Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 7


CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Sách Khải Thị được viết rất kĩ lưỡng. Nhìn bên ngoài, những điểm khác nhau được nêu lên trong chương 1 không liên hệ gì với nhau. Nhưng nếu tiếp cận các điểm ấy theo cái nhìn từ kinh nghiệm, chúng ta sẽ nhận thấy các điểm ấy tiếp nối nhau theo một thứ tự rất hợp lí. Trong hai bài trước, chúng ta đã đề cập đến vấn đề Chúa Jesus trở lại và vấn đề chúng ta chờ đợi Ngài bằng cách là những người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại của Ngài. Bây giờ trong bài này, chúng ta đến với các Hội thánh địa phương. Có thể bài này về các Hội thánh địa phương dường như không liên hệ gì đến hai bài trước. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng ta biết tất cả ba bài ấy đều liên hệ mật thiết với nhau. Sự trở lại của Chúa Jesus cần đến một số người đồng dự phần về hoạn nạn, vương quốc và sự nhẫn nại trong Jesus. Cách tốt nhất để được như vậy là ở trong các Hội thánh địa phương. Ở ngoài Hội thánh, bất cứ ai cũng khó mà dự phần vào ba điều ấy

I. DIỄN BIẾN CỦA KHẢI THỊ THẦN THƯỢNG
TRONG KINH VĂN
Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề các Hội thánh địa phương bằng cách xem xét diễn tiến của Khải thị thần thượng trong Kinh văn. Khải thị thần thượng trong Kinh Thánh bắt đầu với Đức Chúa Trời và tổng kết với các Hội thánh địa phương. Hai chương đầu tiên của Sáng Thế Kí, cùng với toàn bộ Cựu Ước, là sự khải thị về chính Đức Chúa Trời, còn bốn sách Phúc Âm là sự khải thị thần thượng từ Đức Chúa Trời đến Đấng Christ. Sau bốn sách Phúc Âm, chúng ta có sách Công vụ các Sứ đồ và các Thư tín, chủ yếu là khải thị về Đấng Christ là Linh. Vì thế, khải thị về Linh là sự nối tiếp của khải thị thần thượng trong Kinh Thánh. Theo sau đó, Hội thánh được khải thị. Do đó, có bốn phần chính về khải thị thần thượng trong Kinh Thánh: phần về Đức Chúa Trời, phần về Đấng Christ, phần về Linh và phần về Hội thánh.
Người Do Thái chỉ có phần thứ nhất trong khải thị ấy vì 39 sách của Cựu Ước chỉ đề cập đến khải thị về Đức Chúa Trời. Hầu hết Cơ Đốc nhân đều có nhiều hơn như vậy; họ có Cựu Ước cộng với sách 4 Phúc Âm. Dù có toàn bộ Kinh Thánh, nhưng trên thực tế họ chỉ có thêm một chút là Cựu Ước và các sách Phúc Âm. Họ có thể biết Đức Chúa Trời như Ngài được khải thị trong Cựu Ước và họ có thể biết những câu chuyện về Đấng Christ trong các sách Phúc Âm, nhưng họ không biết gì về Linh sự sống hay Hội thánh. Theo quan niệm của nhiều Cơ Đốc nhân, Hội thánh là một tòa nhà vật chất. Vào sáng Chúa Nhật, nhiều cha mẹ nói với con cái rằng: “Hãy đi đến Hội thánh”. Theo quan niệm của họ, Hội thánh là một ngôi nhà, hay một giáo đường có tháp cao. Họ gần như không biết gì về Hội thánh như được khải thị trong Lời Thánh.
Cảm tạ Đức Chúa Trời, trong 2 thế kỉ qua, các Cơ Đốc nhân khác đã tiến bộ về sự hiểu biết Kinh Thánh, họ không những có Cựu Ước và các sách Phúc Âm mà còn có các Thư tín. Các Cơ Đốc nhân ấy biết Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Linh. Tất nhiên, họ không biết nhiều về Linh sự sống. Họ biết Linh chủ yếu là Linh quyền năng để báp-têm. Họ biết rất ít về Linh nội cư. Dù các Cơ Đốc nhân ấy có thể biết chút ít về Hội thánh, nhưng họ chỉ thấy Hội thánh tổng quátchứ không thấy các Hội thánh địa phương. Tuy nhiên, ba chương đầu của sách Khải Thị không liên hệ gì đến Hội thánh tổng quátmà đặc biệt liên hệ đến các Hội thánh địa phương.
