Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 4



ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT TRONG SÁCH KHẢI THỊ
Toàn bộ Kinh Thánh là sự khải thị về Đức Chúa Trời. Trong sách nầy có sự khải thị trọn vẹn và chung cuộc về Đức Chúa Trời là Ai. Đức Chúa Trời là tam nhất. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với từ liệu Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây là một vấn đề trọng đại trong sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong suốt các thế kỉ, phần lớn Cơ Đốc nhân không hoàn toàn nhận biết ý nghĩa của từ liệu Đức Chúa Trời Tam Nhất. Trong sách Khải Thị, là sách khải thị nhiều điều theo cách chung cuộc, chúng ta thấy điều gì đó sâu hơn, cao hơn, phong phú hơn và ngọt ngào hơn về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Chúng ta thấy rằng trong sách Khải Thị, sự khải thị về Đấng Christ và chứng cớ của Jesus đều mang tính chung cuộc. Trong bài này, chúng ta cần thấy rằng sự khải thị về Đức Chúa Trời Tam Nhất cũng chung cuộc.
Khải Thị 1:4 và 5 chép: “Nguyện anh em được ân điển, bình an từ nơi Đấng hiện có, đã có, và còn đến, cùng từ nơi bảy Linh ở trước ngai Ngài, lại từ nơi Jesus Christ là Chứng nhân thành tín, là Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết, và là Nguyên thủ của các vua trên đất! “Đấng hiện có, đã có, và còn đến” là Đức Chúa Trời Cha đời đời. “Bảy Linh” ở trước ngai Đức Chúa Trời là linh vận hành của Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời Linh. Jesus Christ, Đấng đối với Đức Chúa Trời là “Chứng nhân thành tín”đối với Hội thánh là “Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết”, và đối với thế giới là “Nguyên thủ của các vua trên đất” chính là Đức Chúa Trời Con. Đó là Đức Chúa Trời Tam Nhất. Là Đức Chúa Trời Cha đời đời, Ngài đã có trong quá khứ, Ngài đang ở trong hiện tại, và Ngài sắp đến trog tương lai. Là Đức Chúa Trời Linh, Ngài là Linh tăng cường gấp bảy cho sự vận hành của Đức Chúa Trời. Là Đức Chúa Trời Con, Ngài là “Chứng nhân”. Chứng cớ, sự biểu lộ của Đức Chúa Trời; “Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết” cho Hội thánh, là sáng tạo mới; và “Nguyên thủ của các vua trên đất” cho thế giới. Từ một Đức Chúa Trời Tam Nhất như vậy, ân điển và sự bình an được truyền vào trong các Hội thánh
.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG
Sách Khải Thị cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Toàn năng (1:8; 19:6,15). Trong ngôn ngữ Hê-bơ-rơ, danh xưng Đức Chúa Trời có nghĩa là Đấng quyền năng, Đấng mạnh mẽ. Nhưng sách Khải Thị, chúng ta thấy Đức Chúa Trời không những quyền năng mà còn Toàn năng. Ngài thật mạnh mẽ trong mọi mặt, trong mọi phương diện, trong mọi sự và đối với mọi người. Danh xưng của Đức Chúa Trời có nghĩa Ngài là Đấng Toàn năng.
A. Chúa
Đấng Toàn năng là Chúa. Chúa có nghĩa Ngài là Đấng sở hữu vũ trụ. Chúng ta có thể nói Ngài là chủ sở hữu của cả vũ trụ. Ngài là Đấng cai trị, là uy quyền trong vũ trụ này. Những gì chúng ta hay người khác nói đều vô nghĩa; chỉ những gì Đức Chúa Trời phán mới có ý nghĩa vì Ngài là Chúa. Khi Ngài phán: “Được” thì có nghĩa là được, và khi Ngài nói: “Không” có nghĩa là không. Đức Chúa Trời không những là Chúa, Ngài sở hữu và uy quyền, mà Ngài còn là Chủ. Cả vũ trụ, bao gồm các thiên sứ và toàn thể nhân loại, đều ở dưới Ngài. Chúng ta có một người Chủ đang sở hữu mình. Trước khi được cứu, tôi không biết tôi thuộc về ai. Nhưng nay tôi có thể nói lớn rằng: “Đức Chúa Trời là chủ của tôi, Đấng sở hữu tôi. Ha-lê-lu-gia, Ngài là Chúa của tôi!”
