Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

TỪ MIẾNG VƯỜN ĐẾN THÀNH PHỐ


Nhã 5 :26, 6, 8, 10, 16 ; 6 :1-4, Êsai 53 :4b
Côlôse 1 :24 Philíp 3 :10
Chúng ta đã thấy minh bạch rằng Nhã Ca có hai phần, phần thứ nhất chủ yếu vì sự thỏa mãn và vui hưởng của người tìm kiếm.  Nàng đánh giá và vui hưởng Chúa trong ba chương đầu, và nàng được thấm nhuần bằng Chúa. Mọi sự phong phú của Chúa đều dành cho nàng. Nhờ vui hưởng tất cả các điều này, nàng được biến đổi từng bước một, từ bầy ngựa đến mão miện. Tất cả các điều thiên nhiên đều qua đi, mọi sự đều trở nên thuộc linh. Theo một nghĩa, nàng đã đạt đến sự trưởng thành của sự sống, vì nàng là một mão miện. Nếu chúng ta là tác giả sách này, chắc chắn chúng ta sẽ dừng lại ở đây, vì cớ người tìm kiếm đã đạt được sự thành đạt tuyệt đỉnh trong sự sống thuộc linh của nàng. Nhưng đây chỉ là phần thứ nhất, dành cho chính nàng.

-Hoạt động bằng khâu nẩy mầm
Phần thứ hai không dành cho nàng, nhưng cho Chúa và cho anh em khác. Vì điều này, nàng đã được thuyên chuyển từ mão miện đến miếng vườn. Ít ra điều này vướng mắc vài sự chuyển biến. Là một miếng vườn, nàng nẩy mầm đôi điều mà nàng đã vui hưởng từ Chúa. Nàng đã vui hưởng Chúa như một dược và bây giờ nàng nẩy mầm một dược. Nàng đã vui hưởng Chúa như hoa phụng tiên và bây giờ nàng mọc lên thành hoa phụng tiên. Nàng đã vui hưởng Chúa như nhũ hương và bây giờ nàng nẩy mầm nhũ hương. Nàng đã vui hưởng hương thơm của mọi loại thuốc thơm và bây giờ nàng nẩy mầm mọi loại hương liệu để chế tạo các thứ thuốc thơm. Trong phần đầu, Chúa là mọi sự cho nàng, nhưng bây giờ trong phần thứ hai Chúa vui hưởng mọi sự ra từ nàng. Nói cách khác, bây giờ Chúa vui hưởng mọi điều Ngài là gì, xuyên qua nàng và từ trong nàng.
Trong Cơ-Đốc giáo ngày nay, phần lớn đều tập chú vào phần đầu, đó là sự thuộc linh cá nhân. Phương diện thứ hai bị bỏ lơ cách hoàn toàn. Lời khuyến khích hoạt động cho Đức Chúa Trời là lớn, nhưng đường lối hoạt động cho Đức Chúa Trời thì không ở trong sự hoạt động ở bên ngoài, nhưng trong sự trưởng tiến bề trong. Khi một vài điều của Chúa đã được truyền đạt vào trong chúng ta, khi ấy chúng ta sẽ mọc lên đôi điều và khâu nẩy mầm này là hoạt động của chúng ta, chúng ta không cần hoạt động, nhưng chúng ta cần nẩy mầm đôi điều.
Sau khi người tìm kiếm được thuyên chuyển vào phần thứ hai, nàng nẩy mầm và sản xuất mọi chi tiết của Đấng Christ mà chính nàng đã vui hưởng. Bây giờ khâu sản xuất của nàng là công tác của nàng và khâu sản xuất của nàng trở nên sự thỏa mãn, hài lòng và vui hưởng cho Chúa Jesus và mọi người tín đồ của Ngài.
