Ông là người Pharisi trong tôn giáo Do Thái. Một địa vị được nhiều người tôn quí và tôn trọng là cao cả. Nhưng ông đã lìa bỏ nó và trở nên một Cơ-Đốc nhân. Hơn nữa, ông đã đạt đến đỉnh núi của sự thuộc linh. Không chỉ các người Do Thái giáo không xây dựng được Thân Thể của Đấng Christ, nhưng rất nhiều người tạm gọi là các công nhân Cơ-Đốc cũng đã không làm được các điều đúng đắn để sản xuất và xây dựng Thân Thể Đấng Christ. Phao lô đã là người duy nhất trong thế giới ngoại bang sẵn sàng chịu khổ vì Thân Thể Chúa. Ông đã bị chỉ trích, chống đối và thậm chí một số người cố sức xóa bỏ ông. Tất cả các điều nầy để bù đắp sự thiếu kém trong các sự đau khổ của Đấng Christ vì Thân Thể của Ngài.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào thế giới ngày nay. Cơ-Đốc giáo không như Do Thái giáo. Nó được tôn quí và tôn trọng, Song le nó không chăm lo Thân Thể của Đấng Christ. Nhiều người tạm gọi là các giảng sư tự do đã lìa bỏ các hệ phái, nhưng họ chỉ lo chức vụ riêng của họ; họ lo chút ít. Chúng tôi đã không qui hoạch nó theo đường lối nầy, nhưng gánh nặng ở trên chúng tôi. Chúng tôi không thể giúp đỡ nhưng chịu khổ vì có Thân Thể của Đấng Christ. Chúng ta bị ép buộc phải lấy một thế đứng đặc biệt, một thế đựng tuyệt đối khác biệt đối với Cơ-Đốc giáo và các nhóm tự do. Dĩ nhiên điều này phát sinh nhiều sự chỉ trích và và chống đối đến cùng chúng ta. Nhưng đây là sự đau khổ để sản xuất Thân Thể.
Chúng ta thấy rằng bây giờ người tìm kiếm nầy khác biệt với quá khứ. Thậm chí lời nàng ngợi khen Chúa cũng khác. Nàng nói về Chúa. Toàn thể các người đáng yêu” (5:196). Nàng nói cùng anh em khác rằng nàng có bịnh ái tình với Chúa. Chúng ta có thể tưởng rằng chúng ta yêu Chúa, nhưng khi chúng ta bắt đầu chịu khổ vì Thân Thể Ngài, tình yêu giữa chúng ta và Chúa sẽ trở nên cực kỳ dịu ngọt. Chúng ta sẽ có bịnh ái tình, và chúng ta sẽ bảo các kẻ khác rằng Chúa Jesus của chúng ta hoàn toàn đáng yêu. Chúng ta sẽ nhận thức nhiều hơn về tình yêu của Ngài. Chúng ta sẽ học tập rằng bất luận chúng ta cảm xúc gì, Chúa luôn luôn ở bên trong chúng ta. Hoặc chúng ta có cảm xúc hiện diện Ngài hay không, Chúa luôn luôn ở bên trong chúng ta, luôn luôn có ở đó. Xuyên qua các kinh nghiệm nầy chúng ta sẽ trở nên thành phố làm chỗ cứ trú của Đức Chúa Trời, và một quân đội để chống cự kẻ thù của Đức Chúa Trời. Đây sẽ là sự thành toàn mục đích Đức Chúa Trời trong chúng ta.

--