Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

KHẢI THỊ BÀI 1



LỜI NÓI ĐẦU
Sự thương xót của Chúa, chúng ta đến với sách cuối cùng của Kinh Thánh là sách Khải Thị. Do kẻ thù quỷ quyệt của Đức Chúa Trời nên sách Khải Thị đã bị đóng lại, và ít Cơ Đốc nhân hiểu được sách này. Hầu như không ai thấy gì về sự sống, cuộc gia tể của Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jesus trong sách này. Vì thế, chúng tôi được Chúa đặt gánh nặng nghiên cứu sách này theo phương diện sự sống.
Khải Thị là một sách tiên tri (1:3; 22:7) vì sự khải thị trong sách này mang tính tiên tri. Hầu hết những khải tượng trong sách này đều chỉ về những điều sắp đến. Theo ý nghĩa về dấu hiệu, thậm chí bảy bức thư gửi cho bảy Hội thánh trong chương 2 và 3 cũng chính là những lời tiên tri về Hội thánh trên đất cho đến khi Chúa trở lại. Dù  đây là sách tiên tri, nhưng đây không chỉ là lời tiên tri mà còn bằng những khải tượng cho người nhìn thấy. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả những điều được nói tiên tri trong sách này đã diễn ra rồi và đã được tỏ cho người nhìn thấy hết khải tượng này đến khải tượng khác.
Trong sách Khải Thị, hầu hết các động từ và vị ngữ đều không ở thì tương lai mà ở thì quá khứ; điều này hàm ý rằng các sự kiện được chép trong sách này đã diễn ra rồi. Nói cách chính xác, sách Khải Thị không chỉ là một lời tiên tri mà còn là một sự khải thị về những điều xảy ra rồi. Trong cách nhìn của chúng ta, những điều đó dường như chưa diễn ra, nhưng trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, những điều đó đã xãy ra rồi. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, mọi sự được chép trong sách này đều xảy ra gần hai ngàn năm trước. Tất cả chúng ta đều phải tin như vậy. Hầu hết Cơ Đốc nhan đều xem Khải Thị là sách về lời tiên báo, và họ hiếu kì muốn hiểu những lời tiên báo ấy. Nhiều người trong họ đọc sách này chỉ vì hiếu kì. Nhưng chúng ta phải nói với Chúa: “ Chúa ơi, xin cứu chúng con khỏi tình trạng đó. Chúng con không muốn biết sách này để thỏa mãn tính hiếu kì.” Một lần nữa, tôi mạnh mẽ nói rằng sách Khải Thị không chỉ là sách tiên tri mà còn là sách ghi lại những việc đã xảy ra rồi.

Trong sách Khải Thị, hai điều chính yếu đã được tiết lộ. Điều thứ nhất là chứng cớ của Jesus đã được hoàn thành cho đến đời đời rồi. Anh em chưa thấy Giê-ru-sa-lem Mới sao? Sứ đồ Giăng đã thấy Giê-ru-sa-lem Mới cách đây gần hai ngàn năm rồi. Anh em có tin rằng mình đang ở trong Giê-ru-sa-lem Mới không? Nếu nói như vậy làm cho chúng ta có vẻ như cuồng, thì hãy cứ cuồng theo Kinh Thánh. Giê-ru-sa-lem Mới, sự tổng kết chung cuộc về công tác của Đức Chúa Trời qua nhiều thế kỉ, đã được xây dựng hoàn tất, và chúng ta đang ở trong đó! Theo hai chương cuối sách Khải Thị thì việc xây dựng Giê-ru-sa-lem Mới đã được hoàn tất. Điều đầu tiên này thuộc về phương diện tích cực.
Về phương diện tiêu cực, điểm chính thứ hai được tiết lộ là Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời, đã bị xử lí. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời và thậm chí trong cách nhìn của người anh em chúng ta là Giăng, Sa-tan đã bị quăng vào hồ lửa rồi (20:10). Sa-tan, là con rắn, đang ở trong hồ lửa, còn chúng ta thì đang ở trong Giê-ru-sa-lem Mới. Anh em có thấy sự kiện này không? Nếu đã thấy Sa-tan đang ở trong hồ lửa, chúng ta sẽ không nài xin Đức Chúa Trời xử lý hắn. Trái lại, chúng ta sẽ ngợi khen Ngài vì kẻ thù đã bị xử lí rồi. Mỗi khi bị Sa-tan quấy rối, chúng ta phải bảo hắn rằng: “Hỡi Sa-tan, người đang ở sai chỗ. Người không được ở đây. Chỗ của người là hồ lửa. Hãy về đó và đừng trờ lại đây nữa.” Anh em có bao giờ làm như vậy chưa? Tất cả chúng ta đều phải làm như vậy.
