Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

SÁCH MÁC BÀI 2


LỜI GIỚI THIỆU
(2)
Kinh Thánh : Ês. 42 :1-4, 6-7 ; 49 :6-7 ; 50 :4-7 ; 53 :13-53 :12 ; Mác 10 :45
. Chúng ta đã thấy Phúc Âm này mô tả sự tuyệt hảo về những mỹ đức của Đấng Christ trong nhân tính của Ngài như một Nô Lệ. Phúc Âm Giăng giới thiệu Đấng Christ là Cứu Chúa-Đức Chúa Trời, Phúc Âm Ma-thi-ơ giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Nhà Vua, và Phúc Âm Lu-ca giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Con Người. Nhưng Phúc Âm Mác giới thiệu Ngài là Cứu Chúa-Nô Lệ. Vì vậy, chủ đề của Phúc Âm này là : Nô Lệ của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa-Nô Lệ của tội nhân. Trước hết, chúng ta sẽ thấy Chúa là Nô Lệ của Đức Chúa Trời và sau đó là Cứu Chúa-Nô Lệ của tội nhân.
NÔ LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Được Nói Trước Trong Sách Ê-sai
Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào lời tiên tri của Ê-sai về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Giê-hô-va.
Sự Chọn Lựa Của Đức Chúa Trời và Sự Vui Thỏa Của Ngài
Ê-sai 24:1 nói rằng: “ Nầy, đầy tớ Ta đây, là kẻ Ta nâng đỡ; là kẻ Ta chọn lựa, là kẻ mà hồn Ta lấy làm vui thích” -(Jesus Christ, Nô lệ của Đức Chúa Trời, được Đức Chúa Trời chọn lựa giữa hàng tỉ người. Vì Ngài là sự chọn lựa của Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời vui thỏa trong Ngài. Vì vậy, Ngài trở nên sự vui thỏa của lòng Đức Chúa Trời.

Lớn Lên Trước Mặt Đức Chúa Trời
Như Một Cái Chồi
Ê-sai 53:2 và 3 chép: “Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy Người, hông có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi Người ra gì”. Nếu đọc Phúc Âm Lu-ca chương 3, anh em sẽ thấy Đấng Christ lớn lên như một cái chồi và như một cái rễ ra từ đất khô. Chúa được trưởng dưỡng trong nhà của một người thợ mộc nghèo nàn trong thành Na-xa-rét bị khinh dể và trong tỉnh Ga-li-lê bị coi thường. Điều đó ứng nghiệm về đất khô trong Ê-sai.
Chúa không có hình dung hay sự đẹp đẽ, không có vẻ đẹp về hình thể để được ưa thích. Trái lại, Ngài bị con người khinh dể và khước từ, là một con người sầu khổ, từng trải sự buồn bực. Đời sống của Chúa là một cuộc đời sầu khổ và buồn phiền.
Mặt Mày Người Tàn Tạ Hơn Bất Cứ Người Nào
Về Chúa Jesus, Ê-sai52:14 nói tiên tri rằng: “Như nhiều kẻ thấy người mà lấy làm lạ, mặt mầy người tàn tạ lắm hơn kẻ nào khác, hình dung tàn tạ hơn con trai loài người”. Điều này cho thấy rằng hình dáng của Chúa, diện mạo của Ngài thật tàn tạ. Từ “tàn tạ” là một từ mạnh cho thấy rằng nét mặt của Chúa có phần nào bị hư tổn hay xấu xí.
Nhiều năm trước có một họa sĩ nọ vẽ một bức chân dung mô tả Chúa như một người đàn ông đẹp. Bức chân dung đó hoàn toàn sai. Tuy nhên, rất nhiều Cơ-đốc nhân có tấm hình ấy trong nhà. Trong khi đi rao giảng Phúc Âm , tôi gặp một trường hợp bị quỉ ám liên quan đến bức hình này. Có một thiếu nữ bị quỉ ám, và những người đang cố gắng giúp đỡ cô ấy trình bày với tôi về trường hợp này. Tôi nói với họ việc bị quỉ ám phần lớn là do thờ hình tượng và tôi hỏi trong nhà cô ấy có hình tượng nào không. Họ nói rằng không có hình tượng nào cả. Tuy nhiên, có một bức hình nổi tiếng về Jesus. Tôi bảo họ bức hình ấy là một hình tượng và họ nên tháo xuống đốt đi. Sau khi đốt bức tranh, quỉ lìa khỏi thiếu nữ ấy. Có một bức hình Jesus như thế là hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh. Mục đích của tôi về câu chuyện trên là để chỉ ra sự kiện đó. Theo Kinh Thánh gương mặt của Jesus không đẹp. Trái lại, nét mặt Ngài tàn tạ, xấu xí.
