Thế thì, điều Giô-suê truyền cho mặt trời làm, là lần nữa, trì hoãn ở nửa lưng trời, và đó là điều đã được chép lại là việc mặt trời đã làm. Trên trời có hai phân nửa, một nửa được chúng ta nhìn thấy là ở phía bên này, và một nửa được chúng ta nhìn thấy là ở phía bên kia của trái đất. Tiền trí từ Hy-bá-lai văn đã được dịch ra là “ước” nguyên vó nghĩa là “độ chừng” hay “đại khái”. Do đó, gộp chung các sự kiện trên đây lại thì điều mà câu chuyện này kể lại trên đường chân trời mà người ta nhìn thấy được là cả một ngày.
Rõ ràng nói như thế có nghĩa là nói rằng cái biến cố đã xảy ra ngày hôm ấy gần Ga-ba-ôn, trong trũng A-gia-lôn, là điều vẫn xảy ra nhiều ngày mỗi năm tại Bắc cực, tức là mặt trời vẫn còn được nhìn thấy ở chân trời trọn hai mươi bốn giờ. Phương pháp để thực hiện việc ấy đã không được nói cho chúng ta biết. Có thể đó là việc một địa cực đã có hơi nghiêng xuống sâu hơn một chút, hay cũng có thể là do sự khúc xạ của các tia sáng, hoặc bằng một trong nhiều cách khác nữa mà chúng ta không thể phỏng đoán. Chắc chắn là chẳng có gì cần thiết phải có một sự đổ vỡ, một tai nạn xảy ra trong cái vũ trụ vật lý của chúng ta như những kẻ phản bác đã tưởng tượng.
Còn chẳng hay một việc như thế đã có xảy ra hay không, thì đó là một vấn đề của sử ký. Phần sử ký trong sách Giô-suê mà chúng ta có lý do để tin lẽ thật, đã nói là có như thế. Đó là một sự kiện quan trọng mà sử ký ngoài Thánh Kinh cũng từng gợi ý y như thế. Herodorus, một đại sử gia người Hy-lạp kể lại cho chúng ta rằng các tư tế người Ai-cập từng cho ông ta xem một câu chuyện chép về một ngày thật dài. Các sách Trung Hoa kể rằng đã có một ngày như thế dưới thời trị vì của hoàng đế Yeo của họ, là người được cho là đồng thời với Giô-suê. người Mễ-tây-cơ cũng có một câu chuyện chép rằng mặt trời đã dừng lại một ngày trọn trong năm được cho là trùng hợp chính xác với năm mà Giô-suê đang đánh giặc tại xứ Palestine.
Đã chẳng có gì thật sự quan trọng chứng minh rằng đã không có một ngày như thế. Cho nên sau khi đã khảo sát thật kỹ, “cái thí dụ nổi bật hơn hết về điểm dị biệt giữa Thánh Kinh và khoa học” này đã được nhận thấy không hề là một thí dụ về một điểm dị biệt giữa Thánh Kinh với khoa học, hoặc thậm chí là giữa Thánh Kinh với sử ký nữa.
Đã có lý thuyết được đưa ra là mấy chữ đã được dịch ra là “Hãy dừng lại” theo nghĩa đen là “hãy im lặng” phải được lý giải rằng câu ấy có nghĩa là Giô-suê đã truyền lệnh cho mặt trời hãy im lặng theo nghĩa là phải cầm giữ ánh sáng của nó lại, và việc đã xảy ra nhân cơ hội ấy không phải là việc một ngày đã được kéo dài thêm, nhưng là một ngày tối tăm nên Giô-suê đã có lợi thế để thực sự hành quân vào ban ngày, là lúc phải có ánh sáng.
Lẽ dĩ nhiên, nếu đây là cách lý giải đúng câu “Hãy dừng lại” thì mọi khó khăn của đoạn sách này đều tan biến cả. Thế nhưng, nếu cách lý giải này là điều khả dĩ chấp nhận được, ta sẽ khó thấy được phải làm thế nào để hoà giải phần thuật sự khác với lý thuyết này. Và như đã thấy, cái lý thuyết cá biệt này không nhất thiết đã cất được hết mọi khó khăn trong đó.