Kinh Thánh luôn luôn nhất quán, ngay cả về vấn đề Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời. Trong Sáng Thế Kí chương 3, Sa-tan đã đến với con người cách rất xảo quyệt; hắn đến trong hình dạng một con rắn. Trong sách Khải Thị, lời Chúa cố ý gọi Sa-tan là “con rắn già (xưa)” (12:9; 20:2). Trong Sáng Thế Kí, con rắn ấy không già lắm, nhưng trong sách Khải Thị, nó đã già, ít nhất là 6.000 tuổi. Sách Khải Thị cố ý gọi hắn là “con rắn già ” với một ý định rõ ràng. Tuy nhiên, vào thời điểm của sách Khải Thị, Sa-tan không những là “con rắn già” mà còn trở nên một con rồng (12:9; 20:2). Theo sách Khải Thị, con rồng ấy trước hết bị quăng từ trời xuống đất (12:7-9). Rồi sau ba năm rưỡi, hắn bị trói lại và quăng vào vực sâu (20:1-3). Trong Khải Thị chương 20, chúng ta thấy rằng vì hắn vẫn còn hữu dụng phần nào trong tay Đức Chúa Trời nên Chúa sẽ thả Sa-tan khỏi vực sâu vào cuối thời đại ngàn năm (20:7). Sau khi được thả, Sa-tan sẽ cố hết sức để phá hoại nhân loại, “đi ra lừa dối các dân ở bốn phương trên đất, tức là Gót và Ma-gót, để nhóm họp chúng cho cuộc chiến tranh” (20:8). Nhưng không lâu sau đó , theo 20:10, Ma quỷ sẽ bị quăng vào hồ lửa, là định mệnh và điểm đến của hắn. Nhưng bây giờ, vào thời kì cuối cùng, chúng tôi tin rằng Chúa sẽ mở sách này ra cũng mở lòng, mở linh và mở mắt chúng ta ra để có thể thấy rõ kẻ thù của Đức Chúa Trời hiện đang ở trong hồ lửa. Ha-lê-lu-gia!, Sa-tan là con rắn già đang ở trong hồ lửa, còn chúng ta thì đang ở trong Giê-ru-sa-lem Mới!
Giê-ru-sa-lem Mới là chứng cớ của Jesus. Hội thánh ngày nay cũng là chứng cớ của Jesus. Ngày nay trong các Hội thánh, chúng ta là chứng cớ của Jesus. Tất cả chúng ta đều phải nhìn thấy điều này cách thấu suốt, quên đi chính mình, những yếu đuối của mình, những tội lỗi dễ vẫn vương và thậm chí sự kiện mình đang ở trên đất. Khi có người hỏi anh em đang ở đâu, anh em phải đáp rằng: “Tôi đang ở trong Giê-ru-sa-lem Mới.” Trong Giê-ru-sa-lem Mới không có sâu bọ, cóc nhái, bọ cạp hay rắn rết. Hơn nữa, trong thành ấy không còn tội lỗi, chết chóc hay thế giới. Tại đó, không có gì ngoài Đấng Christ và những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc và biến đổi. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ ngợi khen Chúa và reo lên: “Ha-lê-lu-gia!” Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài để tỏ ra cùng các đầy tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, và Ngài sai thiên sứ mình đem các dấu hiệu hầu tỏ những điều đó cho nô lệ Ngài là Giăng.” Khải Thị của sách này chủ yếu bao gồm các dấu hiệu, tức là những biểu tượng với ý nghĩa thuộc linh, chẳng hạn như bảy giá đèn chỉ về các Hội thánh và bảy ngôi sao chỉ về các sứ giả của các Hội thánh (1:20). Thậm chí Giê-ru-sa-lem Mới cũng là một dấu hiệu, chỉ về sự tổng kết chung cuộc của cuộc gia tể Đức Chúa Trời (ch. 21-ch.22). Vì thế, sách này là một sách bao gồm những dấu hiệu cho thấy Đấng Christ hiện đang chăm sóc Hội thánh, Ngài sắp đến để phán xét và sở hữu trái đất và để đem Hội thánh là Cô dâu của Ngài vào trong cuộc gia tể trọn vẹn của Đức Chúa Trời là như thế nào.
