Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 3




CHỨNG CỚ CỦA JESUS LÀ ĐẶC BIỆT VÀ
MANG TÍNH TỔNG KẾT
Trước nhất, sách Khải Thị khải thị về Đấng Christ, và thứ hai là khải thị về chứng cớ của Jesus. Nói cách khác, sách này nói về Đấng Christ và Hội thánh. Trong sách Khải Thị, Đấng Christ và Hội thánh được khải thị cách đặc biệt và độc đáo. Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ta rằng nhiều phương diện về Đấng Christ không được tìm thấy trong các ách khác của Kinh Thánh nhưng được bày tỏ trong sách Khải Thị. Với Hội thánh cũng vậy. Sách Khải Thị bày tỏ về Hội thánh cách rất đặc biệt. Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày tóm lược các phương diện về Hội thánh được tìm thấy trong sách Khải Thị, và trong các bài sau, chúng tôi đề cập đến những chi tiết.
I. CÁC GIÁ ĐÈN
Trong sách Khải Thị, trước hết Hội thánh được bày tỏ là các giá đèn (1:11-20). Không sách nào khác trong Tân Ước dùng từ liệu này để chỉ về Hội thánh. Trong các sách khác, chúng ta được biết rằng Hội thánh là sự nhóm hiệp của những người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, là Thân thể của Đấng Christ, và là nhà của Đức Chúa Trời. Nhưng ngoài sách Khải Thị, chúng ta không được biết rằng Hội thánh là giá đèn. Là các giá đèn, các Hội thánh chiếu sáng trong tối tăm. Chữ giá đèn giúp chúng ta hiểu rất nhiều về Hội thánh và chức năng của Hội thánh. Hội thánh không phải là đèn mà là giá đèn, tức là cái giá giữ ngọn đèn. Không có đèn, giá đèn là vô ích và không có ý nghĩa gì cả. Những giá đèn giữ lấy ngọn đèn chiếu sáng. Như chúng ta đã thấy trong bài trước, Đức Chúa Trời là ánh sáng còn Chiên con chính là đèn (21:23). Vì thế, Đấng Christ là đèn và Hội thánh là giá đèn giữ lấy đèn. Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, và Đấng Christ là đèn được giữ lấy để chiếu ra vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là chứng cớ Hội thánh.
A. Vàng (thần thượng) trong bản chất
Là các Hội thánh địa phương, các giá đèn là bằng vàng trong bản chất. Theo hình bóng, vàng tượng trưng cho thần tính, tức bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Tất cả các Hội thánh địa phương đều thần thượng trong bản chất, được cấu tạo bằng bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Nói như vậy là hoàn toàn phù hợp với Kinh văn, vì sách Khải Thị nói rằng các Hội thánh địa phương là các giá đèn bằng vàng (1:20). Những giá đèn ấy không được làm bằng đất sét, gỗ hay bất cứ chất liệu kém cỏi nào mà được làm bằng vàng ròng. Điều này có nghĩa là tất cả các Hội thánh địa phương đều phải thần thượng. Không có thần tính thì không thể nào có Hội thánh. Dù Hội thánh gồm có nhân tính với thần tính, nhưng nhân tính không nên là bản chất cơ bản của các Hội thánh địa phương. Bản chất cơ bản của các Hội thánh địa phương phải là thần tính, tức bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Qua những từ ngữ đơn giản này– các giá đèn bằng vàng– chúng ta sẽ có nhận thức sâu này– các giá đèn bằng vàng– chúng ta sẽ có nhận thức sâu xa về Hội thánh: Hội thánh là một điều gì đó chiếu sáng bằng Đấng Christ và được cấu tạo bằng bản chất thần thượng.
B. Chiếu sáng trong tối tăm
Các giá đèn chiếu sáng trong tối tăm. Nếu không có tối tăm thì không cần đến ánh sáng của đèn. Sự chiếu sáng của đèn khá đặc biệt. Để ngọn đèn chiếu sáng thì phải có dầu cháy ở bên trong. Nếu dầu cháy bên trong đèn thì ánh sáng sẽ chiếu xuyên qua bóng tối. Đó là chức năng của Hội thánh. Chức năng của Hội thánh không chỉ rao giảng hay dạy dỗ giáo lí. Trong đêm tối của thời đại này, Hội thánh phải chiếu ra chính vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là chứng cớ của Hội thánh.
C. Đồng nhất với nhau
Tất cả các giá đèn đều đồng nhất với nhau về mặt thần tính.
Đó là chứng cớ của Jesus.
II. ĐOÀN ĐÔNG LỚN
Trong 7:9-17, chúng ta thấy chứng cớ của Jesus là đoàn đông lớn. Theo kí thuật của chương 7, đoàn đông lớn ấy là cả Thân thể, gồm có những người được chuộc của Đức Chúa Trời, họ được chuộc “từ các nước, các chi phái, các dân, các tiếng” (7:9). Tất cả họ đều đã trải qua hoạn nạn. Điều ấy cho thấy rằng không có thời kì nào hay tại nơi nào mà Hội thánh không phải trải qua hoạn nạn. Thế giới luôn bắt bớ Hội thánh (Gi.16:33). Nơi nào có Hội thánh, nơi đó luôn có sự bắt bớ Hội thánh (Gi.16:33). Nơi nào có Hội thánh, nơi đó luôn có sự bắt bớ nào đó. Vấn đề cả Thân thể gồm những người được cứu chuộc sẽ trải qua hoạn nạn được hàm ý bởi 7:14: “Đây là những kẻ ra khỏi cơn hoạn nạn lớn”. Đoàn đông lớn ấy ra khỏi hoạn nạn cách đắc thắng vì tất cả họ đều cầm nhánh chà là, tượng trưng cho sự chiến thắng của họ trên hoạn nạn (7:9). Cuối cùng, trong cõi đời đời, họ sẽ được Đức Chúa Trời phủ bóng bằng nhà trại của Ngài. Như 7:15 chép: “Đấng ngự trên ngai sẽ giăng trại mình trên họ”. Đó là phần định của những người được chuộc của Đức Chúa Trời. Thật kì diệu biết bao! Hơn nữa, họ cũng sẽ được Chiên con chăn dắt đến các suối nước sự sống cho đến đời đời (7:17).
Khải Thị 7:9-17 không mô tả một nhóm tín đồ đặc biệt nào. Trái lại, phân đoạn Kinh Thánh ấy trình bày một cách tổng quát về cả Thân thể gồm những người được chuộc của Đức Chúa Trời và tình trạng của họ trong cõi đời đời. Trong cõi đời đời, họ sẽ vui hưởng sự phủ bóng của Đức Chúa Trời và sự chăn dắt của Đấng Christ. Đó là phần định của chúng ta. Phần Lời này khải thị rằng trong khi Christ đang thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên nhân loại thì Ngài sẽ chăm sóc những người được chuộc của Đức Chúa Trời. Tất cả những người được chuộc của Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ được cất đến ngai của Đức Chúa Trời và sẽ đứng tại đó vui hưởng sự phủ bóng của Đức Chúa Trời và sự chăn dắt của Chiên Con.
III. NGƯỜI NỮ VÀ NGƯỜI CON TRAI
A. Người nữ
Trong 12:1-17, chúng ta thấy một biểu hiệu khác về Hội thánh: người nữ với người con trai. Hội thánh không những là giá đèn mà còn là đoàn đông lớn những người được chuộc; đó cũng là một phần lớn của người nữ với người con trai. Tâm trí con người chưa bao giờ tưởng tượng được Hội thánh lại như vậy. Người nữ trong chương này đại diện cho cả Thân thể bao gồm dân của Đức Chúa Trời, còn người con trai đại diện cho phần mạnh hơn của Đức Chúa Trời. Cũng như bên trong người nữ có người con trai thì giữa vòng dân Đức Chúa Trời có một phần mạnh mẽ hơn. Người nữ rất sáng láng, có cả mặt trời, mặt trăng, người hai ngôi sao (12:1), và bị Sa-tan, tức con rồng đỏ lớn bắt bớ, chính là người đại diện cho dân Đức Chúa Trời trải qua mọi thế hệ. Trong mỗi thế hệ, một phần dân của Đức Chúa Trời luôn bị Sa-tan bắt bớ. Thế nhưng, trong suốt ba năm rưỡi đại nạn, người nữ ấy sẽ được Đức Chúa Trời bảo vệ trước sự tấn công của con rắn
B. Người con trai
