Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 5



SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST
Hầu hết Cơ Đốc nhân đều có quan niệm rằng Khải Thị là một sách nói về lần đến thứ hai của Đấng Christ. Có quan niệm đó là hoàn toàn đúng vì sách Khải Thị thực sự có nói về lần đến thứ hai của Đấng Christ. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, Cơ Đốc nhân chưa được sáng tỏ về lần đến thư hai của Đấng Christ. Vì thiếu sáng tỏ nên có nhiều tranh cãi và tranh luận về vấn đề này. Sự khải thị về lần đến thứ hai của Đấng Christ không phải đơn giản; trái lại , khải thị ấy phức tạp và có nhiều phương diện. Vì vậy, phần lớn Cơ Đốc nhân thấy khó mà hiểu được cách thấu suốt sự trở lại của Chúa.
Suốt một thế kỉ rưỡi qua, nhiều sách đã được viết về lần đến thứ hai của Đấng Christ, đặc biệt là Hội Anh Em. Một số giáo sư hàng đầu trong Hội Anh Em có những quan điểm khác nhau về sự trở lại của Chúa, và sự chia rẽ đầu tiên giữa vòng họ là do những quan điểm khác nhau ấy. Chứng cớ Anh Em được dấy lên năm 1828 hay 1829 dưới sự lãnh đạo của John Nelson Darby. Darby giảng dạy rằng Christ sẽ trở lại trước đại nạn trong khi Benjamin Newton, một giáo sư hàng đầu khác, nói rằng Christ sẽ trở lại sau đại nạn. Vì hai giáo sư ấy có quan điểm khác nhau nên có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này. Cuối cùng, điều ấy đưa đến sự chia rẽ đầu tiên giữa vòng Hội Anh Em giữa những người ở dưới sự lãnh đạo của Darby và những người ở dưới sự lãnh đạo của Newton. Tôi từng có liên hệ với nhóm của Benjamin Newton suốt bảy năm rưỡi, và trong thời gian ấy, tôi đã học hết những sự dạy dỗ của họ. Chắc chắn là họ có cơ sở vững chắc khi nói rằng lần đến thư hai của Đấng Christ xảy ra sai đại nạn. Nếu đọc những văn phẩm tốt nhất của tất cả những giáo sư lớn trong 150 năm qua, anh em sẽ thấy một số người dạy rằng Đấng Christ sẽ đến trước đại nạn và những người khác dạy rằng Ngài sẽ đến đại nạn.

Trong thế kỉ vừa qua, Chúa đã dấy lên nhiều người nghiên cứu Lời thận trọng như G. H Pember, Robert Govett và D. M. Panton. Những người ấy khám phá ra rằng lần đến thứ hai của Đấng Christ không phải là một vấn đề đơn giản. Họ nhận thấy rằng một mặt, Đấng Christ sẽ trở lại sau đại nạn, nhưng mặt khác, Ngài cũng sẽ trở lại trước đại nạn. Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh thận trọng ấy đã đưa ra bằng chứng vững chắc để chứng minh quan điểm này là đúng. Sự trở lại của Đấng Christ có ít nhất hai phương diện – một phương diện trước đại nạn, còn phương diện kia sau đại nạn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Lời ấy cũng biết rằng sự cất lên của các thánh đồ sẽ có hơn hai loại. Điều này có nghĩa là một số thánh đồ sẽ được cất lên trước đại nạn còn những người khác sẽ được cất lên sau đại nạn. Đừng vội phản ứng đối với những lời tuyên bố như vậy. Khi còn trẻ, tôi đã từng phản ứng như vậy, nhưng rốt cuộc tôi đã bị đánh bại và được thuyết phục. Kinh Thánh không đơn giản như một số người nghĩ.
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét chủ đề về sự trở lại của Đấng Christ. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về tất cả những giáo sư Kinh Thánh đã đi trước chúng ta. Chúng ta biết ơn họ, và dù có thấy gì đi nữa thì chúng ta cũng thấy với tư cách là những người đứng trên vai họ. Nếu muốn hiểu lần đến thứ hai của Đấng Christ, chúng ta phải nghiên cứu Kinh Thánh và cũng phải đọc các sách được cáo giáo sư lớn ấy viết. Khi ấy, chúng ta mới có thể có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ hoàn toàn được thuyết phục rằng sự đến của Đấng Christ có hai phương diện: phương diện bí mật, riêng tư và phương diện hiển nhiên, công khai.