I. SÁCH ĐÚC KẾT
Khải Thị là sách đúc kết. Nếu sách Khải Thị bị xóa khỏi Kinh Thánh, sẽ có một thiếu hụt lớn, vì khi ấy Kinh Thánh chỉ có mở đầu mà không có kết thúc. Dù có phần mở đầu trong Sáng Thế Kí, nhưng nếu không có sách Khải Thị thì sẽ không có phần đúc kết hay hoàn tất. Sau khi có một khởi đầu tốt đẹp và trải qua rất nhiều công tác, Đức Chúa Trời cần có một lời tổng kết. Nếu không có sách Khải Thị thì không có phần đúc kết cho cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thật vĩ đại; Ngài là một Đức Chúa Trời có mục đích. Để hoàn thành mục đích của Ngài, cuộc gia tể của Ngài phải được hoàn tất. Nhiều người nghiên cứu Kinh Thánh đã bỏ qua vấn đề cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Nếu không có sách Khải Thị, chúng ta không thể nào thấy được sự hoàn tất của cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Thật ra, thậm chí chúng ta cũng thấy khó mà biết được cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là gì, vì chúng ta không thấy được phần kết thúc, kết quả của cuộc gia tể Ngài. Nhưng trong sách này, khải thị về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời rất sáng tỏ vì sách này có phần đúc kết về cuộc gia tể Đức Chúa Trời.
Không có sách Khải Thị, chúng ta cũng không có phần đúc kết cho sự cứu chuộc của Đấng Christ. Đấng Christ đã đến trong xác thịt và chết trên thập tự giá để hoàn thành sự cứu chuộc. Nhưng sự cứu chuộc hoàn thành những gì? Nói rằng sự cứu chuộc của Đấng Christ chỉ cứu tội nhân và đem họ lên trời là một lời đúc kết rất thiếu hụt. Đúc kết như vậy không có nghĩa nhiều. Nhưng trong sách Khải Thị, chúng ta thấy rằng Đấng Christ cứu chuộc chúng ta, chuộc mua chúng ta bằng huyết Ngài để làm cho chúng ta trở thành vương quốc và các thầy tế lễ. Vì thế, sách này cho biết lời đúc kết về sự cứu chuộc của Đấng Christ.
Khải Thị 1:6 chép rằng Đấng Christ đã “làm cho chúng ta nên vương quốc, nên thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời và Cha của Ngài’. Tín đồ được huyết của Đấng Christ cứu chuộc không những được sinh bởi Đức Chúa Trời để vào vương quốc Ngài (Gi. 3:5) mà còn được làm trở nên vương quốc cho cuộc gia tể của Đức Chúa Trời; vương quốc ấy chính là Hội thánh (Mat. 16:18-19). Giăng, tác giả của sách này, đã ở trong vương quốc ấy (1:19), và tất cả các tín đồ đã được cứu chuộc và tái sinh đều là một phần của vương quốc ấy (La. 14:17).
Một trong những phương diện chính yếu của sách này là Đức Chúa Trời dang phục hồi quyền của Ngài trên đất để làm cho cả trái đất trở nên vương quốc của Ngài (11:15). Khi Đấng Christ đến, Ngài đem theo vương quốc của Đức Chúa Trời (Lu. 17:21); Mat. 12:28). Vương quốc ấy đã được mở rộng thành Hội thánh (Mat. 16:18-19), là điều sẽ đem sự hoàn tất là vương quốc Đức Chúa Trời đến khắp đất. Một mặt, ngày nay vương quốc của Đức Chúa Trời đang ở trong Hội thánh, nhưng mặt khác, vương quốc của Đức Chúa Trời đang đến qua các tín đồ đắc thắng (12:10). Khi ấy, Đấng Christ và các tín đồ đắc thắng sẽ cai trị tất cả các dân trong vương quốc thiên hi niên (2:26-27; 12:5; 20:4, 6).
Sự cứu chuộc qua huyết của Đấng Christ không những làm cho chúng ta trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời mà còn làm cho chúng ta trở nên các thầy tế lễ cho Ngài (1 Phi. 2:5). Vương quốc là để Đức Chúa Trời thống trị, trong khi các thầy tế lễ, tức những người biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời, là để Đức Chúa Trời biểu lộ. Đây là tập thể tế lễ nhà vua, hoàng gia (1 Phi. 2:9) để hoàn thành mục đích ban đầu của Đức Chúa Trời trong việc tạo dựng con người (Sáng. 1:26-28). Tập thể tế lễ nhà vua ấy đang được thực hành trong nếp sống Hội thánh ngày nay (5:10). Tập thể tế lễ sẽ được thực hành cách tăng cường trong vương quốc thiên hi niên (20:6), và cuối cùng sẽ được hoàn tất trong Giê-ru-sa-lem Mới (22:3,5).