Ngày nay, chúng ta có toàn bộ Kinh Thánh: Cựu Ước, các sách Phúc Âm, sách Công vụ các Sứ đồ, các Thư tín và sách Khải Thị. Tôi từng ở trong Hội Anh Em suốt bảy năm rưỡi. Trong thời gian ấy, tôi đặc biệt chú ý đến sách Đa-ni-ên và Khải Thị. Tuy nhiên, phần lớn những gì tôi nghe về sách Khải Thị đều liên quan đến các con thú và mười sừng. Tôi không có ấn tượng gì về việc trong sách Khải Thị có các Hội thánh địa phương. Thậm chí tôi không nghe bao nhiêu về Giê-ru-sa-lem Mới. Tôi chỉ được biết rằng đó là một thành phố trên có những lâu đài trên đời, đường của thành ấy được dát vàng, còn cổng thành được làm bằng ngọc trai. Ngợi khen Chúa, ngày nay sách Khải Thị của chúng ta không phải như vậy! Trong sách Khải Thị của chúng ta có các Hội thánh địa phương cùng với Con Loài Người đang ở giữa họ, và có Giê-ru-sa-lem Mới cùng với Đấng Christ là trung tâm và bao quát của thành ấy.
A. Về Đức Chúa Trời
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét diễn tiến của khải thị thần thượng trong Kinh văn cách chi tiết hơn. Trước hết, Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài cho chúng ta (Sáng. 1:1). Trong Sáng Thế Kí 1:26, Đức Chúa Trời được khải thị là Ê-lô-him, trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là Đấng quyền năng. Chữ Ê-lô-him trong tiếng Hê-bơ-rơ được dịch sang tiếng Anh là God (tiếng Việt là Đức Chúa Trời). Sau đó, trong Sáng Thế Kí 2:7, Đức Chúa Trời được khải thị là Đức Giê-hô-va, có nghĩa: “Ta là Đấng Ta Là”. Đức Chúa Trời là Đấng Ta Là vĩ đại, tức Đấng hằng hữu. Là Đấng hằng hữu, Ngài là thực tại của mọi điều tích cực. Danh Giê-hô-va của Ngài chỉ về Đức Chúa Trời trong mối quan hệ của Ngài với con người. Liên quan đến sự sáng tạo của Ngài, Đức Chúa Trời được khải thị là Ê-lô-him; liên quan đến mối quan hệ của Ngài với con người, Ngài được khải thị là Giê-hô-va. Giê-hô-va là hình thức trong Cựu Ước của  danh Jesus, và Jesus là hình thức trong Tân Ước của danh Giê-hô-va. Nói cách khác, trong Cựu Ước, Jesus được gọi là Giê-hô-va, và trong Tân Ước, Giê-hô-va được gọi là Jesus. Toàn bộ Cựu Ước bao gồm 39 cách chủ yếu là khải thị về hai danh xưng thần thượng Ê-lô-him và Giê-hô-va.
B. Về Đấng Christ
Bước thứ hai trong diễn tiến của khải thị thần thượng là khải thị về Đấng Christ (Mat. 1:1). Đến một thời điểm, Đức Chúa Trời đã nhục hóa làm người tên là Jesus Christ. Vì thế sau Cựu Ước, chúng ta có bốn sách Phúc Âm, khải thị một Thân vị kì diệu có tên là Jesus Christ. Danh Jesus chủ yếu có nghĩa là Đấng cứu rỗi (Mat. 1:21), và danh xưng Đấng Christ chủ yếu có nghĩa là Đấng cứu rối của chúng ta mà còn là Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời, hoặc nói theo ngôn ngữ ngày nay thì Ngài là Đấng được Đức Chúa Trời lập. Đức Chúa Trời đã lập Ngài thi hành cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Ngài không những là Jesus để cứu chúng ta mà còn là Christ để thi hành kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời.
Để thi hành cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời, Đấng Christ cần có Hội thánh. Và để sản sinh Hội thánh, cần có hai điều là sự cứu chuộc và truyền sự sống. Sau khi cứu chuộc con người thọ tạo sa ngã, Đấng Christ phải truyền sự sống vào trong những người đã được cứu chuộc ấy. Để thực hiện điều này, cần phải có Linh sự sống, Linh ban-sự-sống. Vì vậy, tiếp theo bốn sách Phúc Âm, chúng ta có sự cứu chuộc và truyền sự sống trong sách Công vụ các Sứ đồ và các Thư tín. Trong các sách ấy, huyết của Đấng Christ thường được đề cập. Cùng với huyết, chúng ta có Linh. Huyết là để cứu chuộc, còn Linh là để truyền sự sống. Sau khi được cứu chuộc và tái sinh, chúng ta trở nên các Chi thể sống động của Thân thể Đấng Christ, tức Hội thánh. Là Hội thánh, Thân thể là phương tiện mà bởi đó Christ thi hành cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Qua điều này, chúng ta thấy rằng trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, Hội thánh là vấn đề rất trọng yếu. Không có Hội thánh, Christ không thể hoàn thánh điều gì cả. Nếu muốn thực hiện kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, Ngài phải có Hội thánh.