Như chúng ta đã thấy, người con trai là phần mạnh mẽ hơn trong dân Đức Chúa Trời. Giữa vòng dân Đức Chúa Trời,  cũng có một phần mạnh mẽ hơn. Phần mạnh mẽ hơn ấy sẽ được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời trước con đại nạn. Nói cách khác, người nữ sẽ bị bỏ lại trên đất để trải qua đại nạn, nhưng phần mạnh mẽ hơn, là người con trai, sẽ được cất lên đến Ngai Đức Chúa Trời trước đại nạn. Tại sao người con trai lại được cất lên trước đại nạn? Bởi vì Đức Chúa Trời cần người con trai chiến đấu với Sa-tan trên các tầng trời và ném hắn xuống. Dù Đức Chúa Trời có nhiều thiên sứ sẽ chiến đấu chống Sa-tan, nhưng không phải các thiên sứ mà chính là người con trai sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên kẻ thù. Đức Chúa Trời cần người con trai. Đức Chúa Trời sẽ làm cho Sa-tan xấu hổ bằng cách dùng chính con người mà Sa-tan đã làm bại hoại để đánh bại hắn. Đức Chúa Trời có thể nói: “Hỡi Sa-tan, ngươi đã làm bại hoại con người mà Ta dựng nên. Nhưng từ con người bại hoại ấy, Ta đã có được một người con trai để đánh bại người. Và người con trai ấy không chỉ đánh bại ngươi trên đất mà còn đánh bại ngươi trên trời”. Người con trai sẽ chiến đấu xuyên qua và lên trên, chiến đấu lên đến ngai để ném Sa-tan từ các tầng trời xuống đất. Đó là một phần trong chứng cớ của Jesus. Dù Jesus đã đánh bại Sa-tan trên thập tự giá, nhưng Hội thánh vẫn cần thi hành chiến thắng ấy đối với kẻ thù. Vì quá nhiều chi thể của Thân thể đã thất bại trong vấn đề này nên chỉ phần mạnh mẽ hơn trong Thân thể, tức người con trai, mới thực thi được chiến thắng của Đấng Christ trên Sa-tan. Người con trai sẽ được cất lên các tầng trời để hoàn tất công việc này
Sự cất lên không chỉ là phước hạnh của chúng ta. Chúng ta không nên chỉ nói rằng: “Tôi được cất lên các tầng trời thì tốt đẹp biết bao!”. Chúng ta phải nhận thức rằng được cất lên là vì nhu cầu của Đức Chúa Trời – chúng ta phải được cất lên trời để có thể chiến đấu chống kẻ thù. Nếu khi nghe như vậy mà anh em nói: “Tôi không muốn lên đó để tham chiến,” thì điều đó có nghĩa là anh em không đủ điều kiện để được cất lên trước đại nạn. Nếu anh em không lên trời để gặp Sa-tan và quăng hắn xuống, thì hắn sẽ xuống đất để gặp anh em và đánh thắng anh em. Chúng ta phải làm con trai. Tôi thiết tha muốn làm một phần của người con trai. Chỉ làm một phần của người nữ thì tôi chưa thỏa lòng. Tôi muốn được bao gồm trong phần mạnh mẽ hơn. Đây cũng là một phương diện về chứng cớ của Jesus.
IV. NHỮNG TRÁI ĐẦU MÙA VÀ MÙA GẶT
Bây giờ, chúng ta đến với những trái đầu mùa  và gặt (14:1-5, 14-16). Hội thánh không những là giá đèn chiếu sáng và là người con trai chiến đấu mà còn là cánh đồng trồng hoa màu; cánh đồng này phải chính và trưởng thành. Hoa màu còn xanh thì chưa thu hoạch được. Nhưng một khi hoa màu đã chín vàng thì sẽ liền được thu hoạch.
A. Những trái đầu mùa
Phần chín trước của một vụ mùa được gọi là những trái đầu mùa. Những trái đầu sẽ được cất lên Si-ôn trên các tầng trời trước cơn đại nạn. Như 14:4 cho thấy, tráu đầu mùa là những người “hễ Chiên con đi đâu thì họ đi theo đó.” Là những trái đầu mùa, họ được cất lên đến nhà Đức Chúa Trời. Đó là để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Theo hình bóng trong Cựu Ước, những trái đầu mùa của mùa gặt không phải được đem vào kho mà được đem vào đền thờ của Đức Chúa Trời (Xuất.23:19). Điều này cho thấy rằng tất cả những người đắc thắng sớm đều sẽ được đem đến nhà Đức Chúa Trời trên trời để Đức Chúa Trời vui hưởng. Sự cất lên không chủ yếu để chúng ta vui hưởng nhưng chủ yếu để Đức Chúa Trời vui hưởng. Sự cất lên là để đánh bại kẻ thù và để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Chúng ta không những phải làm các giá đèn ngày nay mà con làm người con trai ngày nay để chiến đấu chống kẻ thù của Đức Chúa Trời, và làm trái đầu mùa ngày nay để làm thỏa mãn ước muốn của Đức Chúa Trời.