Sự sống thì tổng bao hàm
Một số người nghĩ rằng tất cả các điều này quá xa vời với kinh nghiệm của chúng ta và vì vậy quá sâu nhiệm, nhưng tôi không tin điều đó như vậy. Trong các sự việc thuộc linh, thực khó nói điều gì sâu nhiệm và điều gì không sâu nhiệm. Điều này không giống nghiên cứu một đề tài mà học từng bài một. Đó là sự việc của sự sống. Trong sự sống, khi anh em là con đỏ, anh em có mọi nguyên tố của sự sống. Chúng ta có thể chưa được phát triển đầy đủ, nhưng anh em đã có chúng rồi. Vì vậy, chúng ta đừng tưởng các điều này quá sâu nhiệm. Theo một nghĩa, nhiều anh em chúng ta đã kinh nghiệm tất cả các sự chuyển biến này rồi. Chúng chỉ chưa được phát triển đầy đủ.
Tôi tin nhiều anh em đã trở nên mão miện cho Chúa. Theo một nghĩa chúng ta là mão miện cho Chúa trong nhà chúng ta, trong trường học chúng ta và trong công việc làm ăn của chúng ta. Thậm chí Chúa Jesus đã thỏa mãn chúng ta. Chúng ta đã trở nên Salômôn  với mão miện. Nhưng chúng ta vẫn cần một sự biến chuyển. Bất luận chúng ta đã thành đạt bao nhiêu vẫn còn có vài bóng tối và ngày mới của chúng ta chưa lố ra. Chúng ta phải đưa chính mình đến núi sự chết và đồi phục sinh, ngụ ở đó một thời gian dài chúng ta đừng nghĩ điều này quá sâu nhiệm. Chúng ta cần một biến chuyển như vậy.
Chúng ta phải mở chính mình ra trước mặt Chúa. Tôi tin chúng ta đều có cảm thức rằng ban mai của chúng ta chưa lố ra. Chúng ta đều nhận thức rằng còn vài bóng tối. Bất luận tôi thưa “Chúa Jesus ôi, con yêu Ngài, Ngài hoàn toàn khả ái” nhiều bao nhiêu, vẫn còn cảm thức là chúng ta chưa được sáng tỏ trong ban ngày. Điều này tốt đẹp, đang khi chúng ta có một nhận thức như vậy, tự phát chúng ta sẽ thưa, “tôi sẽ lên núi một dược và đồi nhũ hương cho đến chừng hừng đông lố ra và bóng tôi tan đi” (4:6) chúng ta đều có sự khao khát sâu nhiệm ở bên trong. Đây là chuyển biến và đây là Chúa đang chuyển động và hành động bên trong chúng ta. Nên chúng ta phải học tập cư ngụ trong sự chết và phục sinh của Chúa cho đến khi ban mai lộ ra và mọi bóng tối tan đi’
-Sự sống cần nhiều thì giờ
Tuy nhiên chúng ta đừng chờ đợi điều này xảy ra trong một đêm. Một số Cơ-Đốc nhân ngày nay đang thúc đẩy dân chúng kiêng ăn và cầu nguyện cả đêm. Tập tục của chúng ta là thức cả đêm giao thừa để cầu nguyện. Chúng ta không ăn gì vào buổi tối đó. Chúng ta dành trọn thì giờ để giao tiếp với Chúa. Chúng ta xưng nhận mọi thiếu khuyết, lỗi lầm vi phạm của mình suốt 12 tháng qua, hi vọng rằng chúng ta sẽ được tuyệt đối đổi mới vào ngày hôm sau. Nhưng điều đó chỉ kéo dài ba ngày. Chúng ta vẫn giữ y nguyên trạng. Tôi không ngụ ý những điều này không tốt. Đôi lúc chúng ta cần làm như vậy. Điểm chính tôi vạch ra là chúng ta không được thay đổi trong một đêm. Tôi không khuyến khích anh em kiêng ăn, tôi cũng không làm anh em nản lòng để không kiêng ăn. Chúng ta phải đi đến  núi một dược và đồi nhũ hương và cư ngụ ở đó. Cần có thì giờ.