Bị Loài Người Khinh Dể, Bị Dân Này Gớm Ghiếc,
Và Là Nô Lệ Của Các Nhà Cai Trị
Ê-sai 49 :7 chép : « Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Thánh của Ngài, phán cùng người bị loài người khinh dể, bị dân này gớm ghiếc, là người làm tôi cho kẻ có quyền thế ». Theo câu này, Chúa Jesus bị loài người khinh dể, bị dân tộc này gớm ghiếc, và Ngài là Nô Lệ của những nhà cai trị. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, cụm từ « người làm tôi cho kẻ có quyền thế » có nghĩa là người bị các bạo chúa bắt làm nô lệ. Chúa là một Nô Lệ bị các bạo chúa cầm giữ trong cảnh nô lệ.
Đưa Lưng Cho Kẻ Đánh
Và Đưa Má Cho Kẻ Bắt Bớ
Ê-sai 50 :6 nói về Chúa rằng : « Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta ; ai mắng hoặc nhổ trên ta, ta chẳng hề che mặt ». Đây là một số lời mô tả cho thấy Chúa đã cư xử như một nô lệ là như thế nào. Ngài đưa lưng cho những kẻ muốn đánh Ngài, Ngài đưa má cho những kẻ bắt bớ, và Ngài đã không che mặt khỏi sự hổ thẹn.
Chẳng Kêu La, Chẳng Lên Tiếng
Ê-sai 42 :2 cho thấy Chúa chẳng kêu la cũng chẳng lên tiếng : «Người sẽ chẳng kêu là, chẳng lên tiếng, chẳng để ngoài đường phố nghe tiếng mình ». Điều này có nghĩa là Chúa không kêu la cũng không làm ồn ào. Thay vì kêu la để ngoài đường nghe tiếng, Ngài bình tịnh và yên lặng.
Chẳng Bẻ Cây Sậy Đã Giập Và Chẳng Dập Tắt Tim Đèn Gần Tàn
Ê-sai 42:3 và 4 chép : « Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dập tắt tim đèn gần tàn. Người sẽ lấy lẽ thật mà tỏ ra sự công chính. Người chẳng mòn mỏi chẳng ngã lòng cho đến chừng nào lập xong sự công bình trên đất; các cù lao trông đợi luật pháp Người ». Theo các câu này, Chúa sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dập tắt tim đèn gần tàn. Người Do Thái thường dùng cây sậy để làm sáo. Khi một cây sậy bị giập và không còn dùng làm nhạc cụ được nữa thì họ bẻ đi. Họ cũng làm đuốc bằng sợ lanh đốt bằng dầu. Khi hết dầu, sợi lanh bốc khói thì họ dập nó đi. Một số người thuộc về Chúa giống như cây sậy đã giập không thể phát ra tiếng nhạc; những người khác thì giống như tim đèn ngún khói, không thể phát ra ánh sáng. Nhưng Chúa sẽ không « bẻ » những người bị giập là những người không thể phát ra tiếng nhạc hoặc những người giống như tim đèn gần tàn, không thể phát ra ánh sáng. Một mặt, Chúa sẽ không bẻ một cây sậy đã giập hay dập tắt một tim đèn gần tàn. Mặt khác, theo những câu này, Ngài sẽ không bị mòn mỏi như tim đèn gần tàn, cũng sẽ không giập nát như cây sậy bị giập.