Sách Khải Thị cũng trình bày một sự hoàn tất kì diệu và tuyệt vời về Hội thánh. Trong sách này, chúng ta thấy cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc của Đấng Christ và chứng cớ của Hội thánh. Nếu không có sách Khải Thị, chúng ta có thể đọc đi đọc lại các Thư tín mà không biết rằng Hội thánh là chứng cớ của Đấng Christ. Trong Thư tín nào chúng ta có thể thấy các Hội thánh là những giá đèn chiếu sáng trong đêm tăm tối? Chúng ta chỉ thấy điều này trong sách Khải Thị. Trong sách Khải Thị, trước hết các Hội thánh là những giá đèn chiếu sáng. Cuối cùng trong cõi đời đời, Hội thánh sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới, một ngọn núi bằng vàng. Đó là sự hoàn tất kì diệu về Hội thánh. Tình trạng hiện tại là giả dối và chúng ta không nên tin. Đừng chỉ nói rằng: “Công giáo thật tệ còn các Hội thánh Cải chánh đáng thương biết bao!” Chúng ta hãy nhìn phương diện kia là phương diện đời đời, ở đó chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem Mới. Thậm chí ngày nay, trong đêm tăm tối, chúng ta cũng có các giá đèn đang chiếu sáng.
Cùng với cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc của Đấng Christ và chứng cớ của Hội thánh, sách Khải Thị còn tiết lộ điểm đến của kẻ thù. Nếu không có sách Khải Thị, chúng ta sẽ không biết được định mệnh của Sa-tan là gì, và không ai có thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời đã và vẫn đang chịu đựng Sa-tan quỷ quyệt, gian ác và nham hiểm. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào sách này và thấy lời đúc kết cho phần kí thuật về Sa-tan, chúng ta sẽ vui mừng và nhạo cười con rắn. Vì vậy, trong sách Khải Thị, chúng ta có lời đúc kết cho bốn điều chính– cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc của Đấng Christ, chứng cớ của Hội thánh và định mệnh của Sa-tan
A. Lời đúc kết cho các sách của Giăng
Sách Khải thị là lời đúc kết cho các sách của Giăng. Như chúng tôi đã nêu rõ trong nghiên cứu sự sống sách Giăng, các sách của sứ đồ Giăng bao gồm ba loại: Phúc Âm, Thư Tín và Khải Thị. Phúc Âm Giăng là để chiên có sự sống và có sự sống dư dật”, và trong Giăng 12:24, Ngài phán: “Thật vậy, thật vậy, Ta nói với các anh, nếu hạt lúa mì không rơi vào trong đất và chết thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi thì kết nhiều quả.” Trong các câu này, chúng ta thấy vấn đề truyền sự sống là tư tưởng trung tâm của Phúc Âm Giăng. Trong các Thư tín của Giăng, có vấn đề tương giao để sự sống lớn lên. Dù sự sống đã được truyền vào trong chúng ta nhưng sự sống ấy vẫn cần lớn lên. Sự sống lớn lên bởi sự tương giao. Vì vậy, trong các Thư tín của Giăng, chúng ta thấy sự tượng giao để sự sống lớn lên. Trong sách cuối cùng của Giăng, sách Khải Thị, chúng ta có vấn đề gặt hái sự sống. Sự sống trước hết được truyền đạt, sau đó lớn lên, và cuối cùng được gặt hái. Không có sách Khải Thị, chúng ta chỉ có sự truyền đạt sự sống và sự lớn lên của sự sống, chứ không có sự gặt hái sự sống.
