HI VỌNG ĐƯỢC CẤT LÊN
Kinh Thánh : Nhã.8 :1-14
Nhã Ca chương 8 bày tỏ hi vọng được cất lên của người
yêu. Su-la-mít đã trưởng thành trong sự sống đến mức nàng đã trở nên Sa-lô-môn
trong mọi phương diện và từ mọi góc độ, ngoài sự kiện nàng vẫn có xác thịt.
I. THAN THỞ VÌ
XÁC THỊT
“Ồ,
chớ chi chàng làm anh em tôi, / Kẻ đã bú mớm vú của mẹ tôi!/ Nếu tôi gặp chàng ở
ngoài, / Ắt tôi sẽ hôn chàng, không ai khinh bỉ tôi được” (8:1). Nhận thức rằng
mọi rắc rối đều đến từ xác thịt mình, người yêu mong ước Chúa làm Anh của nàng
trong xác thịt, Người đã được sanh bởi ân điển, giống như nàng, và nàng có thể
hôn Ngài như một Người giống như nàng trong xác thịt và không ai sẽ khinh bỉ
nàng. Điều này ngụ ý đến sự than thở của người yêu vì xác thịt mình. Sự thiếu hụt
này, nan đề này, chỉ có thể được giải quyết bằng sự cất lên
II. HI VỌNG ĐƯỢC
CỨU
KHỎI SỰ THAN THỞ
VÌ XÁC THỊT
Trong
các câu 2 đến 4, chúng ta thấy người yêu đang hi vọng được cứu khỏi sự than thở
vì xác thịt (La 8:19-25). Điều này cho thấy rằng nàng hi vọng được cất lên qua
sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho thân thể nàng (La 8:23b; Eph.4:30b)
A. Hi Vọng Rằng
Nàng Và Lương Nhơn
Có Thể Gặp Nhau
Trong Giê-ru-sa-lem Thuộc thiên
“Tôi
sẽ dẫn chàng vào nhà mẹ tôi; / Tại đó chàng sẽ dạy dỗ tôi; / Tôi sẽ cho chàng uống
rượu thơm, / Nước ngọt của trái thạch lựu tôi. / Tay tả người sẽ kê dưới đầu
tôi, / Còn tay hữu người ôm lấy tôi” (8:2-3). Ở đây, người yêu hi vong rằng
nàng và Lương Nhơncó thể gặp nhau trong Giê-ru-sa-lem thuộc thiên, nơi nàng sẽ
được hoàn hảo bởi ân điển, và nàng có thể cung ứng cho Lương Nhơncách vui hưởng
các sự phong phú về việc nàng kinh nghiệm sự sống thần thượng vì sự thỏa mãn của
Ngài trong sự ôm ấp của Ngài, như điều Ngài đã làm cho nàng trước khi được cất
lên (2:6)
B. Lương Nhơn Khuyên
Các Tín Đồ Hay
Xen Vào Việc Người Khác
Chớ Đánh Thức
Nàng Khỏi Hi Vọng Đúng Đắn
Về Sự Cất Lên
“Hỡi
các con gái Giê-ru-sa-lem, ta ép nài các ngươi, / Chớ kinh động, chớ làm tỉnh
thức bạn tình ta/ Cho đến khi nàng vui thỏa” (c.4). Lương Nhơn khuyên các tín đồ
hay xen vào việc người khác chớ đánh thức nàng khỏi hi vọng đúng đắn về sự cất lên
cho đến khi nàng thức giấc trong vẻ mặt Ngài, nghĩa là, cho đến khi người yêu gặp
Ngài mặt đối mặt trong sự cất lên
III. TRƯỚC SỰ CẤT
LÊN
Các
câu 5 đến 14 có liên quan đến những vấn đề trước sự cất lên
A. Linh Phát
Ngôn Qua Người Thứ Ba
“Người
nữ này là ai, từ đồng vắng đi lên, / Nương dựa Lương Nhơn của nàng?” (c.5a).
Linh, phát ngôn qua người thứ ba, hỏi người yêu của Đấng Christ là ai, có phải
là người mà trước kia đã một mình đi lên từ đống vắng thuộc linh (3:6) và bây
giờ đi lên từ đồng vắng xác thịt bởi Lương Nhơn của nàng
B. Đấng Đấng
Christ Đáp Rằng Người Yêu Là Một Tội Nhân
Đã Ăn Năn Và Được
Cứu Bởi Ân Điển
“Ta
đã đánh thức mình tại dưới cây táo; / Ở đó mẹ bị đau đớn mà sanh mình ra, / Ở
đó người mà đã sanh đẻ mình bị cơn lao khổ” (8:5b). Ở đây, Đấng Christ đáp lời
rằng nàng là một tội nhân đã ăn năn và được cứu bởi ẩn điển qua sự tái sinh
trong Ngài như Đấng cung ứng sự sống (2:3)
C. Người Yêu Thừa
Nhận Rằng Tự Mình Nàng
Không Thể Đứng Vững
Và Sống Trong Người Yêu Dấu
Cho Đến Khi Được
Cất Lên
“Hãy
để tôi như một cái ấn nơi lòng chàng, / Như một cái ấn trên cánh tay chàng; /
Vì ái tình mạng như sự chết, / Lòng ghen hung dữ như Ha-đét; / Sự nóng nó là sự
nóng của lửa, / Thật một ngọn lửa của Đức Giê-hô-va. / Nước nhiều không tưới tắt
được ái tình/, các sông chẳng nhận chìm nó được; / Nếu ngày nào đem hết tài sản
nhà mình, / Đặng mua lấy ái tình, / Ắt người ta sẽ khinh dễ nó đến điều”
(9:6-7). Ở đây, chúng ta thấy rằng khi nghe những lời Lương Nhơnnói trong câu
5, người yêu thừa nhận rằng tự mình nàng không thể đứng vững và sống trong Lương
Nhơn cho đến khi được cất lên. Nàng xin Lương Nhơn gìn giữ nàng bởi tình yêu và
sức mạnh của Ngài, vì tình yêu của Ngài mạnh như sự chết không lay chuyển và
lòng ghen của Ngài hung dữ như Ha-dét không thể chế ngự, điều này giống như Đức
Giê-hô-va là Đấng ghen tương (Xuất. 20:5; 2 Cô.11:2), Đấng là đám lửa hay tiêu
diệt (Hê.12:29) thiêu rụi mọi điều tiêu cực. Tình yêu của Ngài không thể bị dập
tắt bởi những thử thách cũng không bị nhận chìm bởi sự bắt bớ cũng không bị
thay thế bởi bất kỳ tài sản nào. Nếu người nào muốn thay thế nó ắt sẽ bị khinh
miệt cực kỳ
D. Quan Tâm Đến
Những Người Yêu
Trẻ Hơn Của Đấng Christ
“Chúng
tôi có một em gái nhỏ, chưa có nương long. / Phải làm gì cho em gái chúng tôi,
/ Trong ngày người ta hỏi nó? (Nhã.8:8) Vì người yêu đã trưởng thành trong sự sống
trong việc theo đuổi Đấng Christ và trong sự hoàn thành sau cùng của nàng về
kinh nghiệm Đấng Christ, trước khi cất lên, người yêu cùng với Đấng Christ.
Nàng quan tâm về việc làm thế nào để hoàn hảo họ hầu cho họ trưởng thành trong
sự sống vì sự xây dựng Thân thể Đấng
Christ và yêu Đấng Christ cho đến khi họ được
đính ước với Ngài trong tình yêu vì sự cấu thành Cô Dâu của Đấng Christ (c.8;2
Cô.11:2)
E. Nàng Và Người
Yêu Dấu
Hoàn Hảo Người
Là Vách Thành Và Người Là Cửa
“Nếu
nó là một vách thành, / chúng tôi sẽ xây tháp bạc trên nó; / Nếu nó là một cái
cửa/ Chúng tôi sẽ đóng bít lại bằng ván hương nam” (Nhã 8:9). Nếu em gái ấy là
một vách thành vì sự phân rẽ của sự thánh hóa, thì nàng với Lương Nhơn sẽ hoàn
hảo người ấy bằng cách xây trên người một bức tường chắn dựa trên sự cứu chuộc
của Đấng Đấng Christ (La.3:24). Nếu em gái ấy là một cánh cửa như lối vào để
nhiều người vào trong Đấng Christ, nàng với Lương Nhơn sẽ hoàn hảo người ấy bằng
cách xây dựng một hàng rào bao quanh người với nhân tính thuộc thiên và được
tôn vinh của Đấng Christ (Mat.26:64;
Công 3:13) và đời sống con người thuộc thiên của Ngài (Phil 2:7-8)
F. Làm Chứng Rằng
Người Yêu Là Một Bức Tường
Phân Rẽ Với Hai
Ngọn Tháp Đức Tin Và Tình Yêu
“Tôi
là một tường thành, / Hai nương long tôi như những ngọn tháp; / Bấy giờ tôi ở
trước mặt người như kẻ đã được bình an” (Nhã 8:10) Ở đây, người yêu làm chứng rằng
nàng là một bức tường phân rẽ với hai ngọn tháp là đức tin và tình yêu (1
Ti.1:14) đã được phát triển; vì thế, trong cách nhìn của Người Yêu Dấu, nàng là
người đã có được sự bình an dựa trên sự thánh hóa
G. Trong Công
Tác Của Đấng Christ, Ngài Là Chúa
Của Mọi Công
Tác, Và Người Yêu Của Đấng Christ,
Tham Dự Vào Một
Phần Của Công Tác Đó
“Sa-lô-môn
có một vườn nho tại Ba-anh-Ha-môn; / Người giao vườn ấy cho kẻ canh giữ. / Mỗi
người ấy phải đem một ngàn miếng bạc về hoa lợi nó. / Vườn nho của tôi ở trước
mặt tôi. / Hỡi Sa-mô-môn, một ngàn miếng bạc sẽ về phần ông, / Còn hai trăm sẽ
về những kẻ giữ hoa lợi đó” (Nhã.8:11-12). Trong công tác của Đấng Christ, Ngài
là Chúa của mọi công tác (Ba-anh-Ha-môn và vườn nho). Người yêu của Đấng Christ
tham dự vào một phần của công tác đó (một vườn nho) và nộp cho Ngài điều Ngài
đòi hỏi (một ngàn siếc-lơ); và là người liên hiệp với Lương Nhơn, nàng đã dâng
cho chính mình là người giữ hoa lợi (không phải người giữ vườn nho) hai trăm siếc-lô
như một phần thưởng. Điều này ngụ ý rằng là Người Yêu Dấu, Đấng Christ là Chúa
của tất cả, sở hữu mọi điều (Công.10:36), còn chúng ta, những người yêu Ngài, dự
phần vào tất cả cơ nghiệp của Ngài (1 Cô.3:21-22) cách tư do trong ân điển của Đấng
Christ (La.3:24) là kết quả tình yêu của Đức Chúa Trời (2 Cô 13:14). Tuy nhiên,
là những người yêu của Ngài, chúng ta nên dâng cho Ngài như Lương Nhơn điều mà
chúng ta nên dâng, không phải là một nhiệm vụ mà là vấn đề của tình yêu
(đc.Ga.5:13). Là Lương Nhơn, Đấng Christ
liên hiệp chính Ngài với chúng ta như một, phần thưởng của sự công chính (2
Ti.4:8). Điều này hàm ý rằng là Lương Nhơn, Đấng Christ ban cho chúng ta một phần
thưởng trong phần còn lại về sự lao tác của chúng ta như một sự khích lệ cho sự
trung tín của chúng ta trong sự lao tác của Ngài trong tình yêu (đc 25:20-23);
vì thế, đó là phần thưởng của sự công chính.
Là một
vua lớn, sở hữu nhiều vườn nho, Sa-lô-môn đã cho thuê các vườn nho để thu hoa lợi.
Những người giữ vườn nho phải nộp cho Sa-lô-môn một ngàn siếc-lơ. Mỗi người giữ
vườn trả cho người giữ hoa lợi hai trăm siếc-lơ. Chúng ta cũng đã nhận được một
phần trong công tác của Chúa. Theo đòi hỏi của Chúa, chúng ta phải nộp cho Ngài
một ngàn siếc-lơ, nghĩa là, nộp cho Ngài điều Ngài đòi hỏi. Vì không có người
giúp đỡ, chúng ta như những người giữ vườn nho có thể tự mình giữ hoa lợi. Vì
thế, thay vì trả hai trăm siếc-lơ cho người khác, chúng ta giữ cho mình. Điều
này giống như Chúa ban cho chúng ta hai trăm siếc-lơ như một phần thưởng.
Ngày
nay, chúng ta làm việc với Chúa và Ngài đòi hỏi chúng ta phải nộp cho Ngài điều
gì đó. Nếu trung tín, chúng ta sẽ nộp điều mà Chúa đòi hỏi. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn có một phần thặng dư là điều trở thành phần thưởng của chúng ta.
Để
hoàn thành những đòi hỏi của Chúa trong vấn đề cùng làm việc với Ngài, chúng ta
phải có một phần thặng dư nào đó. Với phần thặng dư này như nền tảng, Chúa sẽ
ban thưởng cho chúng ta khi Ngài trở lại. Theo Ma-thi-ơ chương 25, Chúa không
chỉ đòi hỏi những gì Ngài đã giao cho chúng ta mà còn đòi điều Ngài đã ban cho
chúng ta với phần lợi tức (c.26-27). Phần lợi tức này là phần thặng dư. Trong dụ
ngôn này, Chúa nói với người trung tín rằng: “Đầy tớ lương thiện trung tín kia
ơi, tốt lắm! Ngươi đã trung tín trong vài điều, Ta sẽ đặt ngươi trên nhiều điều;
hãy vào sự vui hưởng vương quốc ngàn năm như phần thưởng của Chúa. Tuy nhiên,
trong dụ ngôn này, người nô lệ biếng nhác, không có phần lợi tức hay phần thặng
dư nào đã bị kỷ luật và hình phạt (c.28-30)
Nhã
Ca 8:11-12 cho chúng ta thấy rằng công tác của chúng ta với Chúa phải vượt quá
điều Ngài đòi hỏi. Khi đó, chúng ta sẽ có phần thặng dư và điều này sẽ là phần
thưởng mà Ngài sẽ ban cho chúng ta cách công chính. Trong 2 Ti-mô-thê 4:7-8
Phao-lô chép: “Ta đã đánh trận tốt đẹp; ta đã chạy xong cuộc đua; ta đã giữ được
đức tin. Từ rày về sau vương niệm công chính đã để dành cho ta, Chúa là Quan Án
công chính sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó”. Ở đây, chúng ta thấy sự ban thưởng
không theo ân điển của Chúa nhưng theo sự công chính của Ngài.
H. Người Yêu Xin
Ngài Cho Nàng Nghe Tiếng Ngài
Nhã
Ca 8:13 chép: “Hỡi người ở trong vườn, các bạn tôi đều lắng tai nghe tiếng người!
/ Xin hãy cho tôi nghe tiếng người”. Người yêu xin Ngài là Đấng ở trong những
người tin như những vườn của Ngài cho nàng nghe tiếng Ngài như những bạn đồng
hành của nàng lắng nghe tiếng Ngài. Điều này cho thấy rằng trong công tác mà
chúng ta, với tư cách là những người yêu của Đấng Christ biểu lộ Ngài như nếp sống
của chúng ta bên ngoài, thực hiện cho Ngài như Lương Nhơn , Đấng nội cư trong
chúng ta như sự sống bên trong, chúng ta nên tương giao với Ngài trong sự phát
ngôn của Ngài. Khi đang làm việc với Ngài, chúng ta cần duy trì mối tương giao
của chúng ta với Ngài, luôn luôn lắng nghe Ngài
I. Người Yêu Cầu
Nguyện Để Ngài Mau Trở Lại
Trong Quyền Năng
Của Sự Phục Sinh Hầu Thiết Lập
Vương Quốc Ngọt
Ngào Và Đẹp Đẽ Của Ngài
“Hỡi Lương
Nhơncủa tôi, hãy vội đến, / Khá giống như con hoàng dương hay là con hưu non, /
Ở trên các núi thuốc thơm” (c.14). Người yêu cầu nguyện để Ngài mau trở lại
trong quyền năng của sự phục sinh để thiết lập vương quốc ngọt ngào và đẹp đẽ của
Ngài sẽ đầy dẫy khắp đất (Khải 11:15; Đa 2:35)
Ở
đây, chúng ta nên lưu ý rằng lời cầu nguyện của người yêu là lời kết luận của
thi phẩm này, mô tả mối liên hiệp và thông công giữa Đấng Christ như Chàng rể
và những người yêu của Ngài như cô dâu trong tình yêu đôi lứa của họ, giống như
lời cầu nguyện của Giăng, một người yêu của Đấng Christ, là lời kết luận của
Kinh Thánh, bày tỏ Cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời về Đấng Christ và Hội thánh trong tình yêu thần thượng
của Ngài (khải 22:20)
LỜI KẾT LUẬN
Là
hình bóng, bài thơ trong thi phẩm này là chuyện tình giữa một vị vua và một thôn
nữ là sự mô tả tuyệt diệu và sống động sự hoàn thành tình yêu đôi lứa giữa Đấng
Christ là Chàng rể và những người yêu của Ngài là Cô dâu trong sự vui hưởng hỗ
tương của họ trong sự hòa quyện các thuộc tính thần thượng của Ngài với các mỹ
đức nhân tính của những người yêu của Ngài. Sự tương ứng về sự tiến triển về
các giai đoạn đối với cả hai phía trong bài thơ và bức tranh của nó là khải thị
nội tại của Lời Thánh về Đức Chúa Trời toàn năng, toàn tri và toàn tại. Sự tiến
triển bắt đầu với giai đoạn đầu tiên về việc những người yêu của Đấng Christ được
thu hút để theo đuổi Ngài vì sự thỏa mãn, tiếp tục qua các giai đoạn sau đây về
(1) họ được kêu gọi để thoát khỏi bản ngã qua sự hiệp một với thập tự giá, (2)
họ được kêu gọi để sống trong sự thăng thiên như sáng tạo mới trong sự phục
sinh, (3) họ được kêu gọi cách mạnh mẽ hơn để sống phía trong bức màn qua thập
tự giá sau sự phục sinh, và (4) họ dự phần trong công tác của Chúa, và kết thúc
với giai đoạn cuối về việc họ hi vọng được cất lên. Nguyện sự tiến triển như thế
với các giai đoạn của nó là một bước ngoặc cho chúng ta trong tiến trình theo
đuổi Đấng Christ vì sự thỏa mãn hỗ tương của Ngài và của chúng ta!