B. An-pha và Ô-mê-ga
Khải Thị 1:8 chép rằng Chúa là Đức Chúa Trời, là An-pha và Ô-mê-ga. Đức Chúa Trời đời đòi và Toàn năng, An-pha tức là bắt đầu để khởi nguyên, và là Ô-mê-ga, tức kết thúc để hoàn tất mục đích đời đời của Ngài. Trong Sáng Thế Kí, Ngài là An-pha, và bây giờ trong sách Khải Thị, Ngài là Ô-mê-ga. Ngài đã khởi xướng điều gì thì Ngài cũng sẽ hoàn tất điều ấy. Về mặt quản trị, Ngài tiếp tục vận hành trong vũ trụ; sự vận hành ấy bắt nguồn từ cõi đời đời và sẽ được hoàn tất (21:6).
C. Đấng hiện có, đã có, và còn đến
Đức Chúa Trời cũng là Đấng hiện có, đã có và còn đến. Đó là ý nghĩa của danh Giê-hô-va. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, Giê-hô-va có nghĩa “Ta là Đấng Ta là” Ngài là Đấng Ta Là có nghĩa Ngài là Đấng tồn tại từ đời đời đến đời đời. Danh xưng của Ngài , Đấng Ta Là, không những hàm ý rằng Ngài đang hiện hữu mà theo ý nghĩa tích cực, Ngài còn là mọi sự. Ngài là sự sống, ánh sáng và mọi điều tích cực khác. Anh em có cần sự sống không? Đức Chúa Trời là sự sống. Anh em có cần ánh sáng không? Đức Chúa Trời là ánh sáng. Anh em muốn được thánh biệt không? Đức Chúa Trời là sự thánh biệt. Đức Chúa Trời tồn tại từ đời đời đến đời đời, và Ngài là mọi sự. Đây là Đức Chúa Trời của chúng ta
Nhưng đã thấy, Đức Chúa Trời của chúng ta là tam nhất. Ngài là tam nhất có nghĩa Ngài là Cha, Con và Linh. Chúng ta không thể nào hiểu Đức Chúa Trời Tam Nhất cách thấu đáo vì Đấng Tam Nhất thần thượng vượt quá khả năng hiểu biết của chúng ta. Đừng vận dụng tâm trí của anh em thái quá. Thay vào đó, hãy vận dụng linh để nhận thức và kinh nghiệm Đức Chúa Trời Tam Nhất là Cha, Con và Linh
II. CHA
Trước hết, chính Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha. Cha không gì khác hơn là chính Đức Chúa Trời. Ngài là Cha có nghĩa Ngài là nguồn. Cha cũng là Chúa, và như 1:4 nêu rõ, Ngài là Đấng hiện có, đã có và còn đến.
III. LINH
Thứ tự của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong sách Khải Thị khác với thứ tự trong Ma-thi-ơ. Trong Ma-thi-ơ 28:19, thứ tự của Đức Chúa Trời Tam nhất là Cha, Con và Thánh Linh. Nhưng trong Khải Thị 1:4 và 5 thì thứ tự thay đổi. Bảy Linh của Đức Chúa Trời đứng thứ hai thay vì thứ ba. Điều này cho thấy tầm quan trọng về chức năng tăng cường của bảy Linh Đức Chúa Trời. Điểm này được xác quyết qua việc nhấn mạnh nhiều lần đến sự kiện Linh phán trong 2:7, 11, 17, 29; 3:6, 13, 22; 14:13; 22:17. Trong phần mở đầu của các Thư tín, chỉ Cha và Con được đề cập, và con người nhận được ân điển và sự bình an từ Cha và Con. Thế nhưng, ở đây, Linh cũng được đề cập mà từ Ngài, ân điển và sự bình an được truyền cho các Hội thánh. Điều này cũng nói lên nhu cầu thiết yếu của Linh vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời để chống lại tình trạng suy thoái của Hội thánh.