C. Về Linh
Đức Chúa Trời được khải thị là Ê-lô-him và Giê-hô-va, còn Đấng Christ được khải thị là Jesus và Christ. Tuy nhiên, khải thị về Linh thì không đơn giản (Mat. 28:19); trái lại, đó là một huyền nhiệm. Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân từng tranh đấu cho khải thị về Đấng Christ. Nhưng khi chúng ta đến với vấn đề Linh là một huyền nhiệm. Linh thật huyền nhiệm vì có liên quan đến sự sống. Có nhiều phương tiện trong sự khải thị về Linh: Linh của lẽ thật hay thực tại (Gi. 14:16-17), Linh sự sống (La. 8:2), Linh của quyền năng (Lu. 24:49), Linh của Đức Chúa Trời (La. 8:9), Linh của Đấng Christ (La. 8:9), Linh của Jesus (Công. 16:7), Linh của Jesus Christ (Phil. 1:19), Thánh Linh (Công. 5:32), và bảy Linh (Khải. 1:4; 4:5; 5:6).
Anh em có biết sự khác biệt giữa Linh sự sống và Linh quyền năng không? Những người trong phong trào Ngũ Tuần hay Linh ân nói nhiều về Linh quyền năng. Chỉ Chúa mới biết được họ có quyền năng thật hay không. Tôi đã nghe nhiều về cái gọi là nói các thứ tiếng, nhưng tôi chưa từng thấy quyền năng trong công tác của những người nói các thứ tiếng ấy. Báp-têm Thánh Linh làm người ta mạnh mẽ. Nhưng ngày nay rất nhiều người được cho là nói các thứ tiếng cũng không có quyền năng như những người không nói các thứ tiếng. Họ có thể có quyền năng nói lắp bắp rõ ràng, chứ không có quyền năng cứu hồn người. Dù có người chưa nói “tiếng lạ” nhưng hàng ngàn người đã được cứu qua lời rao giang của họ. Đó là quyền năng thật. Cái gọi là phong trào Linh ân không những không có quyền năng thật mà cũng không có sự sống. Sau khi nói các thứ tiếng, nhiều người vẫn tiếp tục cãi nhau với vợ hay hút thuốc. Đó có phải là sự sống không? Không! Sự sống biến đổi người ta. Chúng ta vừa cần Linh quyền năng vừa cần Linh sự sống.
Chúng ta ở đây vì chứng cớ của Jesus. Chứng cớ này không phải là một từ liệu suông hay một hình thức, mà là sự sống. Chúng ta cần mở chính mình ra cho Ngài để Ngài truyền sự sống nhiều hơn vào trong chúng ta. Nếu thực sự có Christ là sự sống của mình, chúng ta sẽ bước đi, sống và cư xử trong Đấng Christ. Bây giờ, chúng ta có thể hiểu tại sao các Thư tín cứ nói đi nói lại về Linh. Như chúng ta đã thấy, sách Khải thị đề cập bảy Linh của Đức Chúa Trời. Vì nếp sống Hội thánh nên cần phải có Linh tăng cường này. Bởi Linh tăng cường này mà Hội thánh đã tồn tại. Dù không chống đối những ân tứ thật của Ngũ Tuần, nhưng tôi có thể làm chứng rằng trong quá khứ, tôi chưa thấy một Hội thánh đúng đắn nào được xây dựng bời phong trào Ngũ Tuần. Hãy xem xét phong trào Linh ân của Công giáo ngày nay: phong trào ấy đầy dẫy sự thờ lạy Ma-ri. Nếu phong trào ấy đúng đắn thì sao lại dung túng việc thờ hình tượng? Sự kiện phong trào ấy dung túng việc thờ tượng chứng tỏ nó không đúng đắn. Bụi đất có thể bị trộn vào một nắm tuyết, nhưng không thể nào trộn vào một viên kim cương. Cái gọi là phong trào Linh ân cũng giống như nắm tuyết mà những thứ dơ bẩn có thể được trộn vào. Mắt chúng ta cần được mở ra để nhận rằng ngày nay Đức Chúa Trời muốn có những Hội thánh địa phương thật, sống động và thực tiễn.
D. Về Hội thánh
Bây giờ, chúng ta đến với phần cuối cùng trong khải thị thần thượng, là khải thị về Hội thánh. Thật khó nhận biết Hội thánh vì Sa-tan là kẻ thù quỷ quyệt khọng muốn Cơ Đốc nhân nhìn thấy Hội thánh thật là gì
1. Hội thánh tổng quát
Là Thân thể của Đấng Christ (1 Cô.12:12-13), Hội thánh là một về phương diện tổng quát (Êph.1:22-23; 4:4-6). Là Đầu duy nhất, Đấng Christ có một Thân thể duy nhất bao gồm mọi tín đồ thật của Ngài.