Nhiều lúc chúng ta tuyệt vọng đối với Chúa nhưng Chúa phán “Ta đang yên nghỉ” chúng ta thưa cùng Chúa rằng chúng ta sắp kiêng ăn và cầu nguyện ba ngày, nhưng Chúa phán “Hãy kiếm gì ăn đi và đi ngủ” Nhiều anh em chúng ta sẽ kinh nghiệm điều này. Chúng ta đừng tin cậy khâu kiêng ăn và cầu nguyện suốt đêm. Chúng ta phải học tập ngụ ở núi một dược và đồi nhũ hương. Chúng ta phải ngụ trong sự chết và phục sinh của Chúa trải một thời gian lâu dài.
Trong tân ước, đặc biệt trong các thơ tín, chúng ta không thể tìm được nhiều câu nâng đỡ cho lời dạy dỗ về khâu kiêng ăn mà chúng ta nghe trong Cơ-Đốc giáo ngày nay. Về mặt khác sứ đồ Phaolô bảo chúng ta nhiều lần cách làm sao chúng ta kinh nghiệm sự chết của Chúa. Ông liên tục đề cập nguyên tắc này, như trong Philíp 3:10 “hầu cho tôi có thể biết Ngài và quyền năng của sự phục sinh Ngài, và sự tương giao trong các nỗi đau khổ của Ngài, được đồng hóa theo sự chết của Ngài”. Phaolô không nói về khâu kinh nghiệm một phần sự chết của Chúa, nhưng cư ngụ ở đó cho đến khi chúng ta sẽ được đồng hóa theo sự chết của Ngài. Chúng ta sẽ liên tục bị trắc nghiệm và minh chứng bởi gia đình, các khung cảnh xung quanh và hoàn cảnh của chúng ta. Tất cả các điều này sẽ trắc nghiệm chúng ta để thấy hoặc chúng ta có đang ở trong sự chết và phục sinh của Chúa chăng?
-Một biến chuyển tự phát
Nếu chúng ta học tập ngụ trong sự chết và phục sinh của Chúa, chúng ta sẽ được thuyên chuyển đến sự thăng thiên của Ngài. Núi một dược và đồi nhũ hương luôn luôn di chuyển chúng ta đến đỉnh núi Liban. Nếu chúng ta tiếp lấy biến chuyển này, biến chuyển kế tiếp sẽ xảy ra cách tự phát. Sự chết và sự phục sinh của Chúa luôn luôn đưa chúng ta đến sự thăng thiên của Chúa. Chúng ta đã định ý ở tại núi một dược và đồi nhũ hương nhưng chúng ta nhận thấy chính mình ở trên đỉnh núi Liban. Tại đây chúng ta hài lòng và thỏa mãn. Chúng ta không bao giờ muốn lìa bỏ. Đây là sự thăng thiên của Chúa. Chúng ta muốn ở đó đến đời đời. Chúng ta đã là mão miện, nhưng bây giờ chúng ta đã bay vút lên sự thành đạt cao hơn hết trong sự thăng thiên của Chúa.
Nhưng Chúa Jesus vẫn không thỏa mãn. Đây vẫn chỉ là đôi điều cho chúng ta, chớ không quá nhiều cho Ngài. Chúng ta đã thành đạt điều cao hơn hết, nhưng mục đích Đức Chứa Trời vẫn không thành toàn. Đây là tại sao Chúa kêu gọi người tìm kiếm lìa bỏ núi thăng thiên và ngắm xem tình trạng trên trái đất. Vẫn còn những kẻ đói khát, và kẻ thù vẫn còn gây lắm rối loạn. Thậm chí chính Chúa đang đói và khát, không có gì cho Ngài vui hưởng. Nên nàng phải trở nên miếng vườn mọc lên đôi điều mà nàng đã vui hưởng từ Chúa. Mọi chi tiết mà nàng đã vui hưởng từ Chúa bây giờ phải nầy mầm từ trong Nàng để Chúa và nhiều anh em tín đồ vui hưởng.