A. Bảy Linh của Đức Chúa Trời
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét trong sách Khải Thị, Linh lại chiếm vị trí thứ hai trong thứ tự của Đấng Tam Nhất thần thượng. Lí do là vì trong sách này, thời đại đã được thay đổi từ Con sang Linh. Trong sách Khải Thị, thời đại là thời đại của linh, và trong thời đại này. Linh đã được tăng cường.
Vì Linh trong 1:4 là Linh tăng cường của Đức Chúa Trời nên Ngài được gọi là bảy Linh. Bảy Linh chắc chắn là Linh của Đức Chúa Trời vì bảy Linh được xếp giữa Đức Chúa Trời Tam Nhất trong câu 4 và 5. Chúng ta không thể hiểu Kinh Thánh theo tâm trí thiên nhiên, giới hạn của mình. Theo quan niệm của chúng ta, cụm từ “bảy Linh” có nghĩa là bảy Linh riêng biệt. Nhưng điều này không có nghĩa như vậy. Số bảy ở đây không chỉ về bảy linh khác biệt mà chỉ về một Linh tăng cường gấp bảy.
Bảy là con số trọn vẹn trong sự chuyển động mang tính thời kì ban phát của Đức Chúa Trời, trong khi số 12 là số trọn vẹn trong sự quản trị đời đời của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời tạo dựng trái đất trong sáu ngày cộng với một ngày Sa-bát. Hơn nữa, có bảy thời kì ban phát trong Kinh Thánh. Vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời ngày nay, Hội thánh có số bảy. Trong sách Khải Thị, bảy ấn, bảy kèn và bảy bát đều vì sự chuyển động mang tính thời kì ban phát của Đức Chúa Trời. Cho nên, Linh gấp bảy là Linh tăng cường trong sự chuyển động ngày nay của Đức Chúa Trời. Ngài là bảy Linh của Đức Chúa Trời vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời.
Như số bảy là số trọn vẹn trong sự vận hành của Đức Chúa Trời thì bảy Linh là vì sự chuyện động của Đức Chúa Trời trên đất. Về thực chất và sự hiện hữu thì Linh của Đức Chúa Trời là một; về chức năng và công tác tăng cường trong sự vận hành của Đức Chúa Trời thì Linh của Đức Chúa Trời là gấp bảy. Điều này giống như giá đèn trong Xa-cha-ri 4:2. Về sự hiện hữu thì chỉ có một giá đèn, nhưng về chức năng thì còn bảy ngọn đèn. Vào thời điểm sách khải thị được viết, Hội thánh đã suy thoái, còn thời đại thì trở nên tối tăm. Vì vậy, cần đến Linh tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời vì chuyển động và công tác của Đức Chúa Trời trên đất. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với bóng đèn có ba mức độ; đó là những bóng đèn có thể được chỉnh theo ba độ sáng khác nhau. Khi không cần nhiều ánh sáng, chúng ta chỉnh đèn ở mức độ thứ nhất, nhưng khi cần thêm ánh sáng, chúng ta chỉnh đèn ở mức độ thứ nhất, nhưng khi cần thêm ánh sáng, chúng ta chỉnh đèn lên mức độ thứ hai hay thứ ba. Cũng vậy, bảy ngọn đèn trên giá đèn là ánh sáng được tăng cường gấp bảy. Trong bốn sách Phúc Âm, Linh của Đức Chúa Trời ở mức độ thứ nhất vì khi ấy không cần nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, sau khi Hội thánh bị suy thoái và thời đại trở nên vô cùng tối tăm, Thánh Linh cần phải được tăng cường gấp bảy. Bằng cách ấy, một Linh của Đức Chúa Trời đã trở nên Linh gây bảy. Về sự hiện hữu, như giá đèn trong sách Xa-cha-ri, Thánh Linh là một, nhưng về chức năng, Thánh Linh là bảy.