2. Các Hội thánh địa phương
Là Thân thể Đấng Christ, Hội thánh. Là sự biểu lộ của một Thân thể Đấng Christ (Khải 1:12,20), các Hội thánh địa phương là một về phương diện địa phương (Công .8:1; 13:1; La. 16:1; 1 Cô-A-si là một tỉnh của đế quốc La Mã cổ mà trong tỉnh ấy có bảy thành phố được đề cập trong 1:11. Mỗi thành phố có một Hội thánh, chứ không phải tất cả bảy Hội thánh ở trong thành phố. Sách này không đề cập đến một Hội thánh tổng quát mà đề cập đến nhiều Hội thánh địa phương tại nhiều thành phố.
Trước hết, Hội thánh được khải thị là tổng quát trong Ma-thi-ơ 16:18 và sau đó được khải thị là địa phương trong Ma-thi-ơ 18:17. Trong sách Công vụ các Sứ đồ, Hội thánh được hình thành theo đường lối các Hội thánh địa phương như Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem (8:1), Hội thánh tại An-ti-ốt (13:1), Hội thánh tại Ê-phê-sô (20:17), và các Hội thánh tại tỉnh Sy-ri và Si-li-si (15:41). Ngoài một vài thư tín được viết cho các cá nhân nào đó, tất cả các Thư tín đều được viết cho các Hội thánh địa phương. Không thư tín nào được viết cho Hội thánh tổng quát. Không có các Hội thánh địa phương thì không có sự thực hành và tính thực tiễn của Hội thánh hoàn vũ. Hội thánh tổng quát được thực tại hóa trong các Hội thánh địa phương. Biết Hội thánh về mặt tổng quát phải dẫn đến kết quả là biết Hội thánh về mặt địa phương. Chúng ta biết và thực hành các Hội thánh địa phương là một tiến bộ lớn. Nói về Hội thánh thì sách Khải Thị ở trong một giai đoạn tiến bộ vì sách này được viết cho các Hội thánh địa phương. Nếu muốn biết sách này thì từ chỗ biết Hội thánh tổng quát, anh em phải tiến đến chỗ nhận thức và thực hành các Hội thánh địa phương. Chỉ những người ở trong các Hội thánh  địa phương mới ở trong vị trí đúng đắn với góc độ đúng đắn và có tầm nhìn đúng đắn để thấy các khải tượng trong sách này.
Trong 1:11, có tiếng nói với Giăng rằng: “Điều con thấy hãy chép vào sách, gửi cho bảy Hội thánh, là Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê” Câu này được viết theo cách rất quan trọng. Trong câu này, chúng ta thấy rằng việc gởi sách này “cho bảy Hội thánh” tương đương như việc gởi sách này cho bảy thành phố. Điều này cho thấy rõ rằng việc thực hành nếp sống Hội thánh trong những ngày đầu là thực hành một Hội thánh cho một thành phố, tức một thành phố có một Hội thánh. Không một thành phố nào có nhiều hơn một Hội thánh. Đó là Hội thánh địa phương, địa phương theo thành phố, chứ không theo đường phố hay khu vực. Phạm vi pháp lí của một Hội thánh địa phương cần phải bao trùm toàn thành phố là nơi có Hội thánh hiện diện; phạm vi pháp lí này không được lớn hơn hay nhỏ hơn ranh giới của thành phố ấy. Tất cả tín đồ bên trong ranh giới này cần phải cấu thành một Hội thánh địa phương duy nhất bên trong thành phố ấy. Vì thế, một Hội thánh tương đương với một thành phố, và một thành phố tương đương với một Hội thánh. Đây là điều chúng ta gọi là các Hội thánh địa phương.
Khải thị 1:4 nói về “bảy Hội thánh” Bảy là con số trọn vẹn trong sự vận hành của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như bảy ngày trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng 1:31-2:3), bảy ấn (5:5), bảy kèn (8:2), và bảy bát (15:7) và sự chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất. Vì thế, bảy Hội thánh là vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời trong sự trọn vẹn
Hội thánh cần có sự biểu lộ. Nếu chúng ta nói về Hội thánh mà không có sự biểu lộ của Hội thánh thì điều chúng ta nói hoàn toàn mang tính lí thuyết, không mang tính thực tiễn. Nếu muốn Hội thánh thực hữu và thực tiễn thì cần có các Hội thánh địa phương. Nếu không có các Hội thánh địa phương, anh em không có Hội thánh. Cũng vậy, nếu không có các chi thể, anh em không có Thân Thể. Nếu không có Hội thánh địa phương, anh em không có Thân thể. Nếu không có Hội thánh địa phương, anh em không thể có Hội thánh tổng quát vì Hội thánh tổng quát bao gồm tất cả các Hội thánh địa phương cũng như cơ thể con người gồm có nhiều chi thể. Chỉ có Hội thánh tổng quát không thôi là ở trong Hội chợ phù hoa. Nhưng chúng ta có các Hội thánh địa phương cách thực tiễn. Nếu được hỏi Hội thánh ở đâu, chúng ta có thể chỉ ra các Hội thánh tại đây đó v.v.
