Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

LÀM SAO TIẾP LẤY CHÚA NHƯ SỰ SỐNG


Kinh văn Nhã 1:9-11,15; 2:2,14; 3:6-7a, 9,11; 4:1-4 
Hai sách trong kinh thánh có liên hệ chặt chẽ: phúc âm Giăng bảo chúng ta làm sao tiếp lấy Chúa Jesus làm sự sống mình ta và Nhã ca bàn về khâu yêu Chúa Jesus làm sự sống mình ta, và Nhã ca bàn về khâu yêu Chúa. Hiển nhiên hai sách này không có liên hệ với nhau, nhưng theo kinh nghiệm chúng ta nhận thấy rằng đường lối thiết thực để vui hưởng Chúa như sự sống của chúng được tìm thấy trong Nhã ca. Nếu chúng ta cầu nguyện 8 đoạn của sách này trong linh, chúng ta sẽ thấy làm sao tiếp lấy Chúa như sự sống của chúng ta. Nó không diễn giảng về cách tiếp lấy Chúa như Cứu Chúa hay Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, nhưng sự sống chúng ta
Trong sách này, người tìm kiếm đang đói và khát Chúa. Nàng yêu Chúa và đang tìm kiếm Chúa. Thực vậy, đây chủ là vui hưởng Chúa như sự sống. Sách này là loại sinh hoạt, một loại sinh hoạt tìm kiếm Chúa. Sách này không luận về công tác hay kế hoạch đại sự, nó diễn giảng về bước đi tìm kiếm Chúa. Dường như người tìm kiếm được đề cập ở đây không có liên hệ gì đến việc làm nhưng chỉ đơn sơ tìm kiếm Đấng mà nàng yêu. Hầu như không có công tác, không có gì để làm. Đời sống nàng, sinh hoạt của nàng, toàn thể hạnh kiểm của nàng là tìm kiếm thân vị diệu kỳ.

 Các tác phẩm về nhã ca 
Có hai cuốn sách tốt đã được viết về sách này. Một do Hudson Taylor viết nhan đề “Liên hiệp và thông công” sách kia do bà chị Penn Lewis nhan đề “Những kẻ Chúa che giấu” (Thi 83:3). Trước khi ông Nghê Thác Thanh ấn hành sách “Nhã ca” của mình, hai sách này tốt. Ông Hudson Taylor là nhà sáng lập Hội truyền giáo nội địa Trung hoa, một trong những người rất thuộc linh ở thế kỷ trước. Ông đã có nhiều sự tương giao với Chúa, và đặc biệt Ông đã có một kinh nghiệm sâu nhiệm cùng diệu kỳ về khâu cư ngụ trong Chúa như đã đề cập trong Giăng 15. Vì vậy sách của Ông  về Nhã ca đã được viết theo kinh nghiệm đó của Ông về Chúa. Bà chị Pem Lewis vốn sâu nhiệm trong kinh nghiệm chủ quan về thập tự giá và chỉ đã viết sách của mình theo kinh nghiệm đó.

