Kinh Thánh: Xa. 9
Gánh nặng của Xa-cha-ri là giúp
dân Israel hồi hương nhìn thấy mục đích của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó, mục đích
của Đức Chúa Trời là khôi phục đền thờ làm trung tâm cho mối quan tâm của Ngài.
Qua Xa-cha-ri, dường như Chúa muốn nói với họ: “Ta không muốn các ngươi kiêng
ăn khóc lóc. Hãy quên những điều này đi. Thậm chí Ta còn muốn các ngươi quên
những việc Ta đã làm trong quá khứ để xử lý các ngươi. Các ngươi cần biết điều
Ta muốn các ngươi làm ngày nay. Ta muốn các ngươi nhận biết rằng khát vọng của
Ta là dân Ta sẽ cất đền thờ để làm trung tâm và thực tại cho mối quan tâm của
Ta trên đất”. Ngày nay ý định của Đức Chúa Trời, khát vọng của Ngài là chúng ta
làm một với Ngài. Ngài đã đem chúng ta trở lại với chính địa điểm, chính nơi
chỗ, thậm chí đến với nền đền thờ. Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn thấy mối
quan tâm, khát vọng và gánh nặng của Ngài là hoàn thành công cuộc xây dựng đền
thờ.
Đức Chúa Trời có một gánh nặng.
Gánh nặng đó là trong thời đại này Ngài có thể chiếm được một dân biết lòng
Ngài, nhận biết khát vọng của Ngài và làm một với Ngài để xây dựng Thân Thể
Đấng Christ. Đây là điều Đức Chúa Trời muốn. Khát vọng của Đức Chúa Trời có
liên quan đến cuộc gia tể của Ngài. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là Đấng
Christ trở nên mọi sự, là trung tâm và chu vi, trung tâm và bao quát trong
chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất này. Hết thảy chúng cần thấy điều này.
Qua sách Xa-cha-ri, Đấng Christ
được khải thị. Trong chương chúng ta thấy Đấng Christ là Người Cưỡi ngựa đỏ
chăm sóc dân chịu khổ của Đức Chúa Trời; trong chương 2, Đấng Christ đang đo
Giê-ru-sa-lem; trong chương 3, Đấng Christ là thầy tế lễ Thượng phẩm, được hình
bóng bởi thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua và được tượng trưng bởi hòn đá có
bảy mắt; trong chương 4, Đấng Christ là Vua thật, được hình bóng bởi Xo6-rô-ba-bên,
và trong chương 6, Đấng Christ là Đấng duy nhất đủ tư cách gách vác hai chức vụ,
vừa chức tế lễ vừa vương quye62n để hoàn tất công cuộc xây dựng đền thờ của Đức
Chúa Trời. Bây giờ chúng ta phải tiếp tục thấy rằng Đấng Christ bao hàm tất cả
này hoàn toàn được hàm chứa trong lịch sử loài người. Lịch sử tìm kiếm từ A-đam
đến người sau cùng của người dõi loài người không là gì cả nếu không có Đấng
Christ. Tuy nhiên, theo cuộc gia tể của Đức Chúa Trời thì Đấng Christ liên quan
mật thiết đến lịch sử nhân loại. Điều này có nghĩa là tượng trưng bởi cho tượng
người to lớn trong D9a-ni-en chương 2. Như chúng ta sẽ thấy, Đấng Christ được
khải thị trong Xa-cha-ri từ chương 9 đến 14 là Đấng có liên quan đến lịch sử
nhân loại một cách tinh tế, cụ thể và thậm chí còn mật thiết nữa.
Các khải tượng trong sách
Xa-cha-ri từ chương 1 đến chương 9 chủ yếu là để an ủi con cái Israel, trong
khi các lời tiên tri từ chương 9 đến chương 14 chủ yếu là để khích lệ họ. không
có Đấng Christ thì không có sự an ủi hay khích lệ. Sự an ủi trong Xa-cha-ri
chương 9 đến chương 14 cũng là Đấng Christ. Ông bài này, chúng ta sẽ thấy xem
xét lời tiên tri thứ nhất về sự khích lệ.
