Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Con Sông Trong Tương Quan Đến Cái Ngai Và Bàn Thờ

Image result for photo of the river out of the altar in Ezekiel

Exechien 47:1, “Kế đó, người dẫn ta đem ta về cửa nhà; và nầy, có những nước văng ra từ dưới ngạch cửa, về phía đông; vì mặt trước nhà ngó về phía đông; và những nước ấy xuống từ dưới bên hữu nhà, về phía nam bàn thờ”.
Exechien 1:26, “Bên trên vòng khung giãi trên đầu các vật sống, có hình như cái ngai, trạng nó như là bích ngọc; trên hình ngai ấy có hình như người ở trên nó”.


Trước hết mọi sự hãy ghi nhận rằng con sông ra từ ngôi nhà chảy xuống đến phía nam bàn thờ. Trong chương trước tôi đã chỉ tỏ rằng, nếu anh em phải vẽ một sơ đồ hay kế hoạch toàn khu vực đền thờ như được miêu tả trong sách Exechien, anh em tìm thấy rằng khu vực đó là một hình vuông lớn, và nếu anh  em vẽ các đường chéo góc từ góc nầy đến góc kia, điểm mà chúng giao nhau, ở ngay giữa hình vuông, đánh dấu địa vị của bàn thờ. Như anh em biết, tường của toàn thể khu vực đền thờ là 6 thước mộc( o,45x 6) chiều rộng và 6 thước mộc chiều cao. Anh em sẽ bị một điều gây ấn tượng—đó là tính cách bao la của khu vực khi so với đền thờ thực, và đặc biệt với nơi thánh bên trong. Đền thờ hay ngôi nhà, là vật có giá trị và ý nghĩa tự tại—đó là, mọi sự gộp lại vào trong đó, nhưng khu vực bao quanh đền, nó được thánh hóa hay biệt riêng, là một khu vực rộng rãi và có một khoảng cách rất đáng kể giữa ngôi nhà của Đức Chúa Trời và thế giới bên ngoài.

Khoảng Cách Giữa Hội Thánh Và Thế Giới:
Hãy để cho điều đó nói với anh em điều phải nói. Thế giới không được ở quá gần. Nhà Đức Chúa Trời không được ở quá gần thế giới theo một nghĩa sai trật. Một số người như nghĩ rằng sự có mặt khoàng cách đó, khu vực đó, khoảng cách phân rẽ rộng lớn đó, ngụ ý làm mất mát ảnh hưởng. Nhưng anh em càng gần thế giới, anh em càng đưa thế giới vào hội thánh, ngược lại càng xa thế giới, sự kiến hiệu của anh em trên thế giới càng lớn. Đó là nguyên tắc của Lời Đức Chúa Trời. Chúa Jesus là chính hiện thân và nhân hóa của đền thờ Đức Chúa Trời, nơi thánh của Đức Chúa Trời, nhà của Đức Chúa Trời và chắc chắn, đang khi Ngài còn bước đi giữa thế giới nầy, đã có một khoảng cách lớn lao giữa Ngài và thế giới nầy không? Ai có thể vượt qua trừ ra đã được tái sinh. Thậm chí dân chúng nam nữ thời Ngài, đã không hiểu Ngài. Họ đã không có thể vượt qua trong tâm trí, trong sự thông minh, trong sự hiểu biết hay trong sự nhận thức, khoảng cách có ở đó. Ngài đã bước đi chung với Đức Chúa Trời như trên thiên đàng, trong khi tại đây, và Ngài là hình thể của hội thánh Đức Chúa Trời. Cùng nguyên tắc đó có bên trong hội thánh.

Đây không phải là đề mục của tôi, nhưng là điều tôi nhấn mạnh và gây ấn tượng. Điểm chính của tôi là khu vực đền thờ lớn lao đó, có ở đó—và anh em nhớ lời nầy:” cả chu vi nó…sẽ rất thánh” (Exech 43:12).

Ngay chính giữa toàn khu vực, nơi các đường gạch chéo giao nhau, là bàn thờ. Nó ở chính giữa trung tâm của mọi vật. Đó là lời: sự trung tâm tuyệt đối của thập tự giá. Đó là nơi Đức Chúa Trời đã đặt nó, đó là nơi Kinh thánh đã đặt nó, đó là nơi các sứ đồ đã đặt nó. Nó là trung tâm mọi sự dạy dỗ của tân ước, nó là trung tâm mọi sự rao giảng của Tân ước. Một thực tế trung tâm mà quanh đó, các sứ đồ và các giảng sư đầu tiên đã gộp mọi sự lại là: Đấng Christ đã bị đóng đinh và sống lại—thập tự giá có hai mặt của nó, thập tự giá nhị diện. Đó là một tuyên bố của thực sự quen thuộc—nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng mọi sự tập trung trong thập tự giá—hiện nay thập tự giá là trung tâm thần thượng của mọi sự.

