Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

SÁCH MÁC BÀI 1


LỜI GIỚI THIỆU
(1)
Kinh Thánh: Ês. 42:1-4, 6-7; 49:5-7; 50:4-7; 52:13-53:12; Mác 10:45
Chúng ta bắt đầu đợt nghiêng cứu sự sống trong Phúc Âm Mác với sứ điệp này. Phúc Âm Mác không sâu nhiệm như Phúc Âm Giăng và cũng không chứa nhiều dạy dỗ như được tìm thấy trong Phúc Âm Ma – thi – ơ. Một số người đọc Tân Ước có thể nghĩ rằng Phúc Âm Mác là “ Ga- li- lê” của bốn sách Phúc Âm, và một số người khác có thể thắc mắc là có điều gì tốt ra từ Ga – li – lê. Tuy nhiên, Chúa Jesus đến từ Ga – li – lê.
CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHÚA TẠI GA- LI – LÊ VÀ GIU- ĐÊ
Phúc Âm Giăng chủ yếu ghi lại chuyển động của Chúa tại Giu – đê và về những lời sâu nhiệm mà Ngài phán tại đó. Trái lại, Phúc Âm Mác chủ yếu ghi lại chức vụ của Chúa tại Ga – li – lê. Phúc Âm Mác không ghi lại nhiều về chuyển động hay dạy dỗ của Chúa tại Giu – đê.
Nếu muốn có một tiểu sử về đời sống và chức vụ của Chúa trên đất, chúng ta cần phải biết cách kết hợp Phúc Âm Giăng và Phúc Âm Mác với nhau. Khi kết hợp các Phúc Âm này với nhau, chúng ta có thể thấy chuyển động của Chúa trong miền Ga – li – lê và Giu – đê. Giu – đê là một tỉnh rất được tôn trọng, và thành phố Giê – ru – sa – lem tọa lạc tại đó. Nhưng tỉnh Ga - li – lê  bị xem thường và khinh miệt. Chuyển động của Chúa tại Ga – li – lê chiếm một tjowif gian dài hơn chuyển động của Ngài tại Giu – đê. Chúng ta cần thấy ký thuật trong Phúc Âm Mác là một ký thuật chủ yếu về chuyển động của Chúa, không ở Giu – đê mà ở Ga – li – lê.

Trong chương đầu tiên ở Phúc Âm Giăng, chúng ta có phần ghi lại các vấn đề sâu nhiệm về sự nhục hóa của Đấng Christ. Các câu 1 và 14 bày tỏ rằng ban đầu có Lời, Lời ở với Đức Chúa Trời và Lời là Đức Chúa Trời, Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta. Theo Giăng 1:14, các môn đồ cũng đã nhìn thấy vinh hiển của Chúa, vinh hiển của Con Độc Sanh đến từ Cha. Trong chương đầu của Phúc Âm Giăng, ông tiếp tục nói rằng Kinh Luật được ban cho Môi – se, nhưng ân điển và thực tại đến qua Jesus Crist (c. 17). Trong câu 18, Giăng nói: “Chẳng ai thấy Đức Chúa Trời bao giờ; duy Con Độc Sanh ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha”. Hơn nữa, Giăng cho chúng ta biết rằng trong Lời là sự sống, và sự sống là sự sáng của loài người (c.4). Tất cả những vấn đề này đều rất sâu nhiệm.
CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Tương phản với những vấn đề sâu nhiệm đươc bày tỏ  trong Phúc Âm Giăng, chúng ta thấy Chúa là Cứu Chúa – Nô lệ trong Phúc Âm Mác. Trong Phúc Âm Mác, chúng ta không có Cứu Chúa – Đức Chúa Trời như trong Giăng, cũng không có Cứu Chúa – Nhà Vua như trong Ma - thi – ơ, hay Cứu Chúa – Con Người như trong Lu – ca. Phúc Âm Mác trình bày một khía cạnh đặt biệt của Đấng Christ, khía cạnh về Cứu Chúa – Nô Lệ. Trong Giăng, chúng ta có Đức Chúa Trời; trong Ma – thi – ơ có Vua; trong Lu – ca có Con Người, và trong Mác có Nô Lệ. Chúng ta hầu như không mong nghe được những điều tuyệt hảo, sâu nhiệm, diệu kỳ về một người nô lệ. Trong một ý nghĩa, không dễ nói về Phúc Âm Mác.
