CÁC PHÁT KIẾN KHẢO CỔ HỌC
Phải nói thêm rằng có lẽ các nền văn minh cổ đã được phát kiến trong vùng phụ cận Ni-ni-ve và nhiều chỗ khác nữa, vốn là tàn tích của dòng giống tiền A-đam như đã đề cập. Dường như trong nhiều khúc sách trong Thánh Kinh, đã có nói bóng gió rằng một vài người vẫn còn tồn tại cả trong thời Thánh Kinh được viết ra, có lẽ vốn thuộc về các giống người tiền A-đam như thế. Những người đó có thể là người Ra-pha-im, người Xam-xu-nim, và người Ê-mim.
Hãy nhìn qua 14:5 và Phục 2:20-21; 3:11. Những lời bóng gió trong mấy khúc sách này có hơi tối nghĩa, nhưng dường như gợi ý rằng còn có những tồn tại của một giống người khác hơn dòng giống của A-đam. Nếu quả đúng như thế, thì các nền văn minh sớm hơn, mà đến nay vẫn chưa khám phá được có lẽ vốn là của chính họ. Chẳng một ai nên lo sợ chút gì về bất kỳ một phát kiến nào mà các nhà khảo cổ học có thể thực hiện, vì nếu có tìm thấy là đã có nhiêu nền văn minh nhiều ngàn năm sớm hơn thời của Chúa Cứu Thế, thì cũng sẽ chẳng có xung khắc, mâu thuẫn nào với những gì Thánh Kinh thực sự truyền dạy về thời cổ đại của con người - của dòng giống A-đam.
CA-IN LẤY VỢ Ở ĐÂU?
Tại hầu như bất cứ nơi nào tôi đã đến viếng khi đi vòng quanh thế giới, tôi đều dành cho những người hoài nghi và nhiều giới khác nữa một cơ hội để đặt câu hỏi trong một hoặc hai buổi họp mặt. Tôi nghĩ là mình chưa hề hướng dẫn một buổi họp mặt có người thắc mắc đặt câu hỏi mà lại chẳng có người nào đặt câu hỏi: “Ca-in đã lấy vợ ở đâu?” Đây có vẽ là câu hỏi tâm đắc của những người không tin Chúa, thuộc một giai cấp nào đó. Tôi cũng từng gặp nhiều thanh niên là Cơ-đốc nhân rất lúng túng và vô cùng bối rối về câu hỏi này. Thế nhưng nếu ta nghiên cứu thật kỹ quyển Thánh Kinh của mình và chú ý thật chính xác những gì sách ấy dạy, thì thật ra, câu hỏi ấy chẳng có gì khó khăn lắm.
Người chưa tin Chúa luôn luôn khẳng định rằng Thánh Kinh chép: “Ca-in đến ở xứ Nốp và lấy (cho mình một người) vợ”. Nhưng thật ra, Thánh Kinh đã chẳng hề nói như thế. Một người chưa tin Chúa ở Edinburgh từng đến, khẳng định với tôi rằng Thánh Kinh đã chép như thế, và khi tôi bảo với anh ta rằng không, anh ta đã đề nghị đánh cá với tôi một trăm bảng Anh là có. Câu Thánh Kinh đó đã chép như vầy:
“Ca-in bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va, và ở tại xứ Nốp, về phía Đông của Ê-đen. Đoạn Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê-nóc” (Sáng 4:16-17).
Thế thì vợ của Ca-in là ai, và ông đã gặp nàng ở đâu? Trong 5:3-5chúng ta được biết A-đam với đời sống trường thọ của ông đến 930 tuổi, đã sanh nhiều con trai, con gái. Rất có thể rằng Ca-in đã kết hôn với một trong số đông đảo các con gái của A-đam đó.
Thế chắc có người sẽ nói: “Vậy là Ca-in đã kết hôn với em gái mình!” Vâng, quả là như thế; và đó là lẽ tất nhiên, một điều cần thiết. Nếu toàn thể dòng giống A-đam là hậu duệ của chỉ một đôi vợ chồng duy nhất mà thôi, thì các con trai con gái của ông bà phải kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi nhân loại đã tăng nhiều, thì những người nam phải lấy chính em gái mình không còn cần thiết nữa; và nếu tập quán ấy cứ tiếp tục thì hậu quả sẽ có hại cho nòi giống.
