Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Dưỡng Linh 7




SỰ CÁM DỖ-
No temptation has overtaken you except such as is common to man… —1 Corinthians 10:13
Chẳng có cơn cám dỗ nào đã chinh phục anh chị em mà vượt quá sức loài người
1 Cor. 10:13-BDM
Những thử thách (cám dỗ). đến với anh em, chẳng có điều nào quá sức loài người.- 1 Cor 10:13. BNC
-
Danh từ  Πειρασμός= peirasmos có thể dịch ra hai nghĩa là sự thử thách và sự cám dỗ.
Đối với chúng ta ngày nay, từ ngữ “cám dỗ” mang một ý nghĩa xấu xa, vì từ ngữ nầy đã bị chúng ta hiểu sai lầm. Chúng ta luôn luôn có khuynh hướng coi chữ “cám dỗ”  ngụ ý sự xấu xa.
Bạn ơi, sự cám dỗ, tự nó không phải là tội lỗi. Sự cám dỗ là một sự việc chúng ta bị buộc phải đối diện bằng tính cách của con người chúng ta. Khi bạn bị cám dỗ thì không có nghĩa bạn đáng là người xấu hổ và đáng bị người khác khinh thường.

Bản chất bên trong của một người,  tức những gì anh ta sở hữu ở bên trong phần tâm linh của mình, xác định những gì anh đang bị cám dỗ ở bên ngoài. Có nghĩa sự cám dỗ từ sa- tan phù hợp với bản chất thực sự của con người bị cám dỗ.  Những hình thức cám dỗ sẽ làm phát lộ các khả năng bản chất của một người tín đồ. Mỗi một người tín đồ thực sự xác định hoặc thiết lập mức độ sự cám dỗ của chính mình, bởi vì cám dỗ hay thử thách sẽ đến với anh phù hợp với mức độ bản chất bên trong của anh. Đồng thanh tương ứng, đồ khí tương cầu như vậy.
Trong sách Nhã ca có bày tỏ kẻẻ thù tấn công cám dỗ, thử thách người tìm kiếm của Chúa vào buổi ban đầu là những con chồn nhỏ, yếu ớt. Nhưng khi người tìm kiếm Chúa là Su-la-mít đã trưởng thành, thì kẻ thù là beo là sư tử mạnh mẽ. Tín đồ trẻ con đối đầu sự cám dỗ khác với sự cám dỗ mà người trưởng thành thuộc linh chịu đựng.
Cho nên, nhiều người trong chúng ta bị một số đối tượng cám dỗ mà đáng lẽ ra chúng ta không bao giờ phải chịu đựng chúng. Tại sao? Điều đơn giản là vì chúng ta đã từ chối không để cho Đức Chúa Trời nâng chúng ta lên một bình diện cao hơn, nơi đó chúng ta sẽ phải đối mặt với những loại cám dỗ, những loại hình thử thách khác, cao cấp hơn..
Bạn muốn cứ miệt mài trong nếp sống đồng hoang để chịu các loại cám dỗ là lắm bằm với Chúa, bị cám dỗ thèm ăn thịt cá, dưa chuột, dưa gang…những lạc thú trần gian chăng? Hay bạn muốn vào xứ thánh để đối đấu nhưng tấn công, những cám dỗ, nhửng thử luyện khắc nghiệt từ những loại dân giềnh giàng?
Hễ còn sống trong thân thể hay chết nầy, chúng ta còn phải bị cám dỗ dài dài. Nhưng bạn muốn chịu cám dỗ ở đâu? Trong hoang mạc khô cằn hay trong đất hứa màu mỡ??
MK.16-9-2016