Con Sông Và Bàn Thờ--Chỗ Đổ Tro
Đây là điểm chính—nhờ thập tự giá con sông chảy xuống—nói cách khác, Đức Thánh Linh luôn luôn ngự đến bởi đường lối thập tự giá. Lý do chúng ta rất thạo biết trong sự dạy dỗ, trong giáo lý, nhưng chúng ta học quá chậm trong kinh nghiệm, và với quá nhiều tiếng cót két, gầm rống cùng càu nhàu, về một mặt thập tự giá là chỗ thẩm phán, nơi đó mọi sự mà không xuất phát từ tân sáng tạo đều thành tro. Đó là sự kết thúc của mọi sự. Chúng ta chậm học tập điều đó, vì cớ chúng ta quá chậm nhận thức nó. Nhưng chúng ta biết nó. Chúng ta biết rằng đó là chỗ đổ tro, không có sự sống trong tro, không có bông trái trong tro, không có tương lai nơi tro tàn. Chính tro nói lên một sự kết thúc của mọi sự. Trừ một diện, thập tự giá là chỗ mà nơi đó mọi sự được đem đến sự thẩm phán và thành tro.

Trước đây chúng ta đã nói về các đặc chất của các hoạt động kinh khủng của Đức Chúa Trời, như chúng ta có ở chương 1 của lời tiên tri Exechien, anh em nhớ rằng chúng ta đã ghi nhận một đặc chất phối hợp của chớp nhoáng, và lửa cháy bừng trong sách Khải thị, mà chúng ta nói, soi sáng rất nhiều trên lời tiên tri nầy, chúng ta có 7 ngọn đèn lửa. Điều đó cùng nguyên tắc. Chớp nhoáng sáng và lửa cháy ở một phía, 7 ngọn đèn lửa ở phía khác: đó chỉ là đường lối khác trong khi phác họa  cùng một vật. Chớp nháng sáng hay ngọn đèn ngụ ý bày tỏ, mở ra, khải thị, tiết lộ, dò thấu, biểu lộ. Thập tự giá luôn luôn làm điều đó. Ngọn đèn cháy bừng hàm ý tiêu hủy điều gì được biểu lộ, điều gì đã được tỏ ra. Thập tự giá cũng làm điều đó.
Nhưng dĩ nhiên, về mặt khác đó là chỗ của sự khởi đầu mới, và từ chính đống tro ở đó nở hoa thành một khu vườn mới—“tại nơi Ngài bị đóng đinh có một cái vườn” (Giăng 19: 41).

Với hoạt động và sự kiến hiệu nhị diện của thập tự giá đó, Đức Thánh Linh lưu tâm rất lớn lao. Ngài ngự xuống như Linh của sự sống theo đường lối của thập tự giá đó. Bỏ qua các biểu hiệu, các bức tranh, các hình bóng và các hình thể, chúng ta biết điều đó chân thật dường nào trong thực tế, trong sự phân phát mới mẻ nầy, điều đó đã được khai mạc vào ngày Ngũ tuần. Đó là một thời đại mới, một ngày mới—ngày được “sanh lại cho một hi vọng sống, bởi sự phục sinh của Jesus Christ từ kẻ chết” (1 Phi. 1:3). Họ đã rao giảng Đấng Christ đã chịu đóng đinh vào ngày đó hầu con sông đổ xuống. Âm thanh vang dội trên mọi âm thanh khác trong sự rao giảng của họ là gì? “Đấng các ông đã đóng đinh, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại”(Công vụ 4:10). ”Các ông đã đóng đinh… Đức Chúa Trời đã khiến sống lại…”—câu chuyện của thập tự giá trong hai mảnh. Linh đã đến trên điều đó. Bất cứ khi nào họ rao giảng hay minh chứng về điều đó, cái gì đó đã xảy ra: tức thì Linh đã đến theo lối đó.

Ngài luôn luôn thi hành, đó là đường lối của Ngài. Bởi thập tự giá, Ngài đã đến, và bởi thập tự giá, Ngài cư ngụ. Con sông có thể tiến lên, nó có thể chảy đường dài, mở rộng ra xa, nước sông có thể rời bỏ điểm đó và chảy xa, nhưng nước không bao giờ tách rời điểm đó, và hướng đi đã không bao giờ tẻ đến phần nào khác. Dù con sông có chảy xa đến đâu, dù con sông có hoàn thành nhiều đến bao nhiêu, dù nó xâm chiếm bao nhiêu đất đai, lịch sử nó có dài dòng đến đâu, ở khởi đầu của nó, cũng không bao giờ, hay suốt chặng đường tuôn chảy của nó, cũng không lấy một lối nào khác trừ lối thập tự giá. Điều tôi ngụ ý là: thập tự giá không là một sự việc suông đã xảy ra, hoặc trong lịch sử hay kinh nghiệm, tại thời điểm nào đó trong quá khứ--và điều đó đã hoàn tất, đã xong rồi—đó chỉ là tình trạng sơ đẳng và nông cạn hơn khi nói về thập giá mà khi anh em đã là một Cơ đốc nhân quá lâu. Đó không phải là sự dạy dỗ của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ minh chứng mãi cho đến phút cuối cùng của đời sống chúng ta, rằng nếu chúng ta đang tiến lên với Chúa, thì Đức Thánh Linh vