Các khải tượng trong Xa-cha-ri
chương 5 và 6 đều liên quan đến sự phán xét của Đức Chúa Trời. Trong chương 5,
khải tượng về cuốn sách bay (cc.1-4) khải thị rằng luật công chính của Đức Chúa
Trời và công lý của luật đó không cho phép bất kỳ sự bất chính nào tồn tại trên
đất. Chúng ta phải đúng đắn với Đức Chúa Trời và với con người; nếu không chúng
ta sẽ chịu Đức Chúa Trời phán xét. Khải tượng cái thúng ê-pha (cc.5-11) cho
chúng ta thấy điều gian ác nhất trên đất là thương mại. Nhìn bên ngoài thương
mại là điều gì đó tốt đẹp, nhưng thực ra nó xấu xa, đầy gian ác. Trong bài này,
chúng ta sẽ tiếp tục suy xét hai vấn đề được khải thị trong chương 6: khải
tượng về 4 cỗ xe (cc.1-8) và lời kết luận chứng thực cho 8 khải tượng trong
sách này (cc.9-15)
Trong 6:1-8, chúng ta có
khải tượng cuối cùng trong 8 khải tượng ở sách Xa-cha-ri- khải tượng về 4 cỗ xe.
A.
Ý Nghĩa Của Bốn Cỗ Xe
“Ta lại ngước mắt lên, và
nhìn xem; này, có bốn cỗ xe ra từ giữa hai hòn núi” (6:1a). Bốn cỗ xe này tượng
trưng cho 4 ngọn gió (cc.4-8) từ 4 góc đất (Khải.7:1-3) để Đức Chúa Trời phán
xét các tội phạm trên đất. Bốn ngọn gió này được Đức Chúa Trời dùng để thực
hiện sự quản trị của Ngài trong khắp vũ trụ. Đặc biệt là chúng được Đức Chúa
Trời dùng để thực hiện sự phán xét của Ngài, chủ yếu không phán xét người dân
nhưng phán xét các nước, các chính quyền và các vương quốc.
Trong khải tượng của
Xa-cha-ri 1:18-21, Xa-cha-ri thấy 4 cái sừng mọc lên làm thiệt hại và hủy diệt
dân Israel
của Đức Chúa Trời. Sau đó Đức Chúa Trời chuẩn bị 4 “thợ thủ công” để tiêu diệt
4 cái sừng này. Thợ thủ công thứ nhất là đế quốc Ba Tư, được Đức Chúa Trời dùng
cách có tể trị để hủy diệt Ba-by-lôn, tức cái sừng thứ nhất. Ba Tư là một đế
quốc rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương. Chắc chắn
không dễ để chinh phục được đế quốc rộng lớn đó. Nhưng Alexander Đại đế, một
người trẻ đã đến và nhanh chóng đánh bại toàn bộ đế quốc Ba Tư. Tất cả đều ở
dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, Ngài thổi ngọn gió đến để sản sinh thờ thủ
công thứ hai nhằm hủy diệt cái sừng thứ hai. Sau đó Sê-sa Julius cùng với đạo
bịnh La Mã kéo đến và chỉ trong một thời gian ngắn đã chinh phục được đế quốc
Hy Lạp do Alexander sáng lập. Đế quốc La Mã, tức cái sừng cuối cùng, đến nay đã
kéo dài trên 2.000 năm
1. Mỗi Cỗ Xe Được Trang Bị
Nhiều Ngựa
“Với cỗ xe thứ nhất có những
ngựa đỏ; cỗ xe thứ nhì, ngựa đen; cỗ xe thứ ba, ngựa trắng; cỗ xe thứ tư, ngựa
đốm mạnh mẽ” (6:2-3). Mỗi cỗ xe trang bị nhiều ngựa tượng trung cho sự chuyển
động mau lẹ về sự phán xét của Đức Chúa Trời . Theo quan điểm của chúng ta thì
sự phán xét của Đức Chúa Trời có thể chậm đến. Tuy nhiên, theo quan điểm của
Đức Chúa Trời thì sự phán xét của Ngài đến cách nhanh chóng bằng một sự chuyển
động mau lẹ
2. Những Con Ngựa Có Màu Sắc
Khác Nhau
Những con ngựa có màu sắc
khác nhau này, đỏ, đen, trắng và đốm, tượng trung cho nhiều cách phán xét khác
nhau của Đức Chúa Trời
Khi Chúa Jesus đến, Ngài sẽ
đến nhanh hơn gió; Ngài sẽ đến như tia chớp. Ngọn gió cuối cùng sẽ đem Đấng
Christ là Thợ Thủ Công cuối cùng đến tiêu diệt Anti-christ cùng với vương quốc
của hắn và đạp lò ép rượu lớn. Ngay lập tức, Ngài sẽ đập tan pho tượng người to
lớn (Đa.2) từ ngón chân lên đến đầu, kết liễu toàn bộ sự cai trị của loại người
trên đất
B.
Ý Nghĩa Của Hai Hòn Núi
Xa-cha-ri 6:1 nói về hai hòn
núi. Hai hòn núi này tượng trưng lời làm chứng về sự phán xét của Đức Chúa Trời
trên đất. Từ giữa hai hòn núi, 4 ngọn gió thổi đến làm chứng cho cả trái đất
biết rằng Đức Chúa Trời đang ngự trên ngai và trái đất đang ở dưới sự quản trị
của Ngài
C.