I. PHƯƠNG DIỆN BÍ MẬT
A. Đến như kẻ trộm
Trong cả Ma-thi-ơ lẫn Khải Thị, chúng ta đều thấy phương diện bí mật về sự trở lại của Đấng Christ. Cả Khải Thị 3:3 lẫn 16:15 đều cho chúng ta biết rằng Đấng Christ sẽ đến như kẻ trộm và chúng ta cần phải thức canh. Không kẻ trộm nào đến cách cộng khai hay báo trước. Như chúng tôi đã chỉ ra trong một bài trước, khi Chúa đến như kẻ trộm, Ngài sẽ đến lấy đi những điều quý báu. Trong Ma-thi-ơ 24:40 và 41, Chúa nói về sự đến bí mật của Ngài rằng: “Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở ngoài đồng, một được đem đi, một bị để lại. Hai người nữ đang xay cối, một được đem đi, một bị ở lại”. Chúa Jesus rất khôn ngoan, dùng hai anh em ở ngoài đồng và hai chị em  xay cối làm hình ảnh minh họa. Nhìn bên ngoài, hai anh em y như nhau, và hai chị em cũng y như nhau. Nhưng bất chợt, một trong hai anh em và một trong hai chị em được cất đi. Sau khi minh họa điều này, Chúa phán: “vậy, hãy thức canh, vì các anh không biết ngày nào Chúa của các anh đến . Nhưng hãy biết điều này, nếu chủ nhà đã biết canh nào kẻ trộm đến thì thức canh, không để cho nhà mình bị đột nhập. Vì lí do này, các người cũng hãy sẵn sàng, bởi Con Loài Người đến trong giờ các người không ngờ” (cc.42-44). Đang khi chúng ta làm việc, không có ý thức gì về việc Đấng Christ đến, thì một số người trong chúng ta sẽ được cất lên. Vì Ngài sẽ đến như kẻ trộm nên chúng ta phải thức canh.
B. Thời điểm – không biết được
Thời điểm Chúa đến cách bí mật thì không biết được (3:3; Mat.24:36, 42; 25:13). Khi Christ trở lại, Ngài sẽ đến với tư cách là Đấng được sai phái. Do đó, trong sách Khải Thị, Ngài được gọi là Thiên sứ, tức Đấng được Đức Chúa Trời sai phái. Trong lần đến thứ hai, cũng như trong lần đến thứ nhất. Christ sẽ đến với tư cách là Đấng được Đức Chúa Trời sai phái. Đây là lí do tại sao chỉ Cha mới biết được thời điểm Đấng Christ đến cách bí mật (Mat.24:36; Mác 13:32). Cha là Đấng sai phái, và Con là Đấng được sai phái. Chỉ Đấng sai phái, chứ không phải Đấng được sai phái, mới biết thời điểm.
Một số người dường như biết nhiều hơn Chúa Jesus, đã nói trước về thời điểm Chúa đến. Trong một thế kỉ rưỡi vừa qua, có những lời tiên đoán, nhưng không có lời tiên đoán nào ứng nghiệm. Một số người tiên đoán Chúa Jesus sẽ đến vào ngày tháng nào đó và bảo người khác chuẩn bị bằng cách tắm rửa và mặc áo trắng, tinh sạch.  Những người khác thì leo lên một ngọn núi chờ đợi Chúa trở lại. Sau thế chiến thứ nhất, nhiều giáo sư đã xuất bản những sách về lời tiên tri, đặc biệt là về sự trở lại của Chúa. Một số người trong những tác giả ấy cũng đã tiên đoán thời điểm Chúa đến. Tất cả những tiên đoán ấy về thời điểm Chúa đến đều được chứng minh là sai. Hãy cẩn thận, tránh tiên đoán bất cứ điều gì. Theo Kinh Thánh, thời điểm Chúa đến cách bí mật thì không biết được.
