Kinh văn : Nhã ca
1 :2-4, 13 – 14 ; 2 :3-4, 8-10 ; 16-17 ;
1 :1-4
Tiếp nhận và vui hưởng
Chúng ta thấy rằng tin Chúa là tiếp
nhận Ngài, còn yêu thương Ngài là vui hưởng điều chúng ta đã tiếp nhận. Rất nhiều
Cơ- Đốc nhân đã tin Chúa và tiếp nhận Chúa,
nhưng không có nhiều người vui hưởng Chúa bằng cách yêu Ngài
Trong Giăng 14 :21 và 23 Chúa
phán rằng khi chúng ta yêu Ngài, Ngài sẽ biểu lộ chính mình Ngài cho chúng ta.
Đây là một sự việc cá nhân. Rồi Ngài phán rằng Ngài cùng Cha Ngài sẽ đến cùng
người và lập gia cư với người. Điều này thực sự có nghĩa một chỗ ở hỗ tương
Ngài sẽ là chỗ ở của chúng ta và chúng ta sẽ là chỗ ở của Ngài. Dó là sự cư ngụ
hỗ tương, vướng mắc nhiều người. Một thân vị đến để lập gia cư Ngài với chúng
ta; do đó chúng ta phải tiếp lấy Chúa như một thân vị. Ân điển dư dật này không
chỉ ở trong đức tin, nhưng cũng trong tình yêu
Khi sứ đồ Phaolô còn bắt bớ Chúa,
Chúa đã đến cùng ông như ánh sáng lớn và ông bị đánh ngã xuống đất. Rồi Phaolô
kêu « Chúa ôi , Ngài là ai ? » Chúa trả lời rằng Ngài là
Jesus, Đấng mà Phaolô đang bách hại. Nhưng chỉ nhờ tiếng kêu đó «Chúa ôi»,
Jesus đã ngự đến người bắt bớ đó và biến ông thành người yêu. Đây thực sự là ân
điển. Đó không chỉ là ân điển khiến chúng ta tin nơi Jesus nhưng cũng yêu Ngài.
Vì lý do này Phaolô nói rằng ân điển của Chúa dư dật trong đức tin và trong
tình yêu
Rồi trong Gal 2 :20 Phaolô
nói « Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi ». Phaolô đang
nói rằng vì Đấng Christ đã yêu ông, ông phải làm một người yêu của Đấng Christ
tình yêu của Ngài cưỡng ép Phaolô trở nên người yêu của Jesus. Theo đường lối
này, Phaolô đã tiếp lấy Chúa Jesus làm sự sống của ông
Có nhiều sự thảo luận về Đấng
Christ là sự sống ở hôm nay, nhưng không có nhiều Cơ- Đốc nhân thực sự biết làm sao vui hưởng Chúa như sự sống.
Đó không phải là sự việc hiểu biết, đó là sự việc vui hưởng. Vâng Đấng Christ
là sự sống của chúng ta, nhưng làm sao chúng ta có thể vui hưởng Ngài như sự sống
của ta chớ ? không có đường lối nào khác trừ ra nhờ yêu Ngài. Sự sống này
không phải là giáo lý. Sự sống này là thân vị. Nếu chúng ta muốn vui hưởng Ngài
như sự sống của mình, chúng ta phải tiếp lấy Ngài như thân vị. Đấng mà làm sự sống
của chúng ta là một thân vị hằng sống ! Vì vậy chúng ta phải yêu thân vị
này
Các nan đề của nhân phẩm
Về một phía, yêu say mê một người
là diệu kỳ nhưng về mặt kia gây ra các nan đề. Tôi đã yêu quyền kinh thánh đặc
biệt từ năm 1964. Trải tám năm qua tôi không bao giờ có nan đề nào với nó, vì cớ
nó không phải là một người yêu một điều mà không có sự sống thì không có nan đề
nào. Nhưng khi anh em chúng ta, các ông chồng đều yêu vợ của mình, song le nhiều
lúc vì yêu vợ mà sinh ra lắm nan đề. Và chúng ta càng yêu các bà chúng ta càng
có thêm nan đề. Kinh Thánh này không bao giờ gây nan đề nào cho tôi vì cớ nó
không có nhân phẩm, nhưng các bà vợ và các ông chồng càng yêu lẫn nhau, họ càng
gặp bối rối
Nói cách khác tổng quát, anh em
không bao giờ ghét một người mà anh em đã chưa bao giờ yêu. Yêu một người thực
sự vướng mắc lắm điều. Anh em càng yêu, anh em càng có thêm các nan đề. Anh em
không bao giờ ghét bất cứ ai đi trên đường, nhưng luôn luôn là những người có sự
tiếp xúc thân cận với anh em như bạn bè, hay bạn đời. Trước hết chúng ta yêu họ,
nhưng sau đó tình yêu của chúng ta xuất phát các nan đề. Tôi chưa bao giờ gặp một
người chồng mà không có các nan đề với vợ anh ta, và tôi chưa bao giờ gặp bà vợ
mà không có các nan đề với chồng chị. Vì cớ họ yêu lẫn nhau như một thân vị.
