Kinh thánh: Xa.5
Trong 5 khải tượng đầu mà
Xa-cha-ri thấy (1:7-4:14), Đức Chúa Trời nói lời an ủi, vỗ về và khích lệ với
Giê-hô-sua, Xô-rô-ba-bên và dân Ngài. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ở với họ
và làm điều gì đó qua họ. Bằng cách này, Ngài khích lệ họ không ngưng việc xây
dựng đền thờ, mà trái lại cứ tiếp tục để hoàn thành việc xây dựng đền thờ dưới
chức tế lễ của thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua, và dưới vương quyền của quan
tổng trấn Xô-rô-ba-bên. Trong khi 5 khải tượng đầu là tích cực, thì 3 khải
tượng cuối mà Xa-cha-ri thấy (5:1-6:8) là tiêu cực, vì những khải tượng ấy nói
về sự phán xét hoàn vũ của Đức Chúa Trời trên những người gian ác và việc ác
trên đất. Ba khải tượng này là khải tượng về cuốn sách bay (5:1-4), khải tượng
về cái thúng ê-pha (cc.5-11), và khải tượng về 4 cỗ xe (6:1-8). Trong bài này,
chúng ta sẽ suy xét hai khải tượng được chép trong chương 5
A. Ý Nghĩa
Của Cuốn
Sách Bay
“Đoạn, ta lại ngước mắt nhìn
xem, này có một cuốn sách bay. Người nói cùng ta rằng: tôi thấy một cuốn sách
bay” (5:1-2a). Cuốn sách bay tượng trưng cho luật công chính của Đức Chúa Trời
và công lý (sự phán xét công bằng) của luật đó. Không có phán xét thì có thể có
công chính, nhưng sẽ không có công lý. Khi một vị kiện nào đó phục tùng sự phán
xét công chính thì sẽ có công lý
B.
Chiều Dài 20 Cúp-bít Và Chiều Rộng 10 Cúp-bít
(một cubit là 0,45 mét. Vây cuốn sách nầy dài 9
mét, rộng 4,5 mét)
Chiều dài cuốn sách bay là
20 cúp-bít và chiều rộng là 10 cúp-bít, tượng trưng cho chứng cớ kinh luật là
hai hình vuông có cạnh là 10 cúp-bít. Số 2 là con số chứng cớ, còn số 10 chỉ về
sự trọn vẹn trong sự đầy đủ . Do đó, luật của Đức Chúa Trời là chứng cớ cho cả
thế giới, và hai hình vuông có cạnh là 10 cúp-bít là sự trọn vẹn trong sự đầy
đủ của luật pháp
C.
Lời Rủa Sả
Câu 3a chép: “Người bảo ta
rằng: Ấy là sự rủa sả tràn ra trên khắp mặt đất”. Lời rủa sả tượng trưng cho sự
sửa phạt của Đức Chúa Trời khi Ngài phán xét các tội phạm theo luật công chính
này không dung thứ sự bất chính. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là lời rủa sả
cho thấy rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Cuốn sách này sẽ là cơ sở cho Đức
Chúa Trời phát xét triệt để mọi tội lỗi trên đất
D.
Ý Nghĩa Của Việc Ăn Cắp
Các câu 3b và 4b nói về
những người ăn cắp. Ăn cắp là phạm tội với con người, đó là vấn đề tham lam. Ăn
cắp bắt nguồn từ sự thèm muốn và tham lam. Ngày nay là thời đại ăn cắp. Kinh
doanh và thương mại có liên quan đến ăn cặp. Ai cũng tham lam và đầy dẫy sự thèm
muốn. Sứ đồ Phao-lô có thể giữ nhiều điều trong Mười Điều Răn nhưng ông không
thể giữ điều răn về sự thèm muốn (La.
7:7-8)
E.
Ý Nghĩa Của Việc
Nhân
Danh Đức Giê-hô-va Mà Thề Dối
Xa-cha-ri chương 5 cũng nói
về những nhân danh Đức Giê-hô-va mà thề dối (cc.3c, 4c). Nhân danh Đức
Giê-hô-va mà thề dối là phạm tội với Đức Chúa Trời, điều này bắt nguồn từ mối
liên hệ sai trái với Đức Chúa Trời. Những người thề dối như vật là không thành
thật, không trung thành, và không chân thật với Đức Chúa Trời. Họ có thế công
bố và hành động trong danh Đức Chúa Trời, nhưng lời công bố của họ là giả dối.
Sự giả dối như vậy chắc chắn xúc phạm Đức Chúa Trời
Kinh luật mà Đức Chúa Trời
ban cho Môi-se gồm có hai phần, Một phần liên quan đến mối liên hệ giữa con
người với Đức Chúa Trời, còn phần kia liên quan đến mối liên hệ giữa con người
với nhau. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải đúng đắn với Ngài và với người
khác. Đúng đắn như vậy là công chính. Những người không đúng đắn với Đức Chúa
Trời và với con người sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét
F.
