Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

KHẢI TƯỢNG VỀ THẦY TẾ LỄ THƯỢNG PHẨM GIÊ-HÔ-SUA

Kinh Thánh: Xa.3
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét khải tượng về sự an ủi và lời hứa trong Xa-cha-ri chương 3. Khải tượng này nhằm làm vững mạnh và đảm bảo với những người lưu đày được hồi hương về công tác tái thiết đền thờ Đức Chúa Trời trong nỗi khốn cùng của họ
GIÊ-HÔ-SUA ĐƯỢC LÀM CHO HOÀN HẢO,
ĐƯỢC CỦNG CỐ VÀ ĐƯỢC LÀM CHO VỮNG MẠNH
BỞI THIÊN SỨ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CÙNG VỚI
XÔ-RÔ-BA-BÊN QUAN TỔNG TRẤN GIU-ĐA

Trong 4 chương đầu của sách Xa-cha-ri, Thiên sứ Đức Giê-hô-va quan tâm đến năm khải tượng. Điều này hàm ý rằng là Đấng được sai phái của Đức Chúa Trời, Christ luôn ở với dân của Đức Chúa Trời để chăm sóc họ. Trong chương 3, chúng ta có khải tượng cho biết thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua được làm cho hoàn hảo, được củng cố, và được làm cho vững mạnh bởi Thiên sứ của Đức Giê-hô-va cùng với Xô-rô-ba-bên quan tổng trấn Giu-đa. Giê-hô-sua, một nhà lãnh đạo quan trọng nhất của dân Đức Chúa Trời, ở dưới sự chăm sóc của Thiên sứ Đức Giê-hô-va. Cách Thiên sứ của Đức Giê-hô-va chăm sóc Giê-hô-sua là do ông. Như vậy, việc đo trong chương 2 được tiếp tục trong chương 3. Đấng Christ đến để đo Giê-hô-sua và bởi đó chăm sóc ông
A. Thiên Sứ Chỉ Cho Xa-cha-ri Thấy
Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua
Thiên sứ chỉ cho Xa-cha-ri thấy thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua (c.1a). Giê-hô-sua làm hình bóng cho Đấng Christ là Thầy tế lễ thượng phẩm được Đức Chúa Trời sai đến với dân Ngài. (Hê. 3:1; 4:14-15; 7:26). Giê-hô-sua đại diện và tượng trung cho Israel là một dân thầy tế lễ (Xa.8:20-23; Ês. 2:2-4a)
B. Đứng Trước Thiên Sứ Của Đức Giê-hô-va
Để Được Làm Cho Hoàn Hảo, Được Củng Cố
Và Được Làm Cho Mạnh Mẽ
Giê-hô-sua đứng trước Thiên sứ của Đức Giê-hô-va để được làm cho hoàn hảo, được củng cố và được làm cho mạnh mẽ (Xa.3:1b-10). Thiên sứ của Đức Giê-hô-va làm điều này bằng cách đo ông. Vì thế, Giê-hô-sua đứng trước Thiên sứ của Đức Giê-hô-va để được Ngài đo
1. Bị Sa-tan Đứng Bên Phải Chống Đối
Trong khi Giê-hô-sua đứng trước Thiên sứ của Đức Giê-hô-va, ông bị Sa-tan là kẻ đang đứng bên phải ông kiện cáo, chống đối (c.1b) Từ Sa-tan ở đây có nghĩa là “kẻ kiện cáo” , “kẻ nội thù” và đó là ngữ căn của từ kiện cáo ở cuối câu 1. Kẻ nội thù là kẻ thù bên trong. Thí dụ, nếu có người ngoài gia đình chống đối anh em, thì người đó sẽ là kẻ ngoại thù của anh em. Nhưng nếu một thành viên trong gia đình chống đối anh em, thì người đó sẽ là kẻ nội thù của anh em. Kẻ nội thù như thế là mối đe dọa nghiêm trọng hơn là kẻ ngoại thù. Là kẻ nội thù, ý định của Sa-tan là hạ Giê-hô-sua xuống trước mặt những người bạn của ông (c.8) và ngăn cản công cuộc tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời.
