Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

SÁCH NHÃ CA Bài 10




BỐN GIAI ĐOẠN VỀ KINH NGHIỆM THUỘC LINH
TRONG SÁCH NHÃ CA
Kinh Thánh: Nhã 1:2-4a, 2:14; 4:8; 6:4
Dù là một sách ngắn như Nhã Ca chứa đựng nhiều hình ảnh và đầy những điểm quan trọng. Khi đọc sách này, chúng ta rất dễ lạc đường. Tuy nhiên, qua các văn phẩm của những người đi trước chúng ta, Nhã Ca được mở ra cho chúng ta. Nhã Ca là một câu chuyện sự sống thuộc linh về những kinh nghiệm Cơ Đốc, được tương trưng bởi một chuyện tình. Trong Nhã Ca, những kinh nghiệm này ở trong bốn giai đoạn
GIAI ĐOẠN MỘT – ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST THU HÚT
VÀ KÉO ĐẾN ĐỂ THEO ĐUỔI NGÀI
HẦU ĐƯỢC THỎA MÃN ĐẦY ĐỦ
Trong giai đoạn một, chúng ta được Đấng Christ thu hút và kéo đến để theo đuổi Ngài hầu được thỏa mãn đầy đủ (1:2-2:7). Giai đoạn này bao gồm nhiều điều: khao khát được Đấng Christ hôn; tương giao trong phòng bên trong; bước vào trong nếp sống Hội thánh bằng cách bước theo dấu chân bầy; được biến đổi bởi sự tái tạo của Linh: tham dự vào sự yên nghỉ của thỏa mãn của Đấng Christ

Trong giai đoạn này, một tội nhân được cứu bởi ân điển được khấy động, được lôi cuốn bởi tình yêu của Đấng Christ, và được thu hút bởi những gì Ngài là. Nhã Ca 1:2 nói về Đấng Christ: “Ái tình chàng ngon hơn rượu” không một điều gì trong cả vũ trụ này có thể sánh với Ngài. Câu 3 tiếp tục nói về “dầu xức” của Christ nói rằng “danh của Ngài như dầu xức đổ ra”. Dầu xức này, thực ra là chính Đấng Christ như Linh, là sự tổng hợp thần tính, nhân tính, sự chết và phục sinh của Đấng Christ, hiệu năng của sự chết Ngài, và quyền năng của sự phục sinh của Ngài, Danh ở đây tượng trung cho thân vị của Đấng Christ, bản thể của Ngài, và Đấng Christ là Linh tổng hợp này. “A đam Sau cùng đã trở nên Linh ban-sự-sống” (4 Cô 15:45b). Điều này cho thấy rằng danh của Đấng Christ như thân vị của Ngài là dầu xức tổng hợp
GIAI ĐOẠN HAI – ĐƯỢC KÊU GỌI
ĐỂ ĐƯỢC THOÁT KHỎI BẢN NGÃ
QUA SỰ HIỆP MỘT VỚI THẬP TỰ GIÁ
Giai đoạn hai là sự kêu gọi để thoát khỏi bản ngã qua sự hiệp một với thập tự giá (Nhã 2:8-3:5). Nói ngắn gọn, giai đoạn hai là giai đoạn kinh nghiệm về thập tự giá. Khi xem xét giai đoạn này, chúng ta chỉ cần nhớ một từ ngữ - thập tự giá – là đủ. Nhã Ca 2:14 chép: “Hỡi chim bồ câu ta trong khe đá, / Tại chốn đụt của vách đá, / Hãy tỏ cho ta xem mặt mũi mình, / Cho ta nghe tiếng mình; / Vì tiếng mình êm dịu, / Mặt mũi mình  có duyên”. Ở đây, “những khe đá” và “chốn đụt của vách đá” là những hình ảnh về thập tự giá. Đấng Christ muốn thấy vẻ mặt đáng yêu của người yêu Ngài và nghe tiếng êm dịu của nàng trong sự hiệp một, liên hiệp của nàng với thập tự giá. Thập tự giá là điểm nhấn mạnh chính trong phần này về sự giải thoát khỏi bản ngã
Khi theo đuổi Đấng Christ và trở nên thỏa mãn với sự yên nghỉ và vui hưởng trong Đấng Christ, chúng ta có thể bị bản ngã xâm chiếm và quan tâm đến bản ngã, do đó rơi vào sự nội hướng. Vì thế, chúng ta cần kinh nghiệm vấn đề từ chối và phá vỡ bản ngã bằng cách là một với thập tự giá. Chúng ta cần lưu lại trong những khe đá và cứ ẩn mình trong chốn đụt của vách đá. Điều này có nghĩa là hằng ngày chúng ta nên ở tại thập tự giá. Chúng ta nên có thể cùng với Phao-lô nói rằng: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ” (Ga 2:20). Chúng ta tức là “tôi”, bản ngã, người thiên nhiên, người cũ – đã bị đóng đinh, và bây giờ chúng ta nên ở trên thập tự giá. Đây là ở trong những khe đá, trong chốn đụt của vách lá. Làm thế nào chúng ta có thể đến vót trên núi? Làm thế nào chúng ta cí thể ở lại đó? Chúng ta có thể đến thập tự giá và cứ ở đó chỉ bởi quyền năng phục sinh của Đấng Christ (Phi.3:10).