Khải Thị 1:20 chép: “Huyền nhiệm về bảy ngôi sao mà con đã thấy trong tay phải ta, và về giá đèn bằng vàng đó, thì bảy ngôi sao là các sứ giả của bảy Hội thánh, còn bảy giá đèn là bảy Hội thánh vậy”. Khi Giăng thấy bảy ngôi sao trong tay phải của Đấng Christ và bảy giá đèn bằng vàng có Đấng Christ ở giữa, quang cảnh ấy là một huyền nhiệm đối với ông. Ông không nhận biết ý nghĩa của bảy ngôi sao thuộc trời và bảy giá đèn bằng vàng đó. Vì thế, Chúa đã khai mở huyền nhiệm này cho ông và nói rằng: “Bảy ngôi sao là các sứ giả của bảy Hội thánh, còn bảy giá đèn là bảy Hội thánh. “Ý nghĩa của điều đó không những là một huyền nhiệm đối với Giăng mà cũng là huyền nhiệm đối với các tín đồ ngày nay. Tất cả các tín đồ đều cần được khải thị về huyện nhiệm này để nhìn thấy các Hội thánh và các sứ giả của các Hội thánh.
Được tượng trưng bởi các giá đèn vàng, các Hội thánh là “chứng cớ của Jesus” (1:2,9), trong bản chất thần thượng, chiếu sáng trong đêm tối ở các địa phương, tuy nhiên lại mang tính tập thể. Các Hội thánh cần phải ra từ bản chất thần thượng là vàng. Các Hội thánh cần phải là những cái giá, tức là những giá đèn, để mang ngọn đèn có dầu (Christ là Linh ban-sự-sống), chiếu sáng trong nơi tối tăm theo từng nơi và mang tính tập thể. Đó là những giá đèn riêng biệt tại các địa phương, nhưng đồng thời cũng là một nhóm, một tập thể, các giá đèn về mặt hoàn vũ. Các Hội thành địa phương không những chiếu sáng về mặt địa phương mà về mặt hoàn vũ, họ còn mang cùng một thánh có chứng cớ vừa cho các địa phương vừa cho cả vũ trụ. Các Hội thánh có cùng một bản chất và hình dạng. Các Hội thánh mang cùng một ngọn đèn cho cùng một mục đích và hoàn toàn giống nhau, không có sự khác biệt cá thể nào. Những điểm khác nhau của các Hội thánh địa phương được ghi lại trong chương 2 và 3 đều mang tính tiêu cực, không thuộc về bản chất tích cực. Về mặt tiêu cực, trong những sự thất bại của mình, các Hội thánh ấy khác nhau và riêng biệt nhau, nhưng về mặt tích cực, trong bản chất, hình dạng và mục đích, các Hội thánh ấy hoàn toàn giống nhau và liên kết với nhau. Tín đồ dễ nhìn thấy Hội thánh tổng quát nhưng khó nhìn thấy các Hội thánh. Khải thị về các Hội thánh địa phương là sự khải thị chung cuộc của Chúa về Hội thánh. Khải thị ấy được ban cho ở đây trong sách cuối cùng của Lời thần thượng. Để biết Hội thánh cách đầy đủ, tín đồ đến sách Khải Thị, cho đến khi họ có thể nhìn thấy các Hội thánh địa phương như được khải thị ở đây. Trong sách Khải Thị, khải tượng thứ nhất là về các Hội thánh. Có Đấng Christ là trung tâm, các Hội thánh là tâm điểm trong sự quản trị thần thượng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.
Nếu không có các Hội thánh địa phương, tôi không thể tiếp tục sống. Tôi thà chết còn hơn. Giả sử, không có Hội thánh địa phương nào thì anh em sẽ làm gì? Chúng ta sẽ không có mục tiêu, không có đích điểm, không có mục đích, và đời sống Cơ Đốc của chúng ta thật vô nghĩa. Các Hội thánh địa phương là mục tiêu, đích điểm và ý nghĩa của đời sống Cơ Đốc chúng ta. Đang khi vui hưởng nếp sóng Hội thánh địa phương, có thể anh em không đánh giá cáo nếp sống ấy bao nhiêu. Nhưng nếu các Hội thánh bị lấy đi, anh em sẽ nhận thấy mình bị tước mất mọi ơn phước. Không có nếp sống Hội thánh, chúng ta không thể sống, vì chúng ta đã mất mục tiêu và đích điểm của vấn đề làm môt Cơ Đốc nhân ngày nay.