Dĩ nhiên, ngay đến việc kết hôn giữa anh chị em họ với nhau hiện nay vẫn còn gây nhiều hậu quả đáng sợ. Có nhiều nơi trên thế giới, do dân chúng phần lớn bị trở ngại không tiếp xúc được với người khác, việc kết hôn giữa anh chị em họ với nhau vẫn thường xảy ra, mà các hậu quả sinh lý và tâm lý đều rất xấu. Nhưng vào buổi bình minh của lịch sử loài người, việc kết hôn như thế không có gì nguy hiểm. Mãi rất muộn đến thời của Áp-ra-ham, vị tộc trưởng ấy vẫn còn cưới em gái cùng cha khác mẹ với mình (20:12).
Tuy nhiên, khi loài người trở nên đông đúc và những cuộc hôn nhân như thế không còn cần thiết nữa; và khi kèm theo đó lại có nhiều nguy hiểm, thì Đức Chúa Trời đã có lệnh truyền đặc biệt cấm hẳn việc anh chị em ruột kết hôn với nhau (lê-vi 18:9). Giờ đây, kết hôn như thế sẽ là có tội, vì đó là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, vào buổi bình minh của nhân loại, khi những người nam người nữ duy nhất cư trú trên đất đều là anh chị em với nhau, thì việc làm ấy là không có tội. Ngày nay, những cuộc hôn nhân như thế sẽ là tội ác - tội loạn luân - nhưng chúng ta không thể kéo lui cách lý luận theo các điều kiện hiện ngay trở về thời của buổi bình minh của lịch sử nhân loại để phê phán các hành động đã được thực hiện hồi đó bằng các điều kiện và luật lệ hiện hữu.
Nếu chúng ta phải vứt bỏ phần ký thuật này của Thánh Kinh đi để chấp nhận thuyết tiến hoá về nguồn gốc của nhân loại, thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề này chút nào, vì trong trường hợp đó, các tổ tiên nguyên thuỷ của chúng ta vốn là thú vật, và cha mẹ của loại người phải là hậu duệ của cùng một cặp vợ chồng thú vật, anh em chị em cũng đều là thú vật cả. Cho dù có lấy thuyết nào về căn nguyên của loài người, chúng ta đều bị bắt buộc phải đi đến kết luận rằng vào hồi nguyên thuỷ của lịch sử loài người, nhất thiết phải có việc kết hôn giữa con cái của cùng một đôi vợ chồng.
Để tóm tắt cả lại, Ca-in đã cưới một trong số rất nhiều con gái của A-đam và Ê-va, và điều bí mật không tài nào xâm nhập được rằng nhiều chuyện quái dị đã xảy ra chung quanh vấn đề Ca-in đã tìm được vợ ở đây, thì đã được nhận thấy là chẳng có gì bí mật cả.
ĐỨC CHÚA TRỜI TRUYỀN CHO ÁP-RA-HAM DÂNG Y-SÁC
LÀM CỦA LỄ THIÊU
LÀM CỦA LỄ THIÊU
Có một trong những phản bác thường được đưa ra để chống lại Thánh Kinh, ấy là “Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho Áp-ra-ham phải dâng con trai mình là Y-sác lên làm một của lễ thiêu”. Người ta bảo rằng cây chuyện này biện minh cho tập tục đáng ghê tởm là dâng con người lên làm sinh tế. Cách đây chưa lâu, khi có một người điên thật sự giết con trai mình để dâng lên làm sinh tế cho Đức Chúa Trời, thì những kẻ ngoại đạo đã phao đồn xa rộng rằng chính Thánh Kinh, trong câu chuyện của Áp-ra-ham và Y-sác, đã bảo đảm và phải chịu trách nhiệm cho hành động kia.
Nhiều Cơ đốc nhân đã rất bối rối, lúng túng vì câu chuyện này. Chúng ta phải làm thế nào để cất đi chỗ khó hiểu rõ ràng này? Nó có thể được giải quyết dễ dàng và cất đi y như cách thức mà phần lớn những điều khó hiểu trong Thánh Kinh đã có thể được giải quyết và cất đi, tức là bằng cách chú ý xem đúng ra thì Thánh Kinh đã nói gì.
“DÂNG NÓ LÊN” CHỨ KHÔNG PHẢI “GIẾT NÓ”
Trước hết, cần lưu ý là chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh chép rằng Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham giết Y-sác cả. Các kẻ thù Thánh Kinh luôn luôn nói rằng Đức Chúa Trời truyền lệnh cho Áp-ra-ham giết Y-sác, nhưng đó không phải là điều Thánh Kinh thật sự chép. Điều Thánh Kinh chép chính xác là Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham “dâng đứa con làm của lễ thiêu” (Sáng 22:2). Dịch đúng nguyên văn là Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham “dâng nó lên (trên bàn thờ) làm một của lễ thiêu”.