B. Lời đúc kết của Tân Ước
Sách Khải Thị cũng là lời đúc kết của Tân Ước, gồm có các sách Phúc Âm, sách Công vụ các Sứ đồ, các Thư tín và sách Khải Thị. Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thấy vấn đề gieo hạt giống sự sống, vì trong các sách Phúc Âm, Jesus là hạt giống sự sống đã đến gieo chính Ngài vào trong nhân tính, gieo chính Ngài vào trong một ít người như Phi-e-rơ và Giăng. Trong sách Công vụ các Sứ đồ, có vấn đề truyền bá sự sống. Trong các Thư tín, chúng ta thấy sự sống lớn lên. Quan niệm chính trong tất cả các Thư tín mà Phao-lô, Phi-e-rơ, Giăng và những người khác viết, là sự lớn lên của sự sống. Tất cả chúng ta cần lớn lên trong sự sống. Trong sách Khải thị, một lần nữa chúng ta lại thấy vấn đề mùa gặt sự sống. Trong Khải Thị chương 14, chúng ta có cánh đồng lúa chín và một mùa gặt. Khải Thị 14:15 chép: “Có một thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: “Hãy đưa lưỡi liếm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ đặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi”. Trong Khải Thị chương 14, cả cánh đồng đều được gặt. Qua điều này, chúng ta thấy sách Khải Thị là lời đúc kết của Tân Ước.
C. Lời đúc kết cho cả Kinh Thánh
Là sách cuối cùng của Kinh Thánh, Khải Thị là lời đúc kết, sự hoàn thành và tổng kết của toàn bộ khải thị thần thượng, tức cả Kinh Thánh. Kinh Thánh cần một lời đúc kết như vậy.  Các hạt giống của hầu hết những lẽ thật trong khải thị thần thượng đều được gieo trong. Sáng thế kỉ là sách đầu tiên của Kinh Thánh. Sự lớn lên của tất cả các hạt giống ấy đã được phát triển cách tiệm tiến trong các sách theo sau, đặc biệt là trong các sách Tân Ước, và mùa gặt được thu hoạch trong sách Khải Thị. Chẳng hạn, trong Sáng Thế Kí có hạt giống về con rắn còn trong Khải Thị có mùa gặt về con rắn. Do đó, hầu hết những điều được đề cập trong sách này không phải là hoàn toàn mới mà là những điều đã được nói đến trong các sách trước đó của Kinh Thánh. Trong Sáng Thế Kí có hạt giống của khải thị thần thượng, trong các sách tiếp theo có sự phát triển tiệm tiến của khải thị thần thượng, và trong sách Khải Thị có mùa gặt của khải thị thần thượng. Vì vậy, tất cả chúng ta phải đi sâu vào sách này và biết sách này. Nếu không biết sách này, chúng ta không thể nào sáng tỏ về khải thị của Đức Chúa Trời. Trong khi đi lại, thường thì chúng ta không rõ đường đi cho đến khi đến đích. Sau khi đã đến đích và nhìn lại bước đường mình đã trải qua, chúng ta rất sáng tỏ. Trong sách Khải Thị, chúng ta đã đến đích của Kinh Thánh. Vì đã đến đích rồi nên chúng ta có thể hiểu quyển sách thần thượng này.
II. NỘI DUNG
Bây giờ, chúng ta đến với nội dung của sách Khải Thị. Đừng nghĩ rằng nội dung của sách này là ếch nhái, bọ cạp, châu chấu, cái sừng, rắn rết và ngựa. Thậm chí, chúng ta cũng không nên nói rằng nội dung chỉ là bảy ấn, bảy kèn và bảy bát. Không, sách này không chủ yếu nói về những điều đó. Thứ nhất, Khải Thị là sách nói về Đấng Christ, thứ hai nói về Hội thánh, và thứ ba nói về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
A. Khải thị về Đấng Christ – độc đáo và chung cuộc
Cả Kinh Thánh đều khải thị về Đấng Christ. Lời đúc kết, sự hoàn thành và tổng kết của Kinh Thánh, sách Khải thị đặc biệt là “Khải thị về Jesus christ” (1:1). Dù sách này cũng khải thị nhiều điều khác, nhưng khải thị trọng yếu của sách này là Đấng Christ. Nhiều phương diện về Đấng Christ như khải tượng về Ngài là Thầy tế lễ Thượng phẩm ở giữa các Hội thánh, chăm sóc họ trong tình yêu nhưng với thái độ phán xét (1:13-16), khải tượng về Ngài là Sư tử- Chiên con ở giữa ngai của Đức Chúa Trời, ở giữa bốn sinh vật và ở giữa hai mươi bốn trưởng lão của vũ trụ, mở ra bảy ấn trong sự quản trị hoàn vũ của Đức Chúa Trời (5:1-6:1) và khải tượng về Ngài là một Thiên sứ mạnh mẽ khác từ trời xuống để chiếm hữu trái đất (10:1-8; 18:1), chưa từng được bày tỏ như đã được bày tỏ trong sách khải thị. Trong sách này, khải thị về Đấng Christ là sự khải thị độc đáo và chung cuộc. Trong các sách Phúc Âm, sách Công vụ các Sứ đồ và các Thư tín, chúng ta không thấy Đấng Christ có bảy mắt, nhưng điều ấy được khải thị trong sách Khải Thị (5:6). Christ, Đấng cứu rỗi của chúng ta, có bảy mắt. Thật đáng sợ biết bao! Khải thị này về Đấng Christ thật độc đáo. Trong Lu-ca 4:22, chúng ta được biết rằng “các lời ân huệ” ra từ miệng Ngài, nhưng trong Khải Thị 1:16 thì một thanh gươm bén hai lưỡi ra từ miệng Ngài. Hơn nữa, trong Phúc Âm Giăng, ông nói: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời” (1:29) nhưng trong sách Khải Thị thì một trong các trưởng lão nói: “Kìa, sư tử thuộc chi phái Giu-đa” (5:5). Do đó, khải thị về Đấng Christ trong sách này là độc đáo. Đấng Christ không được bày tỏ trong sách nào khác như cách Ngài được bày tỏ trong sách Khải Thị. Điểm thứ nhất về nội dung của sách Khải Thị là Đấng Christ độc đáo này.