Bài 9
I. LỜI TIÊN TRI VỀ CÁC DÂN CHUNG QUANH GIU-ĐA CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ISRAEL
Lời tiên tri trong Xa-cha-ri
chương 9 nói về dân chung quanh Giu-đa có liên quan đến Israel.
A. Nói Về Sự Hủy Diệt Các Dân Chung Quang Giu-đa Do
Alexander Đại Đế Thực Hiện
Lời tiên tri trong các câu từ 1
đến 7 nói về sự hủy diệt do Alexander Đại đế, vua của đế quốc Hy Lạp thực hiện
trên các dân chung quanh Giu-đa (336-323 T.C, cùng với ảnh hưởng của bốn người
kế vị cho đến năm 44 T.C), được tiên tri Đa-ni-ên nói tiên tri trong sách của
ông là phần bụng và đùi của pho tượng hình người to lớn trong 2:32c, là con thú
thứ ba trong 7:6, là con dê đực trong 8:5, và là vị vua quyền lực trong 11:3.
B. Chúa Bảo Vệ Giê-eu-sa-lem
Với Đền Thờ Là Nhà Của Ngài
Xa-cha-ri 9:8 chép: “Ta sẽ đóng
trại chung quanh nhà Ta nghịch cùng cơ binh,/ Hầu cho chẳng ai qua lại./ Kẻ hà
hiếp sẽ chẳng đí qua trong chúng nó nữa,/ Vì bây giờ Ta đã lấy mắt nhìn xem
nó”. Điều này cho thấy trong
suốt cuộc tấn công của Alexander Đại đế, Chúa bảo vệ Giê-ru-sa-lem với đền thờ
là nhà của Ngài. Dù Alexander, một vị vua quyền lực, đahi2na4-- thiệt hại cho
rất nhiều dân quanh Gie-đa và Giê-ru-sa-lem. Ông cũng không gây thiệt hại gì
cho đền thờ.
C.
Đấng Christ Tạm Thời Được Tiếp Đón Như Vị Vua Tiến Vào Giê-ru-sa-lem Trong Hình
Thể Thấp Hèn
Hai câu 9 và 10 trong chương 9 đề cập đến Đấng Christ,
là những câu chen vào. Điều này có nghĩa là câu 11 thực ra là tiếp theo câu 8.
Câu 9 chép: “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể!/ Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem,
hãy trỗi tiếng reo vui!/ Này, vua ngươi đến cùng ngươi,/ Ngài là công chính và
mang sự cứu rỗi,/ Nhu mì và cưỡi lừa,/ Tức là trên một con lừa con, con của lừa
cái”. Điề này cho thấy Đấng Christ sẽ den961 cách công chính, đem sự cứu rỗi
đến cho chúng ta và Ngài sẽ cưỡi lừa, thậm chí đó là con của lừa cái. Câu này
được ứng nghiệm trong 4 sách Phúc Âm khi Jesus Christ vào Giê-ru-sa-lem lần
cuối. Ngài đến như một vị Vua, nhưng là vị Vua thấp hèn, vị Vua hạ mình, không
cưỡi ngựa oai phong mà cưỡi lừa còn.
D.
Vương Quốc Thiên Hi Niên Là Thời Đại Phục Hồi
Câu 10 chép: “Ta sẽ trừ tiệt xe cộ khỏi Ép-ra-im,/ Và
ngựa khỏi Giê-ru-sa-lem;/ Cung của chiến trận cũng sẽ bị trừ tiệt,/ Và Ngài sẽ
nói sự hòa bình cho các nước;/ Quyền thống trị Ngài sẽ trải từ biển này đến
biển kia,/Từ sông này cho đến các đầu cùng đất”. Điều này chỉ về vương quốc
thiên hi niên tức là thời đại phục hồi. Trong vương quốc thiên hi niên, Đức
Chúa Trời sẽ chấm dứt chiến tranh. Lời về vương quốc này chắc chắn là niềm an
ủi và khích lệ cho dân Israel .