2. Sự Bảo Vệ Của Đức Giê-Hô-Va
Được Mở Rộng Đến Ông
Câu 2 chép: “Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-tan rằng: Hỡi Sa-tan, nguyền Đức Giê-hô-va quở trách ngươi; nguyền Đức Giê-hô-va và Đấng đã chọn Giê-ru-sa-lem quở trách ngươi chẳng phải là que củi đang cháy đã kéo ra khỏi lửa sao?”. Lời  Đức Giê-hô-va ở đây cho thấy hai điều. Thứ nhất, Lời này cho thấy Đức Giê-hô-va kiên quyết tái thiết Giê-ru-sa-lem, vì Ngài đã chọn Giê-ru-sa-lem. Thứ hai, lời này cho thấy Đức Giê-hô-va sẽ làm điều gì đó cho Giê-hô-sua, vì ông là que củi đang cháy được kéo ra khỏi lửa (Amot 4:11; Giu. 23a). Khi Thiên sứ của Đức Giê-hô-va quở trách Sa-tan, dường như Ngài muốn nói: “Sao ngươi đến đây quấy rầy chúng ta? Ta biết ngươi đang kiện cáo Giê-hô-sua và chống đối người. Ta cũng biết dù người là thầy tế lễ thượng phẩm của dân Ta, người không hẳn là tốt. Người là que củi đang cháy được rút ra khỏi lửa, nhưng đang ở trong tay Ta. Hỡi Sa-tan, Ta quở trách ngươi”
Trong Xa-cha-ri 3:1 và 2, chúng ta thấy có ba bên: Giê-hô-sua, Thiên sứ của Đức Giê-hô-va và Sa-tan. Trong nếp sống Cơ Đốc, là dân được chọn của Đức Chúa Trời, chúng ta luôn ở trong tình trạng này. Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng ta, còn kẻ ác ở bên phải chống đối chúng ta, kiện cáo chúng ta và là kẻ nội thù của chúng ta. Đây là lặp lại cảnh tượng trong vườn Ê-đen được mô tả trong sáng Thế Ký chương , tại đó Đức Chúa Trời đã đặt con người mà Ngài đã sáng tạo trước hai cây – một cây tượng trưng cho Đức Chúa Trời còn cây kia tượng trưng cho Sa-tan. Xa-cha-ri chương  cũng là lặp lại Sáng Thế Ký chương  2
3. Sự Hoàn Hảo Của Đấng Christ Là Thiên Sứ
Của Đức Giê-hô-va Được Mở Rộng Đến Giê-hô-sua
Xa-cha-ri 3:3-10 cho chúng ta thấy sự hoàn hảo của Đấng Christ là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va được mở rộng đến Giê-hô-sua
a. Lột Bỏ Y Phục Bẩn Khỏi Ông
“Vả, Giê-hô-sua mặc y phục bẩn đứng trước mặt Thiên sứ. Thiên sứ cất tiếng nói cùng những kẻ đứng trước mặt mình rằng: hãy lột những y phục bẩn khỏi nó. Lại nói cùng Giê-hô-sua rằng: Hãy nhìn xem, Ta đã bỏ sự gian ác khỏi ngươi”. (cc.3-4a). Gần đây, khi suy gẫm làm thế nào thầy tế lễ thượng phẩm lại vẫn có thể mặc y phục bẩn đứng trước mặt Thiên sứ, tôi được nhắc nhở là ngay cả tín đồ trong Hội Thánh còn có thể ăn cắp (Êph. 4:28). Chúng ta không thể ăn cắp bên ngoài, nhưng có thể bên trong chúng ta muốn điều gì đó của người khác. Đây là thèm muốn và tham lam. Cũng thế, hằng ngày chúng ta nói nhiều, và những vấn đề chúng ta bàn trong các cuộc trò chuyện hoặc tán gẫu có thể dơ bẩn hoặc có ý xấu gièm pha người khác. Đây là lý do chúng ta phải thường xuyên cầu nguyện: “Chúa ơi, xin tẩy sạch con. Con nhìn nhận con vẫn còn dơ bản vì vẫn sống trong xác thịt hoàn toàn dơ bẩn”
Thiên sứ của Đức Giê-hô-va biết mọi điều về Giê-hô-sua và Ngài không cho Sa-tan giây phút nào để kiện cáo ông. Trong tình cảnh như vậy, có thể Giê-hô-sua đã không được bình an chút nào. Sa-tan ở bên cạnh ông, y phục bẩn ở trên ông, và Thiên sứ của Đức Giê-hô-va ở trước mặt ông. Tuy nhiên, sự hoàn hảo của Đấng Christ là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va được mở rộng đến Giê-hô-sua bằng cách lột bỏ những y phục bẩn khỏi ông, nhờ đó làm cho tội ác của ông được bỏ qua.