Trong Nghiên Cứu Sự Sống sách Gia – cơ, chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự tương phản giữa các sách của Phao – lô và sách Gia – cơ. Các sách của Phao – lô ở bình diện cao hơn sách Gia – cơ nhiều. Những sách của Phao – lô ở bình diện thần thượng, bình diện của Đức Chúa Trời. và khải thị về sự ban phát thần thượng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, trong các Thư tín của Phao – lô, chúng ta có khải thị về gia tể thần thượng. Sách Gia – cơ ở một bình diện thấp hơn nhiều. Trong khi những sách của Phao – lô ở bình diện thần thượng thì sách của Gia – cơ ở bình diện con người và nhấn mạnh đến sự hoàn hảo Cơ – đốc thực tiễn. Trong Thư Gia – cơ, ông nói đến những vấn đề về sự tin kính và tính cách. Thư Gia – cơ và các Thư tín của Phao – lô thật sự khác biệt nhau rất nhiều. Làm sao chúng ta có thể so sánh những điều ở bình diện con người với những điều ở bình diện thần thượng? Làm sao chúng ta có thể so sánh sự hoàn hảo Cơ – đốc thực tiễn với gia tể thần thượng, hay so sánh việc sống theo đạo đức với sống Christ? Không thể so sánh được.
Nếu muốn biết ý nghĩa về sự hoàn hảo Cơ – đốc thực tiễn, chúng ta cần phải đến Thư Gia – cơ. Về sự hoàn hảo Cơ – đốc, không gì tốt hơn sách Gia – cơ. Chẳng hạn như hãy xem những gì Gia – cơ nói về sự khôn ngoan: “ Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh khiết, sau lại hòa bình, ôn lương, nhu nhượng, đầy dẫy sự thương xót và bông trái lành, không thiên kiến không giả hình” (Gia. 3:17). Gia – cơ cũng nói “ Vả bông trái của sự công nghĩa (công chính) được gieo ra trong sự hòa bình cho những kẻ làm theo sự hòa bình vậy” (c. 18). Dạy dỗ như vậy chắc chắn là cao hơn dạy dỗ của Khổng Tử nhiều. Về sự hoàn hảo Cơ – đốc và đạo đức con người, sách Gia – cơ thật xuất sắc. Trong phương diện này, tất cả chúng ta cần phải tôn trọng Gia – cơ. Tuy nhiên, dầu sách của Gia – cơ về sự hoàn hảo Cơ – đốc có xuất sắc đến đâu, ông vẫn ở bình diện con người, và bình diện con người không thể nào so sánh được với bình diện thần thượng.
Ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể dùng sự tương phản về mức độ giữa các sách của Mác và các Phúc Âm còn lại. Thí dụ, làm thế nào chúng ta có thể so sánh một nô lệ với Đức Chúa Trời? Hơn nữa, làm sao chúng ta có thể so sánh một nô lệ với một vị vua? Phúc Âm Mác hình như ở bình diện thấp hơn Phúc Âm Giăng, Ma – thi – ơ và Lu – ca nhiều. Phúc Âm Giăng ghi lại những điều sâu nhiệm mà Chúa đã nói như “ Ta là…sự sống” (14:6), “Ta là sự sáng của thế gian” (8:12), và “Ta là sự sống lại” (11:25). Những lời như thế không thể nào thấy được trong Phúc Âm Mác. Tuy nhiên, trong Phúc Âm Mác chúng ta có một bản ký thuật tuyệt vời về một Nô Lệ diệu kỳ. Trong Phúc Âm Mác, chúng ta có những điều mà không thể tìm thấy được trong Phúc Âm Giăng, Ma – thi – ơ hoặc Lu – ca.
Chúa Jesus thật diệu kỳ và bao – hàm – tất – cả . Thậm chí danh Ngài còn được gọi là Đấng Diệu Kỳ (Ês. 9:6). Chúa không những diệu kỳ trong thần tính mà cũng diệu kỳ trong nhân tính Ngài. Chúng ta thấy bức tranh về nhân tính của Chúa Jesus ở đâu? Nói răng Phúc Âm của Lu – ca nhấn mạnh về nhân tính của Chúa thì đúng. Trong Phúc Âm của Lu – ca, ông cho thấy Chúa là một Người bình thường, một Người hoàn toàn đạt chuẩn mực. Với một Người như thế, chúng ta thấy được mỹ đức, sự tuyệt hảo, và vẻ đẹp của con người. Dầu vậy, thậm chí tất cả những điều này cũng không thể sánh được với phương diện nhân tính của Chúa được thấy trong Phúc Âm Mác. Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy sự biểu lộ đẹp đẽ về những mỹ đức của Đấng Christ trong nhân tính của Ngài. Tôi tin rằng những mỹ đức kỳ diệu của Chúa trong nhân tính Ngài được thấy trong Phúc Âm Mác hơn là trong Phúc Âm Lu – ca.