Sách độc nhất cho sự sống
Tuy nhiên Nhã ca là sách độc nhất trong kinh thánh bày tỏ cho chúng ta con đường đúng đắn, không chỉ để yêu Chúa nhưng cũng để vui hưởng Ngài như sự sống chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết Giăng 14:6 “Ta là sự sống” chúng ta cũng biết Giăng 11:25 “Ta là sự sống lại và sự sống” Giăng 10:10 “Ta đã đến hầu cho họ có thể có sự sống và họ có thể có càng dư dật hơn” Giăng 1:4. “Trong Ngài có sự sống  và sự sống là sự sáng của loài người”. và I Giăng 5:12 “Ai có con có sự sống, và ai không có con Đức Chúa Trời không có sự sống” Rất nhiều Cơ- Đốc nhân  có thể đọc thuộc lòng các câu này, nhưng tôi chưa bao giờ gặp ai, ngoại trừ anh Nghê mà thực sự biết đường lối để vui hưởng Đấng Christ như sự sống chúng ta. Không chỉ là sự việc của tri thức, đó là sự việc vui hưởng Đấng Christ như sự sống. Nhiều Cơ- Đốc nhân  biết rằng Đấng Christ là sự sống nhưng có bao nhiêu người vui hưởng Ngài như sự sống? Đường lối để vui hưởng Đấng Christ như sự sống chúng ta nằm trong sách này, Nhã ca
Điều gì ở trong Nhã ca cũng ở trong phúc âm Giăng theo nguyên tắc, nhưng khó tìm được nó trừ khi anh em  thấy đôi điều trong Nhã ca. Hiển nhiên, Nhã ca là quyển sách về khâu yêu và tìm kiếm Chúa. Nhưng tôi có thể làm chứng rằng trong 66 sách không có sách nào đã có sự hữu ích rất nhiều cho tôi về sự sống như sách này. Tôi đã dành nhiều thì giờ nơi sách ngắn ngủi này hơn bất cứ sách nào khác của cựu ước. Nếu chúng ta thực sự muốn kinh nghiệm Đấng Christ như sự sống mình theo đường lối vui hưởng, chúng ta không thể ở xa sách nầy.
Một bài học
Như tôi đã đề cập trước đây, trong cả 8 chương sách Nhã ca, Chúa chủ ý dạy dỗ người tìm kiếm một bài học độc nhất. Tại đây chúng ta có một người yêu của Jesus, người đang tìm kiếm Chúa và người tìm được Ngài. Sau khi nàng tìm được Ngài, có sự đánh giá và vui hưởng. Bất cứ ai thực sự tìm kiếm Chúa sẽ tìm được Ngài. Vì cớ Chúa đã hứa điều này trong Mathiơ 7:7. Nếu chúng ta tìm kiếm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ tìm được Ngài. Ngài không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng. Trong sách này người yêu của Jesus đang tìm kiếm Ngài theo đường lối kỳ diệu. “Nguyện người hôn tôi bằng những cái hôn của miệng người” -“Xin hãy kéo tôi, chúng tôi sẽ chạy theo chàng”. Lập tức nàng tìm thấy Đấng mình đang tìm kiếm và Ngài đưa nàng vào các phòng bên trong của Ngài. Rồi có sự đánh giá. Người tìm kiếm nói rằng người yêu của nàng giống như một bó hoa một dược và một chum hoa phụng tiên.
Rồi chương 2 bảo chúng ta về sự vui hưởng, Ngài không chỉ là bó hoa một dược và chùm hoa phụng tiên nhưng cũng là cây cam (chương 2 câu 3 theo nguyên văn) trong rừng. Ngời dưới bóng Ngài an nghỉ và ăn trái Ngài để thỏa mãn! Đây là sự vui hưởng thiết thực. Nàng đã tìm kiếm Chúa, Nàng đã tìm được Chúa, Nàng đã đánh giá cao về Chúa và Nàng đã thực sự vui hưởng Chúa. Halêlugia! Ngài thỏa mãn và chúng ta được thỏa mãn! Chúng ta cần điều gì khác? Hầu như không có gì trừ ra nó “Halêlugia!”
Điểm chuyển biến
Nhưng đột nhiên Chúa ở xa. Chúng ta ở trong nhà yến tiệc với sự vui hưởng như vậy, nhưng bây giờ Ngài ở ngoài điều gì đã xảy ra? Đây là điểm chuyển biến của sách này nếu chúng ta sắp vui hưởng Chúa như sự sống, chúng ta phải thấy sự tương phản này. Người tìm kiếm đã vui hưởng Chúa theo đường lối phong phú như vậy trong nhà yến tiệc. Nàng có sự an nghỉ và thỏa mãn. Nàng đã thỏa mãn. Nhưng đột nhiên đang khi nàng đang an nghỉ, Ngài nhảy vọt trèo vượt qua. Một sự trái ngược là dường nào! Nhã ca 2:8 là một điểm chuyển biến trong sách này. Giả sử anh em là một người trong nhà yến tiệc. Điều đó diệu kỳ biết bao! Nhưng hết chưa? Không, đây là là sự khởi đầu của sự vui hưởng Đấng Christ như sự sống.
