Kinh Thánh: Xa.10
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét lời tiên tri khích
lệ trong Xa – cha – ri chương 10.
LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ THĂM
VIẾNG ĐẦY YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA DÀNH CHO ISRAEL
Lời tiên tri trong Xa – cha – ri chương 10 nói về sự
thăm viếng đầy yêu thương của Chúa dành cho Israel . Như chúng ta sẽ thấy, sự
thăm viếng đầy yêu thương này thực ra là Đấng Christ đến với Israel .
A. Chúa Khích Lệ Con Cái Israel
Tìm Thêm Phước Hạnh
“Hãy cầu mưa từ Đức Giê-hô-va trong kỳ cuối mùa,/ Thì
Đức Giê-hô-va sẽ làm chớp và ban mưa xuống dồi dào,/ Cho ai nấy được rau cỏ
ngoài đồng” (c.1). Từ mưa ở đây tượng trưng cho phước hạnh. Cầu xin thêm mưa là
tìm thêm phước hạnh. Như vậy, trong câu này, Chúa khích lệ con cái Israel
tìm thêm phước hạnh trong khi Ngài còn làm ơn cho họ. Trong khi Chúa còn làm ơn
cho chúng ta, chúng ta nên cầu xin Ngài ban thêm nhiều ân huệ. Vì Đức Chúa Trời
đang ban cho chúng ta nhiều cơn mưa rào, nên chúng ta cầu xin Ngài thêm nhiều
mưa nữa. Điều này cho thấy tất cả cần cầu xin phước hạnh dồi dào của Chúa.
B.
Chúa Trừng Phạt Những Người Chăn Giả
Các câu 2 và 3a chép: “Vì các thê-ra-phim nói sự hư
không,/ Các thầy bói thấy sự dối trá;/ Chúng nó rao chiêm bao phỉnh dối, và ban
sự yên ủi vô ích./ Vậy nên người dân lang thang như những con chiên,/ Họ khốn
khổ vì không có người chăn./ Cơn giận Ta đã hừng lên nghịch cùng những kẻ
chăn,/ Ta sẽ phạt những dê đực”. Trong những người Do Thái thời xưa, có nhiều
người giữ thê-ra-phim là những hình tượng hoặc thần giả dối trong nhà họ. Hết
thảy những thần giả và thầy bói này nói sự hư không và rao chiêm bao phỉnh dối;
họ an ủi vô ích. Cho nên người dân tan lạc như chiên. Họ khốn khổ vì không có
người chăn. Câu 3 cho chúng ta biết cơn giận của Chúa sẽ hừng lên nghịch lại
những người chăn và Ngài sẽ trừng phạt những dê đực. Người chăn ở đây là những
dê đực. Người chăn đúng đắn là các tiên tri, tức những người đúng đắn, phát
ngôn cho Đức Chúa Trời.
Ngày nay, chúng ta có sự thực hanh tuyệt vời trong nếp
sống Hội thánh.Chúng ta khích lệ mọi thánh đồ nói tiên tri; chúng ta làm cho
từng thánh đồ thành tiên tri. Trong sự chuyển động của Chúa giữa vòng dân Ngài
ngày nay, điều quan trọng nhất là nói cho Ngài. Phao-lô đã khích lệ tất cả
thánh đồ nói tiên tri (1Cô.14:1, 24, 31, 39a).
C.
Chúa Thăm Viếng Nhà Giu-đa Như Bầy Của Ngài
“Đức Giê-hô-va vạn quân đã thăm viếng bầy chiên Ngài,
tức là nhà Giu-đa;/ Và sẽ dẫn chúng nó ra trận như ngựa oai phong” (Xa. 10:3b).
Đức Chúa Trời đã đến thăm viếng dân Ngài theo cách ân điển như vậy. Việc Ngài
viếng dân Ngài theo cách ân điển như vậy. Việc Ngài viếng thăm họ tức là Đấng
Christ đến với họ. Ngài đến trong một người tên là Jesus. Dĩ nhiên chương 10
không đề cập đến Jesus Christ hoặc Mê-si-a, nhưng từ thăm viếng ở đây nên được
hiểu là sự đến của Đấng Christ. Cách đây 2000 năm, Ngài đã đến trong hình thể
của một người.
Phần này nói về Người chăn bầy của Đức Chúa Trời.
Trong Tân Ước, Chúa Jesus ví ngài như người chăn. Ngài đến làm Người chăn thật
và khiển trách những người chăn khác, tức các trưởng lão, kinh luật gia và thầy
tế lễ. Họ là những người chăn giả còn Chúa Jesus là Người chăn duy nhất. Thậm
chí Ngài còn bảo chúng ta rằng Ngài là người chăn tốt từ bỏ mạng sống Ngài vì
chiên (Gi. 10:11, 14-15). Một mặt, Ngài sửa phạt những người chăn giả; mặt
khác, Ngài là Người chân thật thăm viếng bầy của Ngài.
Bởi thăm viếng mà Ngài khiến bầy của Ngài giống như
ngựa oai phong. Anh em là chiên hay là ngựa oai phong? Tất cả chúng ta đều cần
tiến tới để không còn là chiên mà là những ngựa oai phong. Sau khi được Người
chăn chạm đến thì mỗi con chiên yếu đuối sẽ trở thành ngựa oai phong.
D.
Đá Góc, Cọc, Cây Cung Đánh Trận
Và
Mọi Bậc Cai Trị Điều Ra Từ Giu-đa
Xa-cha-ri 10:4 chép tiếp: “Đá góc sẽ ra từ nó, cọc ra
từ nó,/ Cung chiến trận ra từ nó;/ Và hết thảy các bậc cai trị cũng ra từ nó”.