C. Nơi chốn – trong đám mây xuống không trung
Nơi Chúa đến bí mật sẽ là trong đám mây đến không trung (10:1;1 Tê. 4:17). Đám mây liên quan đến sự trở lại của Chúa. Christ đã lên trời một đám mây, và Ngài trở lại trái đất theo cùng một cách (Công.1:9, 11; Ma.26:64; Khải. 14:14). Trong Ma-thi-ơ 26:64, Chúa Jesus nói với thầy tế lễ thượng phẩm rằng: “Từ rày về sau các ngươi sẽ thấy Con Loài Người ngồi bên phải quyền năng, ngự trên mây mà đến” Thậm chí đối với việc Chúa đến trong đám mây cũng có hai phương diện. Trước hết, Chúa sẽ đến trong đám mây. Điều này có nghĩa là Ngài sẽ bị đám mây che khuất. Thứ hai, Ngài sẽ đến trên đám mây. Khi đến trong đám mây, Ngài sẽ không đến trái đất mà đến không trung. Khải Thị 10:1 khải thị rằng Chúa sẽ từ trời ngự xuống, mặc một đám mây, hàm ý rằng Ngài sẽ được một đám mây bao phủ. Đừng nghĩ rằng Ngài sẽ bất ngờ từ các tầng trời ngự xuống đất. Đấng Christ đang ở trên ngai trên tầng trời thứ ba. Đến đúng thời điểm, Cha sẽ sai Ngài từ ngai trên các tầng trời đến đám mây trên không trung. Như chúng ta sẽ thấy trong các bài sau, trước khi lìa ngai trên các tầng trời, một số người đắc thắng đã được cất lên ngai rồi. Khải Thị chương 12 cho thấy người con trai sẽ được cất lên, không phải đến không trung mà đến ngai của Đức Chúa Trời. Điều này hàm ý rằng một số người đắc thắng sẽ được cất lên thậm chí trước thời điểm Chúa Jesus đến cách bí mật. Trong Khải thị chương 14, chúng ta thấy những trái đầu mùa trên núi Si-ôn  trên các tầng trời. Núi Si-ôn trên các tầng trời là nơi Đức Chúa Trời ngự trong tầng trời thứ ba; đó không phải là không trung. Sự kiện trái đầu mùa sẽ ở trên núi Si-ôn trên tầng trời thứ ba chứng tỏ rằng một số người đắc thắng sớm sẽ được cất lên tầng trời thứ ba trước khi Đấng Christ đến bí mật. Sau khi những người đắc thắng này được cất lên, Đấng Christ từ ngai sẽ bí mật ngự xuống không trung trong đám mây
Trong khi ở trên không trung, Chúa Jesus sẽ thực hiện nhiều điều. Chủ yếu Ngài sẽ cất lên tất cả những tín đồ chưa được cất lên. Sau khi Christ đến không trung trong đám mây, nhiều thánh đồ vẫn chưa được cất lên. Vì thế, trong khi ở trên không trung, Ngài sẽ cất lên những Cơ Đốc nhân đã trải qua đại nạn. 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17 chép rằng những người còn sống và ở lại sẽ được cất lên để gặp Chúa trên không trung. Bấy giờ, Christ sẽ lập tòa án của Ngài trên không trung. Sự phán xét ấy không dành cho tội nhân mà cho tất cả những người đã được cứu, và sẽ không liên hệ gì đến sự cứu rỗi hay diệt vong mà liên hệ đến phần thưởng hay sự đoán phạt. Sau khi thi hành sự phán xét ấy, một số thánh đồ sẽ được chọn để nhận phần thưởng tích cực
Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời có hai sự lựa chọn liên quan đến chúng ta. Thứ nhất, Ngài đã chọn chúng ta trong quá khứ đời đời trước khi lập nền thế giới (Êph.1:4); thứ hai, sau khi Chúa đến không trung và cất tất cả các thánh đồ lên không trung, Ngài sẽ thực hiện sự lựa chọn thứ hai. Trong khi sự lựa chọn thứ nhất trong quá khứ đời đời là để chúng ta được cứu rỗi, thì sự lựa chọn thứ hai trên không trung tại tòa án của Đấng Christ là để tiếp nhận phần thưởng. Tất cả chúng ta đều đã được chọn để nhận cứu rỗi, nhưng chúng ta có nhận được phần thưởng hay không tùy thuộc vào sự tuyển chọn thứ hai tại toàn án của Đấng Christ. Những người được cứu mà không vượt qua sự phán xét này sẽ ở một chỗ nào đó để chịu kỉ luật. Sau đó, Đấng Christ sẽ đem những người tích cực theo Ngài đến trái đất để làm quân đội của Ngài. Khi ấy, Ngài sẽ không còn ở trong đám mây nữa mà sẽ ở trên đám mây. Vì thế, sự chết của Chúa có ít nhất hai bước. Trong bước thứ nhất Christ sẽ lìa khỏi ngai trên các tầng trời, ngự xuống không trung, được bao bọc trong đám mây, và ở lại đó một khoảng thời gian. Sau đó, từ không trung, Ngài sẽ thực hiện bước thứ hai là xuống trái đất trên đám mây. Đây sẽ là phương diện thứ hai trong sự trở lại của Ngài.