Nhờ điều này chúng ta thấy định mạng của chúng ta. Không ở lại trên đỉnh núi thăng thiên nhưng bước xuống thung lũng để làm miếng vườn hầu mọc lên mọi điều làm thành toàn mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Nhờ miếng vườn mà thành phố được xây dựng
Có nhiều điểm chuyển biến trong sách này. Từ mão miện có núi một dược và đồi nhũ hương. Rồi tự phát, sự chết và sự phục sinh của Chúa đưa chúng ta lên đỉnh núi thăng thiên, nhưng rồi Chúa kêu gọi chúng ta có một biến chuyển khác bước xuống để làm miếng vườn. Để hiểu sách này phải hiểu mọi điểm chuyển biến. Gánh nặng của tôi là chỉ tỏ mọi điểm chuyển biến đến nổi chúng ta có thể biết đường lối bước bi. Khi chúng ta lái xe trên vùng đất không quen thuộc chúng ta cần địa đồ. Nếu chúng ta có địa đồ đúng, khi ấy chúng ta biết nơi chuyển hướng để tiến lên. Mọi điểm chuyển biến trong sách này bày tỏ cho chúng ta làm thế nào chúng ta có thể thăng tiến trong nếp sống Cơ-Đốc nhân.
Sự mâu thuẫn khác
Bây giờ người tìm kiếm đã đáp lại tiếng kêu gọi của Chúa để bước xuống thung lũng làm miếng vườn. Nhưng nàng vẫn chưa là thành phố. Theo một nghĩa, miếng vườn gần sát với thành phố, song le khi suy gẫm kinh thánh, miếng vườn ở cách xa thanh phố. Miếng vườn ở đầu 66 sách và thành phố ở phần cuối. Bây giờ nàng là miếng vườn, mọc lên những điều mà nàng đã một lần vui hưởng Chúa, tuy nhiên thậm chí đang khi làm miếng vườn, vẫn còn vài mâu thuẫn giữa nàng và Chúa. Xin đọc 5:2-3-- Tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức. Ấy là tiếng của lương nhân tôi gõ cửa, mà rằng: Hỡi em gái ta, bạn tình ta, chim bồ câu ta, kẻ toàn hảo của ta ơi, hãy mở cửa cho ta! Vì đầu ta đầy sương móc, Lọn tóc ta thấm giọt ban đêm. Tôi đã cởi áo ngoài rồi, làm sao mặc nó lại? Tôi đã rửa chân rồi, lẽ nào làm lấm lại?
Chúng ta đã thấy sự mâu thuẫn giữa Chúa và người tìm kiếm trong chương 2. Nhưng khi chúng ta đọc đến lời tường thuật trong chương 5, hầu như điều đó như giống nhau. Trong chương 2, nàng ở trong nhà và Chúa ở bên ngoài bức tường. Nhưng bây giờ, là một miếng vườn, vài điều khác đã xẩy ra. Dĩ nhiên là vườn của Chúa, Chúa rất thỏa mãn nàng và nàng đã hài lòng cùng sung sướng. Thậm chí nàng tuyên bố rằng người bề ngoài nàng đã chết, vì nàng tuyên cáo rằng nàng ngủ ở bên ngoài. Nàng đã rút lui khỏi mọi hoạt động của nàng. Song le ở bên trong, nàng thức tỉnh. Nàng nói “tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức”. Đây là thể thi ca. Đang khi nàng rất hài lòng, thình lình nàng nghe tiếng của Chúa. Điều này có nghĩa nàng đã nhận thức Chúa không ở đó với nàng. Lần nữa, nàng ở bên trong và Chúa ở bên ngoài. Đây là tại sao tôi nói rằng văn kiện này tương tự chương 2.