Lẽ dĩ nhiên, dù sao thì đây cũng là một phép lạ, nhưng chẳng hề có ai tin vào một Đức Chúa Trời vốn là Đấng Tạo Hoá của toàn thể vũ trụ vật chất này, và một Đức Chúa Trời đã từng được chứng minh trong lịch sử là đã khiến Chúa Cứu Thế Giê-xu từ chết sống lại, lại bị va váp chỉ vì sự kiện về một phép lạ. Chúng ta tin vào một Đức Chúa Trời có quyền làm phép lạ.
ĐÊ-BÔ-RA CA TỤNG KẺ SÁT NHÂN GIA-ÊN
Người ta thường dẫn chứng để chống lại nguồn gốc của Thánh Kinh vốn từ Đức Chúa Trời rằng bộ sách ấy bênh vực và đề cao việc Gia-ên đã lừa dối để giết Si-sơ-ra, và bất cứ một quyển sách nào bênh vực cho một hành động tàn ác và lường gạt như thế đều không thể có tác giả là Đức Chúa Trời.
Câu trả lời thật đơn giản cho thắc mắc này, là Thánh Kinh chẳng bênh vực cũng chẳng đề cao hành động của Gia-ên. Thánh Kinh chỉ ghi lại hành động ấy với tất cả chi tiết mà thôi. Bộ sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra, vị nữ tiên tri đang làm quan xứ cho dân Y-sơ-ra-ên vào thời đó (Các quan xét 4:4) đã nói tiên tri rằng Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một phụ nữ (4:4). Sách ấy cũng ghi lại sự kiện bà Đê-bô-ra và ông Ba-rác, trong hoan ca tán tụng Đức Giê-hô-va của họ sau khi họ được giải phóng khỏi ách áp bức tàn bạo của Si-sê-ra, đã nói rằng “Nguyện cho Gia-ên, vợ Hê-be, người Kê-nít. Được phước giữa các người đàn bà! Nguyện người được phước giữa các đàn bà ở trong trại!” (Các quan xét 5:4).
Tuy nhiên, đã chẳng có chỗ nào khác trong phần ký thuật của Thánh Kinh nói bóng gió gì về việc Đê-bô-ra và Ba-rác đã nói như thế là do Đức Chúa Trời cảm thúc (linh cảm) trong bài ca cảm tạ và tán tụng ấy. Khi Thánh Kinh đề cập bà Đê-bô-ra với cương vị nữ tiên tri thì bộ sách ấy đã chẳng hề phải chịu trách nhiệm về mọi hành động và lời nói của bà Đê-bô-ra nhiều hơn là phải chịu trách niệm về mọi hành động và lời nói của Ba-la-am, người cũng đã được đề cập là “mọi tiên tri” (2Phi-e-rơ 2:16). Trong tất cả các khúc sách mà Thánh Kinh đề cập Ba-la-am như một nhà tiên tri, thì đều đề cập việc ông ta đã bị quở trách vì các tội lỗi mình.
Thánh Kinh không hề dạy rằng mọi lời nói ra của tất cả các nhà tiên tri đều là lời được linh cảm của Đức Chúa Trời. Trái lại, Thánh Kinh ký thuật rằng có một nhà tiên tri đã nói dối (xem 1Các Vua 13:11-18). Chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh biện minh cho hành động của Gia-ên. Sách ấy chỉ ghi lại hành động đó mà thôi. Thánh Kinh ghi lại lời của Đê-bô-ra và Ba-rác ca tụng hành động ấy nhưng đã không có chỗ nào nhận trách nhiệm về lời ca ngợi ấy. Do đó, chúng ta không nhất thiết phải cố tìm cách biện minh cho tất cả các chi tiết của cách ăn ở cư xử của Giô-ên, và lẽ tất nhiên cũng chẳng cần chi phải biện minh cả cho cách ăn ở cư xử nói chung của bà nữa.