B. Chứng cớ của Jesus- đặc biệt và mang tính tổng kết
Sách này một mặt cho chúng ta “sự khải thị về Đấng Christ” mặt khác cho chúng ta thấy rằng “chứng cớ của Jesus” thật đặc biệt và mang tính tổng kết (1:2,9; 12:17; 19:10; 20:4). Chứng cớ của Jesus là Hội thánh. Sách Khải thị trình bày về Đấng Christ được khải-thị và Hội thánh làm chứng. Trong sách này, chúng ta có lời trình bày đặc biệt và mang tính tổng kết về Hội thánh. Không sách nào khác khải thị về các Hội thánh như trong sách Khải Thị. Các giá đèn trong chương 1, đoàn đông những người được chuộc trong chương 7, người nữ sáng láng với người– con– trai trong chương 12, mùa gặt cùng với các trái đầu mùa trong chương 14, những người đắc thắng trên biển pha lê trong chương 15, cô dâu sẵn sàng cho lễ cưới và đội quân chiến đấu của Đấng Christ trong chương 19, và Giê-ru-sa-lem Mới trong chương 21 và 22, đều là chứng cớ của Jesus. Chứng cớ của Jesus là linh, là thực chất, bản tính và đặc tính của lời tiên tri (19:10). Đấng Chisrt là Chứng nhân (1:5), chứng cớ, sự biểu lộ của Đức Chúa Trời, còn Hội thành là chứng cớ, sự biểu lộ của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Sự khải thị đặc biệt về Hội thánh trong sách này rất trọng yếu, và tất cả chúng ta phải thấy khải thị này.
C. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời – hoàn vũ và đời đời
Nội dung của sách Khải thị cũng bao gồm cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Cuộc gia tểcủa Đức Chúa Trời là sự quản trị hoàn vũ và đời đời của Ngài. Trong sách Khải thị, chúng ta thấy sự quản trị hoàn vũ và đời đời của Đức Chúa Trời để thực hiện cuộc gia tể của Ngài. Về phương diện không gian, sự quản trị của Ngài là hoàn vũ, và về phương diện thời gian, sự quản trị ấy là đời đời.
1. Bảy ấn
Trong sự quản trị của Đức Chúa Trời, những điều đầu tiên là bảy ấn. Ấn chỉ về điều gì đó được đóng kín, ẩn giấu và không được mở ra công khai. Bốn ấn đầu tiên bao gồm lịch sử thế giới từ khi Đấng Christ thăng thiên cuối thời đại này (6:1-8). Tuy ngắn gọn nhưng bao quát, lịch sử thế giới được bao gồm trong bốn ấn ấy. Khi các ấn này được mở ra, chúng ta thấy bốn con ngựa, mỗi con ngựa có một người cưỡi. Người cưỡi con ngựa thứ nhất là sự rao giảng phúc âm, người cưỡi con ngựa thứ hai là chiến tranh, người cưỡi con ngựa thứ ba là sự đói kém, và người cưỡi con ngựa thứ tư là sự chết. Do đó, trong bốn ấn đầu, chúng ta có phúc âm, chiến tranh, đói kém và sự chết. Nếu biết lịch sử thế giới, anh em sẽ biết đó chính xác là tình trạng của thế giới trong hai mươi thế kỉ qua. Từ khi Đấng Christ thăng thiên, phúc âm đã được rao giảng. Trải qua các thế kỉ, đi kèm với việc rao giảng phúc âm là chiến tranh. Từ khi Đế quốc La Mã đưa quân hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem năm 70 S.C, chiến tranh cứ thêm lên theo từng thế kỉ. Dẫu thế kỉ nào có Thế chiến thứ nhất và sau đó là một cuộc chiến tranh tàn khóc hơn nữa – Thế chiến thứ hai. Chiến tranh luôn luôn gây ra nạn đói, và nạn đói đem đến sự chết. Bốn con ngựa ấy là nội dung của bốn ấn đầu tiên.