Áp-ra-ham chỉ được lệnh phải đặt Y-sác lên bàn thờ như một của lễ dâng trọn vẹn cho Đức Chúa Trời mà thôi. Chẳng hay Đức Chúa Trời có sẽ đòi hỏi ông phải đi xa hơn nữa là giết con trai mình đi sau khi đã đặt nó lên bàn thờ để dâng nó cho Đức Chúa Trời, thì ông không biết. Tất cả những gì Đức Chúa Trời đã truyền cho ông phải làm, là “đặt nó lên bàn thờ”, sẵn sàng để giết nó và thiêu nó đi, nếu Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi như thế.
Nhưng Đức Chúa Trời đã có đòi hỏi như thế không? Phần ký thuật tuyên bố minh nhiên rằng Ngài đã không có đòi hỏi như thế. Trái lại, rõ ràng là Ngài đã ngăn cấm việc thật sự giết Y-sác (22:11-12). Lệnh truyền đầu tiên của Đức Chúa Trời không phải là giết Y-sác mà chỉ dâng ông lên mà thôi vốn đã rõ ràng như ban ngày căn cứ vào sự kiện chúng ta được bảo cho biết một cách minh nhiên rằng Áp-ra-ham đã làm đúng theo điều Đức Chúa Trời đã truyền cho ông phải làm, tức là “dâng Y-sác”. Câu viết trong Thánh Kinh là “Áp-ra-ham dâng Y-sác” (Hê-bơ-rơ 11:17) nghĩa là Áp-ra-ham đã làm đúng điều ông đã được bảo là phải làm, nhưng Áp-ra-ham đã không có giết Y-sác, là điều ông không được dạy là phải làm.
Thế thì, đã rõ ràng là lệnh truyền của Đức Chúa Trời là phải dâng lên, không phải là một lệnh truyền phải giết. Câu chuyện theo như Thánh Kinh kể lại không phải là thoạt đầu Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham phải giết Y-sác rồi thiêu đi, và rồi sau đó, khi thấy rằng Áp-ra-ham rất sẵn sàng làm chính việc ấy, thì Ngài mới rút lại lệnh truyền ấy và cung cấp một chiên con để thế chỗ cho Y-sác. Câu chuyện của Thánh Kinh kể lại, là Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham hãy đưa Y-sác lên bàn thờ để dâng Y-sác cho Ngài như một của lễ trọn vẹn, và Áp-ra-ham đã thật sự làm điều ông đã được truyền dạy phải làm. Mà làm như thế, thì cả trong ý định nguyên thuỷ của Đức Chúa Trời lẫn trong việc thực thi lệnh truyền đó, đều chẳng có dính dáng gì tới chuyện giết Y-sác cả.
VẤN ĐỀ CẤM DÂNG CON NGƯỜI LÀM SINH TẾ
Thế thì câu chuyện trên không hề biện minh cho việc dâng con người làm sinh tế theo nghĩa là thật sự giết một nạn nhân (con sinh) là con người. Trái lại, cả sức mạnh của phần ký thuật đã chống lại một của lễ như thế. Thay vì là truyền lệnh, nó rõ ràng là đã bị cấm. Tuy nhiên, nó biện minh cho việc tự hiến thân chúng ta trọn vẹn cho Đức Chúa Trời, như “một của lễ sống” (Rô-ma 12:1).
Thánh Kinh tiếp tục kể cho chúng ta nghe rằng lúc Áp-ra-ham sắp vượt quá việc dâng con trai mình lên, là điều đã được truyền dạy rõ ràng, và sắp giết con mình, là việc ông không được truyền dạy phải làm, thì Đức Chúa Trời đã can thiệp và ngăn cấm. Đức Giê-hô-va đã sai chính thiên sứ Ngài đến để nói bằng tiếng phán từ trời xuống mà tai người có thể nghe được, cấm làm đổ máu của Y-sác.
“Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sáng 22:12 - thiên sứ của Đức Giê-hô-va đã từ trời phán xuống như thế. Thế thì, thay vì khuyến khích việc dâng con người làm sinh tế, câu chuyện này đã tích cực và công nhiên cấm việc làm ấy một cách nghiêm khắc nhất. Cho nên tất cả khó khăn của chúng ta liên quan với phần ký thuật này đều tan biến khi chúng ta mở to đôi mắt ra, đọc thật kỹ phần ký thuật và chú ý xem đúng ra nó dạy gì.