GIAI ĐOẠN BA – ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST KÊU GỌI
ĐỂ SỐNG TRONG SỰ THĂNG THIÊN
NHƯ SÁNG TẠO MỚI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRONG SỰ PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
Giai đoạn ba là được Đấng Christ kêu gọi để sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh của Đấng Christ (3:6-5:1). Sự chết của Đấng Christ được tiếp theo bởi sự phục sinh của Đấng Christ và trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta là sáng tạo mới. Sáng tạo mới là sản phẩm của sự phục sinh của Đấng Christ. Hễ ai ở trong Đấng Christ và trong sự phục sinh đều là sáng tạo mới (2 Cô.5:17). Vấn đề sự phục sinh và sáng tạo mới có liên hệ mật thiết đến sự thăng thiên của Đấng Christ. Thực ra, sự phục sinh và sự thăng thiên của Đấng Christ là một. Nếu ở trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta cũng ở trong sự thăng thiên. Khi sống trong sự phục sinh, chắc chắn chúng ta đang sống trong sự thăng thiên
Bằng chứng cho thấy giai đoạn ba về kinh nghiệm thuộc linh trong Nhã Ca là lời kêu gọi sống trong sự thăng thiên được tìm thấy trong 4:8 “Hỡi tân phụ ta, hãy cùng ta đến từ Li-ban, / Hãy cùng ta đến từ Li-ban; / Khá nhìn xem từ chót A-ma-na,/ từ đỉnh Sa-nia và Hẹt-môn, / Từ hang sư tử, / Từ núi con beo” Như chúng tôi đã chỉ ra A-ma-na có nghĩa là “lẽ thật”, Sa-nia nghĩa là “áo giáp mềm mại” , và Hẹt môn nghĩa là “sự hủy diệt). Khi sống trong sự thăng thiên, chúng ta có lẽ thật (được tương trưng bởi A-ma-na) và chiến thắng (được tượng trưng bởi Sa-nia và Hẹt-môn) trên kẻ thù. Khi sống trong sự thăng thiên, chúng ta nhận thức rằng chiến tranh đã kết thúc, chiến thắng đã giành được, và kẻ thù đã bị hủy diệt. Những hang sư tử và những núi con beo tượng trưng cho Sa-tan và lực lượng tà ác của hắn. Những quyền lực tà ác này ở trên không trung, nhưng khi chúng ta sống trong sự thăng thiên, chúng ta ở trên các tầng trời, vượt trên chúng. Hơn nữa, khi sống trong sự thăng thiên, tự phát chúng ta là sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh của Đấng Christ. Thật kỳ diệu!