Tôi hi vọng rằng tất cả chúng ta, đặc biệt những người trẻ tuổi, đều thấy rằng đích điểm của sự khải thị của Đức Chúa Trời là các Hội thánh địa phương. Sự khải thị của Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục diễn tiến cho đến khi Ngài đạt đến các Hội thánh địa phương. Các Hội thánh địa phương là điểm đến của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đem khải thị này vào các Hội thánh địa phương. Đây là lí do vì sao các Hội thánh đầy sự khải thị, ánh sáng và lẽ thật. Ở ngoài các Hội thánh thì thiếu ánh sáng, thiếu khải thị và thực phẩm. Nhưng các Hội thánh thì đầy khải thị vì đó là điểm đến trong sự khải thị của Đức Chúa Trời. Vì thế, toàn bộ những điều phong phú của khải thị thần thượng đều ở đó.
Nếu thấy điều này, anh em sẽ nhận thức rằng không phải là chúng ta sốt sắng thái quá cho Hội thánh. Linh chúng ta làm chứng cho điều này. Mỗi khi chúng ta không làm chứng về các Hội thánh địa phương, lính của chúng ta yếu đi. Mỗi khi chúng ta cố gắng để khôn ngoan và tránh khởi dậy sự chống đối bằng cách không đề cập đến Hội thánh, thì ngay lập tức chúng ta chết chóc ở bên trong. Nhưng khi dạn dĩ nói về Hội thánh địa phương, chúng ta được khuấy động, linh chúng ta sống động và nóng cháy, và chúng ta cảm thấy muốn kêu lớn, la lên và thậm chí hét lên. Tôi nhận thấy rằng tốt hơn là không nên xúc phạm đến người ta. Tuy nhiên, khi cố tránh xúc phạm người ta thì tôi lại xúc phạm Chúa. Nhưng khi tôi mạnh mẽ nói với người ta rằng các Hội thánh địa phương là điểm đến của Chúa, tôi cảm nhận rằng Chúa đang ở với tôi. Theo toàn bộ Kinh Thánh thì Con Loài Người, tức Đấng Christ, đang bước đi giữa các Hội thánh địa phương. Nếu tìm kiếm Christ, anh em phải đến các Hội thánh và đang chăm sóc các Hội thánh. Nếu muốn tham dự vào sự chăm sóc ấy, anh em phải ở trong các Hội thánh địa phương. Gánh nặng của chúng ta ngày nay là đem dân Đức Chúa Trời đến với mục tiêu của Ngài, và mục đích của chúng ta là giúp thánh đồ đến được đích điếm của Đức Chúa Trời.
Trước khi bước vào các Hội thánh địa phương, chúng ta là những kẻ lang thang. Chúng ta chưa bao giờ có cảm nhận rằng mình đã về nhà hay đã đạt đến đích. Nhưng ngày bước vào các Hội thánh địa phương, chúng ta nhận thấy mình đã về nhà. Sau nhều năm tháng lang thang, chúng ta biết rằng cuối cùng cũng đã tới đích. Khi chúng ta mới bước vào nếp sống Hội thánh địa phương, điều gì đó sâu xa bên trong chúng ta nói: “Đây chính là nơi ấy” và chúng ta biết mình đã ở nhà. Vì đã đến đích nên chúng ta không cần đi đây đi đó; họ đi từ giáo phái nay hay nhóm này đến nhóm khác. Nhưng kể từ ngày bước vào nếp sống Hội thánh, chúng ta không còn lang thang nữa. Các Hội thánh địa phương là điều mà ngày nay Đức Chúa Trời mong muốn. Đó là trạm cuối cùng trong sự khải thị của Ngài. Nhu cầu của chúng ta đơn giàn là sống nếp sống Hội thánh địa phương. Chứng cớ của chúng ta không phải là một tổ chức mà là những sự biểu lộ tại các địa phương của Thân thể Đấng Christ.
Đức Chúa Trời được hiện thân và được biểu lộ trong Đấng Christ (Gi. 1:1, 14; 1 Ti. 3:16; Côl. 2:9), và Đấng Christ được thực tại hóa và được kinh nghiệm như là Linh (Gi. 14:16-17; 1 Cô. 15:45b; 2 Cô. 3:17; La. 8:10; Phil. 1:19). Linh chính là thành phần cấu tạo của Hội thánh, tức Thân thể Đấng Christ, sự đầy đủ của Ngài (Êph. 1:22-23; 1 Cô. 12:12). Bây giờ Thân thể Đấng Christ được biểu lộ trong tất cả các Hội thánh địa phương vì các Hội thánh địa phương là những sự biểu lộ của Hội thánh tổng quát(1:11-12). Các Hội thánh địa phương là sự biểu lộ của Thân thể, Thân thể là sự thực tại hóa của Đấng Christ là Linh ban-sự-sống, và Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời. Vì thế, trong các Hội thánh địa phương, chúng ta có Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Linh và Hội thánh. Đó là lí do vì sao các Hội thánh địa phương rất phong phú. Anh em có thể gặp Đức Chúa Trời cùng với mục đích của Ngài ở nơi nào? Trong các Hội thánh địa phương. Anh em có thể đạt được Đấng Christ cùng với tất cả những điều phong phú của Ngài ở nơi nào? Trong các Hội thánh địa phương. Anh em có thể tham dự vào Linh ban-sự-sống được tăng cường ở nơi nào? Trong các Hội thánh địa phương. Ồ, các Hội thánh địa phương đầy ý nghĩa đối với chúng ta. Ha-lê-lu-gia! A-men! Chúng ta không còn là những người đi lang thang nữa mà là những người đang ở trong Hội thánh địa phương! Chúng ta đã tới đích và đã về nhà! Chúng ta là nhà cho đến đời đời! Tại đây trong các Hội thánh, chúng ta có Đức Chúa Trời cùng với mục đích của Ngài, có Đấng Christ cùng với những điều phong phú của Ngài, có Linh ban-sự-sống được tăng cường, và có nếp sống Hội thánh đúng đắn. Tại đây, Kinh Thánh không những được mở ra mà còn rất thật. Ha-lê-lu-gia về các Hội thánh địa phương! Chúng ta thực sự có một điều gì đó làm cho phấn khởi!