Chỉ có một sách trong bốn sách Phúc Âm nói về thần tính của Chúa; đó là Phúc Âm Giăng. Ba Phúc Âm kia, được gọi là Phúc Âm nhất lãm, nói về nhân tính của Chúa. Từ “nhất lãm” cho thấy các Phúc Âm Ma – thi – ơ, Mác, và Lu – ca đều có cùng một cách nhìn, đó là cách nhìn về nhân tính của Chúa. Trong ba Phúc Âm này, chúng ta thấy các phương diện khác nhau của Đấng Christ trong nhân tính của Ngài: nhân tính của Chúa trong địa vị làm Vua (Ma – thi – ơ), nhân tính của Chúa khi làm một con người đạt chuẩn mực (Lu – ca), và nhân tính của Chúa khi làm một Nô Lệ (Mác).
Giả sử tổng thống Mỹ, sau khi mãn nhiệm thì làm người lo công việc nhà. Sau khi làm tổng thống, ông sẵn lòng hạ mình trở nên một người làm công việc nhà để phục vụ người khác. Điều này không tuyệt vời sao? Sự tuyệt vời của con người này trong chức vụ tổng thống không thể so với sự tuyệt vời của ông khi trở thành người làm công việc nhà. Tôi tin rằng đa số công dân sẽ đánh giá cao của ông trong vị trí là người làm công việc nhà hơn là cương vị tổng thống. Chúng ta không thấy nhiều vẻ đẹp của nhân tính ông khi ông làm tổng thống. Nhưng nếu ông muốn trở thành người làm công việc nhà để phục vụ người khác, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp, mỹ đức trong nhân tính ông. Thật đẹp đẽ khi một người sau khi phục vụ với chức vụ cao trọng là tổng thống Mỹ rồi trở thành người làm công việc nhà. Tôi e rằng không ai trong chúng ta đều cảm thấy thoải mái khi diện kiến tổng thống, nhưng chúng ta đều cảm thấy thoải mái với người làm công việc nhà. Tuyệt vời biết bao khi thấy một vị cựu tổng thống làm người giúp việc vì chúng ta có thể thẩm mỹ đức con người tuyệt vời trong ông!
Anh em thích loại người nào hơn – một tổng thống hay một người giúp việc? Tôi thích ở với người giúp việc hơn là với tổng thống. Nếu tổng thống mời tôi đến ở đêm tại tòa Bạch Ốc, tôi sẽ không cảm thấy thoải mái như ở nhà. Nhưng nếu vị cựu tổng thống trở thành người giúp việc và mời tôi đến nghỉ đêm ở nhà ông, tôi sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.
Tôi dùng minh họa về việc tổng thống trở thành người giúp việc để giúp chúng ta thấy vị trí của Phúc Âm Mác liên quan đến các sách Phúc Âm khác. Trong Phúc Âm Ma – thi – ơ, chúng ta thấy Chúa Jesus trong địa vị là Vua, nhưng trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy Chúa trong địa vị là một Nô Lệ. Anh em thích điều nào hơn? Chúa là một vị Vua hay Chúa là một Nô Lệ? Anh em thích Jesus là Vua hay Jesus là Nô Lệ ? Theo lẽ tự nhiên, có lẽ chúng ta có khuynh hướng đánh giá cao Chúa là Vua hơn là Nô Lệ. Nhưng tất cả chúng ta đều cần đánh giá cao Chúa là Cứu Chúa – Nô Lệ được bày tỏ trong sách Mác. Nếu đánh giá cao Chúa như vậy, chúng ta sẽ hiểu được giá trị của sách Mác.
Trong Phúc Âm Mác, chúng ta có bản ký thuật sống động về nhân cách của Chúa với tư cách là một Nô Lệ. Những chương cuối của sách Mác đặc biệt dài và nhiều chi tiết. Lý do là vì mục đích của sách Mác cho chúng ta ký thuật chi tiết để bày tỏ vẻ đẹp của Chúa là một Nô Lệ trong những mỹ đức con người của Ngài.
