Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

SÁCH NHÃ CA Bài 7





ĐƯỢC KÊU GỌI CÁCH MẠNG MẼ HƠN
ĐỂ SỐNG PHÍA TRONG BỨC MÀN
QUA THẬP TỰ GIÁ SAU SỰ PHỤC SINH
(2)
Kinh Thánh: Nhã.6:4-13
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét thêm vấn đề về việc được kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập tự giá sau sự phục sinh
II. ĐỜI SỐNG PHÍA TRONG BỨC MÀN
Nhã Ca 6:4-13 nói về đời sống phía trong bức màn. Ý nghĩa nội tại của phần này là người theo đuổi đáng yêu của Đấng Christ cần kinh nghiệm sự thăng thiên của Ngài bằng cách sống trong Nơi chí thánh phía trong bức màn qua thập tự giá sau khi đã kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài
A. Sự Khen Ngợi Của Lương Nhơn
Các câu 4 đến 10 là sự khen ngợi của Người Yêu Dấu
1. Lương Nhơn Của Nàng, Quí Trọng Nàng
Như Người Yêu của Ngài, Khen Ngợi Nàng Rằng
Nàng Xinh Đẹp Như Nơi Thánh Trên Trời
Và Đáng Yêu Như Giê-ru-sa-lem Thuộc Thiên
“Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa, / Đáng yêu như Giê-ru-sa-lem” (c.4a). Lương Nhơn của nàng, quí trọng nàng như người yêu của Ngài, khen ngợi nàng rằng nàng xinh đẹp như Nơi thánh trên trời (Thiệt-sa-1 Các Vua 14:17) và đáng yêu như Giê-ru-sa-lem trên trời (Ga.4:26; Hê.12:22), ngụ ý rằng nàng sống trong Nơi chí thánh phía trong bức màn, kinh nghiệm sự thăng thiên của Đấng Christ qua thập tự giá sau khi đã kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài
Trên các tầng trời có Nơi thánh của Đức Chúa Trời, được chia thành hai phần. Phần thứ nhất được gọi là Nơi thánh, và phần thứ hai là Nơi chí thánh. Ở giữa, có một vách ngăn, một sự ngăn cách, một bức màn. Hê-bơ-rơ 10:20 bảo chúng ta rằng bức màn trong Nơi thánh tượng trưng cho xác thịt. Trong Nơi thánh thuộc thiên có xác thịt; điều này là theo Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời
Một nguyên tắc cơ bản trong Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của thời gian và không gian. Với Ngài, không có yếu tố thời gian vì Ngài là Đức Chúa Trời của sự đời đời. Chúng ta quan tâm đến vị trí, nghĩ rằng không có xác thịt trên các tầng trời, nhưng Đức Chúa Trời quan tâm đến sự kiện. Dường như chúng ta ở trên các tầng trời, nhưng chúng ta vẫn có xác thịt và sẽ tiếp tục có cho đến khi Đức Chúa Trời hoàn thành và tổng kết Cuộc gia tể Ngài cách tuyệt đối
Trong kinh nghiệm thuộc linh, chúng ta được tình yêu của Chúa thu hút và được chính Chúa kéo đến trong sự ngọt ngào của Ngài. Chúng ta đi theo Ngài bằng cách theo dấu chân của các thánh đồ trong Hội thánh qua các thế kỷ. Sau đó, chúng ta bước vào mối tương giao với Ngài trong linh. Trong mối tương giao này, chúng ta được hướng dẫn về cách bước vào nếp sống Hội thánh và trong nếp sống Hội thánh, chúng ta đang được biến đổi. Chúng ta có vẻ đẹp qua sự biến đổi này và cũng có sự yên nghỉ, che phủ và thỏa mãn. Tất cả những ý nghĩa thuộc linh này tương xứng với những gì Sa-lô-môn đã viết giai đoạn kế tiếp là giai đoạn sống trên trời như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Sau khi kinh nghiệm giai đoạn này, chúng ta tiến đến kinh nghiệm việc xé bức màn. Bức màn trong Đền Thờ đã bị xé ra bởi sự chết của Đấng Christ (Mat.27:51). Tuy nhiên, bức màn xác thịt vẫn chưa được cất đi. Đúng hơn, bức màn này vẫn còn để Đức Chúa Trời sử dụng trong việc hoàn hảo những thánh đồ tìm kiếm của Ngài. Chẳng hạn, chắc chắn Phao-lô là một anh em trưởng thành, đã trải qua giai đoạn sống trên các tầng trời như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Nhưng theo 2 Cô-rin-tô chương 12, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một “giằm xóc trong xác thịt” (c.7) Ở đây, chúng ta thấy rằng ngay cả một người trưởng thành và thuộc linh như vậy vẫn có thể bị rắc rối bởi xác thịt. Điều này cho thấy rằng dù chúng ta có thể có yếu tố của Đức Chúa Trời bao nhiêu trong linh được tái sinh, hay đã được thánh hóa, biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của con trưởng Đức Chúa Trời bao nhiêu, nhưng hễ còn sống trên đất, chúng ta vẫn còn xác thịt.
