Kinh văn: Exơra 1:
Trong các sứ điệp chúng tôi
sẽ bao gồm sự việc khôi phục của Chúa, tức
sự khôi phục việc xây dựng nhà và thành phố. Không chỉ có sự khôi phục nhà,
nhưng cũng có sự khôi phục thành phố. Nhà và thành phố cả hai đều cần được khôi
phục.
--Hình
bóng của cuộc lưu đày
Để giúp chúng ta nhận thức
nhu cầu của sự khôi phục là gì, chúng ta phải nhìn trở lại vào trong lịch sử của
dân Ysơraên. Tất cả chúng ta đều biết rằng cựu ước là một sách của hình bóng và
hình bóng lớn hơn hết, tổng bao hàm là lịch sử của dân Ysơraen. Trong Cơ-Đốc
giáo ngày nay nhiều giáo sư và Cơ-Đốc nhân áp dụng các sự việc trong phần đầu của
lịch sử dân Ysơraen cho các kinh nghiệm Cơ-Đốc của họ. Tôi tin tất cả chúng ta
đều biết các điều này rồi. Chúng ta biết làm sao áp dụng lễ thật qua cho kinh
nghiệm cứu chuộc của chúng ta và chúng ta biết làm sao áp dụng việc vượt qua Hồng
Hải cho kinh nghiệm của chúng ta, biết làm sao áp dụng, vui hưởng ma na hằng sống
và thậm chí nước từ vầng đá vỡ cho các kinh nghiệm của chúng ta, vì đây là tiếp
lấy Đấng Christ như là sự cung ứng thường nhật của chúng ta và như nước hằng sống
của chúng ta. Thậm chí chúng ta biết làm sao áp dụng đền thờ do vua Salômôn xây
dựng cho kinh nghiệm của mình.
Nhưng rất hiếm Cơ-Đốc nhân
biết làm sao áp dụng phần cuối cùng của lịch sử dân Ysơraên. Cuộc lưu đày có ý
nghĩa gì cho chúng ta chứ? Làm sao chúng ta có thể áp dụng cuộc lưu đày cho các
kinh nghiệm của chúng ta đây. Rồi cuộc khôi phục, tức cuộc hồi hương từ chốn
lưu đày có nghĩa gì? Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng sự khôi phục của họ
cho các kinh nghiệm của chúng ta? Các Cơ-Đốc nhân có phần đầu, nhưng họ không
có phần cuối cùng. Họ biết làm thế nào áp dụng phần đầu nhưng họ đơn giản chễnh
mảng áp dụng phần cuối.
Chúng ta đang ở trong giai
đoạn nào theo đúng với tình cảnh thuộc linh của các Cơ-Đốc nhân ngày nay? Chắc
chắn chúng ta đang ở trong giai đoạn lưu đày. Sự lưu đày có ý nghĩa là dân của
Đức Chúa Trời đã bị tản lạc. Lưu đày có nghĩa không có sự hiệp nhất nữa. Dân của
Đức Chúa Trời đã di dời khỏi lập trường (bình diện) đúng đắn của sự hiệp nhất để
đi đến một lập trường sai lầm.
Trước hết họ đã ở
Giêrusalem, đã nhóm họp và tập trung, nhưng về sau họ đã bị phân tán và dời qua
nhiều chổ. Đây là sự lưu đày.
Chúng ta hãy áp dụng điều
này cho tình cảnh ngày nay. Các Cơ-Đốc nhân ngàu nay có được nhóm lại hay họ bị
tản lạc? Theo ý nghĩa họ đã bị tản lạc nhiều hơn dân Ysơraên. Chúng ta bị phân
hóa biết bao và tản lạc biết bao. Điều này có nghĩa chúng ta ở dưới sự lưu đày.
Chúng ta cần hồi hương và chúng ta cần sự khôi phục….Chúng ta không chỉ cần sự
phục hưng, nhưng chúng ta cần sự khôi phục. Chúng ta cần trở về.