b. Mặc Áo Trang Trọng Cho Ông
Không những tội ác của Giê-hô-sua được bỏ qua mà ông còn được mặc “áo trang trọng” (c.4b, 5b). Áo trang trọng là y phục xứng hợp với chức vụ và địa vị của một người. Thí dụ, các thẩm phán được mặc y phục trang trọng. Cũng thế, Giê-hô-sua được mặc y phục xứng hợp với chức vụ và địa vị thầy tế lễ thượng phẩm của ông.
c. Đội Mũ Sạch Trên Đầu Ông
“Ta bèn nói rằng: hay đội mũ sạch trên đầu người. Thì người ta đội trên đầu người một cái mũ sạch, đoạn mặc áo xống cho người; Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đương đứng đó” (c.5). Mũ sạch này có ý nghĩa là Giê-hô-sua đã hoàn toàn được tẩy sạch và bây giờ được sạch trong hiện diện của Đấng Christ là Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va
d. Làm Chứng Cho Ông
Trong câu 6 và 7, Đấng Christ là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va làm chứng về Giê-hô-sua. Ở đây, làm chứng thực ra có nghĩa là “truyền bảo”
Trong lời truyền bảo cho Giê-hô-sua, Đấng Christ là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va phán: “Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: nếu ngươi bước đi trong đường lối Ta, nếu ngươi giữ lời truyền bảo của Ta, thì ngươi sẽ được xét đoán nhà Ta, và canh giữ sân Ta, Ta sẽ cho ngươi bước đi giữa những kẻ đang đứng đây”. Về lời truyền bảo này, tôi muốn chỉ ra rằng trong sự quản trị của Đức Chúa Trời giữa dân Israel, có ba chức vụ: thầy tế lễ, vua và tiên tri. Trách nhiệm của thầy tế lễ thượng phẩm là hiểu rõ những vấn đề liên quan đến dân Đức Chúa Trời, đem các vấn đề này đến với Đức Chúa Trời và chờ đợi Ngài cho đến khi Ngài soi sáng và ban cho câu trả lời dứt khoát. Sự soi sáng và câu trả lời đến qua U-rim và Thu-mim. Vì thế, thầy tế lễ thượng phẩm tiếp nhận quyết định và hướng dẫn của Đức Chúa Trời về nhiều tình hướng khác nhau, rồi sau đó ông truyền quyết định và hướng dẫn này đến vua là người chịu trách nhiệm thực hiện trong sự quản trị của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể so sánh nhiệm vụ của thầy tế lễ với nhiệm vụ của những người trong ngành lập pháp của chính phủ, nhiệm vụ của các vua với nhiệm vụ của tổng thống trong ngành hành pháp. Giống như tổng thống chịu trách nhiệm thi hành luật pháp do ngành lập pháp thông qua thể nào thì các vua Israel cũng chịu trách nhiệm thực hiện những hướng dẫn do các thầy tế lễ thượng phẩm nhận từ Đức Chúa Trời thể ấy. Tuy nhiên, cả thày tế lễ av2 vua, đôi khi cũng yếu đuối và không làm đúng. Vào những lúc như vậy, Đức Chúa Trời sẽ dấy lên những tiên tri để phát ngôn cho Ngài. Ở đây trong sách Xa-cha-ri, cả thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua lẫn vua Xô-rô-ba-bên đều khá yếu đuối và có phần nản lòng. Cho nên, Đức Chúa Trời dùng tiên tri Xa-cha-ri phát ngôn cho Ngài để làm mạnh mẽ và khích lệ Giê-hô-sua và Xô-rô-ba-bên. Khải tượng trong chương 3 có liên quan đến quyết định của Đức Chúa Trời về Giê-hô-sua. Như chúng ta sẽ thấy, khải tượng trong chương 4 có liên hệ đến Xô-rô-ba-bên và trách nhiệm của ông trong việc thực hiện quyết định của Đức Chúa Trời là tiếp tục hoàn thành công cuộc tái thiết đền thờ