Tình yêu của chúng ta phát sinh lắm nan đề. Nếu chúng ta không có tình yêu sẽ
không có nan đề ; nhưng vì cớ người chúng ta yêu là một thân vị nên có các
nan đề. Tôi biết vì cớ tôi cũng là một thân vị, tôi gây lắm nan đề cho vợ tôi,
cũng như với các anh em cộng sự với tôi. Đang khi chúng ta đồng công với nhau
và yêu lẫn nhau, thực sự có vài nan đề
Thân vị mạnh mẽ hơn hết
Một thân vị càng mạnh mẽ, họ sẽ
càng gây lắm nan đề hơn cho anh em nếu anh em yêu họ. Và Jesus là thân vị mạnh
mẽ hơn hết. Kinh thánh không gây ra các nan đề nào vì cớ nó không có nhân phẩm,
nó không phải là người. Một số người bạc và với các người bạc nhược như vậy hầu
như không có nan đề nào. Các ông chồng có các nan đề với các bà vợ thân ái của
họ vì cớ các bà vợ quá mạnh mẽ. Các bà vợ thậm chí còn gặp điều tệ hơn, vì cớ
các ông chồng của họ càng mạnh mẽ hơn họ
nữa. Tuy nhiên tất cả chúng ta phải nhận thức rằng Jesus là Đấng mạnh mẽ hơn hết.
Anh em tưởng mình đã có thể chế phục Ngài sao ? Anh em không thể chế phục
Ngài, thay vào đó anh em phải bị chế phục! Về một mặt Ngài rất mềm mại, tử tế
và khiêm nhường, nhưng Ngài không bao giờ bạc nhược. Có thể dùng nhiều lời lạ
lùng để mô tả nhân phẩm của Ngài, nhưng không thể dùng chữ bạc nhược. Ngài luôn
luôn mạnh mẽ và Ngài mạnh mẽ hơn chúng ta. Rồi chúng ta sẽ làm gì ?
Dù chúng ta nói mình yêu Jesus và
chúng ta thực sự có ý đó, chúng ta sẽ có một nan đề thiết thực: chúng ta đang
yêu một thân vị mạnh mẽ hơn hết và có một nhân phẩm mạnh mẽ hơn hết. Giả sử tôi
rất mạnh mẽ song le một ai đó bảo rằng anh yêu tôi. Tình yêu của anh vì tôi sẽ
làm cho anh gặp các nan đề. Tính chất và nhân phẩm của tôi càng mạnh mẽ sẽ càng
gây cho anh em đau khổ hơn. Sau ba ngày anh sẽ quên tình yêu của anh dành cho
tôi. Tình yêu của chúng ta đối với quyển kinh thánh sẽ không gây nan đề nào, nhưng
tình yêu chúng ta vì một người sẽ gây cho chúng ta lắm nan đề. Hơn nữa, thân vị
mà chúng ta yêu càng mạnh mẽ, chúng ta càng có các nan đề.
Đây là tại sao chúng tôi muốn thấy
vài điều từ Nhã ca. Nhiều người chúng ta sau khi đọc các câu trên, sẽ tưởng rằng
đây là một sách diệu kỳ về khâu yêu Chúa Jesus. Vâng, đích thực nó là một sách
lạ lùng. Nhưng nhiều lúc văn kiện trong sách này không quá cảm kích, nhưng có sự
thất vọng. Tất cả các câu nêu trên có vài điểm cảm kích, nhưng điểm chính yếu
đang khi trích các câu này không phải để bày tỏ các điểm cảm kích cho chúng ta
nhưng các điểm thất vọng.