Được Ban Cho Lưỡi Của Người Được Dạy Dỗ
Từ Ê-sai 50 :4 chúng ta thấy rằng, là Nô Lệ của Đức Chúa Trời, Chúa được ban cho lưỡi của người được dạy dỗ : «Chúa Giê-hô-va đã ban cho Ta cái lưỡi của Người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Ngài đánh thức Ta mỗi buổi sớm mai, đánh thức tai Ta để nghe lời Ngài dạy như học trò vậy». Mặc dầu là Nô Lệ, Chúa không phải là người dạy dỗ, nhưng Chúa được ban cho lưỡi của người được dạy dỗ. Ngài được Đức Chúa Trời dạy dỗ để biết dùng lời nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Vì đã được Đức Chúa Trời dạy dỗ nên Ngài có thể nâng đỡ kẻ mòn mỏi bằng cách ban cho người ấy một lời. Một lời như thế có thể cung ứng sự sống còn hơn cả một bài giảng dài.
Tin Cậy Đức Chúa Trời Và Làm Cho Mặt Mình Cứng Như Đá
Ê-sai 50 :7 chép : « Vì Chúa Giê-hô-va sẽ giúp Ta, nên Ta chẵng bị mắc cỡ ; vậy Ta làm cho mặt Ta cứng như đá, vì biết mình sẽ chẳng có điều chi xấu hổ ». Ở đây, chúng ta thấy Chúa tin cậy Đức Chúa Trời và làm cho mặt Ngài cứng như đá. Khi Chúa Jesus bước đi trong đường lối Đức Chúa Trời để hoàn thành ý chỉ Đức Chúa Trời, mặt Ngài giống như đá cứng. Trong việc hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời, Ngài rất mạnh mẽ.
Đã Mang Sự Sầu Khổ Của Chúng Ta
Và Dã Gánh Sự Đau Buồn Của Chúng Ta
Trong Ê-sai 53 :4 và 55, chúng ta có lời sau đây về Chúa Jesus : « Thật Người đã mang sự sầu khổ của chúng ta, đã gánh sự đau buồn của chúng ta mà chúng ta lại tưởng rằng Người bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chịu chúng ta được lành bịnh ». Những gì được mô tả trong những câu này đều có liên quan đến sự chết của Chúa trên thập tự giá. Ngài đã gánh sâu khổ và mang đau buồn của chúng ta. Ngài đã vì tội lỗi chúng ta mà bị giết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an có nghĩa là sự sửa phạt giáng trên Ngài là để chúng ta được bình an,và với lằn roi Ngài chịu, chúng ta được chữa lành.
Bị Hiến Đáp Và Khốn Khổ
Theo Ê-sai 53 :7, Chúa không mở miệng khi Ngài bị hiếp đáp và khốn khổ : « Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông. Người chẳng từng mở miệng ». Điều này có nghĩa là khi Chúa bị đem đến thập tự giá, Ngài như chiê câm ở trước mặt kẻ hớt lông. Khi bị hiếp đáp và khốn khổ, Ngài không nói một lời nào.
Đức Chúa Trời Đã Chết Tội Lỗi
Của Tất Cả Chúng Ta Trên Ngài
Ê-sai 53 :6 chép : « Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy : Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người ». Câu 10 tiếp tục nói rằng : « Đức Giê-hô-va láy vừa ý mà tổn thương Người, và khiến gặp sự sầu khổ. Sau khi đã dâng hồn Người làm của lễ chuộc tội, Người sẽ thấy dòng dõi mình ; những ngày Người sẽ thêm dài ra, và niềm vui thỏa của Đức Giê-hô-va sẽ nhờ tay Người được thạnh vượng ». Từ những câu này, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã chất tội lỗi của tất cả chúng ta trên Ngài, làm Ngài bị thương, đặt Ngài vào sự sầu khổ, và làm hồn Ngài thành một của lễ chuộc sự mắc lỗi.
Đổ Hồn Mình Ra Cho Đến Chết
Ê-sai 53 :12 chép : « Vậy nên, Ta sẽ chia phần cho ngươi đồng với người lớn. Người sẽ chia chiến lợi phẩm với những kẻ mạnh vì Người đã đổ hồn mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ quá phạm, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ quá phạm » (Dịch từ bản RcV, Anh ngữ). Chúa đỗ hồn ra khi Ngài chết trên thập tự. Ngài bị đóng đinh ở giũa hai tên trộm vì vậy được kể vào hàng kẻ quá phạm. Sự kiện Chúa mang lấy tội của nhiều người và cầu thay cho kẻ quá phạm được ứng nghiệm bởi lời cầu nguyện của Chúa trên thập tự giá : « Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì » (Lu. 23 :34a).