Ấn thứ năm đề cập đến tiếng kêu khóc của các thánh đồ tuận đạo (6:9-11). Điều này sẽ xảy ra ở gần cuối thời đại này và gần đầu đại nạn. Do việc rao giảng phúc âm trải qua các thế kỉ, nhiều thánh đồ đã tuận đạo. Gần cuối thời đại này, các thành đồ tuận đạo sẽ kêu la với Đức Chúa Trời về sự báo oán.
Ấn thứ sáu xảy ra rất gần thời kì đại nạn, đề cập đến sự rúng động đất và trời (6:12-17). Ngay khi mở ấn thứ sáu, sẽ có một trận động đất lớn (6:12) để cảnh cáo những người ở trên đất. Một số người gian ác nói rằng: “Đức Chúa Trời là ai? Chúng tôi là Đức Chúa Trời!” Dù họ có thể nói mình là Đức Chúa Trời, nhưng khi Đức Chúa Trời thật đến làm rúng động nơi ở của họ thì họ sẽ biết ai là Đức Chúa Trời. Tôi từng gặp những người tranh luận với tôi rằng: “Ông ơi, ông rao giảng về Đức Chúa Trời. Ông không biết chúng tôi là Đức Chúa Trời sao?” Tôi đáp: “Chúng ta hãy xem ai là Đức Chúa Trời. Dù Đức Chúa Trời có dung chịu đến một mực độ nào đó thì sự dung chịu của Ngài cũng có giới hạn. Một ngày kia các ông sẽ làm cạn sự dung chịu của Ngài, và ngón tay út của Ngài sẽ làm rung chuyển trái đất. Khi ấy các ông sẽ biết Đức Chúa Trời là ai”. Trước khi đại nạn bắt đầu, Đức Chúa Trời sẽ đưa ra một lời cảnh cáo cho tất cả những người ở trên đất để nhắc nhở họ là có một Đức Chúa Trời. Đến thời điểm của ấn thứ sáu, Đức Chúa Trời sẽ không những làm rung động trái đất mà còn làm rúng động các tầng trời nữa. Khải Thị 6:12 và 13 chép: “Tôi lại thấy khi Chiên Con mở ấn thứ sáu thì có một cơn động đất rất lớn, mặt trời trở nên đen như vải bằng lông, cả mặt trăng trở nên như huyết, các ngôi sao trên trời xa xuống đất như cây vả bị cơn gió lớn rung đổ trái non xuống”. Bấy giờ, trái đất sẽ không còn là một nơi thích hợp để những người gian ác sống một cách huênh hoang nữa.
Ấy khó hiểu nhất là ấn thứ bảy. Ấn thứ bảy sẽ kéo dài cho đến đời đời gồm có bảy kèn. Đừng lẫn lộn ấn với kèn. Ấn có tính bí mật, còn kèn thì công khai. Khi niêm phong điều gì, anh em làm cho điều ấy trở nên bí mật và riêng tư, nhưng khi thổi kèn, anh em làm cho điều gì đó trở nên công khai.