GIAI ĐOẠN BỐN – ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST KÊU GỌI
CÁCH MẠNH MẼ HƠN ĐỂ SỐNG PHÍA TRONG
BỨC MÀN QUA THẬP TỰ GIÁ SAU KHI
KINH NGHIỆM VỀ SỰ PHỤC SINH CỦA NGÀI
Chúng ta có thể nghĩ rằng giai đoạn ba là giai đoạn cao nhất, nhưng theo Nhã Ca có một giai đoạn khác. Giai đoạn bốn là được Đấng Christ kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập tự giá của Ngài sau khi kinh nghiệm về sự phục sinh của Ngài (5:2-6:13). Trong sự thăng thiên, trên các tầng trời, có Nơi thánh của Đức Chúa Trời, và một bức màn, tượng trung cho xác thịt (Hê 10:20) chia Nơi thánh trên trời này thành hai phần. Chúng ta không nên nghĩ rằng một khi đạt đến Nơi thánh trên trời, chúng ta đã đạt đến đỉnh cao nhất về kinh nghiệm thuộc linh. Có thể chúng ta đã đến đỉnh cao nhất này, nhưng có lẽ chúng ta chưa ở trong phòng bên trong của Nơi thánh trên trời. Phòng bên trong này là Nơi chí thánh – chính Đức Chúa Trời. Bức màn Ngăn Nơi chí thánh với Nơi thánh đã bị xé ra làm hai vào lúc Đấng Christ bị đóng đinh (Mat.27:51) nhưng bức màn đó chưa được cất đi. Bức màn này vẫn còn đó. Sau khi đạt đến sự thăng thiên, cuối cùng, chúng ta nhận biết rằng với nơi thánh trên các tầng trời, có một phòng bên trong và chúng ta cần bước vào phía trong bức màn và sống phía trong bức màn, nghĩa là, sống trong chính Đức Chúa Trời
Chúng ta đã thấy rằng bức màn tượng trưng cho xác thịt, là điều tồi tệ hơn bản ngã. Sau giai đoạn một, đối tượng xử lý của chúng ta là bản ngã. Sau đó, trong giai đoạn bốn, đối tượng xử lý của chúng ta là xác thịt. Điều này đòi hỏi phải kinh nghiệm hơn nữa về thập tự giá, vì chúng ta cần bước vào phía trong bức màn qua thập tự giá. Điều này nghĩa là ngay cả sau khi đã kinh giá để sống trong Nơi chí thánh phía trong bức màn. Chúng ta kinh nghiệm thập tự giá ở giai đoạn hai, nhưng chúng ta cần có kinh nghiệm sâu xa hơn về thập tự giá trong giai đoạn bốn
Nhã Ca 6:4 chép: “hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa/ Đáng yêu như Giê-ru-sa-lem”. Ở đây, người yêu của Đấng Christ được ví như Thiệt-sa và Giê-ru-sa-lem, ngụ ý rằng nàng đã trở nên nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời. Khi người yêu lần đầu tiên được Chúa kéo đến, Ngài ví nàng như ngựa cái, ngựa giữa những xe ngựa của Pha-ra-ôn. Kế đến, nàng được ví như hoa hồng tại Sa-rôn, hoa huệ trong trũng và giữa những gai gốc, chim bồ câu, trụ khói, giường, kiệu, vườn, và nguồn nước với con suối. Bây giờ, nàng được ví như nơi ở thuộc thiên của Đức Chúa Trời và Giê-ru-sa-lem thuộc thiên. Từ Giê-ru-sa-lem trong câu 4 là một dấu hiệu về Giê-ru-sa-lem Mới, ngụ ý rằng tất cả những người yêu của Đấng Christ cuối cùng sẽ trở nên Giê-ru-sa-lem Mới – sự hoàn thành chung cuộc của Kinh Thánh. Ở đây, trong Nơi chí thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta có kinh nghiệm thuộc linh cao nhất.
Chúng ta đã thấy bốn giai đoạn về kinh nghiệm thuộc linh trong sách này: giai đoạn theo đuổi, giai đoạn thập tự giá, giai đoạn thăng thiên, và giai đoạn sống trong Nơi chí thánh. Nếu có cái nhìn sáng tỏ về bốn giai đoạn này, chúng ta sẽ có sự hiểu biết đúng đắn về Nhã Ca. Một sự hiểu biết như vậy chắc chắn là vô giá.