B. Bảy mắt của Chiên con
Bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy mắt của Chiên co (5:6; Xa. 3:9; 4:10). Mắt là để chúng ta di chuyển. Nếu bị mù, chúng ta di chuyển rất khó khăn. Ngày nay trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là Chiên con của Đức Chúa Trời; Ngài có bảy mắt. Bảy mắt của Chiên con là để canh chừng, quan sát và truyền dẫn. Khi tôi nhìn người nào thì có điều gì đó từ tôi được truyền vào trong người ấy. Chúng ta thường nói về việc yêu thương nhau; nhưng làm sao anh em biết người nào đó có yêu mình không? Tình yêu được truyền qua ánh mắt. Nếu anh em nhìn tôi một cách yêu thương thì đôi mắt ấy sẽ truyền tình yêu của anh em vào trong tôi. Khi Đấng Christ nhìn chúng ta bằng bảy mắt của Ngài thì mới đầu chúng ta có thể khiếp sợ. Tuy nhiên, bảy mắt ấy cuối cùng sẽ truyền yếu tố của Đấng Christ vào trong chúng ta
Ngày nay, Thánh Linh là bảy mắt của Đấng Christ. Nhiều Cơ Đốc nhân tranh luận rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời tách biệt với Đấng Christ, nhưng Kinh Thánh lại nói Thánh Linh là mắt của Đấng Christ. Anh em có nghĩ rằng mắt của mình tách biệt với chính mình không? Nói như vậy thật ngớ ngẩn. Khi tôi nhìn vào mắt của anh em là tôi nhìn anh em, và khi anh em nhìn tôi bằng đối mắt của anh em thì chính anh em nhìn tôi. Ánh mắt của một người bảy tỏ chính người ấy. Nói rằng Thánh Linh tách biệt với Đấng Christ là không theo khải thị thuần khiết của Lời Thánh. Làm sao chúng ta có thể nói mắt của một người tách biệt với chính người ấy? Không có chỗ để tranh luận về điều này. Chúng ta thấy Kinh Thánh nói Linh của Đức Chúa Trời ngày nay là mắt của Đấng Christ. Điều này đơn giản có nghĩa Linh là Đấng Christ. Mắt của tôi là chính tôi. Khi tôi nhìn anh em, mắt của tôi nhìn anh em. Nếu không có mắt, tôi không bao giờ có thể nhìn anh em. Vì vậy, là mắt của Đấng Christ, Linh không tách biệt với Đấng Christ. Ngài là mắt của Đấng Christ đang nhìn chúng ta. Kinh nghiệm của chúng ta chứng minh điều này. Hằng ngày, chúng ta cảm nhận có Đấng nào đó đang nhìn mình. Đấng ấy là Linh, tức là chính Đấng Christ. Nếu Linh không phải là Đấng Christ thì chúng ta đã cảm thấy có hai [thân vị], Linh và Đấng Christ, đang nhìn chúng ta. Nói rằng Linh tách biệt với Đấng Christ chính là móc mắt của Đấng Christ và tách rồi mắt ấy khỏi Ngài. Nói rằng Linh tách biệt với Đấng Christ ra và tách rồi mắt ấy khỏi Ngài. Nói rằng Linh tách biệt với Đấng Christ và Đấng Christ không phải là Linh là không có nền tảng Kinh văn. Chúng ta và mắt của mình là một thể nào thì Đấng Christ và Linh là một thể ấy. Đấng Christ của chúng ta không phải Đấng Christ đui mù. Ngài là Đấng Christ có bảy mắt. Ngài thường xuyên truyền yếu tố của Ngài vào trong chúng ta. Có những lúc Ngài quan sát chúng ta như một ánh đèn chiếu rọi, nói rằng: “Con làm gì đó? Con đang tranh cãi với chồng phải không? Hãy dừng lại!” Anh em chưa từng có kinh nghiệm như vậy sao? Hằng ngày, chúng ta kinh nghiệm một Đấng Christ đang canh chừng, quan sát và truyền dẫn như vậy. Sự canh chừng, quan sát và truyền dẫn này diễn ra qua mắt Ngài. Mắt của Ngài là Linh, và Linh đơn giản là chính Ngài. Nếu không tin, anh em sẽ hụt mất phước hạnh
C. Bảy ngọn đèn lửa trước ngai của Đức Chúa Trời
Bảy mắt cũng là bảy ngọn đèn lửa trước ngai của Đức Chúa Trời (4:5; Xa.4:2). Điều này thật khó hiểu. Đấng Christ thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời bằng sự chiếu sáng của bảy ngọn đèn lửa. Điều này là thật trong các Hội thánh ngày nay. Khi Đấng Christ nhìn thấu chúng ta, Ngài chiếu sáng trên chúng ta về thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời. Nhiều khi, đang lúc các trưởng lão trong các Hội thánh thảo luận nhiều vấn đề với nhau, họ cảm nhận là bảy ngọn đèn lửa đang chiếu sáng trên họ. Đây là Đấng Christ đang thu hành sự quản trị của Đức Chúa Trời qua sự chiếu sáng của bảy ngọn đèn lửa.