Theo Ê-sai 53 :8, Chúa Jesus « đã bị dứt khỏi đất người sống ». Chúa bị dứt khỏi đất người sống có nghĩa là Ngài bị đặt vào chỗ chết.
Sống Lại Để Thấy Kết Quả Sự Khốn Khổ Của Mình
Ê-sai 53 :11 cho thấy rằng Chúa đã sống lại để thấy kết quả sự khốn khổ của Ngài : « Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ của hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của Ta sẽ lấy sự thông biết về mình mà làm cho nhiều người được xưng công chính, và Người sẽ gánh lấy tội của họ ». Chúa đã thấy được kết quả sự khồn khổ của Ngài trong sự phục sinh. Bây giờ sau khi sống lại, là Tôi Tớ công chính của Đức Chúa Trời, Ngài xưng công chính cho nhiều người mà Ngài đã gánh lấy tội lỗi của họ.
Được Tán Dương Và Được Nâng Lên Rất Cao
Ê-sai 53 :13 nói về việc Chúa được tán dương : « Nầy Tôi Tớ Ta sẽ cư xử cách khôn ngoan ; sẽ được tôn lên (tán dương), dấy lên và rất cao trọng ». Sau khi phục sinh, Chúa được tán dương và nâng lên rất cao.
Vì Giao Ước Với Dân Nầy
Và Vì Sự Sáng Cho Dân Ngoại
Ê- sai 42 :6 chép : « Ta, Đức Giê-hô-va đã kêu gọi Ngươi trong sự công chính ; Ta sẽ nắm tay Ngươi và giữ lấy Người. Ta sẽ phó Ngươi làm giao ước của dân nầy, làm sự sáng của dân Ngoại (dân phi Do Thái) ». Sau khi thăng thiên, Chúa trở nên giao ước cho dân Do Thái và sự sáng cho dân phi Do Thái. Điều này có ý nghĩa là trong sự thăng thiên, chính Chúa Jesus đã trở nên giao ước mới, chúc thư mới đối với dân của Đức Chúa Trời. Ngài cũng trở thành sự sáng đối với dân phi Do Thái qua việc rao giảng Phúc Âm mà các môn đồ Ngài thực hiện.
Sự Cứu Rỗi Của Đức Chúa Trời
Đến Nơi Đầu Cùng Đất
Trong Ê-sai 49 :6, chúng ta thấy Chúa là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến nơi đầu cùng đất : « Ngài có phán cùng cùng Ta rằng : Ngươi làm tôi tớ Ta đặng lập lại các chi phái Gia-cốp, và làm cho những kẻ được gìn giữ của Istael lại được trở về, còn là việc nhỏ : Ta sẽ khiến Ngươi làm sự sáng cho các dân ngoại (dân phi Do Thái), hầu cho ngươi làm sự cứu rỗi của Ta đến đầu cùng đất ». Trong sự thăng thiên, Đấng Christ hiện nay là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến nơi đầu cùng đất. Lời tiên tri này về Chúa Jesus được Ê-sai nói 700 năm trước khi Chúa Jesus sinh ra.
Trong sách Ê-sai, chúng ta có lời tiên tri chi tiết về Chúa Jesus là Nô Lệ của Đức Chúa Trời. Thậm chí trong Tân Ước, chúng ta cũng không thể tìm được chỗ nào ghi lại như thế. Bằng cách suy xét các lời tiên tri tron Ê-sai về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể hiểu đầy đủ hơn những gì được ghi lại trong Phúc Âm Mác về Ngài là Nô Lệ.

Lời Của Phao-lô Về Đấng Christ Là Một Nô Lệ
Trong Phi-líp 2 :5-11, chúng ta có lời của sứ đồ Phao-lô về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Chúa Trời.
