Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

SÁCH NHÃ CA Bài 8




DỰ PHẦN TRONG CÔNG TÁC CỦA CHÚA
Kinh Thánh: Nhã.7:1-13
Vào cuối chương 6, người yêu sau khi đã trải qua các giai đoạn biến đổi khác nhau, đã trở nên bản sao của Sa-lô-môn. Bây giờ nàng được gọi là Su-la-mít (hình thức giống cái của Sa-lô-môn– Nhã. 6:13) vì nàng đã trở nên giống như Sa-lô-môn trong sự sống, bản chất và hình ảnh để tương xứng với ông cho cuộc hôn nhân của họ. Việc đôi bạn này trở nên một ngụ ý về Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời cứu-chuộc (được tượng trung bởi Sa-lô-môn) và tất cả những người được chuộc của Ngài (được tượng trưng bởi Su-la-mít) trở nên một. Giê-ru-sa-lem Mới là sự hòa quyện của thần tánh và nhân tính để biểu lộ Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua tiến trình và được  tổng kết trong các mỹ đức nhân tính.


Vào lúc này có vẻ như sách này nên kết thúc nhưng nó vẫn tiếp tục. Sa-lô-môn làm chủ nhiều vườn nho và những vườn nho này đòi hỏi nhiều lao tác. Bây giờ, cô thôn nữ, người đã trở thành Sa-lu-mít của ông, phải trở nên một đồng công của ông. Điều này ngụ ý rằng cuối cùng, những người yêu của Đấng Christ cần sự phần trong công tác của Chúa. Để dự phần trong công tác của Chúa, chúng ta cần được làm cho có đủ tư cách và việc chúng ta đủ tư cách tùy thuộc vào sự trang bị thuộc linh, tức là, tùy thuộc vào việc chúng ta được trang bị bằng mọi thuộc tính của sự sống thần thượng
I. ĐƯỢC TRANG BỊ NHƯ MỘT CÔNG NHÂN
TRONG CÔNG TÁC CỦA CHÚA
Trong 7:1-9a, chúng ta thấy người yêu, Su-la-mít, được trang bị như một công nhân trong công tác của Chúa
A. Sự Xem Lại Của Linh
Về Các Mỹ Đức Của Người Yêu
Người phát ngôn trong các câu 1 đến 5 không phải là Sa-lô-môn cũng không phải Su-la-mít mà là người thứ ba –Đức Linh. Linh làm một với Đấng Christ (2 Cô 3:17) và Linh làm một với các tín đồ (Khải 22:17). Vậy nên, khi người thứ ba này phát ngôn, sự phát động đó như thể cả hai đang phát ngôn. Đấng  Christ, các tín đồ, và Linh là một
Các câu 1 đến 5 là sự xem lại của Linh về các mỹ đức của người yêu. Các mỹ đức là dấu hiệu về sự trưởng thành trong sự sống thần thượng. Càng trưởng thành, chúng ta càng có các mỹ đức. Do đó, xem lại các mỹ đức của người yêu chính là trình bày điều mà đồng công này đã trở thành, điều mà người yêu là.
1. Linh Xem Lại Vẻ Đẹp Của Người Yêu
Trước hết, Linh, quí trọng người yêu như một thành viên hoàng gia, xem lại vẻ đẹp của nàng. La Mã 5:7 bày tỏ rằng sự sống của Đấng Christ trong chúng ta có thể làm chúng ta thành các vua cai trị “Những người nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công chính cách dư dật sẽ qua một Người là Jesus Christ mà cai trị trong sự sống càng hơn là dường nào”. Trong sách La Mã, chúng ta thấy sự sống của Đấng Christ là sự sống của sự công chính để xưng công chính cho chúng ta, sự sống thánh khiết để thánh hóa chúng ta, và là sự sống khải hoàn để làm chúng ta thành những người đắc thắng. Sách La Mã cũng cho biết rằng chúng ta có thể cai trị trong sự sống thần thượng này của Đấng Christ. Sự sống này có thể làm chúng ta thành các vua, làm chúng ta có tính chất hoàng vương. Nhã Ca cho thấy rằng người yêu của Đấng Christ nên đạt đến sự trưởng thành trong sự sống như vì vua của Ngài để cai trị như một vì vua cùng với Đấng Christ. Đây là mỹ đức đầu tiên, phẩm chất đầu tiên, để người yêu dự phần trong công tác của Chúa