B. Mùa gặt
Tiếp theo trái đầu mùa trong chương 14, chúng ta có mùa gặt. Câu 15 chép: “Có một Thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi.” Mùa gặt gần cuối cơn đại nạn, và sẽ được cất lên không trung là nơi Đấng Christ ở trên đám mây. Tại sao phải để mùa gặt trải qua đại nạn? Vì mùa gặt còn xanh, chưa chín, và cần ánh nắng gay gắt để khô đi. Theo một ý nghĩa, đại nạn xẽ là ánh nắng gay gắt làm chín khô tất cả các thánh đồ chưa sẵn sàng trước đại nạn. Nói cách đơn giản, nếu ngày nay anh em không từ bỏ thế giới và sống cho Đấng Christ, thì Đấng Christ sẽ bỏ anh em lại trên đất để trải qua đại nạn. Khi ấy, anh em chắc chắn sẽ từ bỏ thế giới và nhận thức rằng cách sống tốt nhất là sống cho Đấng Christ. Tất cả con cái Đức Chúa Trời đều phải làm như vậy; bằng không, họ sẽ không bao giờ có thể chín được. Nếu không tin lời tôi, anh em cứ đợi xem. Có lẽ anh em cảm thấy thế giới quá đáng yêu nên không thể từ bỏ được. Nếu vậy, Chúa có thể nói: “Vì con quá yêu thế giới nên Ta sẽ bỏ con lại thế giới để khám phá xem thế giới có thực sự đáng yêu hay không.” Sau đó, Chúa sẽ làm rúng  động thế giới, và rốt cuộc anh em thưa: “Chúa ơi, con ăn năn.” Tuy nhiên, sự ăn năn ấy có thể hơi trễ. Đừng đợi đến khi đại nạn đến rồi mới ăn năn. Hãy ăn năn ngay bây giờ! Sớm muộn gì mỗi Cơ Đốc nhân thật cũng đều phải ăn năn. Tôi tin chắc rằng mọi người đã được cứu rốt cuộc sẽ nhận thấy thế giới không đáng yêu mà thật độc hại. Càng yêu thế giới, anh em sẽ càng bị thế giới nhiễm độc. Thế giới là thù nghịch đối với Đức Chúa Trời, và tất cả chúng ta đều phải xem thường nó. Không sớm thì muộn Chúa sẽ khiến anh em nhận thấy Ngài vô cùng ghét thế giới này. Sẽ có ngày tất cả chúng ta đều được chín. Nhưng đừng nói: “Tôi không quan tâm đến việc được chín. Hễ tôi được cứu thì mọi sự đều ổn thỏa.”Anh em có thể lấy ý chí mạnh mẽ, ương ngạnh của mình mà tranh luận với tôi, nhưng sẽ có ngày anh em nhận thấy mình cần được chín. Tôi khuyên anh em đừng chờ đến mùa gặt. Bởi ân điển của Ngài, hãy tiến lên để làm một phần của trái đầu mùa.
V.NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG CON THÚ
Trong 15:2-4, chúng ta thấy những người đắc thắng con thú. Đức Chúa Trời có quyền tể trị. Thậm chí trong suốt đại nạn cũng sẽ có một số người đắc thắng là những người chúng ta có thể gọi là đắc thắng muộn. Những người đắc thắng ấy sẽ trải qua cơn đại nạn, trong đó An-ti-christ tức con thú, sẽ ép buộc người ta thờ lạy hắn như Đức Chúa Trời và thờ lạy hình tượng của hắn trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Chúng ta mong đợi nhìn thấy đền thờ được xây dựng tại Israel, vì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của Chúa rất gần. Kinh Thánh nói trước rằng An-ti-christ sẽ dựng hình tượng của hắn trong đền thờ của Đức Chúa Trời và sẽ ép buộc người ta thờ lạy hình tượng ấy (Mat. 24:15). Trong khoảng thời gian này, nhiều Cơ Đốc nhân sẽ đắc thắng con thú và bị giết. Tôi khuyên anh em phải làm người đắc thắng sớm và ngày nay phải yêu mến Chúa. Đừng chờ đợi đắc thắng bằng cách bị giết trong đại nạn.