Trong khi sự tái sinh của linh xảy ra tức khắc, thì sự biến đổi của hồn lại tiệm tiến. Sự cứu chuộc thân thể chúng ta cũng tiệm tiến. Phao-lô nói rằng người bề trong của chúng ta đang được đổi mới nhưng người bề ngoài, thân thể chúng ta, đang hư nát hằng ngày. Đây là sự sắp xếp của Đức Chúa Trời theo cuộc gia tể Ngài. Đức Chúa Trời không dự định để chúng ta đạt đến tiêu chuẩn cao về thuộc linh đến nỗi xác thịt không còn hiện diện. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là giữ chúng ta sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới trong sự phục sinh, dù chúng ta có thể thuộc linh đến đâu. Chúng ta có thể nghĩ rằng trong sự phục sinh không nên còn xác thịt nữa, nhưng Đức Chúa Trời vẫn cần nó để thực hiện điều gì đó trong chúng ta
Vì xác thịt vẫn còn ở với chúng ta nên chúng ta cần xử lý xác thịt hằng ngày bằng cách thức canh và cầu nguyện. Nếu không thức canh, xác thịt sẽ hành động. Trong sự cầu nguyện, chúng ta cần thức canh, cầu nguyện trong linh.
Trong Nhã Ca 6:4, Giê-ru-sa-lem là dấu hiệu về tính hoàng gia. Càng thuộc thiên, chúng ta càng trở nên vua. Hoàng gia là cai trị giống như vua. La Mã chương 5 nói rằng những người nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công chính cách dư dật  sẽ cai trị trong sự sống (c.17). Tuy nhiên, dù chúng ta có thể tính hoàng gia và sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh, thì cẫn còn có bức màn trong Nơi thánh trên trời. Điều này cho thấy rằng dù có thể thuộc linh đến đâu, chúng ta vẫn còn trong xác thịt, là bức màn. Vì thế, chúng ta cần học tập trải qua bức màn bởi sự xử lý của thập tự giá hằng ngày. Khi đó, chúng ta sẽ sống phía trong bức màn, trong Nơi chí thánh, là chính Đức Chúa Trời. Đây là giai đoạn cao nhất trong kinh nghiệm của người yêu của Đấng Christ như được trình bày trong Nhã ca. Khi đạt đến giai đoạn như vậy, chúng ta sẽ không có gì để làm ngoài trông đợi và hi vọng được cất lên
2. Người Yêu Trở Thành
Nơi Thánh Thuộc thiên Và Giê-ru-sa-lem Thuộc thiên
Là Do Chiến Thắng Của Nàng Trên Những Kẻ Thù
Lời khen ngợi nầy của Lương Nhơn ngụ ý rằng việc người yêu trở thành Nơi thánh thuộc thiên và Giê-ru-sa-lem thuộc thiên do chiến thắng của nàng trên những kẻ thù. Chỉ bằng cách làm người đắc thắng, người thắng hơn những kẻ thù, chúng ta mới có thể sống phía trong bức màn.