a. Vẻ Đẹp Của Người Yêu Trong Sự Rao Giảng Phúc Âm
Và Trong Quyền Năng Đứng Vững
Nhã Ca 7:1 chép: “Hỡi công chúa, chân nàng mang giày, xinh đẹp biết bao! / Vòng vế nàng khác nào hột trân châu, / Công việc của tay thợ khéo làm” Ở đây, Linh xem lại vẻ đẹp của người yêu trong sự rao giảng phúc âm và trong quyền năng đứng vững của nàng qua công tác biến đổi khéo léo của Đức Chúa Trời Linh (La.10:15; 2 Cô.3:18)
b. Vẻ Đẹp Của Người Yêu Trong Các Phần Bên Trong
Nhã Ca 7:2 tiếp: “Rốn nàng giống như cái ly tròn, / Rượu thơm không có thiếu. / Bụng nàng dường một đống lúa mạch,/ Có hoa huệ sắp đặt tứ vi”. Trong câu này, Linh xem lại vẻ đẹp của nàng trong các phần bên trong của nàng, đầy dẫy sự sống thần thượng qua việc uống huyết của Đấng Christ và ăn thịt Ngài bởi đức tin (Gi.6:53-54)
c. Vẻ Đẹp Của Người Yêu Trong Khả Năng Tích Cực
Nuôi Dưỡng Người Khác Theo Cách Sống Động
Nhã Ca 7:3 tiếp tục: “Hai nương long nàng như hai con sanh đôi của con hoàng dương”. Điều này chỉ về vẻ đẹp của người yêu trong khả năng tích cực nuôi dưỡng người khác theo cách sống động (Gi.21:15, 17;  Nhả.4:5)
d. Vẻ Đẹp Của Người Yêu Trong Ý Chí Thuận Phục,
Trong Sự Thể Hiện Của Tấm Lòng,  Và Trong Cảm Nhận
Thuộc Linh Về Sự Biện Biệt Cao Và Sâu Sắc
“Cổ nàng như một cái thàp ngà, / Mắt nàng khác nào cái ao tại Hết-bôn, / Ở bên cửa Bát-ra-bim; / Mũi nàng như ngọn tháp Li-ban, / Ngó về hướng Đa-mách” (Nhã 7:4). Ở đây, Linh xem lại vẻ đẹp của người yêu trong ý chí thuận phục của nàng (được trưng bởi cái cổ) được cấu thành bởi sự biến đổi của Linh qua các nỗi khổ để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời, trong sự thể hiện của tấm lòng mở ra với sự sáng, trong sạch, đầy yên nghỉ, và dễ đến gần (mắt – so với 1:15; 4:1; 5:12), và trong cảm nhận thuộc linh của nàng về biện biệt cao và sâu sắc (mũi).
e. Vẻ Đẹp Của Người Yêu Trong Tư Tưởng Và Ý Định,
Trong Sự Thuận Phục Và Vàng Lời Vì Sự Dâng Mình
Nhã Ca 7:5 chép: “Đầu ở trên mình nàng khác nào núi Cạt-mên, / Và tóc đầu nàng như sắc tía; / Một vì vua bị lọn tóc nàng vấn vít”. Trong câu này, Linh xem lại vẻ đẹp của người yêu trong tư tưởng và ý định của nàng kiên quyết vì Đức Chúa Trời (d9c.1 Vua 18:19-39), và trong sự thuận phục và vâng lời của nàng vì sự dâng mình, là điều vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và chiếm được Người Yêu Dấu, là Vua.
2. Sự Xem Xét Của Linh
Trình Bày Cho Tất Cả Tín Đồ Một Chân Dung
Đẹp Đẽ Về Người Yêu Khả Ái Của Đấng Đấng Christ
Sự xem xét của Linh trình bày cho tất cả tín đồ một chân dung đẹp dẽ về người yêu khả ái của Đấng Đấng Christ từ chân đến đầu như một sự biểu lộ của Đấng Christ, Đấng mà nàng yêu mến (đc. Nhã.6:4-10). Một chân dung như thế làm người yêu có đủ tư cách để dự phần trong công tác của Chúa
B. Những Lời Xen Vào Của Người Yêu Dấu
Thình lình, khi Linh còn đang phán, thì Đấng Christ xen vào đôi lời. Trong 7:6-9a, chúng ta có những lời xen vào của Người Yêu Dấu
1. Xem Nàng Là Người Yêu Của Ngài,
Lương Nhơn Khen Ngợi Nàng
“Hỡi bạ tình ta, mình xinh đẹp thay, / Hạp ý dường bao, khiến cho người ta được khoái chí! Hình dung mình giống mình giống như cây chà là, / Và nương long mình tợ chùm trái nó” (c.6-7). Ở đây, Lương Nhơn khen ngợi nàng trước nhất trong vẻ đẹp và sự vui vẻ của nàng làm cho người khác vui thích, trong vóc dáng trưởng thành của nàng giống như Đấng Christ (Êph.4:13) và trong việc nuôi dưỡng người khác cách phong phú