--Một kinh nghiệm sâu nhiệm hợp về thập tự giá
Lý do cho sự mâu thuẫn này là gì? Hầu như nàng đã không làm điều gì sai. Bây giờ nàng là miếng vườn để Chúa vui hưởng - thì tại sao vẫn còn vài sự mâu thuẫn?  Rồi Chúa đã bày tỏ chúng tôi rằng đây là một kinh nghiệm sâu nhiệm hơn về thập tự giá. Chúa phán: “đầu ta đầy sương nóc, các lọn tóc quăn của ta thấm giọt ban đêm”. Điều Ngài ngụ ý là đang khi người tìm kiếm rất hài lòng và thỏa mãn, Ngài đang đau khổ. Trong thi ca, bức tranh như vậy miêu tả Đấng Đấng Christ thống khổ. Ngài cũng bày tỏ theo cách này trong Êsai 53:3-4 “Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bi khinh như kẻ người ta che mặt chẳng them xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta, mà chúng ta lại tưởng rằng người bị Đức Chúa Trời đánh đập, và làm cho khốn khổ”.
Thực sự Ngài là con người của các nỗi buồn rầu. Đặc biệt ở vườn Giếtsêmanê, Ngài ở dưới giọt sương đêm. Nói cách khác, điều Chúa đang nói cùng người tìm kiếm khải thị chính mình Ngài như một người đau khổ như vậy. Ngài là “một con người của các nỗi buồn rầu và biết sự đau ốm” và bây giờ Ngài đang kêu gọi nàng làm người đau khổ như vậy với Ngài.
Trước khi Chúa trở nên Con người, Ngài vốn ở trên các từng trời. Rồi thời gian đến để cho Ngài được nhục hóa và Ngài đã khoác lấy bản chất loài người như một loại áo choàng. Ngài đã trở nên “con người của các nỗi buồn rầu”và Ngài ở dưới giọt sương đêm đau khổ. Bây giờ người tìm kiếm đang ở trên các từng trời và Chúa kêu gọi nàng bước xuống khỏi các từng trời để khoác lấy đôi điều hầu chịu khổ cho Ngài. Nhưng nàng thưa cùng Chúa: “Tôi đã cởi áo ngoài rồi, làm sao mặc nó lại? Tôi đã rửa chơn rồi, lẽ nào làm lấm lại?” Nói cách khác, nàng bảo, “tôi đã lột bỏ bản chất cũ rồi. Tôi đã ở trên các từng trời, vì vậy làm sao tôi mặc lại được?”
--Bù đắp những hoạn nạn của Đấng Christ
Tôi nhận thức rằng điểm nầy không dễ hiểu, nhưng chúng ta phải thấy nó cách sáng tỏ. Đối với những người tìm kiếm của Chúa, chối bỏ thế giới là điều kỳ diệu, từ chối chính mình thậm chí còn vinh diệu hơn nữa. Nhưng ngày kia Chúa sẽ kêu gọi chúng ta từ bỏ sự thành đạt thuộc linh của chúng ta y như Ngài đã từ bỏ thành đạt thuộc linh của Ngài vốn là Đức Chúa Trời, nhưng theo một ý nghĩa Ngài loại bỏ thần tánh của mình (đó là, cất giấu nó) để bước xuống trái đất làm con người. Nhờ làm người, Ngài đã từ chối sự việc Ngài vốn là Đức Chúa Trời, song le Ngài vẫn là Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài vốn không phải là con người vinh diệu. Ngài là con người thuộc giai cấp thấp thỏi. Ngài đã hy sinh tất cả những gì Ngài vốn là, để bước xuống trái đất hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời bằng cách chịu đau khổ như “con người của các nỗi buồn rầu”. Có lẽ chúng ta đã được thành đạt như vậy. Bây giờ chúng ta rất thuộc linh và thiên thượng. Điều này tốt đẹp cho chúng ta, nhưng nó không thật tốt đẹp cho mục đích của Chúa. Nên theo một nghĩa chúng ta phải từ bỏ sự thành đạt để bước xuống tiếp lấy giai cấp thấp hèn với Chúa.