Còn có nhiều hơn nữa. Đừng nghĩ rằng tôi đang giải nghĩa sách nhã ca. Đó không phải là chủ tâm của tôi, tôi đang nổ lực hướng dẫn anh em vào đường lối đúng đắn để vui hưởng Đấng Christ như sự sống. Để vui hưởng Đấng Christ như sự sống phải có đôi điều thuộc kinh nghiệm của chúng ta, đó không phải là một giáo huấn hay tri thức
Tôi tin hạn kỳ của các sứ điệp này cũng do Chúa. Nhiều anh em đã ở trong hội thánh và được đưa đến địa vị như vậy. Rất nhiều người đã đến nhà yến tiệc và anh em khám phá rằng Chúa ra đi rồi. Anh em  vẫn còn ở trong nhà yến tiệc, nhưng hiện diện của Ngài đã ra đi. Có lẽ hai tháng trước Ngài ở với anh em, nhưng bây giờ thì không. Có lẽ năm rồi Ngài đã ở với anh em trong nhà yến tiệc nhưng năm nay không có. Anh em nói “điều gì sai? Tôi vẫn vì Ngài rất nhiều. Tôi vẫn đang tìm kiếm Ngài và tôi vẫn đang vui hưởng Ngài. Nhưng có điều gì mất mát rồi. Ngài vẫn khả ái, nhưng có điều gì phân cách. Tôi không yêu thế giới. Thế giới đã qua đi đối với tôi và tôi đã qua đi đối với thế giới. Nếu một ai ban thế giới cho tôi, tôi sẽ không nhận. Tôi chỉ yêu Chúa”.
Tôi tin rằng bởi sự thương xót của Chúa; rất nhiều anh em thân yêu trong sinh hoạt hội thánh ngày nay sẽ nói các lời như vậy. Song le điều gì đó đã mất mát. Ngài đã thoát ra ngoài, chúng ta vẫn còn ở bên trong. Chúng ta có thể thấy Ngài và Ngài có thể thấy chúng ta. Nhưng hầu như vẫn còn khoảng cách giữa Ngài và chúng ta. Đa số anh em chúng ta đã có kinh nghiệm này và chúng ta đang ngạc nhiên phải làm gì. Trong hai năm qua tôi đã được nhiều anh em hỏi về điều này. Tôi chưa bao giờ trả lời vì cớ tôi biết yếu điểm ở tại đây trong Nhã ca. Tôi thường không thể giải thích cho họ, vì cớ tôi chờ đợi ngày hôm nay. Tôi biết ngày đến khi tôi có thể tỏ bày lý do cho anh em, và đây là tại sao chúng tôi đang ban phát các sứ điệp này.
SỰ NGĂN TRỞ CHÍNH YẾU ĐỐI VỚI VIỆC CHÚA LÀM SỰ SỐNG
Nan đề là gì? Trước khi trực tiếp trả lời chúng ta cần thấy đôi điều trong phúc âm Giăng. Chúng ta có trường hợp của một người chết trong Giăng 11. Jesus là sự sống, nhưng làm sao người chết này đã có thể kinh nghiệm Jesus là sự sống chớ? Giăng 11 bảy tỏ cho chúng ta một sự tương phản thiết thực giữa các người yêu của Jesus và chính Ngài, và sự tương phản này trong Nhã Ca cũng đích xác như vậy. Ma thê là đại biểu tốt nhất, bà đại diện anh em và tôi. Ma thê và em gái bà, Ma ri cộng với Laxarơ, anh của họ là các người yêu thiết thực của Jesus. Tôi không tin rằng anh em và tôi đã có thể yêu Chúa hơn họ. Laxarơ mắc bệnh nặng, Ma thê và Mari đã gởi lời van xin đến cùng Chúa Jesus để Ngài đến và giúp đỡ họ. Nhưng hầu như Chúa không có cảm xúc phàm nhân nào. Ngài như gỗ hay đá. Ngài đã nghe lời van xin của họ, nhưng Ngài không đi. Ngài đã không làm gì và nói gì. Nhiều lúc Chúa sẽ cứ yên lặng. Sự yên lặng của Ngài đôi lúc còn quan trọng hơn sự phát tuyên.