Chúng ta ngụ ý gì khi chúng
ta nói chúng ta cần được khôi phục? Chúng ta có ngụ ý rằng sức khỏe chúng ta cần
được sự phục hồi, hay công việc của chúng ta cần được khôi phục không? Không,
được khôi phục có nghĩa được đưa trở về Giêrusalem. Điều đó có nghĩa trở về
Giêrusalem từ Babylôn. Đây là ý nghĩa đúng của sự khôi phục. Được khôi phục có
nghĩa tiêu cực là được ra khỏi Babylôn, còn tích cực là được đưa lên Giêrusalem.
Anh em đã được khôi phục khỏi Babylôn và anh em đã được khôi phục trở về
Giêrusalem không? Có lẻ một số anh em hỏi Babylôn ngày nay là gì, và về
Giêrusalem ngày nay là gì? Làm con chúng
ta có thể áp dụng Babylôn và Giêrusalem cho kinh nghiệm của chúng ta? Chúng ta
biết rằng Giêrusalem là trung tâm trong đất Canaan để cho dân Ysơraên được nhóm
họp. Giêrusalem đã là lập trường để nhóm họp và lập trường của sự hiệp nhất. Đó
là trung tâm cho dân của Đức Chúa Trời để nhóm họp lại với nhau; vì vậy, đó là
lập trường của sự hiệp nhất.
Nhờ kinh thánh chúng ta được
biết rằng một số người Ysơraên đã được đưa đến Sy ri và một số khác đến Ai cập,
nhưng phần lớn đã bị đưa đến Balylôn. Balylôn đã là chỗ chính yếu của sự lưu
đày của họ. Dĩ nhiên Sy ri và Ai Cập cũng là các chỗ lưu đày, nhưng chỗ dẫn đầu
sự lưu đày của họ là Babylôn. Nên trong hình bóng ý nghĩa, Giêrusalem là lập
trường của sự hiệp nhất. Đây là lập trường để nhóm họp dân của Chúa. Còn ý
nghĩa của Babylôn là chia rẽ, tản lạc và lưu đày. Vì vậy được khôi phục ra khỏi
Babylôn có nghĩa được khôi phục ra khỏi sự chia rẽ. Còn được khôi phục về
Giêrusalem có nghĩa được khôi phục trở về lập trường của sự hiệp nhất nguyên thủy.
--Chỗ
Đức Chúa Trời lựa chọn
Khi dân của Đức Chúa Trời đã
được đưa vào đất tốt lành, theo Phục truyền các chương 12, 14, 15, 16, Chúa đã
bảo họ nhiều lần rằng khi họ đã vào đất Canaan, họ đã không có quyền để chọn lựa
một trung tâm thờ phượng. Đức Chúa Trời lại cứ bảo họ rằng Ngài sẽ chọn một chỗ,
một địa điểm duy nhất nơi Ngài sẽ đặt danh Ngài và xây dựng nơi cư ngụ của Ngài.
Chỗ duy nhất đó là chỗ cho nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ đặt
danh Ngài tại đó. Tất nhiên chỗ đó là Giêrusalem. Vì vậy, Giêrusalem đã trở nên
trung tâm cho dân Đức Chúa Trời để thờ phượng Ngài và trung tâm duy nhất này đã
giữ sự hiệp nhất của dân Đức Chúa Trời. Không có một trung tâm như vậy, sau khi
họ đã bước vào đất tốt lành, dân chúng sẽ dễ bị chia rẽ.
Thí dụ, bộ lộc Đan đã sống lại
miền Bắc, hoàn toàn xa cách Giêrusalem. Giả sử họ bảo rằng họ đã sống quá xa và
sự chuyển vận đến Giêrusalem đã không tiện lợi cho họ. Sau hết mọi sự, Đức Chúa
Trời không bị giới hạn bởi địa lý. Nếu Đức Chúa Trời đã có thể ở tại
Giêrusalem, tại sao Ngài đã cũng không thể ở tại Đan chứ? Nếu chi tộc Đan đã
nói theo đường lối này, lập tức dân của Đức Chúa Trời sẽ bị chia rẽ. Rồi một
chi phái khác có thể nói rằng Đan đã có thể thành lập một trung tâm thứ hai, họ
đã có thể lập cái thứ ba. Rồi trung tâm thứ ba có thể được lập. Rồi các chi tộc
khác sẽ theo sau và lập cái thứ tư, thứ năm và thứ sáu và sẽ có sự chia rẽ vô cùng tận.