Khải thị của Đức Chúa Trời bắt đầu với chính Đức Chúa Trời và tiếp tục với Đấng Christ và Linh đến khi đạt đến mục tiêu của khải thị ấy trong các Hội thánh địa phương. Không có các Hội thánh địa phương, chúng ta không có mục tiêu của khải thị thần thượng. Tại đây, sự thiếu hụt giữa vòng những người Do Thái, nhiều Cơ Đốc nhân và thậm chí nhiều người được gọi là những người thuộc linh, trở nên rõ ràng. Người Do Thái có Đức Chúa Trời, hầu hết Cơ Đốc nhân đều có Đức Chúa Trời và Đấng Christ, và những Cơ Đốc nhân tiến bộ còn có Linh, nhưng rất ít Cơ Đốc nhân có nếp sống Hội thánh đùng đắn tại các Hội thánh địa phương. Ngày nay, trong các Hội thánh địa phương, chúng ta có Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Linh và Hội thánh.
Kết quả của diễn tiến về sự tỏ ra của Đức Chúa Trời là Hội thánh. Đức Chúa Trời được hóa thân trong Đấng Christ; Đấng Christ được thực tại hóa và được kinh nghiệm là Linh, Đấng truyền sự sống cho chúng ta; và Linh dẫn đến các Hội thánh. Khi chúng ta kinh nghiệm và thực tại hóa Đấng Christ là Linh ban-sự-sống, thì kết quả sẽ là Hội thánh. Hội thánh là Thân thể, sự đầy đủ của Christ. Diễn biến của sự khải thị này là Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Linh, Hội thánh và các Hội thánh địa phương. Đây là sự khải thị về Đức Chúa Trời trong Lời Thánh của Ngài. Trong đó, chúng ta có thể nhận thấy thể nào Đức Chúa Trời được chúng ta thực tại hóa và thể nào Ngài thực sự được biểu lộ và được tỏ ra.
Trước hết, Đức Chúa Trời thực hiện bước nhục hóa, tức là Ngài được hiện thân trong Đấng Christ. Nếu muốn gặp Đức Chúa Trời, anh em phải gặp Đấng Christ. Anh em có muốn đến với Đức Chúa Trời không? Nếu muốn, anh em phải đến với Đấng Christ. Ở ngoài Đấng Christ, anh em không thể nào chạm đến Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được hiện thân trong một con người thật và thực tiễn có danh là Jesus Christ. Khi gặp Ngài, anh em gặp Đức Chúa Trời. Khi chạm đến Ngài, anh em chạm đến Đức Chúa Trời. Khi có được Ngài, anh em có được Đức Chúa Trời. Khi tiếp nhận Ngài, anh em tiếp nhận Đức Chúa Trời, vì Ngài chính là hiện thân của Đức Chúa Trời. Đấng Christ này được chúng ta thực tại hóa và kinh nghiệm là Linh ban-sự-sống. Ngài không những là Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc, Chúa, sự thánh biệt và công chính của chúng ta mà còn là Linh ban-sự-sống. Ngài là Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc và Chúa của chúng ta là để Ngài làm Linh ban-sự-sống. Những gì chúng ta thực sự và thực tế có ngày nay là Linh ban-sự-sống. Hầu hết Cơ Đốc nhân không nhìn thấy điểm rất trọng yếu này, vì kẻ thù quỷ quyệt cố hết sức giấu vấn đề này. Trong những năm qua, chúng ta đã giảng nhiều bài và ấn hành một số sách về Đấng Christ là Linh ban-sự-sống, nhưng một số Cơ Đốc nhân không nhìn thấy lẽ thật này. Ngược lại, họ còn chống đối. Đó là sự quỷ quyệt của kẻ thù.