Rồi sau ít ngày, Chúa quyết định đi. Nhưng Mathê không cảm tạ Chúa khi Ngài đến. Bà không nói “Chúa ôi, kỳ diệu biết bao vì Ngài đã đến! Cảm ơn Chúa vì sự hiện diện của Ngài. Thay vào đó, bà đã phàn nàn vì Ngài đã không đến sớm hơn “Chúa ôi, nếu Ngài có ở đây sớm hơn, anh tôi không chết”. Điều này có nghĩa bà đã đổ trách nhiệm cho Chúa cách hoàn toàn. “Bây giờ Ngài đến đây có ích lợi gì? Laxarơ đã chết rồi”, họ tưởng như vậy. Vào lúc họ muốn Ngài đến, Ngài đã không đến. Bây giờ khi họ không cần Ngài đến nữa. Ngài lại đến. Rồi Chúa phán cùng bà: “Ta là sự sống lại. Đó không phải là sự việc thời gian, không phải quá sớm hay quá muộn, đó là sự việc về Ta. Ta là sự sống lại. Nếu ta đã đến năm ngày trước hay ba ngày trước, thì cũng như nhau. Bây giờ ta đã trễ mấy ngày, thì cũng y như nhau. Ta là sự sống lại và anh ngươi sẽ phục sinh”.
Rồi Mathê trở nên nhà giải nghĩa tốt hơn hết, vì thực sự bà đã biết giáo lý của sự phục sinh. Bà nói, “Vâng thưa Chúa, tôi biết anh tôi sẽ sống lại vào ngày sau rốt, chúng tôi biết giáo lý đó rồi”. Rồi Chúa không nói thêm gì cùng bà, nhung Mathê đi bà bảo Mari rằng Chúa kêu Mari. Không phải Chúa kêu Mari nhưng Ma thê kêu.
Cuối cùng Chúa đến phần mộ và Mathê lại đưa ý kiến của mình “Chúa ôi, bây giờ anh ấy đã hôi thối. Anh ấy đã ở trong mộ bốn ngày rồi” Nhưng anh em đừng cười Mathê. Hãy cười chính mình. Bà đại diện cho mọi tín đồ yêu Chúa, nhưng như Mathê chúng ta luôn luôn là sự ngăn trở lớn hơn hết cho việc chúa làm sự sống của chúng ta. Điều này vì cớ chúng ta chưa bao giờ chịu thuận phục . Nhân phẩm và nhân tính của chúng ta chưa bao giờ được xử lý. Để tiếp lấy Chúa làm sự sống mình, chúng ta phải tiếp lấy tâm tính và nhân phẩm của Ngài làm nhân phẩm của chúng ta. Chỉ viện dẫn galati 2:20 thì không đầy đủ. Chúng ta phải khước từ nhân phẩm chúng ta và tiếp lấy Ngài làm thân vị độc nhất của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ không có các quan niệm hay ý kiến nào, vị nhân phẩm chúng ta sẽ được qua đi. Là một thân vị hằng sống, Ngài sẽ là sự sống của chúng ta. thành
Nếu Mathê đã thực sự học được bài học, bà không yêu cầu Chúa đến theo đường lối đó. Điều bà đáng phải nói là: Chúa ôi, chúng con thích Ngài đến. Nhưng hoặc Ngài muốn đến hay không, điều đó thuộc về Ngài. Hoặc Ngài muốn làm cho anh em  sống sót hay không cũng tùy Ngài. Nói như vậy thì dễ, nhưng để được đưa đến học được bài học đó phải trải qua nhiều năm
Nhờ đọc Giăng 11chúng ta thấy rằng Mathê tuyệt đối không làm gì để giúp đỡ Chúa cả. Đúng ra bà đã làm mọi sự để ngăn trở và phá hỏng Chúa làm sự sống cho họ. Nếu chúng ta có thể thấy được điều này, chúng ta sẽ dễ hiểu kinh nghiệm được ghi chép trong Nhã Ca 2. Người tìm kiếm trong Nhã Ca giống như Mathê. Chúa đang huấn luyện và sửa tri người tìm kiếm quên về chính năng, nhân phẩm và ý muốn của nàng, và tiếp lấy chính mình Chúa làm Thân vị của nàng.