Một đồng công của Đấng Christ phải là người xinh đẹp và vui vẻ làm cho người khác vui thích. Những đồng công trẻ cần học tập vui vẻ với người khác và thực hiện công việc đầy sức thu hút [ người khác]. Người khác sẽ vui mừng khi gặp anh em và muốn tương giao với anh em. Người yêu đã trở thành một người như thế, vì thế, nàng có đủ tư cách để tham dự vào công tác của Chúa
2. Lương NhơnVui Hưởng Vóc Dáng
Trưởng Thành Của Nàng Về Đấng Christ
Và Chia Sẻ Với Các Chi Thể Của Thân Thể Ngài
“Ta nói rằng: Ta sẽ trèo lên cây chà là, / Vịn lấy các tàu nó; / Nguyện hai nương long mình như chùm nho, / Mùi thơm mũi mình như trái táo, / Và ổ gà mình như rượu ngon” (Nhã 7:8-9a). Điều này cho thấy rằng Lương Nhơn sẽ vui hưởng vóc dáng trưởng thành của nàng về Đấng Christ và chia sẻ với các Chi thể của Thân thể Ngài. Ngài ước ao việc nàng nuôi dưỡng người khác sẽ phong phú, trực giác của nàng sẽ tỏa mùi thơm để nuôi dưỡng người khác trong sự sống, và sự nếm trước của nàng sẽ xuất phát từ quyền năng của thời đại sắp đến (rượu – Gi.2:10; Mat.26:29)
II. CÙNG LÀM VIỆC VỚI LƯƠNG NHƠN
Chúng ta đã thấy chân dung về các phẩm chất của người yêu. Bây giờ chúng ta sẽ thấy người yêu cùng làm việc với Lương Nhơn của nàng (Nhã.7:9b-13)
A. Ước Ao Người Khác Sẽ Vui Hưởng Dễ Dàng
Những Gì Người Yêu Có Thể Là
“Chảy vào dễ dàng cho Lương Nhơn của tôi, / Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ” (c.9b). Ở đây, người yêu tiếp lời của Người Yêu Dấu, mong ước Chúa sẽ vui hưởng dễ dàng những gì nàng có thể là, và những người yêu mến Đức Chúa Trời trong sự đánh mất ý thức về chính mình sẽ vui hưởng điều mà Chúa sẽ vui hưởng. Điều này ngụ ý rằng vấn đề chúng ta cùng làm việc với người khác phải trở nên sự vui hưởng của họ. Khi chúng ta, những đồng công cùng làm việc với nhau, nên nhớ rằng chúng ta cần trở thành niềm vui cho người khác và cho nhau.
B. Thừa Nhận Rằng Nàng Thuộc Về Người Yêu Dấu
Vì Sự Ước Ao Của Người
“Tôi thuộc về Lương Nhơncủa tôi, / Sự ước ao người hướng về tôi” (c.10). Ở đây, người yêu thừa nhận rằng nàng thuộc về Lương Nhơn vì sự ước ao của người.
C. Muốn Cùng Với Người Yêu Dấu
Thực Hiện  Công Tác Vì Cả Thế Giới
“Hỡi Lương Nhơn của tôi, hãy đến, chúng ta sẽ đi ra ngoài đồng/ Ở đêm nơi hương thôn” (c.11). Điều này bày tỏ rằng người yêu muốn cùng với Lương Nhơn thực hiện công tác vì cả thế giới bằng cách đi từ nơi này đến nơi khác. Điều này ngụ ý rằng nàng không phải là một bè phái. Trong công tác của Chúa, không dễ giữ cho công tác của chúng ta mở rộng, không dễ để không giữ công tác của chúng ta “trong túi mình”
Chúng ta phải học tập giữ cho công tác được mở rộng, để người khác có thể đến để lưu lại đó và chúng ta có thể đi đến lưu trú nơi khác. Điều này là để giữ một công tác trong một Thân thể
D. Người Yêu Và Lương Nhơn Cần Mẫn Làm Việc
Không Vì Chính Người Yêu Nhưng Vì Những Khác
Trong Các Hội Thánh
“Vừa sớm mai, chúng ta sẽ thức dậy, / Đi đến vườn nho, đặng xem thử nho có nứt đọt, / Hoa có trổ, thạch lựu có nở bông chăng; Tại đó, tôi sẽ tỏ ái tình tôi cho chàng” (c.12). Người Yêu và Lương Nhơn cần mẫn làm việc không vì chính người yêu nhưng để người khác trong các Hội thánh chớm nụ, ra hoa, và nở hoa, trong đó người yêu sẽ tỏ tình yêu của nàng đối cùng Lương Nhơn. Nếu chúng ta làm việc như vậy, người khác sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ.
E. Trong Vấn Đề Cùng Làm Việc Với Lương Nhơn
Có Tình Yêu Hỗ Tương Tỏa Ra Hương Vị
Của Tình Yêu Giữa Họ
“Trái phong già xông mùi thơm nó; / Và tại cửa chúng ta có những thứ trái ngon mới và cũ; / Hỡi Lương nhân tôi, tôi đã để dành trái ấy cho chàng!” (c.13). Trong vấn đề người yêu cùng làm việc với Lương Nhơn có tình yêu hỗ tương (được tượng trung bởi trái phong già – Sáng 30:14) tỏa mùi thơm nó giữa họ như một cặp vợ chồng yêu nhau, tượng trưng cho tình yêu đối lúc giữa người yêu của Đấng Christ và Đấng Christ, và trong những nơi làm việc của họ có nhiều trái thơm ngon, mới và cũ, mà nàng để dàng cho Lương Nhơn mình trong tình yêu
Chúng ta cần học tập làm việc cho Chúa theo cách mà Chúa sẽ vui hưởng. Nếu trong công tác của mình, chúng ta chỉ quan tâm đến công việc thì chúng ta đã thất bại rồi. Chúng ta phải làm việc vì niềm vui của Ngài, kết nhiều trái của tình yêu với nhiều hương vị của tình yêu.
Dự phần trong công tác của Chúa không phải là làm việc cho Chúa mà là cùng làm việc với Chúa. Điều này đòi hỏi một đời sống trưởng thành. Phong phú Ngũ tuần nhấn mạnh đến quyền năng và các phép lạ, nhưng ít quan tâm đến vấn đề sự sống. Giáo hội chú trọng nhiều đến việc dạy lẽ thật, nhưng cũng xao lãng vấn đề về sự sống. Tuy nhiên, Chúa đã có được những người tìm kiếm đầy kinh nghiệm về sự sống bề trong. Điều này đã bắt đầu với các thánh đồ như Madame Guyon, Anh Lawrence, và những người khác. Họ sâu xa trong sự sống, nhưng sự dạy dỗ của họ thì huyền bí và khó hiểu. Willim Law đã hoàn thiện các sự dạy dỗ của họ thành điều gì đó khá thực tiễn, giúp ích nhiều tín đồ. Andrew Murray đã được ông giúp đỡ và là người đầu tiên giữa họ nhìn thấy Linh của Đức Chúa Trời trong Tân Ước có yếu tố nhân tính. Ông nói rằng Linh của Jesus được vinh hóa, tức Đấng Christ phục sinh là Linh, chứa đứng nhân tính được vinh hóa của Ngài. Penn – Lewis đã được giúp đỡ nhiều từ Andrew Murray và đã nhấn mạnh đến sự sống bề trong chủ quan, đặc biệt là phương tiện chủ quan về sự chết của Đấng Christ. Một người trẻ, T.Austin-Sparks đã được cứu qua sự rao giảng của bà Penn-Lewis và đã trở thành đồng công của bà. Bà Penn-Lewis đã thấy phương diện chủ quan về sự chết của Đấng Christ, và T. Austin-sparks đã thấy các nguyên tắc về sự phục sinh vì sự xây dựng Thân thể Đấng Đấng Christ. Ông Nghê đã được giúp đỡ nhiều vào những ngày đầu từ các văn phẩm của các giáo sư này và từ nhiều văn phẩm tốt khác từ thế kỷ thứ hai trở đi
Nhã Ca không nhấn mạnh đến lẽ thật, chỉ đề cập điều này một lần (A-ma-na có nghĩa là “lẽ thật” – 4:8). Tuy nhiên, trong Nhã Ca, chúng ta thấy rằng để làm việc với Chúa, chúng ta cần trưởng thành trong sự sống, cần là một với Chúa, và công tác của chúng ta phải vì Thân thể Ngài. Chúa của chúng ta là Sa-lô-môn và chúng ta phải là Su-la-mít; nghĩa là, chúng ta phải là một với Chúa. Thực ra, để làm việc với Đấng Christ, chúng ta phải là Đấng Christ Phao-lô là một Su-la-mít thật vì ông đã sống Đấng Christ (Phil.1 :21)

Su-la-mít làm việc như người tương xứng của Sa-lô-môn, quan tâm đến tất cả các vườn nho (Nhã.8 :11). Điều này cho thấy rằng công tác của chúng ta nên vì Thân thể, không chỉ một thành phố. Chúng ta phải có một công tác vì cả thế giới. Đây là điều Phao-lô đã thực hiện bởi việc thiết lập các hội thánh địa phương và sau đó làm việc để đem họ vào trong sự nhận thức đầy đủ về Thân thể Đấng  Christ.