Đại từ nó được dùng ba lần trong câu này chỉ về Giu-đa trong câu trước. Câu 4
ngụ ý rằng khi trở nên ngựa oai phong, chúng ta trở thành nguồn của đá góc,
cọc, cây cung chiến trận và những bậc cai trị. Khi trở thành ngựa, chúng ta
sinh ra bốn điều này.
E.
Nhà Giu-đa Và Dân Ép-ra-im
Là
Những Người Mạnh Mẽ Giày Đạp Kẻ Thù
Nhà Giu9đa và dân Ép-ra-im sẽ là những người mạnh mẽ
giày đạp kẻ thù vì Đức Giê-hô-va ở với họ (c.5). Đức Giê-hô-va sẽ làm vững mạnh
nhà Giu-đa và gaiỉ cứu nhà Giô-sép. Đức Giê-hô-va sẽ đem họ trở lại, vì Ngài
động lòng thương xót họ, và điều đó sẽ như Thể Ngài chưa từ khước họ bao giờ.
Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của họ, và Ngài sẽ trả lời họ (c.6). Lòng họ sẽ vui
mừng như thể đang uống rượu, và lòng họ sẽ hớn hở trong Đức Giê-hô-va (c.7).
Điều này nên là tình trạng trong nếp sống Hội thánh hiện nay của Chúng ta.
F.
Đức Giê-hô-va Huýt Gọi Họ Va 2 Tập Họp Họ Lại
Các câu từ 8 đến câu 12 khải thị thêm nhiều phương
diện về sự thăm viếng đầy yêu thương của chúa đối với Israel . Câu 8 chép: “Ta sẽ huýt gọi
và nhóm hiệp chúng nó, vì Ta đã chuộc chúng nó lại;/ Chúng nó sẽ được nhân lên
như đã từng được nhân lên”. Tiếng hút gọi của Chúa không chói tai nhưng êm ái
dịu dàng giống như tiếng chim hót. Thường thì trong giờ phấn hưng buổi sáng,
Chúa huýt gọi chúng ta và nhóm hiệp chúng ta đến với Ngài.
Các câu 9 và 10 chép tiếp: “Ta sẽ gieo chúng nó ra
giữa các dân; và ở những vùng đất xa xôi, chúng nó sẽ nhớ đến Ta;/ Chúng nó sẽ
giống với con cái mình và trở về;/ Như vậy Ta cũng sẽ đem chúng nó về từ đất Ai
Cập,/ Nhóm chúng nó lại từ A-si-ri,/ Đem chúng nó vào đất Ga-la-át và Li-ban,/
Và chúng nó sẽ không có đủ chỗ ở”. Dân Chúa chắc chắn sẽ được nhân lên. Tôi tin
rằng chúng ta sẽ thấy nhiều người mới trong các Hội thánh địa phương. Đó sẽ là
sự nhân lên thật sự theo đường lối mới.
Câu 11 chép tiếp: “Nó sẽ vượt qua biển khổ/ Xông đánh
sóng biển;/ Hết theỷ những nơi sâu của sông Nin sẽ cạn khô,/ Sự kiêu ngạo của
A-si-ri sẽ đánh đổ”. Biển được đề cập ở đây là biển Đỏ cùng với sông Nin bảo vệ
Ai Cập và tách Ai Cập riêng ra. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ đánh các ngọn sóng
của biển Đỏ và làm khô cạn sông Nin.
Câu 12 kết luận: “Ta sẽ làm cho chúng nó nên mạnh
trong Đức Giê-hô-va,/ Và chúng nó sẽ qua lại trong danh Ngài, Đức Giê-hô-va
phán vậy”. Đại từ ở đây là Đức Giê-hô-va sẽ làm vững mạnh dân Ngài trong chính
Ngài. Khi đó họ sẽ bước đi trong danh Ngài. Ở trong danh ngươi nào đó tức là
làm một với người mà có thực tại của danh đó. Ở trong danh Đức Chúa Trời là làm
một với Đức Chúa Trời trong bước đi, nếp sống, cách cư xử hằng ngày và tồn tại
trong danh của Đức Chúa Trời.
Toàn bộ chương 10 nói về sự thăm viếng đầy yêu thương
của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nhận thức và nhớ rằng cuộc thăm viếng này thực
ra là sự hiện đến của Đấng Christ. Tôi có thể làm chứng bằng kinh nghiệm rằng
khi chúng ta vui hưởng sự thăm viếng đầy yêu thương của Chúa thì tình trạng của
chúng ta sẽ giống như tình trạng của dân Đức Chúa Trời được mô tả trong chương
này. Thường thì sau khi vui hưởng sự thăm viếng đầy yêu thương như vậy, tình
trạng của chúng ta được thay đổi. Khi thăm viếng chúng ta, Ngài khích lệ chúng
ta tìm kiếm thêm nhiều phước hạnh. Chúng ta là những con chiên nhỏ, nhưng sau
cuộc thăm viếng đầy yêu thương của Ngài, chúng ta trở thành những con ngựa.
Chúng ta không can đảm và mạnh mẽ, nhưng sau khi Chúa thăm viếng bằng sự đụng
chạm thân ái của Ngài thì chúng ta được làm cho mạnh mẽ trở thành những con
ngựa oai phong trong chiến trận. Cuối cùng, Chúa làm cho chúng ta mạnh mẽ trong
chính Ngài để chúng ta có thể bước đi trong danh Ngài.