4. Một Dấu Hiệu Về Sự Trưởng Thành
Của Người Yêu Trong Sự Sống
Vì Sự Xây Dựng Của Đức Chúa Trời
Trước kia, người yêu được ví như ngựa cái giữa những xe ngựa của Pha-ra-ôn, một hoa hồng tại Sa-rôn, một hoa huệ trong trũng và giữa những gai gốc, chim bồ câu, trụ khói, giường, kiệu, vườn và nguồn với dòng suối, nhưng bây giờ nàng được ví như nơi cư ngụ thuộc thiên của Đức Chúa Trời và Giê-ru-sa-lem thuộc thiên, ngụ ý đến sự trưởng thành của nàng trong sự sống vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời
Vì sự xây dựng Thân thể Đấng Đấng Christ, chúng ta cần trưởng thành của sự sống. Ê-phê-sô 4:12-16 nói về sự xây dựng Thân thể, bảo rằng chúng ta cần lớn lên đạt đến mức trưởng thành để Thân thể Đấng Christ có thể được xây dựng. Xây dựng Hội thánh cách tổng quát chỉ đòi hỏi năng lực quản lý, sắp xếp và quan tâm đến những điều nào đó. Đây không phải là điều gì đó mang tính hữu cơ mà là điều gì đó được tổ chức theo sự quản  lý của con người. Tuy nhiên, sự xây dựng Thân thể không liên hệ gì đến khả năng tổ chức, quản lý, và sắp xếp công việc của chúng ta. Thân thể Đấng Christ là một cơ cấu hữu cơ, không phải một tổ chức. Việc xây dựng cơ cấu hữu cơ này tùy thuộc vào sự lớn lên và trưởng thành trong sự sống. Việc xây dựng Thân thể thì mang tính hữu cơ.
Để xây dựng Thân thể cách hữu cơ, chúng ta cần trưởng thành. Đây là lý do chúng ta hiện đang nhấn mạnh đến sự xây dựng Thân Thể nhiều hơn là xây dựng Hội thánh. 1 Ti-mô-thê là sách nói về Hội thánh như Nhà của Đức Chúa Trời (3:15). Không có điều gì trong sách này nói về sự xây dựng Thân thể  Đấng Christ. 1 Ti-mô-thê chương 3 nói về sự sắp đặt  các trưởng lão và chấp sự trong sự phục vụ, nhưng Ê-phê-sô không nói về các trưởng lão và chấp sự. Thay vì thế, sách này nói về các chi thể đang lớn lên. Trước hết, chúng ta cần lớn lên, và rồi, chúng ta có thể hoàn hảo người khác. Sự hoàn hảo này là theo 2 Cô-rin-tô chương 13, trong đó Đấng  Christ đang sống và lớn lên trong chúng ta (c.5) và chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Tam Nhất trong tình yêu của Cha, ân điển của Con, và sự tương giao của Linh (c.14). Đây là sự xây dựng Thân thể, không phải sự xây dựng Hội thánh như một loại tổ chức. Sự xây dựng này, mà vì đó chúng ta cần sự trưởng thành trong sự sống, là duy nhất. Chính Thân thể hữu cơ của Đấng Christ mới là điều sẽ tổng kết Giê-ru-se-lem Mới hữu cơ trong trời mới đất mới
5. Lời Có Vẻ Như Sự Khước Từ Của Chúa
“Hãy xây mắt mình khỏi ta, / vì nó làm cho ta bối rối” (Nhã. 6:5a). Đây là lời có vẻ như khước từ của Chúa (đc. Mác 7:25-27; Ghi. 11:5-7; Xuất 32:10; Sáng. 32:26), nhưng thật ra đó là lời mời gọi người yêu bày tỏ tình yêu đắc thắng đối với Ngài. Một sự khước từ như thế thực ra là một loại chào đón. Khi Chúa phán: “Hãy xây mắt ngươi khỏi Ta”, Ngài thực sự đang phán rằng chúng ta nên để mắt nơi Ngài không thôi. Khi yêu ai, chúng ta muốn người đó lúc nào cùng nhìn mình. Lời của Lương Nhơn là những lời mời gọi người yêu bày tỏ tình yêu đắc thắng của nàng đối với Ngài.
6. Tóc Người Yêu Giống Như Một Đàn Dê
“Tóc mình khác nào đàn dê / trên triền núi Ga-la-át” (Nhã 6:5b). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:1b
7. Răng Người Yêu Giống Như Bầy Chiên Cái
“Răng mình như bầy chiên cái, / Từ nơi tắm rửa mới lên; / Thảy đều sanh đôi, / không một con nào non sẻ” (6:6). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:2.
8. Má Người Yêu Giống Như Một Miếng Lựu
“Má mình trong lúp tợ một miếng lựu” (6:7). Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4:3b.