Nhã ca chủ yếu dạy dỗ chúng ta bài học độc nhất này. Nói cách hạn hẹp, đó không phải là quyển sách tình yêu. Đó là sách dạy dỗ cho những ai khao khát tiếp lấy Jesus làm sự sống của họ, bài học này và tất cả chúng ta phải học bài học này. Đó không phải sự việc học bài học đức tin, kiên nhẫn, hay làm sao trở nên quyền năng hơn nữa. Chúa sẽ huấn luyện chúng ta điều này trải nhiều năm: đó là loại bỏ nhân phẩm chúng ta và tiếp lấy Ngài theo đúng chủ tâm của Ngài, đường lối của Ngài và vì mục tiêu của Ngài
Ngày nay, trên trái đất có nhiều người yêu Chúa, tôi đã gặp hàng trăm người. Nhưng không có thật nhiều người biết làm sao tiếp lấy Chúa bằng cách quên bản ngã của họ. Nhiều người không có chủ tâm học điều này. Y như người tìm kiếm trong nhã ca, họ không có chủ tâm đáp ứng tiếp kêu gọi của Chúa
Chúa đánh giá người tìm kiếm-
Bây giờ chúng ta cần thấy thêm ít điều trong các chương này. Trong tất cả các câu ở trên, Chúa Jesus đánh giá người tìm kiếm theo đường lối nào đó. Sự đánh giá đầu tiên trong 1:9 “hỡi bạn tình ta, ta đã sánh mình như bầy ngựa trong các xe của Pha ra ôn”. Chắc chắn các con ngựa ở đây biểu thị sức mạnh thiên nhiên của chúng ta. Nàng rất có năng lực nhưng thiên nhiên và thế tục. Pha ra ôn, vua Ai Cập, có quyền lực và thuộc về thế giới. Có một anh em giống như vậy, họ rất mạnh mẽ và có năng lực, nhưng theo một đường lối thiên nhiên cùng thế tục, giống như con ngựa trong xe của Pha na ôn.
Rồi trong 1:15 Chúa phán về đôi mắt của chim bồ cầu “Hỡi bạn tình ta, mình thanh lịch thay, mình có đôi mắt bồ câu”. Bây giờ người tìm kiếm tạo lập được vài sự chấn hưng. Lần đầu khi nàng tìm kiếm Chúa, nàng mạnh mẽ như con ngựa. Nhưng bây giờ nàng dần dần học tập nhìn xem Chúa bằng đôi mắt chim bồ câu.
Tiếp theo điều này Chúa so sánh nàng với hoa huệ. “Bạn tình ta ở giữa đám con gái, như bông huệ ở giữa gai gốc” (2:2) Chúa phát ngôn về hoa huệ trong Mathiơ 6 như người sống trên trái đất này, không tin cậy nơi sức mạnh riêng của mình, nhưng nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời. Lúc đầu, theo thiên nhiên nàng mạnh mẽ như con ngựa. Tuy nhiên, bây giờ nàng không còn tin cậy nơi sức mạnh thiên nhiên của mình nhưng với sự thương xót của Chúa. Nàng như hoa huệ yếu ớt, tin cậy Chúa về mọi sự.