Tìm kiếm và tìm thấy Chúa
Chương 1 câu 2, 3 và 4 bày tỏ sự tìm
kiếm cho chúng ta, «nguyện người hôn tôi bằng những cái hôn của miệng người, vì
tình yêu chàng ngon hơn rượu nho, vì cớ dầu tốt đẹp của chàng có mùi thơm theo,
danh chàng thơm như dầu đổ ra; bởi cớ ấy, các gái đồng trinh yêu chàng. Hãy kéo
tôi, chúng tôi sẽ chạy theo chàng: Vua đã dẫn tôi vào các phòng của Ngài: chúng
tôi sẽ vui mừng và hỉ lạc nơi chàng, chúng tôi sẽ nhớ tình yêu chàng nhiều hơn
rượu nho: các gái đồng trình yêu chàng cách chánh trực »
Đây là một người bắt đầu tìm kiếm
Chúa. Thực vậy, có sự hấp dẫn trước khi tìm kiếm. Vì Chúa hấp dẫn người này đến
cùng chính Ngài, Nàng đang tìm kiếm Ngài. Nên Nàng nói «nguyện người luôn bằng những
cái hôn của miệng người». Nàng đã có được một sự khải thị về vẻ đẹp của Chúa.
Tình yêu của chúng ta không tùy thuộc rất nhiều trên việc chúng ta yêu Chúa nhiều
bao nhiêu vì nó tùy thuộc trên việc Chúa đáng yêu nhưng thế nào. Nếu điều gì xấu
xí và dơ bẩn, chúng ta không thể yêu nó. Nhưng điều gì thật dịu ngọt và quí báu
có thể hấp dẫn chúng ta, dù chúng ta không có chủ tâm yêu nó. Vì vậy, đây không
phải là vấn đề chúng ta yêu Chúa, nhưng Ngài hoàn toàn đáng yêu! không thấy được
vẻ đẹp của Ngài không ai có thể yêu Chúa. Nhưng một khi chúng ta thấy được vẻ đẹp
của Ngài, chúng ta không thể làm gì khác hơn là yêu Ngài. Ngài là Đấng rất hấp
dẫn và thậm chí Ngài là Đấng đang hấp dẫn. Không ai có thể kháng cự vẻ đẹp của Chúa.
Khi chúng ta được hấp dẫn đến cùng Ngài. Chúng ta phải thưa như người tìm kiếm
này, «nguyện người hôn tôi bằng những cái hôn của miệng người».
Tiếp sau khâu tìm kiếm, có sự tìm
thấy. Người này tìm được điều Nàng tìm kiếm. Vua đã đưa Nàng vào phòng của
Ngài. Nên có khâu tìm kiếm và tìm thấy trong ba câu này.
Sự đánh giá và vui hưởng
Rồi có sự đánh giá trong các câu
13 và 14 «người yêu tốt đẹp của tôi giống như bó hoa một dược cho tôi. Người
yêu của tôi giống như một chùm hoa phụng tiên cho tôi trong các vườn nho
Ênghêđi». Nàng đánh giá Chúa cao biết bao!. Ngài y như bó hoa một duộc rất dịu
ngọt ở bề trong. Còn ở bề ngoài Ngài là chùm hoa phụng tiên. Đây là loại hoa mà
các cô gái Do Thái dùng để trang điểm mình. Nàng chỉ đánh giá sự dịu ngọt của
Ngài và vẻ đẹp của Ngài
Tiếp theo sự đánh giá là sự vui
hưởng. «Người yêu của tôi ở giữa đám con trai như cây cam (theo nguyên văn) ở
giữa những cây rừng. Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người trái người ngọt ngào cho
ổ gà tôi. Người đưa tôi vào phòng yến tiệc, ngọn cờ người phất phất trên tôi ấy
là ái tình» Bây giờ người yêu của Nàng không chỉ như bó hoa một dược và chùm
hoa phụng tiên, nhưng cũng là cây cam có trái dịu ngọt và phong phú. Nàng đang
ngồi dưới bóng của Ngài, vui hưởng sự an nghỉ, và nuôi mình bằng trái dịu ngọt
cho sự thỏa mãn
Anh em có thấy tiến trình trong
sách này chăng ? Sách bắt đầu với khâu tìm kiếm và tiếp tục với khâu tìm
thấy. Sau khi tìm thấy, có sự đánh giá. Tiếp theo sự đánh giá, có sự vui hưởng
phong phú. Điều này thực sự diệu kỳ! Và sự vui hưởng là sự đầy đủ nhất, vì cớ Nàng
không chỉ vui hưởng Ngài dưới cây cam với mọi trái của nó, nhưng Nàng cũng được
đưa vào nhà yến tiệc, và ngọn cờ của Ngài trên Nàng ấy là ái tình. Đây là sự vui
hưởng đến cực điểm.