Nếu Đấng Christ chỉ là Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc và Chúa, thì làm sao Hội thánh có thể được tạo ra cách thực tiễn? Đấng cứu rỗi không trực tiếp sản sinh Hội thánh; Chúa cũng không trực tiếp sản sinh Hội thánh. Để sản sinh Hội thánh, Đấng Christ cần là Linh ban-sự-sống. Muốn biết Đấng Christ là Linh ban-sự-sống, chúng ta không được dựa vào tâm trí vì tâm trí quá giới hạn nên không thể hiểu vấn đề này. Tuy không thể hiểu vấn đề này cách thấu suốt nhưng chúng ta có thể kinh nghiệm. Hãy kiểm tra kinh nghiệm của anh em. Kinh nghiệm hằng ngày của anh em là chứng rằng Đấng Christ mà anh em vui hưởng chính là Linh ban-sự-sống bên trong anh em. Không những chính Đấng Christ là kì diệu, huyền nhiệm, vô hạn và không dò lường được, mà ngay cả thức ăn chúng ta ăn hằng ngày cũng vượt quá sự hiểu biết của chúng ta. Dù không thể vận dụng tâm trí để biết rõ về thức ăn, nhưng chúng ta có thể biết hương vị của thức ăn qua kinh nghiệm. Qua kinh nghiệm, chúng ta biết thức ăn là gì. Đừng quan tâm đến diễn thuyết thần học. Những người tham dự vào những cuộc diễn thuyết như vậy bị mắc bẫy do vận dụng tâm trí thái quá. Chúng ta chỉ quan tâm đến Lời thuần khiết trong khải thị thần thượng và quan tâm đến kinh nghiệm riêng tư, thực tiễn của mình. Kinh nghiệm của chúng ta làm chứng rằng Đấng Christ mà chúng ta vui hưởng mỗi ngày chính là Linh ban-sự-sống. Anh em không có thực tại của Đấng sống động này bên trong mình sao? Đây chính là Đấng Christ mà chúng ta đang vui hưởng, kinh nghiệm và dự phần trong linh mình. Đó là Linh ban-sự-sống, tức là chính Đấng Christ. Vì thế, Đức Chúa Trời được hiện tân trong Đấng Christ, và Đấng Christ được thực tại hóa và được kinh nghiệm trong chúng ta là Linh ban-sự-sống.
Kinh nghiệm này dẫn đến Hội thánh. Càng kinh nghiệm Đấng Christ như vậy, chúng ta càng mong mỏi Hội thánh. Kinh nghiệm này tạo ra sự đói khát sâu xa bên trong. Trước kia, khi chưa ở trong các Hội thánh địa phương, chúng ta không thể xác định là mình đang đói khát điều gì. Nhưng sau khi bước vào Hội thánh, chúng ta nhận thấy rằng kinh nghiệm của chúng ta về Đấng Christ đã tạo ra một sự đói khát về nếp sống Hội thánh. Khi bước vào nếp sống Hội thánh, chúng ta được no đủ và thỏa mãn. Sự thỏa mãn ấy tạo ra trong chúng ta sự quý trọng sâu xa hơn về Đấng Christ, và rồi sự quý trọng ấy khiến chúng ta vui hưởng Ngài ngày càng hơn. Càng vui hưởng Đấng Christ, chúng ta càng mong mỏi nếp sống Hội thánh; càng mong mỏi nếp sống Hội thánh, chúng ta càng vào trong Hội thánh; và càng vào trong Hội thánh, chúng ta càng quý trọng và vui hưởng Đấng Christ. Đây là vòng tuần hoàn vinh hiển, và chúng ta có thể làm chứng rằng mình đang ở trong đó.
Mục đích của chức vụ này không phải để cung cấp kiến thức cho các thánh đồ mà để giúp họ mở mắt, mở trí, mở lòng và linh ra để nhìn thấy khải thị của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì chúng ta cung ứng cũng đều tương xứng với kinh nghiệm của mình. Ngày nay, chúng ta ở đây vì chứng cớ của Jesus là điều bắt nguồn từ kinh nghiệm đích thực về Christ là Linh ban-sự-sống.Vì thế, một lần nữa tôi nói rằng Đức Chúa Trời được hiện thân trong Christ; Christ được thực tại hóa và được kinh nghiệm như Linh ban-sự-sống, và kinh nghiệm Christ là Linh ban-sự-sống dẫn đến nếp sống Hội thánh. Hội thánh là Thân thể, sự biểu lộ và sự đầy đủ của Christ. Vì thế, Hội thánh phả có những sự biểu lộ địa phương. Hội thánh tổng quátlà Thân thể, sự đầy đủ của Đấng Christ, còn các Hội thán địa phương là những sự biểu lộ của Hội thánh tổng quátnày. Ngày nay, chúng ta đang ở trong các sự biểu lộ ấy. Ha-lê-lu-gia!