Từ hoa huệ, người tìm kiếm tiếp tục chấn hưng để trở nên chim bồ câu “Hỡi chim bồ câu ta trong hóc đá, tại các chỗ kín mật của các bậc thang, hãy cho ta xem dung quang mình, cho ta nghe tiếng mình, vì tiếng mình êm dịu và dung quang mình có duyên” (2:14).  Trước hết nàng chỉ có đôi mắt bồ câu, nhưng bây giờ nàng là con bồ câu. Con ngựa và con bồ câu, con nào có năng lực nhiều hơn. Anh em là con nào? Bất luận anh em nói gì, tôi tin đa số chúng ta thích làm con ngựa rất có năng lực và đầy sức mạnh. Nhưng thăng tiến từ con ngựa đến con bồ câu là một sự chấn hưng thiết thực. Tôi hi vọng rằng sẽ có chim bồ câu chớ không có nhiều ngựa trong các hội thánh địa phương. Tôi sợ rằng có quá nhiều ngựa trong các hội thánh. Mọi con ngựa phải được biến đổi thành bồ câu. Trong kinh thánh, bồ câu là dấu hiệu của Đức Thánh Linh. Khi Chúa chịu báp têm, Linh đã ngự xuống trên Ngài như bồ câu. Nếu chúng ta thực sự ở trong linh và hiệp một với Linh Chúa, chúng ta sẽ giống bồ câu. Sẽ có sự chấn hưng thiết thực.
Sự an nghỉ của Chúa và sự chuyển động của Chúa
Có một thời gian dài giữa chim bồ câu và giai đoạn tiếp theo. Tôi không biết phải tốn bao nhiêu thời gian, nhưng tôi biết rằng thời kỳ này ở giữuáNhã ca 2:14 và 3:6, thì không ngắn ngủi. Tại đây chúng ta có vài điều diệu kỳ. “Người kia là ai, từ đồng vắng đi lên, giống như các trụ khói, xông một dược và nhũ hương, với đủ loại hương liệu của con buôn. Kìa kiệu của Salômôn. Vua Salômôn đã làm cho mình một cái kiệu bằng gỗ Liban” (3:6-7a,9).
Có sự thay đổi trong người tìm kiếm dường nào! Bây giờ nàng từ đồng vắng đi lên, không như con ngựa, không như chim bồ câu, nhưng như một trụ khói. Đó là khói, song le đó là trụ, một vài điều rất vững chắc. Người được tẩm một dược và nhũ hương cùng mọi hương liệu của con buôn này là ai?. Câu hỏi được hỏi về nàng. Nhưng câu trả lời do Vua Salômôn đưa ra. Người này là ai? Đây là kiệu của Salômôn , một chỗ an nghỉ vào ban đêm. Người tìm kiếm đã được chấn hứng rất nhiều đến nỗi bây giờ nàng trở nên sự an nghỉ của Chúa. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Salômôn và nàng là chiếc xe của Salômôn. Chữ dịch tốt nhất là “cái kiệu” đây là loại kiệu do người ta khiêng để di hành ban ngày, cái giường để an nghỉ ban đêm và cái kiệu để di chuyển ban ngày. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Jesus và kiệu di chuyển của Jesus.

Điều này thực sự sâu nhiệm. Điều này nhiều hơn nhà yến tiệc. Đó không phải là cái bóng của cây cam, nhưng cái giường  của Salômôn và chiếc kiệu của Salômôn. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Jesus và nàng là cái kiệu của Jesus để Ngài di chuyển trên trái đất này. Nàng trở nên chính sự biểu hiện của Jesus và nhờ sự biểu hiện này Jesus di chuyển trên trái đất. Về đêm, nàng là chỗ an nghỉ, còn về ban ngày nàng chính là sự biểu hiện cho sự chuyển động của Ngài trên trái đất. Bây giờ nàng đã thực sự học tập tiếp lấy Chúa làm sự sống của mình. Bây giờ nhân phẩm của Ngài là nhân phẩm của nàng, và sự biểu hiện của Ngài là biểu hiện của nàng.