ooo
Bức tường phân cách
Nhưng thình lình có bức tranh
khác. «Ấy là tiếng của người yêu tôi ! Kìa người đến, nhảy qua các núi, vượt
qua các đồi. Người yêu của tôi giống như con hoàng dương hay là con nai tơ. Kìa
người đứng phía sau tường chúng tôi, xem ngang qua cửa sổ, ngó nnag qua chấn
song»(2 :8-9). Bức tranh đã thay đổi. Bây giờ người yêu của Nàng đang nhảy
qua các núi và vượt qua các đồi. Anh em có thể nghĩ điều này diệu kỳ, nhưng nếu
anh em là người tìm kiếm, anh em sẽ nói, «Tôi đang an nghỉ, Ngài đang nhày qua
các núi và vượt qua các đồi. Ngài khác biệt với tôi biết bao!»
Điều này chưa hết. Trước kia,
Ngài ở với Nàng trong nhà yến tiệc, bây giờ Nàng vẫn còn ở trong nhà, trong khi
Ngài ở ngoài bức tường. Một bức tường đang phân cách họ; Ngài ở phía sau bức tường.
Điều này phô diễn một vài sự phân cách ở giữa người tìm kiếm và Chúa. Trong nhà
yến tiệc họ là một. Nhưng bây giờ Nàng ở bên trong bức tường, còn Ngài ở phía
sau bức tường; Nàng đang an nghỉ còn Ngài đang nhày, đang vượt, đang lướt.
Nên anh em thấy đó, có thể đang
khi chúng ta làm «các người yêu» của Jesus, Ngài lại ở xa. Có thể Ngài không
quá xa; nhưng có sự phân cách, có một bức tường ở giữa. Được ở trong nhà yến tiệc
là quá diệu kỳ, nhưng bây giờ đang khi chúng ta đang còn ở bên trong, Ngài ở
bên ngoài. Chúng ta vẫn đang yên nghỉ và vui hưởng, nhưng Ngài đang nhày và vượt
xa. Chúng ta có tâm tính mình và Ngài cũng vậy. Đang khi chúng ta có nhân phẩm
an nghỉ của mình, Ngài có nhân phẩm nhày trèo của Ngài.
Nhưng ngợi khen Chúa các vách tường
luôn luôn có vài chỗ hở. Chúng ta bị phân cách, song le Ngài có thể vẫn thấy bằng
cách nhìn vào người tìm kiếm xuyên qua cửa sổ. Ngợi khen Chúa vì cửa sổ; song
le có chấn song. Ngài có thể nhìn xuyên qua, nhưng Ngài không thể bước vào. Điều
này thực sự có ý nghĩa. Chúng ta phải nhận thức rằng Nhã ca là một bài thi.
Chúng ta phải xem bức tranh được phô diễn ở đây. Có bức tường với cửa sổ, nhưng
cửa sổ có chấn song. Nhiều lúc các kinh nghiệm của tôi với Chúa như y như vậy.
Đang khi tôi rất điên cuồng yêu Ngài, Ngài không ở với tôi. Ngài ở bên ngoài.
Nhưng có chỗ hở ở đó để Ngài nhìn xuyên qua và tôi thấy Ngài. Tuy nhiên, Ngài
không thể bước vào và tôi không thể bước ra vì cớ chấn song.
Nhiều lúc trong kinh nghiệm của
chúng ta với Chúa, vài điều như vậy xảy ra. Chúng ta bị phân cách, nhưng chúng
ta vẫn có thể nhìn xuyên qua. Song le, chúng ta không thể vượt qua. Nhưng tìm
kiếm người đã nghe tiếng Ngài. Nàng nói, «Tiếng của người yêu (Lương nhơn) tôi.
Nàng nghe tiếng của Ngài và phán « hãy chổi dậy, đừng yên nghỉ nữa. Hãy bước
ra khỏi nhà, đừng cứ ở trong tình trạng của con».