Đức Chú Trời khôn ngoan,
Ngài đã thấy trước nan đề này, nên Ngài đã lại cứ lặp lại mệnh lệnh của Ngài.
Dàn Ysơraên đã không có quyền chọn lựa chỗ riêng để thờ phượng. Quyền này nằm
trong tay của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng duy nhất có sự chọn lựa. Ysơraên đã
không có sự chọn lựa, họ đã phải tiếp lấy sự chọn lựa của Đức Chúa Trời, tức sự
chọn lựa thần thượng. Sự chọn lựa của Đức Chúa Trời phải là sự chọn lựa cho
chúng ta. Sự chọn lựa là trung tâm của việc nhóm họp dân Ngài và đây là trường
hiệp nhất duy nhất
--Sự
hiệp nhất của sự chia rẽ
Sau một thời gian, dân
Ysơraên đã bị bắt đem đi và sự lưu đày đơn giản có nghĩa là bị chia rẽ. Họ đã bị
phân tán vào trong ít ra ba sự chia rẽ. Babylôn đã chiếm đa số của cuộc lưu
đày, nhưng Babylôn đã không phải là lập trường của sự hiệp nhất. Sau bảy mươi
năm, nhiều người dân Ysơraên đã phục hưng và đã dấy lên. Đã có một sự phục hưng
thực sự tại Babylôn, nhưng điều đó có đủ không? Không, ngợi khen Chúa rất nhiều
người đã đáp ứng và dức dấy. rồi có lẽ
đôi người gợi ý rằng họ đều phải họp lại. Nhưng họ có đích thực là một
không? Họ sẽ có sự hiệp nhất chân chính chăng? Họ đã có sự phục hưng, nhưng họ
đã vẫn không có sự hiệp nhất chân chính, vì cớ sự hiệp nhất tại Babylôn vẫn là
sự hiệp nhất của sự chia rẽ. Thậm chí, dù họ được hiệp nhất tại đó, họ đã được
hiệp nhất trong một đường lối chia rẽ. Họ đã được hiệp nhất trong khu vực chia
rẽ. Họ đã dấy lên, họ đã yêu thương lẫn nhau, nhưng họ đã yêu thương lẫn nhau
trong một sự chia rẽ. Điều này có thể là một cuộc phục hưng, nhưng điều này đã
không bao giờ có thể là một sự khôi phục.
Tại sao dân Ysơraên đã phải
trở về Giêrusalem? Họ không thể thờ phượng Đức Chúa Trời tại Babylôn sao? Đúng,
họ đã có thể thờ lạy Đức Chúa Trời tại Babylôn và họ đã có thể thờ phượng Đức
Chúa Trời tại syri và Ai Cập. Họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong chỗ đó,
nhưng không ở trong nhà Ngài. Nhưng nếu họ muốn thờ phượng Đức Chúa Trời trong
nhà Ngài, họ phải trở về Giêrusalem. Đức Chúa Trời không hẹp hòi, Ngài có thể
được thờ phượng ở bất cứ nơi nào. Nhưng thờ phượng Đức Chúa Trời trong đường lối
này đã không thể làm thỏa mãn Ngài. Họ đã có thể thờ phượng Đức Chúa Trời,
nhưng họ sẽ luôn luôn có cảm thức rằng họ đã ở chốn lưu đày. Họ đã có thể thờ
phượng Đức Chúa Trời, nhưng với một cảm thức rằng họ đã không được thỏa mãn và
rằng Đức Chúa Trời đã không có được thỏa mãn nữa. Điều này vì cớ họ không muốn
thờ phượng Đức Chúa Trời trong nhà Ngài.