Trình tự trong chương này rất có ý nghĩa. Từ câu 1 đến
câu 7 nói về sự phá hoại và hủy diệt mà Alexander Đại đế gây ra cho các dân
chung quanh Giu-đa. Sau đó câu 8 tiếp tục nói rằng chính Chúa đóng trại chung
quanh đền thờ của Ngài bên trong thành thánh. Điều này đã cứu Giu-đa cùng với
Giê-ru-sa-lem và đền thờ thoát khỏi cảnh tàn phá của Alexander. Gie-ru-sa-lem
và đền thờ được miễn trừ và được cứu khỏi cảnh tàn phá của kẻ thù. Đó là sự
giải cứu tốt đẹp và là dấu hiệu về sự phục hồi sắp đến. Tuy nhiên, sự phục hồi
sắp đến cần Đấng Christ đến. Vì lý do này mà sau lời trong câu 8 nói về sự giải
cứu Giê-ru-sa-lem và đền thờ thì câu 9 nói Đấng Christ sẽ đến, Ngài là công
chính và Ngài đem sự cứu rỗi dân. Cuối cùng, tình thế cũng trở nên đúng đắn và
thích hợp cho Đấng Christ đến, và Ngài đã cưỡi lừa đến trong sự khiêm nhường và
cũng theo cách mật thiết nữa.
Kết quả sự đến của Đấng Christ là gì? Câu 10 hàm ý
rằng sau khi Ngài đến thì hòa bình và sự phục hồi sẽ có ở đây, và quyền thống
trị của Đức Chúa Trời cũng có ở đây. Trong sự phục hồi, vấn đề đầu tiên là hòa
bình: “Ngài sẽ nói sự hòa bình cho cả nước”. Vấn đề thứ hai là quyền thống trị:
“Quyền thống trị của Ngài sẽ trải từ biển này đến biển kia”.
Tuy nhiên, khi Đấng Christ đến lần thứ nhất, Ngài chỉ
được chào đón, một tí và cuối cùng bị khước từ, bị căm ghét tột độ, và bị xử tử
bằng cách đóng đinh. Về việc Ngài bị dân Israel khước từ, Chúa Jesus nói:
“Ôi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, là kẻ giết các tiên tri và ném đá những người
được sai đến cùng nó! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi nhừ gà mái túc
con nó lại dưới cánh, nhưng các ngươi không muốn! Này, nhà các ngươi bị để lại
hoang tàn cho các ngươi” (Mat. 23:37-38). Từ nhà chỉ về nhà Đức Chúa Trời, tức
đền thờ. Đó là nhà của Đức Chúa Trời nhưng ở đây được gọi là “nhà các ngươi”.
Nhà của Đức Chúa Trời trở thành nhà của họ và nhà đó hoàn toàn bị Titus phá hủy
năm 70 S.C (Mat. 24:2).
Vì con cái Israel
khước từ Đấng Christ làm vua nên sự phục hồi phần nào bị hoãn lại, và thời kỳ
phán xét con cái Israel
đã đến, thời kỳ này kéo dài khoảng 20 thế kỷ. Do đó, Đấng Chris cần phải đến
lần thứ hai, nhưng lần đến này Ngài không cưỡi lừa mà đến như tia chóp (Mat.
24:27). Sau đó, hòa bình và vương quốc đời đời là sự thống trị của Đức Chúa
Trời sẽ ở trên trái đất, từ biển này đến biển kia. Đây là trình tự theo ý nghĩa
thuộc linh.
E.