D. Sai xuống khắp đất
Bảy Linh của Đức Chúa Trời đã được sai xuống khắp đất (5:6). Dù chúng ta đi đâu, bảy mắt này cũng theo chúng ta. Thật ra, bảy mắt sẽ đi trước và chờ đợi chúng ta tại nơi chúng ta đến. Nhiều thánh đồ yêu dấu không hài lòng với Hội thánh tại một địa phương nào đó nên đã đến một địa phương khác, tưởng rằng ở đó sẽ tốt hơn. Nhưng khi đến địa phương mới, họ nhận thấy Linh đang chờ đợi họ. Một số người đã đến nhiều nơi mà lẽ ra không nên đến, và khi đến đó, Linh đón chào chúng ta và nói rằng: “Hãy trở về. Đừng ở lại đây”. Ngay nay, Linh đã được sai xuống khắp đất. Bây giờ, Ngài có mặt khắp mọi góc trái đất. Đó là Linh kì diệu của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
IV. CON
Sau khi nghiên cứu sách Khải Thị nhiều lần, tôi khám phá ra rằng sách Khải Thị chứa 26 điểm cho thấy Con là gì. Vì có 26 mẫu tự trong bản chữ cái, nên chúng ta có thể nói Đấng Christ là mọi mẫu tự từ A đến Z. Có thể dùng Ngài để tạo thành bất cứ chữ gì. Anh em muốn tạo thành chữ ánh sáng không? Ngài là á, n, h, s, á, n và g Với Đấng Christ, chúng ta có thể tạo ra bất cứ điều gì tích cực. Sau khi đã có từ ngữ, chúng ta có câu văn, đoạn văn, chương, và khi đã có chương, chúng ta có toàn bộ Kinh Thánh. Toàn bộ Kinh Thánh được soạn bằng Đấng Christ. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vắn tắt mỗi phương diện trong 26 phương diện trong 26 phương diện của Đấng Christ được tìm thấy trong sách Khải Thị
A. Jesus Christ
Con là Jesus Christ, Jesus là Giê-hô-va Đấng cứu rỗi, còn Christ là Đấng được xức đầu của Đức Chúa Trời để thực hiện cuộc gia tể của Đức Chúa Trời
B. Chứng nhân thành tín
Con là Chứng nhân thành tín (1:5; 3:14). Ngài là chứng nhân của Đức Chúa Trời. Dù Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng Ngài cũng là Chứng nhân của Đức Chúa Trời. Không có Ngài, chúng ta không thể biết, nhìn thấy hay có được Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được Ngài làm chứng.
C. Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết
Con là Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết (1:5). Trong vũ trụ, Đức Chúa Trời có hai sự sáng tạo bởi công tác thứ nhất của Ngài và sự sáng tạo bởi công tác thứ hai của Ngài. Tất cả chúng ta đều biết sự sáng tạo thứ nhất của Đức Chúa Trời nhưng không bao nhiêu người trong chúng ta quen thuộc với sự sáng tạo thứ hai của Ngài. Công tác thứ hai của Đức Chúa Trời là sự phục sinh. Trước hết, Đức Chúa Trời tạo dựng tất cả những vật hiện hữu; thứ hai, Ngài làm phục sinh một số điều đang hiện hữu này và đem chúng vào trong một phạm vi khác, một lĩnh vực khác, lĩnh vực phục sinh. Chúng ta đang ở trong sáng tạo thứ nhất của Đức Chúa Trời hay ở trong sáng tạo thứ hai của Ngài? Trong khi thân thể chúng ta ở trong sáng tạo thứ nhất của Đức Chúa Trời thì linh chúng ta ở trong sáng tạo thứ hai của Ngài. Linh của chúng ta đã được tái sinh. Điều đó có nghĩa là linh ấy đã được tái tạo. Vì thế, linh ấy thuộc về sáng tạo thứ hai của Đức Chúa Trời. Trong cả hai sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, Đấng Christ đều là đầu nhất. Cô-lô-se 1:15 chép rằng Christ là Đấng sinh đầu nhất trọng mọi vật thọ tạo, còn trong Khải Thị 1:5, chúng ta được biết Ngài là Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết. Ngài là người đầu tiên được sống lại từ kẻ chết, và chúng ta sẽ theo Ngài. Ở đây, cụm từ Đấng sinh đầu nhất từ trong kẻ chết về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Điều này biểu thị một khởi đầu mới. Trong sáng tại thứ nhất của Đức Chúa Trời, có một khởi đầu, và trong sáng tạo thứ hai của Ngài, có một khởi đầu, và trong sáng tạo thứ hai của Ngài, có một khởi đầu khác. Khi được tái sinh, chúng ta kinh nghiệm một khởi đầu mới trong sáng tạo thứ hai của Đức Chúa Trời.
D. Nguyên thủ của các vua trên đất
Con là Nguyên thủ của các vua trên đất (1:5). Theo lịch sử, anh em dùng lịch của người nào thì anh em phải thuận phục người ấy. Nếu người nào dùng lịch của một vị vua nào đó, người ấy phải ở dưới quyền cai trị vị vua này. Cũng vậy, mọi người đều ở dưới quyền của Jesus Christ vì họ dùng lịch của Ngài. Họ gọi đó là lịch quốc tế, nhưng thật ra đó là lịch của Đấng Christ. Làm như vậy, họ nhìn nhận Ngài là Nguyên thủ của họ một cách vô thức. Trong vũ trụ chỉ có một Nguyên thủ duy nhất. Toàn thể nhân loại ngày nay đều dùng lịch của Đấng Christ và ở dưới quyền cai trị của Ngài. Mọi người trên đất đều là dân của Ngài, và Ngài là nguyên thủ của tất cả các quốc gia. Jesus có thể nói với những người chống đối rằng: “Các người chống đối Ta, nhưng Ta sẽ làm cho các người trở nên dân của Ta. Ta sẽ khiến các người dùng lịch của Ta, và các người không thể không ở dưới quyền cai trị của Ta. Ta là nguyên thủ duy nhất trên đất”.
E. Con Đức Chúa Trời
Con là Con của Đức Chúa Trời (2:18). Là Con của Đức Chúa Trời, Ngài là chính Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời chân thật, có thần tính.