Làm sao chúng ta có thể áp dụng
điều này cho chúng ta ngày nay? Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời tại bất
cứ nơi nào ngày nay, nhưng sự thờ phượng này sẽ không ở trong hội thánh địa
phương, tức nhà của Đức Chúa Trời. Chỉ sự thờ phượng trong hội thánh địa phương
làm Đức Chúa Trời thỏa mãn. Chúng ta có thể tự mình thờ phượng Đức Chúa Trời
nhưng chúng ta sẽ không có cảm thức rằng Đức Chúa Trời được thỏa mãn và chúng
ta cũng sẽ không được thỏa mãn. Trừ khi chúng ta trở về lập trường của sự hiệp
nhất, chúng ta không bao giờ có thể được thỏa mãn, bất kể chúng ta có thuộc
linh đến bao nhiêu. Một cái gì đó ở bên trong đang thiếu mất. Mãi đến ngày
chúng ta bước vào hội thánh địa phương chúng ta mới sẽ nói, “Halêlugia, tôi rất
thỏa mãn và Đức Chúa Trời được thỏa mãn!” Thực ra Đức Chúa Trời không hẹp hòi.
Bất luận chúng ta ở đâu, Ngài ở đó với chúng ta. Nhưng loại thờ phượng đó không
bao giờ có thể làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và nó không thể thỏa mãn chúng ta. Điều
này vì cớ chúng ta thiếu hụt khát vọng của Đức Chúa Trời. Khát vọng của Đức
Chúa Trời là phải có một cái nhà, một chỗ cư ngụ trên đất này. Ngày nay chỗ cư
ngụ này là các hội thánh địa phương.
---
-Dức
dấy lên, chổ dậy lên, đi lên
Có nhiều điều “lên” trong
Exơra chương 1, ở đây trong chương này có ít ra 5 điều “lên”. Thứ nhất, Đức
Chúa Trời đã dức dấy linh của họ lên (Exơra 1:1,5). Linh của chúng ta cần được
dức dấy lên. Chúng ta không cần cảm động, tự lự hay quyết chí, nhưng chúng ta
phải được dức dấy trong linh mình. Đây là cái “lên” thứ nhất rồi chúng ta phải
chổi dậy lên (Esơra 1:5) nhưng sau khi được dức dấy trong linh. Chúng ta phải
chổi dậy. Đây là cái “lên”thứ hai. Rồi sau khi chổi dậy, chúng ta phải “đi lên”
(Erơra 1:3-5). Mọi người đang được khôi phục thì đang đi lên, không đi xuống.
Như chúng ta đang được khôi phục chúng ta đơn giản có cảm xúc rằng chúng ta đã
“lên”. Trở về với hội thánh có nghĩa đi lên. Đây không phải là một sự phục
hưng, nhưng một sự chổi dậy. Cái “lên” thứ nhứt trong linh “lên” thứ hai trong
thân thể, tức chổi dậy, còn “lên” thứ ba là đi lên.
-Đem
lên, xây dựng lên
Rồi có một cái “lên” khác. Đừng
đơn giản tự mình đi lên. Anh em phải đem lên đôi điều bằng vàng và đôi điều bằng
bạc (Exơra 1:11). Đây là các kinh nghiệm về Đấng Christ. Tất cả các khí dụng
trong đền thờ là các kinh nghiệm về các phương diện khác nhau của Đấng Christ.
Dân của Đức Chúa Trời đã bị tản lạc và tất cả các kinh nghiệm thuộc linh đã bị
dời đi xa. Đối với họ và đối với Đức Chúa Trời đó là một sự xấu hổ. Nêbucátnếtsa đã đặt tất cả các khí dụng trong đền thờ của hình tượng y. Thật là một sự
sĩ hổ cho Đức Chúa Trời. Thậm chí ngày nay, một vài Cơ-Đốc nhân thân yêu đã có
một vài kinh nghiệm thiết thực về Đấng Christ, nhưng chúng ở trong Babylôn. Họ
có các kinh nghiệm về Đấng Christ trong chỗ lưu đày, và trong chỗ của các hình
tượng. Các kinh nghiệm đúng, nhưng địa điểm sai trật. Các khí dụng thì đúng,
nhưng chúng từ các khí dụng của đền thờ Đức Chúa Trời lại ở trong đền thờ của
các thần tượng. Nên chúng ta phải đem chúng lên. Exơra không phải là một sách
dài nhưng nó để nhiều thì giờ kể cho chúng ta về tất cả các con số của các khí
dụng đã có năm ngàn và bốn trăm khí dụng. Khi chúng ta đã được khôi phục; chúng
ta phải đem lên vài kinh nghiệm về Đấng Christ. Có các khí dụng bằng vàng và
cái khí dụng bằng bạc. Theo hình bóng bạc, bạc ám chỉ sự cứu chuộc của Đấng Christ,
còn vàng ám chỉ bản tính thần thượng của Đức Chúa Trời. Đang khi chúng ta đi lên,
các kinh nghiệm của chúng ta phải là các kinh nghiệm về Đấng Christ, về sự cứu
chuộc của Ngài, về Đức Chúa Trời và về thần tánh của Ngài. Chúng ta phải đi lên
để đem lên đôi điều của Đấng Christ và của Đức Chúa Trời. Đừng đi lên với bàn
tay trống không. Ít ra chúng ta có một khí dụng bằng vàng và một khí dụng bằng
bạc.