D. Là phần thưởng cho các tín đồ thức canh
Sự đến bí mật của Đấng Christ sẽ là phần thưởng cho các tín đồ thức canh (2:28; Mat.24:42). Khải Thị 2:28 nói rằng Christ sẽ hiện ra như sao mai, và Ma-la-chi 4:2 Khải Thị rằng Ngài sẽ hiện ra như mặt trời. Sự xuất hiện của sao mai khác xa sự xuất hiện của mặt trời. Nếu muốn thấy sao mai, anh em phải thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Nếu dậy trễ, anh em sẽ bỏ lỡ dịp nhìn thấy sao mai. Tuy nhiên, dù có dậy trễ đến đâu, anh em vẫn không bỏ lỡ dịp nhìn thấy ánh nắng mặt trời. Anh em mong đợi gặp Đấng Christ là sao mai hay mặt trời? sự xuất hiện của sao mai thì bí mật, còn sự xuất hiện của mặt trời thì công khai. Chúa hứa với chúng ta rằng nếu chúng ta thức canh và chờ đợi Ngài đến, Ngài sẽ hiện ra với chúng ta như sao mai. Đây là một lời hứa có phần thưởng. Nhưng nếu bất cẩn, chắc chắn chúng ta sẽ bỏ lỡ sao mai.
Đừng nghĩ rằng sự trở lại của Đấng Christ là một vấn đề đơn giản liên quan đến việc Ngài lìa khỏi ngai và bất ngờ xuống thẳng trái đất. Ngài sẽ ở trên không trung một thời gian. Những người đắc thắng sớm sẽ được cất lên trước ấn thứ sáu là sự mở đầu, lời cảnh báo về cơn đại nạn sắp đến, là khoảng thời gian sẽ kéo dài suốt ba năm rưỡi. Không ai có thể cho biết khi nào Đấng Christ lìa ngai trên các tầng trời để xuống không trung. Tuy nhiên, sự kiện ấy phải xảy ra ở một thời điểm nào đó trước đại nạn. Giữa việc Đấng Christ xuống không trung và việc Ngài xuống trái đất có một khoảng thời gian. Trong khoảng thời gian ấy, Ngài sẽ hoàn tất công việc cất các thánh đồ lên và xét đoán tất cả các thánh đồ để chọn những người đắc thắng làm quân đội của Ngài để chiến đấu chống lại quân đội của An-ti-christ.