Phaolô làm nhiều điều mà đã làm cho người người tôn giáo hiểu lầm ông. Hầu như ông đã từ bỏ mọi sự thành đạt của ông hầu bù đắp phần còn thiếu trong các hoạn nạn của Đấng Christ. Ông nói điều này trong Côlôse 1:24 “nay tôi vui mừng về sự tôi chịu khổ sở vì anh em, và vì Thân Thể Ngài, là hội thánh mà đem xác thịt tôi bù đắp phần còn thiếu trong các hoạn nạn của Đấng Christ”. Chúng ta không dự phần trong sự đau khổ của Chúa cho sự cứu chuộc, chỉ Chúa đã chịu khổ cho sự cứu chuộc của chúng ta. Nhưng chúng ta chịu khổ vì sự xây dựng Thân Thể. Chúng ta cần bù đắp sự thiếu hụt trong các khổ nạn của Chúa vì cớ Thân Thể Ngài. Đây là trường hợp của Phaolô. Nhiều lúc dân chúng tưởng ông đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ. Ông đã chịu khổ liên hồi vì Thân Thể của Đấng Christ.
Ngày nay theo nguyên tắc điều này đính xác như vậy. Rất nhiều Cơ-Đốc nhân trong Cơ-Đốc giáo theo đường lối tổng quát. Nhưng sau khi họ đạt sự thành đạt cao hơn hết của sự thuộc linh, nếu họ thực sự có ý bận rộn với Chúa. Chúa sẽ kêu gọi họ từ bỏ sự thuộc linh của mình vì mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Nhiều người tạm gọi là các Cơ-Đốc nhân thuộc linh đã không làm mích lòng ai. Họ thích giữ chính mình trên các từng trời rất cao”, rất diệu kỳ và rất thuộc linh như các thiên sứ. Nhưng Chúa sẽ nói “chúng ta hãy lìa bỏ Liban và bước xưống thung lũng. Ta là Đấng đau khổ đầy sương móc và vẫn có sự thiếu hụt trong sự đau khổ của ta mà cần được bù đắp. Con thuộc linh và mọi người khâm phục con, nhưng Thân Thể Ta ở đâu. Hội thánh ta ở đâu?
Nếu chúng ta ở trên các từng trời, chúng ta sẽ thuộc linh và không bao giờ làm ai vấp phạm. Chúng ta sẽ cao thượng và xinh đẹp đối với mọi người và không bao giờ vướng mắc vào điều gì. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời là gì. Điểm này trong sách này trở nên rất sáng tỏ là nếu chúng ta chỉ chăm lo mục đích trường cửu của Chúa chớ không vì sự thuộc linh của mình, chúng ta sẽ là người có nhiều nỗi buồn, không chỉ thế giới sẽ bách hại chúng ta, nhưng Cơ-Đốc giáo nữa. Thậm chí nhiều Cơ-Đốc nhân thuộc linh sẽ bắt bớ chúng ta. Nhưng chúng ta phải mở ra đối với Đấng ở dưới sương và các giọt của ban đêm. Đây là sự bù đắp phần còn thiếu kém trong sự thống khổ của Đấng Christ vì thân thể của Ngài.
--Bịnh ái tình
Nhưng chúng ta thấy rằng người tìm kiếm mà tạo được sự thành đạt cao như vậy trong nếp sống thuộc linh của nàng, nhưng vẫn còn vài mâu thuẫn giữa nàng và Chúa. Nàng sống nhiều với Chúa, song le vẫn còn vài tình trạng không sẵn sàng. Ngài kêu nàng, và nàng lưỡng lự. Nàng trình cho Chúa một lời bàu chữa rất tốt đẹp. Nàng nói “tôi đã lột bỏ đường lối sống cũ kỹ rồi. Làm sao tôi có thể mặc lại? Tôi đã rửa chân tôi khỏi nhơ bản của trái đất. Làm sao tôi có thể làm chứng nhơ nhớp lại được?” Đây là các lời bàu chữa tốt đẹp, nhưng khi Chúa kêu gọi, Ngài không chú ý các lời bàu chữa tốt như thế nào.