e. Làm Cho Ông Được Mạnh Mẽ
Cùng Với Xô-rô-ba-bên Tống Trấn Giu-đa
Trong các câu 8 đến 10, Đấng Christ như là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va làm cho Giê-hô-sua được mạnh mẽ cùng với Xô-rô-ba-bên là tổng trấn Giu-đa (Agh. 1:1, 14)
                                       1) Hình Bóng Về Đấng Christ
Câu 8 chép: “hỡi Giê-hô-sua, thấy tế lễ thượng phẩm, ngươi cùng bạn hữu ngươi ngồi trước mặt ngươi hãy nghe, vì họ là những người làm biểu tượng: Này, thật ta sẽ làm cho Tôi tớ Ta là Chồi được dấy lên”. Lời này chỉ về Xô-rô-ba-bên, hình bóng về Đấng Christ là Tôi tớ của Đức Giê-hô-va, là Chồi của Đa-vít, trong nhân tính và sự trung tín hoàng gia của Ngài (Xa.6:12)
2) Hòn Đá Đức Giê-hô-va Đặt Trước Mặt Giê-hô-sua
Xa-cha-ri 3:9 chép tiếp: “Vì này, hòn đá mà Ta để trước mặt Giê-hô-sua: trên một hòn mà có bảy mắt. Này, ta sẽ chạm trổ nó, và Ta sẽ xất sự gian ác khỏi đất này trong một ngày, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”. Hòn đá này (Xô-rô-ba-bên) được đặt trước mặt Giê-hô-sua cũng hình bóng của Đấng Christ (Ês . 28:16; Mat. 21:42) Xô-rô-ba-bên là hòn đá đặt trước mặt Giê-hô-sua để thực hiện cuộc gia tể của Đức Chúa Trời
a)Trên Hòn Đá Này Có Bảy Mắt
Trên hòn đá này (Christ) có bảy mắt (Xa. 3:9a; 4:10). Bảy mắt này tượng trưng cho Linh tăng cường gấp bảy (Khải 5:6) Đấng Christ là hòn đá có bảy Linh là mắt Ngài
b) Đức Giê-hô-va Sẽ Chạm Trổ Hòn Đá
Đức Giê-hô-va sẽ chạm trổ hòn đá (Xa. 3:9b). Điều này cho thấy Đức Chúa Trời sẽ làm việc trên Đấng Christ là hòn đá vì sự cứu chuộc, cứu rỗi và xây dựng của Đức Chúa Trời. Chạm trổ là cắt. Khi ở trên thập tự giá, Đấng Chrsit bị Đức Chúa Trời chạm trổ, cắt.
c) Đức Giê-hô-va Cất Bỏ Tội Ác Của Đất Thánh Trong Một Ngày
Hơn nữa, Đức Giê-hô-va sẽ cất bỏ tội ác của xứ trong một ngày (c.9c). Điều này cho thấy Đấng Christ mà trên Ngài Đức Chúa Trời đã làm việc, sẽ chuộc tội của xứ Israel  trong một ngày, tức ngay Ngài chịu đóng đinh (1 Phi. 2:24). Qua sự chết trên thập tự, Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời cất bỏ tội của thế gian đi (Gi. 1:29)
3) Mỗi Con Cái Israel Mời Người Lân Cận
Đến Dưới Cây Nho Và Cây Vả Mình

Xa-cha-ri 3:10 kết luận: “Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Trong ngày đó, các ngươi ai nấy sẽ mời kẻ lân cận mình dưới cây nho và dươi cây vả”. Sau khi tội của chúng ta được cất bỏ và tình trạng của chúng ta với Đức Chúa Trời được xoa dịu, sẽ có hòa bình giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể cùng nhau đến vui hưởng cây nho và cây vả. Điều này mô tả thể nào chúng ta vui hưởng Đấng Christ là cây nho, tức cây sự sống, và cây vả đầy dẫy trái sự sống. Trước hết, Đấng Christ đến để hoàn thành sự cứu chuộc, kết trái là Linh và bị Đức Chúa Trời cắt trên thập tự. Điều này dẫn đến sự cứu chuộc của Ngài để chúng ta vui hưởng Ngài như là cây nho và cây vả. Việc đo được Đấng Christ là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va thực hiện dẫn đến tình trạng tuyệt vời như thế