SỰ TRẮC NGHIỆM THIẾT THỨC
Đây là sực trắc nghiệm thiết thực.
Chúng ta nói chúng ta yêu Chúa, nhưng chúng ta yêu Ngài theo đường lối của
mình. Chúng ta yêu Ngài theo khẩu vị, chủ tâm và mục tiêu của mình. Chúng ta
không yêu Ngài theo đường lối của Ngài, khẩu vị của Ngài, chủ tâm của Ngài, hay
mục tiêu của Ngài. Chủ tâm của chúng ta chỉ là vui hưởng sự an nghỉ cùng thỏa
mãn, nhưng thình lình Jesus ở xa. Chúng ta thỏa mãn nhưng Ngài ở xa. Nhiều lúc
có nhiều anh em thân mến phấn khởi khi họ bước vào hội thánh địa phương và đụng
chạm được tình yêu của Chúa. Nhưng rồi sau một thời gian, họ hỏi « điều gì
xảy ra» ? Dường như hạnh phúc biến mất. Lúc đầu họ rất hạnh phúc, thậm chí
họ ở trên các tầng trời. Nhưng bây giờ hạnh phúc lìa xa. Đây là sự trắc nghiệm.
Chúng ta yêu Ngài nhưng chúng ta không có hiện diện của Ngài. Điều này vì cớ
chúng ta đã yêu Ngài cho mục tiêu của mình và cho chủ tâm của chúng ta. Ngài là
Chúa. Ngài là Vua. Chủ tâm của Ngài là chủ tâm đúng. Mục tiêu Ngài là mục tiêu
chính. Nếu chúng ta yêu Ngài. Chúng ta phải làm theo chủ tâm của Ngài và vì mục
tiêu của Ngài. Đây là tại sao Ngài phán, « hỡi bạn tình ta hãy chổi dậy,
người đẹp của ta ơi, hãy đến cùng ta». Đây là sự kêu gọi rời khỏi tình trạng của
chúng ta.
SỰ TRANH LUẬN GIỮA HAI NHÂN PHẨM
Anh em có thấy sự mâu thuẫn giữa Chúa
và ngươi tìm kiếm chăng ? Nàng định ý có sự an nghỉ và ở nhà. Nhưng Chúa định
ý rằng Nàng chổi dậy và ra đi. Tại đây có sự tranh luận giữa hai phe vì hai
nhân phẩm khác nhau. Nàng là một thân vị và Ngài cũng là một thân vị. Song le
Ngài là thân vị mạnh mẽ hơn và Ngài yêu cầu Nàng chổi dậy và bước ra. Nàng đáp
«người yêu của tôi thuộc về tôi và tôi thuộc về người, người nuôi dưỡng bầy
mình giữa đáp bông huệ cho đến hừng đồng lố ra và bóng tối tan đi, hỡi người
yêu tôi, hãy trở về, khá giống như con hoàng dương hay con nai tơ trên các hòn
nói bê thẹt» (2 :16-17)
Chúa gọi Nàng ra đi nhưng Nàng
không chú ý tiếng kêu gọi của Ngài. Nàng nói «người yêu của tôi thuộc về tôi».
Ngài vì tôi. Tôi chỉ vui hưởng Ngài. Ngài đòi hỏi Nàng chổi dậy, nhưng Nàng nói
rằng Nàng vì sự vui hưởng và thỏa mãn của Nàng. Ngài chỉ là Đấng Chăn chiên ở
giữa đám hoa huệ còn Nàng chỉ là bụi huệ nhỏ ở dưới sự chăn giữ của Ngài. Nàng
không chú tâm đến sự kêu gọi của Chúa. Nàng chỉ chăm lo sự vui hưởng của Nàng. Nàng
không nhận thức rằng mình thuộc về Chúa; nên Nàng nói rằng Ngài thuộc về Nàng
và Nàng thuộc về Ngài. Nàng đang vui hưởng sự chăn giữ của Chúa, sự thỏa mãn của
Chúa và sự an nghỉ của Chúa. Bức tranh phô diễn rằng :- Nàng không chăm lo
gì cả trừ sự thỏa mãn riêng của mình. Nàng không chăm lo ý chỉ của Chúa, Nàng
không chăm lo chủ tâm của Chúa, Nàng không chăm lo mục tiêu của Chúa.