-
Điều rất thích thú là trong
phần này của lời, chỉ đưa ra cho chúng ta danh tánh của hai loại khí dụng: các
cái đĩa lớn và các cái chén (Exơra 1:9,10). Bản VN dịch là “chậu” và “chén”.
Nên dịch là cái đĩa lớn và chán đĩa lớn là đĩa to, còn các chén vàng để ăn và uống.
Cả hai để cung phụng thực phẩm.
Anh em có các kinh nghiệm
nào về Đấng Christ? Các kinh nghiệm đó phải là các đĩa lớn và chén để cung cấp
và để cung phụng thực phẩm cho các kẻ khác. Khi chúng ta đi lên hội thánh,
chúng ta có đi lên với một điều gì trong tay chúng ta không? Chúng ta phải đi
lên hội thánh với cái đĩa lớn, và với các cái chén để phụng sự các anh em khác
với thực phẩm mà họ có thể được nuôi dưỡng và cung cấp. Tôi tin rằng nhiều anh
em thân yêu, tức những người đang ở trong sự khôi phục của Chúa ngày nay có thể
đứng dậy và làm chứng thế nào họ đã đi lên hội thánh với vài điều trong tay họ
như cái đĩa lớn và các cái chén để cung cấp cho anh em khác. Họ đã có thể làm
chứng rằng khi họ đã bước vào hội thánh họ đơn giản đã được dinh dưỡng. Họ có
đôi điều trong tay họ để nuôi dưỡng các kẻ khác, và các kẻ khác có đôi điều
trong tay để nuôi dưỡng lại họ, nên họ chỉ nuôi dưỡng lẫn nhau. Đây là nếp sống
hội thánh. Anh có vài đĩa lớn và tôi có vài đĩa lớn. Anh có vài chén và tôi có
vài cái chén. Anh phụng sự tôi và tôi phụng sự anh. Chúng ta đều phải phụng sự
lẫn nhau
Cuối cùng chúng ta phải được
xây dựng lên (Exơra 1:2,3,5) Nên chúng ta phải được dức dấy lên, chổi dậy đi
lên, đem lên và xây dựng lên. Chúng ta phải được dức dấy trong linh, chổi dậy
trong thân thể, đi lên Giêrusalem, và đem lên các kinh nghiệm về Đấng Christ. Hầu
chúng ta có thể xây dựng hội thánh .
--Trong
linh
Thậm chí cựu ước bảo chúng
ta cần được dức dấy trong linh mình, thậm chí cựu ước chú tâm đến linh loài người.
Đây không phải là xã hội loài người, nhưng một cuộc gia tể thần thượng. Đây
không phải là một phong trào của loài người, nhưng một sự di động thần thượng.
Vì vậy, Đức Chúa Trời cầu linh chúng ta. Đức Chúa Trời dức dấy linh chúng ta. Đừng
suy nghiệm và phân tích quá nhiều bằng tâm trí anh em, đừng sống với quá nhiều
xúc động và quá cương quyết. Tất cả chúng ta đều phải được dức dấy trong linh
mình. Để hiểu biết trong tâm trí là một điều, nhưng được dức dấy trong linh là
một điều khác. Tôi sợ rằng một số người của chúng ta có thể được sáng tỏ với
công cuộc khôi phục của Chúa trong tâm trí, nhưng rất nghèo nàn trong linh.
Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng ta và phán cùng linh chúng ta. Đức Chúa
Trời phải đụng chạm linh chúng ta. Ngài phải giải cứu chúng ta ra khỏi tâm trí
của chúng ta và xoay chúng ta về linh. Rồi chúng ta sẽ không lưu tâm quá nhiều
về tâm trí mình và chúng ta sẽ không lưu tâm quá nhiều về tình cảm và ý chí của
mình. Chúng ta sẽ không đủ khả năng làm bất cứ điều gì trừ tiến lên với Chúa
trong sự khôi phục của Ngài vì cớ chúng ta đã được dức dấy trong linh.
--Một
khởi đầu mới
Điều hoàn toàn thích thú là
Exơrua chương 1 bắt đầu với “bây giờ năm thứ nhất đời si-ru…”. Tại sao đó lại
không phải là năm thứ hai hay thứ ba? Tại sao đó là năm thứ nhất? Vì cớ sự khôi
phục là một khởi đầu mới thực sự. Nếu ngày nay chúng ta sẽ được dức dấy trong
linh vì sự khôi phục của Chúa, đây sẽ là năm đầu tiên đối với chúng ta. Đây sẽ
là một khởi đầu mới. Năm đầu tiên của vua Si-ru là khởi đầu của một triều đại mới.
Tôi hi vọng rằng giữa vòng tất cả những anh em đọc sứ điệp này, nhiều người sẽ
nói, “Halelugia năm nay là năm đầu tiên đối với nếp sống hội thánh của tôi”.
Bây giờ tôi biết rằng tôi phải đi lên Giêrusalem!”
Luôn luôn có vào người hỏi rằng
nếu chúng tôi đi lên Giêrusalem thì tất cả những người còn lại mà không muốn đi
lên sẽ ra sao? Đừng suy nghiệm điều đó quá nhiều, chỉ hãy đi lên! Tại sao anh
em lại suy nghĩ quá nhiều về các kẻ khác? Nếu Đức Chúa Trời đã dức dấy linh anh
em, anh em phải đi lên, bất kể các kẻ
khác có làm gì. Lịch sử bảo chúng ta rằng chỉ có một thiểu số lưu đày đã trở về
Giêrusalem; đa số cứ ở lại chốn lưu đày/
Chúng ta biết rằng ngoài đền
thờ tại Giêrusalem đã không bao giờ có một đền thờ khác được dân Do Thái xây dựng
trên toàn địa cầu. Thay vào đó, họ đã xây dựng nhiều nhà hội (hội đường). Họ
không dám xây dựng một đền thờ vì họ biết quá rõ mệnh lệnh của Đức Chúa Trời
trong Phục truyền 12, 14, 15, 16. Nếu
chúng ta chỉ chổi dậy, tuy nhiên chúng ta không đi lên hội thánh địa phương,
chúng ta có thể phụng sự Đức Chúa Trời trong một nhà hội. Chúng ta không bao giờ
có thể phụng sự trong đền thờ. đơn giản vì cớ chúng ta đã chỉ được dấy lên.
Chúng ta không chỉ cần được dấy lên, nhưng cũng đi lên. Chúng ta không nên phụng
sự Đức Chúa Trời trên mức độ thấp kém, chúng ta phải đi lên. Một vài người có
thể nói rằng họ có thể giảng phúc âm, nơi họ ở. Vâng, họ có thể rao giảng phúc
âm trên mức độ thấp thỏi. Tất cả chúng ta cần đi lên Giêrusalem, lên lập trường
của sự hiệp nhất, lên lập trường duy nhất của hội thánh.
Tôi rất sung sướng trong những
năm qua chúng tôi đã thấy nhiều anh em thân yêu, tức những người đã được dức dấy
đã chổi dậy và đã đi lên để đem lên và xây dựng lên. Bây giờ ngày nay, trong rất
nhiều chỗ, họ đang được xây dựng lên. Halêlugia. Halêlugia, được dức dấy, chổi
dậy, đi lên đem lên và bây giờ xây dựng lên! Chúng ta xây dựng lên với điều
chúng ta đem lên. Đây là tóm tắt về sự khôi phục của Đức Chúa Trời