II. PHƯƠNG DIỆN CÔNG KHAI
A. Được mọi chi phái trên đất trông thấy
Như chúng ta đã thấy, trong phương diện bí mật về sự trở lại của Ngài, Đấng Christ sẽ đến như kẻ trộm. Nhưng trong phương diện không khai, Ngài sẽ đến với quyền năng và vinh hiển lớn và được tất cả các chi phái trên đất trong thấy (1:7; Mat.24:27,30), Khải thị 1:7 chép: “Kìa, Ngài cưỡi đám mây mà đến, mọi mắt sẽ trong thấy Ngài, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cũng vậy; hết thảy các chi phái trên đất đều sẽ than khóc Ngài. Phải, A-men”. Chúa sẽ xuất hiện như tia chớp lóe lên ngang bầu trời từ đông sang tây. Giữa việc này và việc Ngài đến bí mật như kẻ trộm thật khá nhau biết bao! Khải Thị 1:7 đề cập đến “hết thảy các chi phái trên đất”. Chữ Hi Lạp được dịch là đất trong câu này cũng có thể được dịch là trái đất . Điều này làm cho những người dịch câu ấy bối rối, vì họ không chắc là phải dịch chữ ấy là đất hay trái đất . Một số bản dịch là trái đất, còn những bản khác dịch là đất. Sau khi nghiên cứu kĩ, tôi kết luận rằng trong câu này, chữ Hi Lạp ấy nên được dịch là đất. Trong các câu khác; chữ ấy có thể được dịch là trái đất, nhưng ở đây nên dịch là đất, chỉ về Đất Thánh. Tất cả các chi phái của Đất Thánh đều sẽ nhìn thấy Ngài. Xa-cha-ri 12:10-14 là nền tảng cho quan điểm ấy; phân đoạn ấy chép rằng chúng nó sẽ nhìn xem Đấng mà chúng nó đã đâm và đất sẽ thương khóc Ngài. Các chi phái được đề cập trong 1:7 là các chi phái của những người đã đâm Ngài. Khải Thị 1:7 chắc chắn trích dẫn Xa-cha-ri chương 12. Theo văn cảnh của Xa-cha-ri chương 12, các chi phái không phải là tất cả các quốc gia trên trái đất mà là 12 chi phái tại Đất Thánh. Dựa trên điều này, chúng ta có thể nói rằng các chi phái trong 1:7 là 12 chi phái tại Đất Thánh. Khi Chúa xuất hiện như tia chớp, đến bằng quyền năng và vinh hiển để được mọi người tại Đất Thánh nhìn thấy 12 chi phái sẽ nhìn xem Ngài và khóc.
B. Thời điểm – cuối cơn đại nạn
Trong khi ngày giờ Đấng Christ đến trong phương diện bí mật là không biết được (Mat.24:36), thì thời điểm Ngài đến trong phương diện thứ hai lại được khải thị rõ. Đó là lúc tiếng kèn chót (tiếng kèn thứ bảy) được thổi, tức là cuối cơn đại nạn (18:1; Mat.24:15, 21, 27; 1 Tê.4:16; 1 Cô.15:52; 2 Tê.2:1-4,8) Ma-thi-ơ 24:15 chép: “Vậy, khi các ngươi thấy cảnh gớm ghê của sự hoang tàn lập trong nơi thánh mà tiên tri Đa-ni-ên đã nói đến”. “Cảnh gớm ghê của sự hoang tàn” là một hình tượng, hình tượng của An-ti-christ. Theo Đa-ni-ên 9:27, An-ti-christ sẽ lập giao ước với quốc gia Israel trong 7 năm. Giữa 7 năm ấy hắn sẽ vi phạm giao ước và bắt đầu bắt bớ dân Do Thái. Lúc ấy An-ti-christ sẽ triệt để chống lại Đức Chúa Trời và hắn tự lập mình làm Đức Chúa Trời, đặt hình tượng của hắn trong đền thờ và ép buộc dân chúng thờ lạy hình tượng ấy. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, đó sẽ là cảnh gớm ghê gây nên sự hủy diệt lớn. Cảnh ấy sẽ xảy ra vào giữa tuần lễ cuối cùng của 70 tuần lễ được đề cập trong Đa-ni-ên chương 9. Trong Đa-ni-ên chương 9, một tuần chỉ về 7 năm. Trong Ma-thi-ơ 24:15, Chúa Jesus cho biết rằng các tín đồ Do Thái sẽ nhìn thấy điều này. Như Ma-thi-ơ 24:21 khải thị, sự kiện ấy sẽ đánh dấu khởi đầu của cơn đại nạn: “Vì lúc ấy sẽ có đại nạn mà từ khi bắt đầu thế giới cho đến nay chưa từng xảy ra như thế, cũng sẽ chẳng bao giờ xảy ra nữa”. Vì thế, đại nạn bắt đầu từ thời điểm An-ti-christ dựng lên hình tượng của hắn trong đền thờ và bắt buộc dân chúng thờ lạy nó. Qua các câu này, chúng ta có thể thấy rằng sự đến công khai của Chúa không xảy ra trước đại nạn. Sự đến ấy phải xảy ra vào lúc nào đó sau khi bắt đầu đại nạn. Theo các câu Kinh Thánh trong sách Khải Thị, sự đến công khai sẽ xảy ra rất gần với cuối cơn đại nạn. Theo Tân Ước, Chúa Jesus sẽ rời khỏi ngai Ngài trên các tầng trời và xuống không trung trước đại nạn. Vào gần cuối đại nạn, Ngài sẽ từ đó xuống trái đất cách công khai.