MỘT BẢN KÝ THUẬT VỀ CÁC HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÚA VÀ MỘT BỨC TRANH MÔ TẢ
VỀ NHỮNG MỸ ĐỨC CON NGƯỜI CỦA NGÀI
Bí quyết để hiểu Phúc Âm Mác là trong Phúc Âm này, chúng ta thấy hành động của Chúa nhiều hơn lời dạy của Ngài. Mác không ghi lại nhiều về lời dạy của Chúa. Chẳng hạn như ông không thuật lại bài giảng trên núi của Chúa (Mat. 5 - 7). Mác cũng không thuật lại những lời tiên tri dài và nhiều ẩn dụ như được thấy trong Ma – thi – ơ và Lu – ca. Sách Mác phần lớn ghi lại chi tiết về hành động của Chúa. Ông thuật lại nhiều điểm nhỏ để trình bày một bức tranh về vẻ đẹp và sự tuyệt diệu trong nhân tính của Đấng Christ là Cứu Chúa – Nô Lệ. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ yêu thích Phúc Âm Mác.
Bí quyết để hiểu Phúc Âm Mác là thấy sách này mô tả những mỹ đức con người tuyệt hảo và diệu kỳ của Chúa Jesus một cách sống động và chi tiết. Thật ra, khó nói về Phúc Âm này. Cần hơn hai mươi bài để nói về những gì được bày tỏ trong ba chương đầu vì việc ghi lại nhân tính của Chúa trong Phúc Âm này vừa sống động vừa chi tiết. Bức tranh về những mỹ đức của nhân tính Chúa trong Phúc Âm Mác tuyệt vời biết bao ! Chúng ta cần Chúa phán cách đặc biệt để nói về những vấn đề này.
TÁC GIẢ PHÚC ÂM MÁC
Tác giả Phúc Âm này là Mác, cũng được gọi là Giăng (Công. 12 :25), là con trai của một trong những bà  Ma – ry (người gần gũi với Sứ đồ Phi – e – rơ trong Hội Thánh tại Giê – ru  - sa – lem (Công. 12 :12). Ông cũng là anh em họ của Ba – na – ba ( Côl. 4 :10). Ông đồng hành với Ba – na – ba và Sau – lơ trong chức vụ của họ (Công. 12 :25), và ông cũng đồng hành với Phao – lô trong cuộc hành trình đầu tiên trong chức vụ của Phao – lô đến với người phi Do Thái (Công. 13 :5). Tuy nhiên, tại Bẹt – giê, Mác đã lìa Phao – lô và quay về (Công. 13 :13). Vì ông quay về nên Phao – lô không chấp nhận ông trong cuộc hành trình thứ hai. Sau đó, Mác tham gia công tác của Ba – na – ba ; vào lúc ấy Ba – na – ba đã lìa Phao – lô (Công. 15 :36 – 40). Tuy nhiên, Mác gần gũi Phao – lô trong những năm về sau (Côl. 4 :10 ; Plm. 24)  và hữu dụng đối với Phao – lô cho chức vụ của Phao – lô đến khi Phao – lô tuận đạo (2Ti. 4 :11). Có lẽ ông đã thường xuyên gần gũi Phi – e – rơ vì Phi – e – rơ kể ông như con (1Phi. 5 :13).
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÚC ÂM MÁC
Từ những ngày đầu tiên của Hội Thánh, Phúc Âm Mác đã được xem là sách ghi lại lời kể của Phi – e – rơ, là người đã đồng hành với Cứu Chúa trong chức vụ Phúc Âm của Ngài từ đầu (Mác 1 :16 – 18) cho đến cuối (14 :54 , 66 – 72). Ký thuật này thì theo trình tự lịch sử và cung cấp nhiều chi tiết về sự kiện lịch sử hơn những Phúc Âm khác. Toàn bộ Phúc Âm này được tóm tắt trong lời Phi – e – rơ nói trong Công Vụ 10 : 36 – 42.