Ý Nghĩa Của Hòn Núi Bằng Đồng
“Và những núi ấy là núi bằng
đồng” (c.1b). Theo hình bóng, đồng tượng trưng cho sự phán xét. Như vậy hai hòn
núi bằng đồng này tượng trưng cho núi phán xét. Sự phán xét của Đức Chúa Trời
đến để thực hiện chứng cớ của Ngài.
D.
Những Ngựa Ra Đến Đất Phương Bắc Đã Làm Cho
Linh
Đức Chúa Trời Nghỉ Ngơi Ở Phương Bắc
“Đoạn, Người gọi ta, và nói
với ta rằng: này, những ngựa ra đến đất phương bắc đã làm cho Linh Ta nghỉ ngơi
ở phương bắc rồi” (c.8). Điều này tượng trưng cho sự phán xét các nước phương
bắc, tức A-si-ri và Ba-by-lôn (Giê. 1:14-15; 4:6; 6:1; 25:9; 46:10; Exc.1:4),
đã làm cho Linh Đức Chúa Trời được nghỉ ngơi. Sự phán xét các nước này là sự an
ủi đối với Đức Chúa Trời.
LỜI KẾT LUẬN
CHỨNG
THỰC CHO TẤM KHẢI TƯỢNG
Đức Chúa Trời ban 8 khải
tượng để an ủi Israel .
Xa-cha-ri 3:9-15 là lời kết luận chứng thực cho 8 khải tượng an ủi, vỗ về và
khích lệ
A.
Bằng Cách Đội Vương Miện
Cho
Thấy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua
Các khải tượng được chứng
thực bằng việc đội vương miện cho thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua- hình bóng
cho Đấng Christ trong chức tế lễ của Ngài – liên kết với Xô-rô-ba-bên là quan
tổng trấn xứ Giu-đa, hình bóng cho Đấng Christ là Chồi của Đa-vít trong vương
quyền của Ngài, để nắm giữ hai chức vụ tế lễ và vương quyền trong hòa bình trên
ngai Ngài (cc.9-13). Trước thời của Xa-cha-ri, không có ai nắm giữ cả hai chức
vụ, vì chức tế lễ thuộc về chi phái Lê-vi và gia đình A-rôn, còn vương quyền
thuộc về chi phái Giu-đa và gia đình Đa-vít. Thế nhưng, Vua Ô-xia cố chiếm đoạt
chức tế lễ (2 Sử 26:18-21) , nên Đức Chúa Trời trừng phạt ông bị phung, và ông
trở thành những cho đến ngày băng hà.
Trong Xa-cha-ri 6:9-13, cả
Giê-hô-sua lẫn Xô-rô-ba-bên đều làm hình bóng cho Đấng Christ. Điều này có
nghĩa là hai người làm hình bóng cho một người. Christ là Đấng duy nhất nắm giữ
hai chức vụ, tế lễ và vương quyền. Khi Ngài đến, Ngài sẽ mang chức tế lễ và
vương quyền trên vai Ngài. Trong toàn bộ lịch sử, Ngài là người duy nhất đủ tư
cách mang trách nhiệm của cả hai chức vụ này trong sự quản trị của Đức Chúa
Trời. Cho nên, trong Hê-bơ-rơ chương 7, Đấng Christ vừa là Thấy tế lễ thượng
phẩm vừa là Vua, như được hình bóng bởi Mên-chi-xê-đéc. Trong Sáng Thế Ký
chương 14, Mên-chi-xê-đéc trước hết là vua, sau đó, ông đến với Ấp-ra-ham với
tư cách là thầy tế lễ cung ứng bánh và rượu. Điều này cho thấy ông vừa là vua
vừa là thầy tế lễ. Vì Mên-chi-xê-đéc mang cả hai chức vụ, nên ông làm hình bóng
cho Đấng Christ là Đấng mang cả chức tế lễ lần vương quyền trong sự quản trị
của Đức Chúa Trời.
B.
Để Đảm Bảo Hoàn Thành
Công
Cuộc Tái Thiết Đền Thờ Của Đức Chúa Trời
“…..sẽ nứt ra từ chỗ Người,
và Người ấy sẽ xây đền thờ Đức Giê-hô-va. Thật vậy, chính Người sẽ xây đền thờ
Đức Giê-hô-va” (Xa.6:12b-13a). Điều này cho thấy lời kết luận trong chương 6 là
để bảo đảm hoàn thành công cuộc tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời (c.15).
việc đội vương miện cho Giê-hô-sua là bảo đảm với người dân rằng Đức Chúa Trời
sẽ thực hiện điều gì đó để hoàn tất công cuộc tái thiết đền thờ
C. Vương Miện Rực Rỡ Là Sự Nhắc Nhở
Trong Đền Thờ Đức Giê-hô-va
“Vương miện rực rỡ là sự
nhắc nhở đền thờ Đức Giê-hô-va” (c.14). Điều này tượng trung cho sự kỷ niệm về
Đấng Mê-si-a sắp đến (Đấng Christ) bởi dân được chọn của Đức Chúa Trời. Vương
miện đội cho Giê-hô-sua được lấy đi khỏi đầu ông và đặt trong đền thờ. Đó là sự
nhắc nhở cho con cái Israel để nhớ đến Đấng Mê-si-a sắp đến, tức Đấng sẽ đến
làm Vua và thầy tế lễ để thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời hầu hoàn thành cuộc
gia tể của Đức Chúa Trời.