Vốn Hiện Hữu Trong Hình Thể Của Đức Chúa Trời
Trong Phi-lip 2 :5 và 6, Phao-lôn nói rằng : « Hãy để tâm trí này ở trong anh em, là tâm trí cũng đã ở trong Christ Jesus Đấng vốn hiện hữu trong hình thể Đức Chúa Trời, nhưng không xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là một điều phải nắm giữ » (Dịch từ Bản RcV, Anh Ngữ). Ở đây, chúng ta thấy Chúa không những tồn tại cùng với Đức Chúa Trời mà còn vốn hiện hữu trong hình thể Đức Chúa Trời. Từ Hy Lạp được dịch là « vốn hiện hữu » chỉ về việc tồn tại từ ban đầu. Điều này hàm ý về sự có trước đời đời của Chúa. Nói rằng Đấng Christ hiện hữu trong hình thể của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài vốn hiện hữu trong sự biểu lộ về bản thể của Đức Chúa Trời (Hê. 1 :3), nghĩa là Ngài đồng nhất với thể yếu và bản chất của Thân Vị Đức Chúa Trời. Điều này chỉ về thần tính của Đấng Christ.
Theo Phi-líp 2:6, mặc dù Đấng Christ vốn hiện hữu trong hình thể Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là một điều phải nắm giữ. Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không xem sự bình đẳng này là một điều quí báu để nắm giữ. Trái lại, Ngài bằng lòng đến trái đất như một con người.
Tự Làm Cho Mình Trống Không,
Mang Lấy Hình Thể Của Một Nô Lệ
Trong Phi-líp 2 :7, Phao-lô nói tiếp : « Trái lại, Ngài tự làm cho mình trống không, mang lấy hình thể của một nô lệ, trở nên hình trạng loài người ». Chúa làm cho mình trống không, không có địa vị, vinh hiển và những vấn đề khác liên hệ đến Thần Cách của Ngài. Dĩ nhiên, Ngài không tự làm cho mình trống không về thần tính của Ngài. Sau khi đã tự làm cho trống không thì Chúa đã đếnnhư một con người mang lấy hình thể của một nô lệ và trở nên hình trạng loài người.
Trong Phi-líp 2 :7, chúng ta có hai từ quan trọng : hình thểhình trạng. Trong sự nhục hóa, Chúa không thay đổi bản chất thần thượng của Ngài mà chỉ thay đổi biểu hiện bề ngoài của hình thể Đức Chúa Trời thành hình thể của một nô lệ. Đây không phải là thay đổi thể yếu nhưng thay đổi trạng thái. Hình thể Đức Chúa Trời hàm ý đến thực tại bề trong của thần tính Đấng Christ ; hình trạng con người chỉ về dáng vẻ bên ngoài như là một người, nhưng bề trong, Ngài có thực tại của thần tính. Ngài mang lấy hình thể của một nô lệ và trở nên một người trong hình trạng của loài người.
Trong Lu-ca chương 2, chúng ta có thể thấy Chúa là một con người. Khi Ngài lên Giê-ru-sa-lem cùng với cha mẹ, Ngài là một con người, một con trẻ. Tại đó chúng ta không thấy Chúa là một Nô Lệ. Khi Chúa bước ra thi hành chức vụ, chúng ta mới thấy Ngài là một Nô Lệ. Khi Chúa phụng sự, Ngài là một Nô Lệ. Thí dụ, khi Ngài rửa chân cho các môn đồ, Ngài đang ở trong hình thể của một ô lệ (Gi. 13 :4-5). Trước nhất, Chúa trở nên mọt người trong hình trạng loài người. Sau đó, Ngài cư xử như một nô lệ trong hình thể của một nô lệ.
Nếu một anh em đứng lên nói trong buổi nhóm của Hội Thánh, anh ấy chắc chắn phải có hình thể con người. Tuy nhiên, nếu anh ấy mặc đồ lao động vào và bắt đầu hút bụi tấm thảm, thì chúng ta có thể nói rằng anh ấy có hình thể của người lao công. Trước hết, anh ấy là một con người, sau đó anh ấy có hình thể của một lao công. Minh họa đơn giản này có thể giúp chúng ta hiểu thể nào chúa đã trở nên một con người và cuối cùng phụng sự trong hình thể của một nô lệ.