Thế nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên phê phán bất công đối với Gia-ên. Chúng ta không thể phê phán bà bằng ánh sáng của đạo đức học trong Tân ước kinh, vì bà đã sống khoảng ba trăm năm trước Chúa Cứu Thế. Bà đã sống trong một thời đại của sự bạo tàn. Hơn nữa, bà phải đối phó với một kẻ áp bức tàn ác đang gây tàn hại trong dân sự. Đây là một thời kỳ chiến tranh - một trận chiến tranh không diễn ra với các ý niệm hiện đại về chiến tranh- nên chúng ta phải phê phán bà dưới làn ánh sáng của các hoàn cảnh trong đó bà đang sống. Tuy nhiên, cho dù cách hành xử của bà có lẽ không thể biện minh đi chăng nữa, nó vẫn không hề ảnh hưởng chút nào đến sự kiện đã được kiểm chứng về nguồn gốc của Thánh Kinh là từ Đức Chúa Trời. Bộ sách ấy đã tuyệt đối không tìm cách bênh vực cho bà; nó chỉ mô tả cách hành xử của bà mà thôi.
SINH TẾ BẰNG CON CÁI GIÉP-THÊ
Truyện tích về con gái Giép-thê như đã được ghi lại trong Thánh Kinh, đã gây nhiều khó khăn cho một số người nghiên cứu Thánh Kinh nông nổi cũng như cho nhiều nhà phê bình bộ sách ấy. Chúng ta thường bị chất vấn: “Ta có thể biện minh như thế nào cho việc Giép-thê thiêu con gái mình như một sinh tế cho Đức Giê-hô-va?”
Để trả lời, trước hết, thiết tưởng chúng ta cần nó là đã chẳng có chỗ nào chép rằng Giép-thê đã thiêu con gái ông. Chúng ta được cho biết là Giép-thê đã thề nguyện như thế.
“Hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra hầu hết đặng đến đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu” (Các quan xét 11:31). Từ ngữ đã được dịch ra là “của lễ thiêu” không nhất thiết hàm ý là thiêu. Đã chẳng có chỗ nào chép rằng con gái của Giép-thê đã thật sự bị giết rồi đem thiêu. Đoạn sách kể lại những gì đã thật sự được thi hành đối với cô ta có phần tối nghĩa, và nhiều người nghĩ rằng cô ta đã được cha mình hiến dâng như một của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời bằng cách sống đồng trinh trọn đời (Các quan xét 11:37-39).
Nhưng dù có cho rằng cô ta đã thật sự bị giết rồi đem thiêu như nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh vô tư tin tưởng tuy Thánh Kinh không thật sự chép rằng cô ta đã bị đối xử như thế - thì cũng chẳng có gì là cần thiết để phải bào chữa cho hành động của Giép-thê. Chúng ta không hề bị đòi hỏi phải bênh vực cho bất luận một hành động sai trái nào của toàn thể các công cụ bất toàn mà Đức Chúa Trời đã nhận thấy là thích dụng nhằm giúp đỡ cho dân sự Ngài do ân điển và lòng nhân từ thương xót kỳ diệu của Ngài.
Đã chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh bênh vực cho hành động của Giép-thê. Nếu Giép-thê quả thật có giết con gái ông, thì chỉ vì ông đã hấp tấp thề nguyện mà chẳng hề được Đức Chúa Trời chỉ bảo hay bất buộc là phải làm như thế; và sau khi đã thề nguyện như thế rồi, thì ông lại tiếp tục trong việc làm sai trái ấy để thực hiện lời thề nguyền trắng trợn ấy. Trong trường hợp này thì toàn thể câu chuyện, thay vì là một điều bảo đảm cho vấn đề dâng sinh tế bằng con người, vốn chỉ có ý hướng là một bài học cho những lời thề nguyện hết sức dại dột và hấp tấp do sự nhiệt thành của xác thịt mà thôi.