F. Con loài người
Con cũng là Con người (1:13). Là Con Loài người, Ngài là một người đích thực có nhân tính. Ngài vừa là Đức Chúa Trời thực sự vừa là con người đúng đắn
G.H và I. Đầu tiên và sau cùng, khởi đầu
và kết thức, An-pha và Ô-mê-ga
Con là đầu tiên và sau cùng (1:17; 2:8; 22:13), khởi đầu và kết thúc (22:13), là An-pha và Ô-mê-ga (22:13). Khi còn trẻ, tôi bị những từ liệu ấy làm bối rối, và nghĩ rằng những từ liệu ấy chỉ là lặp lại; khởi đầu, đầu tiên và An-pha là đồng nghĩa, còn kết thúc, sau cùng và Ô-mê-ga cũng đồng nghĩa. Nhưng đây không phải là vấn đề lặp lại, mà là những phương diện khác nhau. Là đầu tiên không nhất thiết có nghĩa anh em là khởi đầu. Là đầu tiên, đơn giản có nghĩa là anh em là đầu tiên và không điều gì trước anh em. Tuy nhiên, khởi đầu thì không chỉ có nghĩa anh em là đầu tiên mà còn có nghĩa là anh em đã bắt đầu một điều gì đó. Thế thì, sự khác nhau giữ An-pha và khởi đầu là gì? Điều gì đó có thể là khởi đầu, nhưng có thể không phải là nội dung, cũng không phải là sự tiếp tục. Là An-pha và Ô-mê-ga có nghĩa anh em là nội dung và sự tiếp tục trọn vẹn. Đấng Christ là An-pha và Ô-mê-ga, mẫu tự đầu tiên và sau cùng của bảng chữ cái Hi Lạp, cho thấy rằng Ngài cũng là tất cả những mẫu tự khác trong bảng chữ cái ấy. Đầu cũng là tất cá những mẫu tự khác trong bảng chữ cái ấy. Đầu tiên và sau cùng đơn giản là nói đến đầu tiên và sau cùng, không ngụ ý đến khởi đầu hay kết thúc. Để là khởi đầu và kết thúc, anh em phải có một hành động nào đó. Đấng Christ không những là đầu tiên mà còn là khởi đầu, khởi đầu của cuộc gia tể và sự vận hành của Đức Chúa Trời. Sự vận hành của Đức Chúa Trời đã bắt đầu và sẽ kết thúc với Đấng Christ. Đấng Christ cũng là nội dung và sự tiếp tục của sự vận hành của Đức Chúa Trời vì Ngài không những là khởi đầu và kết thúc mà còn là An-pha và Ô-mê-ga. Nói cách khác, Con, tức Jesus Christ, là mọi sự. Ngài là đầu tiên và sau cùng, là khởi đầu và kết thúc sự vận hành của Đức Chúa Trời, là nội dung và sự tiếp tục của bất cứ điều gì Đức Chúa Trời đang thực hiện. Vì các mẫu tự Hi Lạp từ An-pha đến Ô-mê-ga bao gồm tất cả những mẫu tự trong bảng chữ cái Hi Lạp, nên chúng ta có thể nói Đấng Christ là mọi mẫu tự để chúng ta tạo thành những từ ngữ, câu, đoạn văn, chương và sách. Ha-lê-lu-gia, Ngài là mọi sự!
J. Đấng Sống
Con, Đấng bao-hàm-tất-cả, là Đấng sống (1:18). Ngài đã chết, được sống lại và sống mãi mãi 
K. Đấng Thánh
Đấng sống ấy là Đấng thánh (3:7), Đấng có bản chất thánh của Đức Chúa Trời để thánh hóa.
L. Đấng chân thật
Christ cũng là Đấng chân thật (3:7), Đấng đích thực và có thật trong mọi phương diện.
M. Đấng thành tín
Trong 19:11, chúng ta thấy Christ là Đấng thành tín, Đấng xứng đáng được chúng ta tin cậy.
N. Đấng A-men
Con cũng là Đấng A-men (3:14). Danh xưng A-men có nhiều nghĩa khác nhau: thực tại, phải, xin được như vậy. Ngài là Đấng A-men mang nhiều ý nghĩa hơn là những gì chúng ta có thể diễn đạt. Chúng ta nói “A-men” thì có gì sai chứ? Nói như vậy chính là kêu danh Chúa. Khi nói “A-men”, chúng ta có ý muốn nói “Ô Chúa Jesus” Tất cả chúng ta hãy học tập nói “A-men”.
O. Khởi thủy cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời
Trong 3:14, chúng ta được biết Con là khởi thủy cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời. Đây là một khái niệm quan trọng. Nhiều dịch giả bị câu này làm bối rối. Một số người nói rằng Christ là Đấng khởi thủy, chứ không phải là sự khởi thủy. Tuy nhiên, ý nghĩa ở đây không phải là Đấng khởi thủy mà là sự khởi thủy. Christ là sự khởi thủy của hành động tạo đựng vũ trụ của Đức Chúa Trời.