Nàng còn nói thêm, «cho đến chừng
lừng đông lố ra và bóng tối tan đi, hỡi Người Yêu của tôi hãy trở về, khá giống
như con hoàng dương hay là con nai tơ, trên các hòn núi Bê thẹt». Điều này có
nghĩa Nàng không sẵn sàng ra đi với Chúa. Nàng không sẵn sàng cũng như không muốn.
Nên Nàng bảo Chúa chờ đợi đến khi bóng tối tan đi. Nàng nhận thức vài loại bóng
tối, vài loại tối tăm ở giữa Nàng và Chúa. Nên Nàng xin Chúa chờ đợi đến khi
bóng tối tan đi. Nên Nàng xin Chúa chờ đợi ít lâu, rồi sau đó trở về hòn núi Bê
thẹt : chữ «Bê thẹt» có nghĩa sự phân cách
Rồi trong chương tiếp theo, Chúa
biến mất «Ban đêm, tại trên giường mình, tôi tìm người mà lòng tôi yêu mến, tôi
tìm kiếm người mà không gặp. Tôi sẽ chổi dậy bây giờ, dạo quanh thành, trải qua
các đường phố, các ngã ba, đặng tìm người mà hồn tôi yêu mến. Tôi tìm kiếm người
nhưng không gặp. Những kẻ canh tuần vòng quanh thành có gặp tôi. Tôi hỏi rằng,
các người có thấy người mà hồn ta yêu mến chăng ? Tôi vừa đi khỏi chúng xa
xa, thì gặp người mà hồn tôi yêu mến, tôi đã nắm lấy người. Không kháng buông
ra» (3 :1-4)
Người tìm kiếm đã tìm Chúa, nhưng
Nàng không thể tìm thấy Ngài. Cuối cùng, Nàng bị ép buộc phải chổi dậy và theo
đuổi Chúa. Thậm chí Nàng đã nói mình không sẵn sàng và Chúa phải chờ đợi đến
khi bóng tối tan đi. Chúa không thể theo ý Nàng. Nên Ngài biến mất. Rồi Nàng bị
cưỡng ép phải làm trọn sự kêu gọi của Chúa, chổi dậy bước ra khỏi nhà mình. Nàng
ra đường phố và nổ lực tối đa để tìm kiếm người Yêu, nhưng Nàng không thể thấy
Ngài. Rời thình lình có Chúa ở đó nữa.
Chịu thuận phục
Anh em thấy bức tranh chăng ? Anh em yêu Chúa là đúng, nhưng anh
em không nên theo đường lối và chủ tâm của
anh em. Ý muốn của chúng ta phải thuận phục ý chí của Ngài. Chỉ yêu Ngày thì
không đủ. Yêu Ngài sẽ gây ra nhiều nan đề. Vì vậy chúng ta cần thuận phục ý muốn
của mình. Thân vị mà chúng ta yêu là thân vị mạnh mẽ hơn hết. Ngài sẽ không bao
giờ chịu thuận phục và Ngài sẽ không bao giờ bị chế phục. Vì vậy chúng ta phải
chịu thuận phục
Chúa đã không hiện ra theo đường lối hay chủ tâm của Nàng. Khi Nàng thất
vọng, Chúa thình lình hiện ra. Nhưng sau đó khi Nàng tìm được Chúa. Nàng nắm lấy
Ngài và không muốn cho Ngài đi. Điều này bày tỏ tâm tính mạnh mẽ của Nàng. Nàng
vẫn còn rất mạnh mẽ, nắm giữ Chúa theo đường lối của Nàng. Toàn bộ bức tranh
này bày tỏ cho chúng ta về một người yêu của Jesus mà người ấy không bao giờ bị
chế phục. Vậng, chúng ta yêu Chúa, song le chúng ta không bao giờ chịu chế phục.
Yêu Chúa thì diệu kỳ, nhưng cũng gây ra lắm nan đề. Các nan đề không được giải
quyết theo đường lối nào cả trừ ra chịu khuất phục. Chúng ta phải chịu khuất phục
và đồng hóa theo nhân phẩm của Ngài, ý chỉ của Ngài, chủ tâm của Ngài, và mục
tiêu của Ngài. Nếu không chúng ta sẽ liên tục có sự tranh luận với Cha6o65g.