Khi các môn đồ cãi nhau về việc ai lớn nhất, Chúa nói với họ rằng Ngài đến để phục vụ như một nô lệ : « Con Người không đến để được người ta phục vụ bèn là để phục vụ người ta, và phó sự sống minh làm giá chuộc nhiều người » (Mác 10 :45). Ở đây dường như Chúa muốn nói : « Hãy nhìn Ta đây. Ta đã đến để phục vụ như một nô lệ, thậm chí bằng cái giá là mạng sống Ta. Ta sẵn sàng phó mạng sống Ta làm giá chuộc ». Nhưn vậy, chúng ta thấy rằng trong chức vụ của Ngài, Cháu đã phục vụ trong hình thể của một nô lệ.
Tự Hạ Mình Xuống, Vâng Phục Cho Đến Chết
Trong Phi-líp 2 :8, Phao-lô nói :  « Và đã có hình dạng như một người rồi, Ngài tự hạ mình xuống, vâng phục thậm chí cho đến chết, cái chết trên thập tự » (Dịch từ bản RcV, Anh ngữ). Chúa tự hạ mình là một bước xa hơn trong việc Ngài tữ làm cho mình cho mình trống không. Việc Đấng Christ tự hạ mình cho thấy Ngài tự làm cho mình trống không. Chúa vâng phục thậm chí cho đến chết, cái chết trên thập tự. Cái chết của Chúa trên thập tự là đỉnh cao về sự sỉ nhục của Ngài. Đối với người Do Thái, cái chết trên thập tự là sự rủa sả(Phục. 21 :22-23), còn đối với các dan phi Do Thái, đó là án tử hình dành cho những kẻ bất lương và nô lệ (Mat. 27 :16-17, 20-23). Vì vậy, đó là một điều sỉ nhục (Hê. 12 :2)
Được Tôn Cao
Và Được Ban Cho Danh Trên Mọi Danh
Trong Phi-líp 2 :9, Phao-lô nói : « Vì vậy, Đức Chúa Trời cũng đã nhắc Ngài lên rất cao và ban cho Ngài danh vượt trên hết mọi danh ». Chúa đã tự hạ mình đến tột cùng, nhưng Đức Chúa Trời đã tôn cao Ngài đến cực điểm. Từ khi Chúa thăng thiên, không có danh nào trên đất cao hơn danh Jesus. Lời Phao-lô trong Phi-líp 2 :9 về việc tôn cao Chúa giống với những gì đã được nói tiên tri trong Ê-sai 52 :13.
Gia Phả Hay Địa Vị Của Ngài
Không Được Ghi Lại
Phúc Âm Mác không ghi lại gia phả hay địa vị của Ngài. Vì Mác trình bày Cứu Chúa như một Nô lệ nên ông không nói về gia phả hoặc địa vị của Ngài, vì tổ tiên của một nô lệ thì không đáng chú ý.
Chủ Yếu Ghi Lại Những Việc Làm Nổi Bật
Kỷ thuật về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Chúa Trời trong Phúc Âm Mác không chủ yêu ghi lại những lời nói kỳ diệu của Ngài. Thay vào đó, đây là phần ghi lại những việc làm nổi bạt của Chúa. Những việc làm này bày tỏ nhâ tính đáng yêu của Ngài trong mỹ đức và sự hoàn hảo của nhân tính ấy cùng với thân tính của Ngài trong vinh hiển và tôn trọng. Chúng ta cần ghi khắc điều này : trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy một Nô Lệ với một nhân tính đáng yêu trong mỹ đức và sự hoàn hảo của nhân tính ấy cùng với thần tính trong vinh hiển và tôn trọng.
CỨU CHÚA-NÔ LỆ CỦA TỘI NHÂN

Phúc Âm Mác trình bày Chúa Jesus là Nô Lệ của Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa-Nô Lệ của tội nhân. Là Cứu Chúa-Nô Lệ, Chúa phục vụ tội nhân và phó sự sống Ngài làm giá chuộc cho họ (10 :45). Bằng cách phó sự sống mình làm giá chuộc cho tội nhân, Chúa là Cứu Chúa-Nô Lệ đã hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là Đấng mà Ngài phục vụ như một nô lệ.