2. Bảy kèn – nội dung của ấn thứ bảy
Bảy kèn là nội dung của ấn thứ bảy. Bốn kèn đầu là những sự phán xét trên trái đất, biển, các dòng sông, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao (8:7-12). Những sự phán xét trong bốn kèn đầu mang đến hậu quả là trái đất không còn là một nơi thích hợp cho con người sinh sống nữa. Tiếng kèn thứ năm, tức tai vạ thứ nhất, là sự phán xét trên con người, sẽ là khởi đầu của cơn đại nạn (8:13-9:11). Như chúng ta sẽ thấy đại nạn sẽ rất khủng khiếp. Tiếng kèn thứ sáu, tức tai vạ thứ hai, là sự phán xét thêm nữa trên con người, là một phần của cơn đại nạn (9:12-21). Tiếng kèn thứ bảy có phần phức tạp . Tiếng kèn đó bao gồm vương quốc đời đời của Đấng Christ, tai vạthứ ba gồm có bảy bát, phán xét những kẻ chết, ban thưởng cho các thánh đồ và những người kính sợ Đức Chúa Trời, và việc hủy diệt những kẻ hủy diệt trái đất (11:14-18). Tai vạ thứ ba, tức là điều thứ hai của tiếng kèn thứ bảy, sẽ kết thúc cơn đại nạn. Sau đó, các tiên tri, các thánh đồ và những người kinh sợ danh Đức Chúa Trời sẽ được ban thưởng. Trải qua các thế hệ, ba loại người này được sản sinh. Hầu hết các tiên tri ra từ thời Cựu Ước, hầu hết các thánh đồ ra từ thời Tân Ước, và những người kính sợ Đức Chúa Trời sẽ được sản sinh trong đại nạn. Tiếng kèn thứ bảy cũng bao gồm phần thưởng Chúa sẽ ban cho ba loại người ấy. Tiếng kèn thứ bảy cũng gồm có sự phán xét những kẻ chế và sự hủy diệt những kẻ hủy diệt trái đất. Những kẻ hủy diệt trái đất là Sa-tan, An-ti-Christ, tiên tri giả và tất cả những người theo chúng. Vì thế, tiềng kèn thứ bảy bao gồm mọi sự từ cuối đại nạn cho đến cõi đời đời
3. Bảy bát
Bảy bát, tức một phần trong nội dung tiêu cực của tiếng kèn thứ bảy như những tai họa sau cùng từ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đối với loài người, sẽ là phần kết thúc đại nạn (15:1, 6-8; 16:1-21). Giống như bảy kèn, bảy bát cũng gồm có một nhóm bốn bát đầu, rồi đến bát thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Việc chia nhóm như vậy rất có ý nghĩa. Tác giả sách Khải Thị phải là Đức Chúa Trời. Ai khác có đủ khôn ngoan để viết sách này? Nếu sách này được viết theo tưởng tượng của Giăng thì Giăng phải là Đức Chúa Trời. Sách Khải Thị thật sự được biên soạn một cách kì diệu
III. BỐ CỤC
Sách Khải Thị có năm phần: phần giới thiệu (1:1-8), những điều đã thấy (1:9-20), những điều hiện tại (2:1-3:22), những điều sắp đến (4:1-22:5), và phần đúc kết (22:6-21). Trong phần giới thiệu, chúng ta có sự khải thị về Đấng Christ và chứng cớ của Jesus. Dù sách Khải Thị bao gồm cuộc gia tể của Đức Chúa Trời không phải là trọng tâm chính yếu của sách này. Hai điều trọng yếu làm trung tâm của sách Khải Thị chính là Đấng Christ và Hội Thánh, tức là khải thị về Đấng Christ và chứng cớ của Jesus. Tiếp theo phần giới thiệu, chúng ta có những điều đã thấy – bảy giá đèn và Con Loài Người với bảy ngôi sao. Sau đó, trong chương 2 và 3, chúng ta có những điều hiện tại – bảy Hội thánh địa phương. Phần kế tiếp, bao gồm những điều sắp đến, có hai phần. Phần thứ nhất (4:1-11:19) là cái nhìn tổng quát về những điều sẽ đến từ khi Đấng Christ thăng thiên đến tương lai đời đời. Trong phần hai (12:1-22:5), chúng ta thấy chi tiết của những điều quan trọng đề cập trong phần thứ nhất. Hai phần này tương tự như Sáng Thế Kí chương 1 và 2. Trong Sáng Thế Kí chương 1, chúng ta có bản kí thuật tổng quát về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời; trong Sáng Thế Kí chương 2, chúng ta có những chi tiết về việc Đức Chúa Trời tạo dựng con người. Theo cùng một nguyên tắc, từ 4:1 đến 11:19, chúng ta có cái nhìn tổng quát về tất cả những điều sắp đến, và từ 12:1 đến 22:5, chúng ta có chi tiết của những điều quan trọng sắp đến. Đừng xem 11 chương cuối là tiếp theo 11 chương đầu vì cái nhìn tổng quát về những điều sắp đến kết thúc ở cuối chương 11. Theo sau tất cả những chi tiết của những điều sắp đến được bày tỏ trong phần thứ hai của mục này, chúng ta có 22:6-21 là phần đúc kết cho sách Khải Thị-
còn nữa-