Theo chương 15, những người đắc thắng muộn sẽ được cất lên và đứng trên biển pha lê, “biển pha lê hòa với lửa”(15:2),  và sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời bằng bài hát của Môi-se và bài hát của Chiên con (15:3). Những người đứng trên biển pha lê là những người “đã thắng con thú và hình tượng nó cùng số mục của tên nó” (15:2). Đó là những người đắc thắng con thú, hình tượng của nó và sự thờ lạy hình tượng của An-ti-christ. Khải thị 20:4 và 6 cho thấy rằng một số người đồng làm vua với Đấng Christ sẽ là những người đắc thắng muộn ấy. Tôi lặp lại rằng tôi thích làm người đắc thắng sớm hơn làm người đắc thắng muộn. Nếu bất cẩn, anh em sẽ bị bỏ lại để trải qua đại nạn. Tất cả chúng ta đều phải trông đợi Chúa và thưa: “Chúa ơi, con muốn làm một người đắc thắng sớm” Chúng tôi sẽ đề cập điều này chi tiết khi đến với Khải Thị chương 15 trong nghiên cứu sự sống sách này.
VI. CÔ DÂU
Trong 19:7-9, chúng ta thấy Hội thánh là Cô dâu. Ê-phê-sô chương 5 khải thị Hội thánh là Cô dâu của Đấng Christ, nhưng không khải thị Cô dâu một cách thân thiết. Nhưng trong Khải Thị chương 19, chúng ta thấy Hội thánh là Cô dâu thân thiết biết bao. Trong phân đoạn Kinh Thánh này, chúng ta thấy cô dâu mặc y phục sáng láng, tức là mặc lấy sự công chính sáng láng và thuần khiết, và sẽ được mời đến dự tiệc cưới của Chiên con (cc.7-9). Đây là một vấn đề rất thân thiết. Đối với kẻ thù của Đức Chúa Trời, chúng ta phải là trái dầu mùa; và để dành cho Đấng Christ, chúng ta phải là Cô dâu. Khi chúng ta thiết tha làm Cô dâu, Đấng Christ sẽ được thỏa mãn. Không những Đấng Christ được thỏa mãn mà chính chúng ta cũng được vui mừng. Khải Thị 19:7 chép: “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở” Về nguyên tắc, cô dâu là người hân hoan và vui vẻ nhất. Ngày nay, là Hội thánh, người tương xứng của Đấng Christ, chúng ta đang chịu khổ và trải qua nhiều xử lí. Nhưng sẽ đến ngày không còn bắt bớ đau khổ hay xử lí nữa. Tôi chưa từng thấy cô dâu! Khi chúng ta trở nên Cô dâu, tất cả những xử lí cam go đều không còn nữa.
VII. QUÂN ĐỘI
Hội thánh cũng là quân đội (19:14-19; 17:14). Phần Hội thánh làm người con trai để chiến đấu chống lại kẻ thù trên các tầng trời cũng là quân đội cũng chiến đấu với Đấng Christ để chống lại Sa-tan ở trên đất. Sau khi tất cả những đợt cất lên được hoàn tất, và sau khi tín đồ đã được phán xét tại tòa án Đấng Christ, tất cả những người đắc thắng sẽ cùng trở lại trái đất với Đấng Christ như quân đội của Ngài để chiến đấu chống An-ti-christ và quân đội của hắn. Cả Đấng Christ lẫn An-ti-christ đều có quân đội. Tuy một quân đội là thuộc trời còn quân đội kia thuộc đất, nhưng hai đội quân ấy sẽ đánh nhau trên đất. Nói các khác, An-ti-christ sẽ chiến đấu chống Đấng Christ và quân đội của Ngài, An-ti-christ sẽ chiến đấu chống Đấng Christ và quân đội của Ngài, còn Đấng Christ và quân đội của Ngài sẽ đánh trả lại. Đấng Christ giả sẽ táo bạo chống lại Đấng Christ thật, nhưng Đấng Christ thật sẽ chống trả christ giả mạo. Trong 17:14, chúng ta thấy quân đội thuộc trời của Đấng Christ sẽ bao gồm tất cả những người đắc thắng, tức những người đã được kêu gọi và tuyển chọn. Cuối cùng, đến cuối cuộc chiến, Đấng Christ sẽ đánh bại An-ti-christ.
VIII. GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Cuối cùng, chứng cớ của Jesus sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới (21:1-22:5). Bắt đầu với giá đèn rồi trả qua đoàn đông lớn, người con trai, những trái đầu mùa, những người đắc thắng muộn, Cô dâu và quân đội, thì cuối cùng tất cả những người được cứu sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới, một cơ cấu sống bao gồm tất cả những người được chuộc của Đức Chúa Trời, là tuyệt đích của việc Đức Chúa Trời xây dựng dân Ngài. Trong cõi đời đời và cho đến đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ biểu lộ Đức Chúa Trời trong Chiên con với sự tuôn chảy của Đức Linh. Khi đến với chương 21 và 22, chúng ta sẽ thấy bức tranh rõ ràng về tuyệt đích này.
-Còn nữa