Nói Về Những Anh Hùng
Người
Do Thái Của Mác-ca-bê
Chiến
Thắng Antiochus Epophanes
Lời tiên tri trong Xa-cha-ri chương 9, các câu từ 11
đến 17, nói về những anh hùng người Do Thái của Mác-ca-bê chiến thắng Antiochus
Epiphanes, vua Si-ri (175-163 T.C), vương quốc phía bắc, được tiên tri Đa-ni-ên
nói trong sách của ông ở 8:9-14, 23-25 và 11:28-35. Antiochus Epiphanes là hình
bóng đầu tiên về Anti-christ sắp đến, kẻ sẽ làm những điều ác như được nói tiên
tri trong Đa-ni-ên 8:10-13, 23-25; 10:30-32a.
Đức Chúa Trời dấy lên những anh hùng của Mác-ca-bê để
đương đầu với Antiochus và đánh bại ông ta. Đa-ni-ên 11:32a chép: “Nhưng dân
biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ và hành động”. Tôi tin rằng Mác-ca-bê và
những người theo ông biết lời này áp dụng cho chính họ nên họ được lời này
khích lệ. Họ bày tỏ sức mạnh và hành động chống lại Antiochus Epiphanes.
Xa-cha-ri 9:13 chép: “Ta giương Giu-đa ra cho Ta như
cái cung,/ Và Ép-ra-im như tên của nó./ Ta sẽ thúc giục con trai ngươi, hỡi
Si-ôn,/ Nghịch cùng con trai ngươi, hỡi Gia-van;/ Và ta sẽ khiến ngươi như gươm
mạnh bạo”. Từ Gia-van ở đây chỉ về Hy Lạp và là chìa khóa để hiểu các câu 11
đến 17. Các con trai Hy Lạp là Antiochus và những người theo ông ta, còn con
trai Si-ôn là những người theo Mác-ca-bê. Cho nên, câu 13 nói rằng vào thời
Antiochus Epiphanes, Đức Chúa Trời sẽ dấy những con trai Ngài lên, tức là các
con trai Si-ôn, nghịch lại các con trai Hy Lạp.
Các câu 14 và 15 tiếp tục viết rằng: “Bấy giờ Đức
Giê-hô-va sẽ xuất hiện trên họ,/ Mũi tên của Ngài sẽ bắn ra như chớp;/ Chúa
Giê-hô-va sẽ thổi kèn,/ Và đi với gió lốc phương nam./ Đức Giê-hô-va vạn quân
sẽ bảo vệ họ,/ Họ sẽ nuốt và giày đạp những đá ném bởi chành;/ Họ sẽ uống và
làm ồn ào như người say,/ Sẽ được đầy dẫy như bát,/ Như các góc bàn thờ”. Trong
các câu này, từ họ ám chỉ những người của Mác-ca-bê được Đức Chúa Trời bảo vệ.
Câu 16 chép tiếng: “Trong ngày đó, Giê-hô-va Đức Chúa
Trời của họ sẽ giải cứu dân mình như là bầy chiên,/ Vì họ như những viên đá của
vương miện lóng lánh trong đất Ngài”. “Ngày đó” chỉ về ngày 25 tháng 12 năm 161
T.C.
Câu 17 kết luận rằng: “Sự tốt đẹp của họ và sự đẹp đẽ
của họ lớn biết bao!/ Lúa miến sẽ làm cho những trai trẻ lớn lên,/ Và rượu mới
sẽ làm cho gái đồng trinh thịnh vượng”. Đây là lời chúc mừng dành cho những
người của Mác-ca-bê về chiến thắng của họ.
Phần đầu của chương này nói về Alexander Đại đế, và
phần cuối nói về Antiochus Epophanes. Còn lời về Christ, Đấng được hàm chứa
trong lịch sử nhân loại, thì được xen vào trong câu 9 và 10. Dĩ nhiên Đấng
Christ không đến trong thời đế quốc Hy Lạp nhưng trong thời đế quốc La Mã. Như
chúng ta sẽ thấy trong bài sau, sách Xa cha ri cũng nói tiên tri về đế quốc La
Mã.