9. Lương Nhơn Của Nàng
Được Nhiều Tín Đồ Khác Yêu Mến
“Có sáu mươi hoàng hậu, tám mươi cung phi, / Và nhiều vô số con đòi. / Chim bồ câu ta, người hoàn hảo ra, / Vốn là có một, con một của mẹ mình. / Kẻ kén chọn của người đã sanh đẻ mình. / Các con gái đều thấy nàng, và xưng nàng có phước, / Đến đỗi những hoàng hậu và cung phi cũng đều khen ngợi nàng” (c.8-9). Ở đây, chúng ta thấy rằng Lương Nhơn của nàng (Sa-lô-môn, tượng trung cho Đấng Christ theo nghĩa tích cực) được nhiều tín đồ khác yêu mến, một số là các hoàng hậu, một số là các cung phi và một số là những trinh nữ (tất cả đều mang ý nghĩa tích cực trong thơ ca), nhưng Lương Nhơn của nàng, xem nàng là người yêu và người hoàn hảo của Ngài, khen ngợi nàng là người yêu duy nhất của Ngài, người duy nhất được kén chọn, được tái sinh bởi ân điển
10. Lương Nhơn Khen Nàng Như Rạng Đông
“Người nữ này là ai, hiện ra rạng đông, / Đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời » (c.10a). Lương Nhơnkhen nàng như rạng đông, đẹp như mặt trăng và tinh sạch như mặt trời, đem ánh sáng đến và chiếu sáng trên người khác
11. Đáng Sợ Như Đạo Quân Giương Cờ Xí
Trong câu 10b Lương Nhơn lại nói rằng người yêu đáng sợ như đạo quân giương cờ xí. Ý nghĩa ở đây tương tự như trong 4b
B. Công Việc Của Người Yêu
“Tôi đi xuống vườn hạch đào, / Đặng xem cây cỏ xanh tươi của trũng, / Đặng thử coi vườn nho đã nứt đọt, / Thạch lựu đã nở hoa chưa” (c.11). Ở đây, chúng ta thấy công việc của người yêu. Nàng làm việc trên chính nàng như vườn đang lớn lên, như thung lũng mọc lên những thứ xanh tươi, như nho nứt đọt và như thạch lựu đang trổ hoa. Nàng làm việc trên chính nàng như vườn đặc biệt để trồng hạch đào, trồng thức ăn cứng và mạnh. Nàng xem chính mình không chỉ là vườn trồng những thứ mềm mà còn là vườn cây ăn trái trồng những hạch đào đặc biệt cho Đấng Christ.
C. Sự Tiến Bộ Và Chiến Thắng Của Người Yêu
Các câu 12-13 mô tả sự tiến bộ và chiến thắng của người yêu
1. Người
Không Ý Thức Mình Đang Tiến Bộ Nhanh
“Không ngờ, hồn tôi đặt tôi / Ở giữa các xe ngựa của những người quí tộc” (c.12). Người yêu không ý thức rằng nàng đang tiến bộ nhanh như những xe ngựa của những nhà quí tộc đanh tiến tới
2. Những Người Được Người Yêu Thu Hút
Xin Nàng Trở Về
“Hỡi Su-la-mít, hãy trở về, hãy trở về!/ Khá trở về, trở về, hầu cho chúng tôi xem thấy người. / Vì sao các người muốn thấy người Su-la-mít, / Như thấy sự nhảy múa của hai trại quân?” (c.13). Những người được người yêu thu hút xin nàng trở về để họ có thể ngắm xem nàng như hai trại của đạo quân đang ăn mừng chiến thắng bằng cách nhảy múa (đc. Sáng.32:2)

Trong Nhã Ca 6:13, Sa-la-mít, tên của người yêu, là hình thức thuộc giống cái của Sa-la-môn, lần đầu tiên được dùng, ngụ ý rằng vào thời điểm này, người yêu đã trở nên bản sao của Sa-lô-môn, người phối ngẫu, giống như Sa-lô-môn trong sự sống, bản chất và hình ảnh, như Ê-va giống với A-đam (Sáng. 2:20-23), có nghĩa là người yêu của Đấng Christ trở nên giống như Ngài trong sự sống, bản chất và hình ảnh để tương xứng với Ngài  ( 2 Cô.3:18; La.8:29) cho cuộc hôn nhân của họ