Nan đề chính yếu giữa chồng và vợ trong sinh hoạt hôn nhân của họ là sự
tranh luận ở giữa họ. Vợ yêu chồng, nhưng vợ yêu chồng theo đường lối riêng của
nàng. Các ông chồng có đường lối riêng và các bà vợ cũng vậy. Các bà vợ không
bao giờ chịu khuất phục ý muốn của chồng, nên có các nan đề. Đây là tại sao
trong ngày cưới, các cô dâu luôn luôn trùm đầu. Điều này có nghĩa họ phải khuất
phục.
Không có đường lối nào khác cho chúng ta tiếp lấy Đấng Christ làm sự sống,
trừ ra bằng cách yêu Ngài như một thân vị, chúng ta phải chịu khuất phục . Đây
là nan đề độc nhất giữa Ngài và chúng ta. Không có nan đề nào khác. Nan đề duy
nhất là chúng ta không sẵn sàng chịu khuất phục, còn Chúa Jesus sẽ không bao giờ
chịu khuất phục chúng ta đâu. Ngài khiêm nhường, nhân từ, mềm mại, nhưng Ngài sẽ
không bao giờ chịu khuất phục. Ngài là Chúa, Ngài là Vua, Ngài là Đầu. Nan đề
là chúng ta cần chịu khuất phục. Đây là tại sao tôi nói rằng mọi câu phấn khởi
này khải thị đôi đều hoàn toàn chán nản
Đây là bức tranh của người yêu Chúa, song le có sự tranh luận hiện hữu
giữa nàng và Đấng nàng yêu. Anh em tưởng nắm lấy Chúa theo đường lối mạnh mẽ
như vậy là tốt hay xấu? Về một mặt thì tốt vì cớ nàng đang nắm giữ Chúa. Nhưng
về mặt khác nó không thật tốt, vì nàng quá mạnh mẽ! Chúa muốn nói “Để cho ta tự
do, hãy buông ta ra. Đừng nắm ta quá mạnh” Nhưng nàng nắm Chúa quá mạnh và thưa
cùng Ngài rằng nàng sẽ không bao giờ cho Ngài ra đi. Tất cả chỉ vì nhân phẩm mạnh
mẽ của người yêu Chúa.
Những bài học
trong Nhã Ca
Chúng ta yêu Chúa nhưng chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta có ý chí
bướng bỉnh và tâm tính mạnh mẽ, đó là một nan đề thiết thực đối với Chúa. Chúng
ta tìm kiếm Chúa vì ý muốn riêng và lợi ích riêng của chúng ta. Đây là tại sao
trong Nhã Ca, Chúa phải ban cho người yêu của Ngài vài bài học. Nếu chúng ta cẩn
thận đọc sách này, chúng ta sẽ thấy rằng vào cuối sách người yêu của Jesus rất
mềm mại và thuận phục. Thậm chí tâm tính và nhân phẩm của nàng khó có ở đó. Điều
nàng có là tâm tính nhân phẩm của Chúa. Bây giờ nàng thực sự hiệp một với Chúa.
Có hai thân vị nhưng chỉ có một nhân phẩm. Toàn sách Nhã ca bày tỏ bài học này
cho chúng ta. Sau khi chúng ta được vẻ đẹp của Chúa hấp dẫn để yêu Ngài, chỉ có
một bài học độc nhất cho chúng ta học tập, chúng ta phải chịu khuất phục. Để tiếp
lấy Đấng Christ, thân vị hằng sống làm sự sống chúng ta, chúng ta cần phải khuất
phục. Chỉ đơn giản làm các người yêu điên cuồng” của Jesus thì không đầy đủ. Chủ
tâm của Chúa là chúng ta tiếp lấy Ngài và kinh nghiệm Ngài như sự sống của
chúng ta. Không có đường lối nào khác để yêu Ngài ngoại trừ phải chịu khuất phục
Ngài. Rồi chúng ta sẽ hiệp một với Ngài, có một nhân phẩm. Chúng ta sẽ rất mềm
mại và thuận phục với Ngài. Trong bức tranh này người yêu của Jesus cực kỳ mạnh
mẽ vào lúc đầu, với tâm tính bướng bỉnh. Song le vào cuối cùng nàng rất mềm mại
và thuận phục. Đây là bài học tất cả chúng ta phải học tập để thực sự kinh nghiệm
Chúa như sự sống của mình-