Rồi cuối cùng nàng nhận thức rằng Chúa không có ở đó: “Tôi mở cửa cho lương nhơn tôi. Nhưng người đã lánh đi khỏi rồi. Đường khi người nói lòng tôi mất vía. Tôi tìm kiếm người nhưng không có gặp. Tôi gọi người song người chẳng đáp…Hỡi các con gái Giêrusalem, ta ép nãi các ngươi. Nếu gặp lương nhơn ta, khá nói với người rằng Ta có bịnh vì ái tình” Nàng tìm Chúa nhưng không tìm được Ngài. Nàng kêu gọi nhưng Chúa đã không đáp lại. Nhiều lúc chúng ta có loại kinh nghiệm này. Rồi một số người khác nổ lực giúp đỡ nàng và nàng bảo cùng họ nàng bị bịnh tình ái vì Chúa.
Rồi nàng được các kẻ khác hỏi “Chúa của nàng ở đâu? “hỡi người xinh đẹp hơn hết trong các người nữ, lương nhơn của chị ở đâu? Lương nhơn của chị xây về hướng nào? Chúng tôi sẽ cùng đi tìm người với chị” (6:1).
Chúng ta đều có loại kinh nghiệm này. Đôi lúc chúng ta cảm thấy Chúa ở xa và rồi chúng ta bắt đầu nói với các kẻ khác về Chúa; đang khi chúng ta đàm luận, chúng ta nhận thức rằng Chúa vẫn ở với chúng ta. Chúng ta tưởng Ngài ở quá xa nhưng Ngài vẫn ở trong vườn của Ngài, đang chăn bầy ở giữa đám hoa huệ. Ngài vẫn ở trong chúng ta và chúng ta thuộc về Ngài và Ngài thuộc về chúng ta
-Một chuyển biến sâu nhiệm hơn
Vào lúc này có một công tác biến đổi tiếp theo trong người tìm kiếm. Một công tác sâu nhiệm hơn đã lại được hoàn thành. Nên bây giờ Chúa cùng nàng “hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt Sa, có duyên như Giêrusalem, đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí” (6:4). Sau biến chuyển trong chương 4, Chúa so sánh nàng vào miếng vườn. Nhưng sau biến chuyển sâu nhiệm hơn này, Chúa ví sánh nàng như thành phố.

Tôi không tìn rằng bất cứ giáo điều hay giáo huấn nào có thể giúp đỡ chúng ta trong sự trưởng tiến thuộc linh như tất cả các điểm này. Chúng ta không cần học tập sách này theo đường lối trí thức, nhưng chúng ta phải thấy mọi điều biến chuyển cho sự trưởng tiến thuộc linh mà sách này mở ra cho chúng ta. Đây là gánh nặng của tôi. Không phải giải nghĩa sách này nhưng giới thiệu mọi điểm chuyển biến của nếp sống thuộc linh trong sách này. Chúng ta cần tương giao và cầu nguyện về tất cả các điểm này nhiều lần. Tất cả các bài học này sẽ cứ được lặp đi lặp lại theo một loại chu kỳ, đang khi chúng ta thăng tiến với Chúa, nhờ mọi chu kỳ chúng ta sẽ trưởng tiến từ mão miện đến miếng vườn và rồi từ miếng vườn đến thành phố và quân đội. Đây là đường lối cho chúng ta thành toàn mục đích trường cứu của Đức Chúa Trời và xây dựng Thân Thể của Đấng Christ.