Khi Đấng Christ đến công khai từ không trung xuống trái đất thì đó sẽ là thời điểm An-ti-christ cố gắng tiêu diệt cả quốc gia Israel. Để đạt được mục đích ấy, An-ti-christ sẽ tụ tập quân đội của hắn tại một nơi được gọi là Hạt-ma-ghê-đôn (16:16). Sự kiện ấy là theo mục đích của Đức Chúa Trời, vì kế hoạch của Đức Chúa Trời là tập hợp toàn thể quân đội trên trái đất này tại Hat-ma-ghê-đôn để tiêu diệt họ tại đó và loại trừ họ khỏi trái đất. Ý định của An-ti-christ là dùng quân đội của hắn để tiêu diệt quốc gia Israel. Israel sẽ bị quân đôi của hắn bao vây và không có lối thoát. Vào thời điểm nguy cấp ấy, khi họ không thể nào chạy thoát được, Chúa sẽ xuất hiện như một tia chớp lóe lên và đặt chân Ngài trên núi Ô-liu (Xa.14:4). Trước thời đểm ấy, quốc gia Israel không tin Chúa Jesus, nhưng sự đe dọa của quân đội An-ti-christ sẽ buộc họ phải ăn năn. Khi Chúa Jesus đặt chân trên núi Ô-liu, núi ấy sẽ bị tách ra làm hai. Sự kiện này sẽ mở ra một con đường thoát cho người Do Thái bị bắt bớ; sau đó họ sẽ ăn năn, khóc lóc và xưng nhận những gì họ đã làm trong khi đóng đinh Chúa.
Nếu tổng hợp tất cả các câu Kinh Thánh ấy lại, chúng ta có thể thấy rằng việc Chúa đến công khai có lẽ sẽ ở gần cuối đại nạn. Hễ đền thờ tại Giê-ru-sa-lem chưa được xây lại thì Chúa Jesus không thể nào trở lại công khai. Dù có một ý tưởng nào đó về thời điểm Ngài đến công khai, nhưng chúng ta không biết thời điểm Ngài đến cách bí mật. Kinh Thánh nói không ai biết điều này. Tuy nhiên, Tân Ước khải thị rõ ràng sự đến công khai của Đấng Christ sẽ không xảy ra trước đại nạn, tức là không xảy ra trước khi An-ti-christ ép buộc người ta thờ lạy hình tượng của hắn. Nhưng chúng ta không chờ Chúa đến công khai; chúng ta đang chờ Ngài đến cách bí mật. Chúa rất khôn ngoan trong vấn đề này, vì biết rằng chờ đợi như vậy sẽ khiến chúng ta thức canh.