Sự Phán Xét Của Đức Chúa Trời
Đối
Với Các Tội Phạm
Đến
Nhà Của Tội Nhân Và Trú Ngụ Tại Đó
Nói về sự phán xét của Đức
Chúa Trời, câu 4 chép: “Ta sẽ khiến cuốn sách này đi ra, nó sẽ vào trong nhà kẻ
trộm, và trong nhà kẻ chỉ danh Ta mà thế dối; thì nó sẽ ở giữa nhà kẻ ấy và
thiêu nhà đi cả gỗ lẫn đá”. Từ điều này, chúng ta thấy rằng việc Đức Chúa Trời
thi hành sự phán xét các tội phạm là rất nghiêm trọng và rất triệt để
VII.
KHẢI TƯỢNG VỀ CÁI THÚNG Ê-PHA
Các câu từ 5 đến 11 mô tả
khải tượng về cái thúng ê-pha, là cái thúng để đong lường, là một vật chứa đựng
có thể chứa được một ê-pha, được dùng để mua bán trong kinh doanh
A. Dáng
Vẻ Của Nó Trong Khắp Cả Đất
“Thiên sứ nói cùng ta bèn đi
ra và bảo ta rằng: Bây giờ hãy ngước mắt lên xem vật đi ra là gì. Ta nói rằng:
Ấy là cái gì? Người đáp rằng: ấy là một cái ê-pha đương ra. Người lại nói: Ấy
là hình dáng chúng nó trong cả đất” (cc.5-6). Tỷ lệ dân số thế giới tham gia
kinh doanh hoặc thương mại là rất lớn. Nhìn bên ngoài thì kinh doanh không phải
là xấu; đúng ra, thương mại dường như có vẻ bề ngoài đúng đắn trong khắp cả
đất. Nhưng như chúng ta sẽ thấy, thật ra thương mại ngày nay là hoàn toàn gian
ác
B.
Người Đàn Bà Ngồi Trong Cái Thúng Ê-pha
“Một người đàn bà ngồi bên
trong cái thúng ê-pha. Người nói rằng: Ấy là sự Hung Ác” (cc.7b-8a). Điều này
cho thấy người đàn bàn đang ngồi trong cái thúng ê-pha tượng trung cho sự gian
ác có trong thương mại, chẳng hạn như sự tham muốn, lừa dối, và lòng yêu
ma-môn. Người bán yêu tiền và cố moi tiền từ túi người mua; người mua cũng yêu
tiền và cố mua được những vật mình muốn với giá rẻ, nhờ đó tiết kiệm được tiền
Khải tượng trong Xa-cha-ri
chương 5 ứng với khải tượng về Ba-by-lôn Lớn trong Khải thị chương 18. Hai Khải
tượng này cho chúng ta thấy rằng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì sự gian
ác có trong thương mại là một loại thờ hình tượng và gian dâm. Kinh doanh là
người đàn bà ngoại tình thèm muốn kiếm tiền
C.
Nắp Chì Chặn Trên Miệng Thúng Ê-pha
Trong Xa-cha-ri 5:7 và 8,
chúng ta thấy một cái nắp chì, một khối chì chặn trên miệng thúng ê-pha. Điều
này tượng trung cho sự gian ác trong thương mại bị hạn chế bởi sự tể trị của
Đức Chúa Trời. Sự gian ác được ẩn giấu và che đậy trong mậu dịch quốc tế. Nếu
thương mại, nhất là mâu dịch quốc tế có thể được hạn chế thì cả trái đất sẽ
thánh
D.
Hai người Đàn Bà Đi ra
“Bấy giờ ta ngước mắt nhìn
xem, này, có hai người đàn bà ra” (c.9a). Một người đàn bà trở thành hai người
đàn bàn tượng trưng cho hậu quả kép của thương mại một khi nó không bị hạn chế
E.
Hai Người Đàn Bà
Nâng
Cái Thúng Ê-pha Giữa Đất và Trời
Hai người đàn bà có cánh như
cò và gió ở trong cánh của họ. Họ nâng cái thúng ê-pha lên giữa đất và trời
(c.9b). Tất cả điều này tượng trưng cho sự lan nhanh của thương mại gian ác
F.
Xây Nhà Cho Người Đàn Bà Trong Xứ Si-nê-a
“Ta hỏi thiên sứ đương nói
cùng ta rằng: Chúng nó đem ê-pha đi đâu? Người đáp cùng ta rằng: ấy là để xây
nhà cho nó trong đất Si-nê-a; khi đã sửa soạn rồi thì đặt nó vào chỗ nó”
(cc.10-11). Điều này có nghĩa là quyền tể trị của Đức Chúa Trời sẽ khiến cho sự
gian ác trong kinh doanh mà dân Israel
học nơi người Ba-by-lôn trong cảnh lưu đày, trở về lại với Ba-by-lôn (đất
Si-nê-a). Hãy để sự gian ác này trở về Ba-by-lôn. Tất cả những người giữa vòng
tuyển dân của Đức Chúa Trời phải thành thật và đơn sơ trong đời sống mình.