P và Q. Cội gốc và hậu tử của Đa-vít
Con là cội gốc và hậu tự của Đa-vit (5:5; 22:16). Điều này có nghĩa Ngài vừa là cội gốc vừa là nhánh của Đa-vit. Một lần nữa, chúng ta lại thấy Ngài là mọi sự. Là cội gốc, Ngài là đầu tiên, khởi đầu; còn là An-pha và nhánh thì Ngài là sau cùng, kết thúc và Ô-mê-ga.
R. và S. Sư tử của chi phái Giu-đa và Chiên con
Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, Đấng Christ, Con là Sư tử của chi phái Giu-đa (5:5) và là Chiên con (5:6; 21:23; 22:1). Ngài là Sư tử - Chiên con. Đối với kẻ thù, Ngài là Sư tử; đối với chúng ta, những người được cứu chuộc, thì Ngài là Chiên con yêu quý, quý báu.
I. và U. Vua của các vua và Chúa của các chúa
Con và Vua của các vua là Chúa của các chúa (19:16). Vua của các vua chỉ về uy quyền của Ngài, và Chúa của các Chúa chỉ về quyền làm đầu của Ngài. Ngài là uy quyền và là đầu của cả vũ trụ.
V. Lời của Đức Chúa Trời
Con là Lời của Đức Chúa Trời (19:13), sự diễn đạt của Đức Chúa Trời. Vì Đấng Christ là Lời nên Ngài và Kinh Thánh là một. Đừng chỉ đọc Kinh Thánh mà không đọc Ngài, đừng chỉ tiếp xúc Kinh Thánh mà không tiếp xúc Ngài. Khi đến với Kinh Thánh, chúng ta phải nhận thức chính Ngài là Lời của Đức Chúa Trời.
W. Sao mai
Trong 22:16, chúng ta thấy Con là sao mai. Trong Ma-la-chi 4:2, Ngài được khải thị là Mặt trời, nhưng ở đây Ngài được bày tỏ là sao mai. Ngài là Mặt trời chủ yếu liên quan đến dân trên đất, nhưng Ngài là sao mai thì liên quan đến các tín đồ thức canh, chờ đợi. Đối với những người thức canh và chờ đợi Ngài trở lại, Chúa sẽ hiện ra như sao mai. Dù mong muốn nhìn thấy Ngài là Mặt trời, nhưng bây giờ tôi đang trông đợi Ngài là sao mai. Tất cả chúng ta đều yêu mến Ngài trong phương diện Ngài là sao mai, và Ngài sẽ hiện ra với chúng ta theo cách như vậy.
X. Đèn
Trong 21:23, Christ được khải thị là đèn, Đấng chứa đựng Đức Chúa Trời là ánh sáng. Ánh sáng chính là thể yếu của đèn, và đèn tỏa ra ánh sáng. Đức Chúa Trời là thể yếu của Christ, và Christ tỏa ra Đức Chúa Trời.
Y. Chồng
Trong 21:2, chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem Mới là vợ của Christ. Điều này hàm ý Christ là chồng, nhận những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc làm vợ.
Z. Thiên sứ khác
Cuối cùng, Christ là Thiên sứ khác (7:2; 8:3; 10:1; 18:1) được Đức Chúa Trời sai đến để thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước, nhiều lần Christ hiện ra với tư cách là Thiên sứ của Đức Giê-hô-va (CHÚA) (Xuất. 3:2-6; Quan. 6:11-24; Xa. 1:11-12; 2:8-11; 3:1-7), đến chăm sóc dân của Đức Chúa Trời. Bây giờ, trong sách này, Ngài lại là Thiên sứ được Đức Chúa Trời sai đến để thực hiện mục đích của Đức Chúa Trời.
Nếu đặt tất cả 26 điểm này lại với nhau, chúng ta có một khải tượng rõ ràng về Con là những gì. Cha và Linh là một với Con. Nếu Con không là nhiều điều như vậy, Cha đã không thể được biểu lộ cách đầy đủ và Linh không có gì nhiều để biểu lộ.
Còn—