C. Nơi chốn – trên đám mây đến trái đất
Nơi chốn của phương diện Chúa đến công khai được khải thị rất rõ ràng là trên đám mây đến trái đất (1:7; 14:14; Mat.24:30; Xa.14:4; Công.1:11-12). Theo Công vụ các Sứ đồ 1:11 và 12, Chúa sẽ đến theo cùng một cách như Ngài lên trời. Vì Ngài đã thăng thiên từ núi Ô-liu, nên điều đó có nghĩa là Ngài sẽ trở lại trên núi Ô-liu. Xa-cha-ri 14:4 chép: “Chân Ngài sẽ đứng trên núi Ô-liu, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông; và núi Ô-liu sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây”. Như câu này nêu rõ, núi Ô-liu ở ngoài thành Giê-ru-sa-lem, và không xa thành ấy. Chúa sẽ ngự xuống ngay tại điểm mà từ đó Ngài đã thăng thiên. Tuy nhiên, chúng ta không chờ đợi nhìn thấy Ngài trên núi Ô-liu. Chúng ta muốn gặp Ngài tại ngai trên tầng trời thứ ba, rồi cùng trở lại với Ngài trên núi Ô-liu. Ngài đã thăng thiên lên các tầng trời, và chúng ta đang chờ đợi được cất lên trời. Chúng ta không chờ chết để lên trời. Đây là tôn giáo. Chúng ta chờ đợi trọn bản thể mình được cất lên tầng trời thứ ba, đến ngai của Đức Chúa Trời, để có thể cùng trở lại với Đấng Christ, trước hết là đến không trung và sau đó, là đến trái đất. Đây là cách chúng ta sẽ đi thăm Giê-ru-sa-lem. Chúng ta sẽ đến đó bằng con đường đến ngai trên tầng trời thứ ba. Tuy nhiên, nếu thất bại, anh em sẽ bỏ lỡ chuyến viếng thăm Giê-ru-sa-lem ấy.
D. Cùng với các thánh đồ đắc thắng chiến đấu chống lại
An-ti-christ và quân đội của hắn tại Hạt-ma-ghê-đôn
Khi Chúa Jesus đến công khai, Ngài sẽ đến cùng với các thánh đồ đắc thắng để chiến đấu chống lại An-ti-christ và quân đội của hắn tại Hạt-ma-ghê-đôn (19:11-21; 17:13-17; 16:12-16) Xa. 14:3, 5:2 Tê.2:8). Sự kiện đó là đạp lò ép rượu thạnh nộ của Đức Chúa Trời (19:15; 14:18-20). Tại Hạt-ma-ghê-đôn, tất cả các quân đội trên thế giới sẽ được tập hợp, một số đến từ Viên Đông, một số khác từ phương Bắc và một số khác nữa đến từ Châu Âu. Cuộc tụ họp tất cả những thế lực thuộc đất như vậy là theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, sự giàu có của thế giới sẽ được tập trung vào vùng Trung Đông, và tất cả các quốc gia đền muốn chiếm lấy sự giàu có ấy. Trong khi các quân đội trên trái đất tụ tập đại Hạt-ma-ghê-đôn, thì Chúa ngồi trên không trung quan sát họ và nói: “Các ngươi sẵn sàng chưa?” khi đến chương 14 chúng ta sẽ thấy rằng việc tụ tập các quân đội chính là gom nho vào lò ép rượu lớn. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, các quân đội thuộc đất giống như những trái nho, và Hạt-ma-ghê-đôn là lò ép rượu lớn. Khi các vua, các tướng lĩnh và các nhà lãnh đạo tụ tập tất cả quân đội tại Hạt-ma-ghê-đôn, họ cũng giống như những trái nho được gom vào lò ép rượu lớn. Sau đó, Chúa sẽ xuống đạp lò ép rượu ấy của Đức Chúa Trời, và một dòng sông máu lớn sẽ tuôn ra từ đó. Bấy giờ, vô số những người gian ác sẽ bị giết! sự kiện này sẽ xảy ra vào thời điểm Chúa công khai đến trái đất. Mục đích Chúa đến công khai là để tiêu diệt tất cả những thế lực của thế giới. Sau đó, trái đất sẽ chấm dứt chiến tranh.
III. LỜI CẢNH BÁO VÀ LỜI ĐÁP YÊU THƯƠNG
Trong 22:12 và 20, Chúa Jesus cảnh báo chúng ta rằng: “Kìa, ta đến mau chóng”. Lời đáp yêu thương của chúng ta nên là: “A men. Lạy Chúa Jesus. Xin Ngài đến” (22:20; 2 Ti.4:8) Mối quan tâm của chúng tôi trong những bài gảng này không phải là dạy dỗ hay nói giáo lí suông về cái gọi là sự tái lâm. Chúng ta đang nghiên cứu khát vọng của lòng Chúa, đó là có được một nhóm người đắc thắng, là những người thức canh và chờ đợi Ngài trở lại.