Về Phúc Âm Mác, chúng ta cần ghi nhớ ba vấn đề: trước nhất, Phúc Âm này là lời trình bày của Phi-e-rơ được viết thành văn về tiểu sử của Jesus Christ, là Con của Đức Chúa Trời; thứ hai, Phúc Âm này được viết theo trình tự lịch sử, và thứa ba, Phúc Âm này cung cấp nhiều chi tiết về sự kiện lịch sử hơn những Phúc Âm khác.. Thật ra, Phúc Âm Mác có thể được xem là Phúc Âm của Phi-e-rơ. Phi-e-rơ kể lại cho Mác nghe câu chuyện về Chúa Jesus, và Mác viết lại câu chuyện này. Phúc Âm này cũng cung cấp cho chúng ta tiểu sử của  Chúa theo trình tự lịch sử. Trái lại, ký thuật trong sách Ma-thi-ơ cho chúng ta một bản tường thuật theo giáo lý. Nếu muốn biết các sự kiện thật sự đã xảy ra trên đời sống của Chúa theo trình tự lịch sử, chúng ta cần đến với Phúc Âm Mác. Hơn nữa, Mác cung cấp nhiều chi tiết về sự kiện lịch sử hơn là những Phúc Âm khác. Như chúng tôi đã chỉ ra, Mác chú ý nhiều đến hành động của Chúa hơn là lời nói của Ngài. Điều này phù hợp với mục đích của Mác trong việc mô tả Chúa là một Nô Lệ. Nô Lệ là người làm việc, không phải là người nói nhiều. Vì vậy, Mác trình bày nhiều chi tiết về các hành động Chúa.

Giăng trình bày về Cứu Chúa- Đức Chúa Trời, nhấn mạnh đến thần tính của Đấng Cứu Rỗi trong nhân tính của Ngài. Ma-thi-ơ trình bày về Cứu Chúa- Nhà Vua ; Mác trình bày về Cứu Chúa- Nô Lệ ; và Lu-ca trình bày Cứu Chúa- Con Người. Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca có cái nhìn về nhân tính của Đấng Cứu Rỗi trong các khía cạnh khác nhau cùng với thần cách của Ngài. Vì Mác trình bày Cứu Chúa là một Nô Lệ nên ông không nói đến gia phả và địa vị của Ngài vì dòng dõi của một nô lệ không đáng phải chú ý đến. Mác cũng không có ý định tạo cho chúng ta ấn tượng về các lời kỳ diệu của người Nô Lệ này (như Ma-thi-ơ nói về những lời dạy dỗ tuyệt vời của Ngài và các ẩn dụ về Vương Quốc thiên thượng, và Giăng với những khải thị sâu nhiệm về các lẽ thật thần thượng), nhưng ông tạo cho chúng ta một ấn tượng về các việc làm tuyệt hảo của Ngài trong sự phục vụ Phúc Âm, cung cấp nhiều chi tiết hơn những Phúc Âm khác để mô tả tính siêng năng, sự trung tín, và các mỹ đức khác của Cứu Chúa trong khi Ngài phục vụ sự cứu rỗi cho tội nhân vì Đức Chúa Trời. Trong Phúc Âm Mác có sự ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Giê-hô-va trong Ê-sai 42 :1-4, 6-7 ; 49 :5-7 ; 50 :4-7 ; 52 :13-53 :12, và các chi tiết liên quan đến lời dạy dỗ về Đấng Christ là Nô Lệ của Đức Chúa Trời trong Phi-líp 2 :5-11. Ngài siêng năng trong khi lao động, Ngài cần thức ăn và nghỉ ngơi (Mác 3 :20-21 ;6 :31), Ngài nổi giận (3 :5), Ngài than thở (7 :34), và Ngài yêu mến (10 :21) ; tất cả những điều đó điều bày tỏ thật đẹp đẽ nhân tính của Ngài trong mỹ đức và sự hoàn hảo của nhân tính ấy. Quyền làm Chúa của Ngài (2 :28), sự toàn tri của Ngài (2 :8), quyền năng làm phép lạ và uy quyền đuổi quỷ của Ngài (1 :27 ; 3 :15), để tha tội (2 :7, 10), và làm gió biển yên lặng (4 :39), đều bày tỏ thần tính Ngài trong sự vinh hiển và tôn trọng của thần tính ấy một cách trọn vẹn. Thật là một Nô Lệ của Đức Chúa Trời ! Thật đáng yêu và đáng khâm phục biết bao ! Một Nô Lệ như thế phục vụ tội nhân với tư cách là Cứu Chúa-Nô Lệ bằng sự sống của Ngài làm giá chuộc cho họ (10 :45), để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là Đấng mà Ngài làm Nô Lệ.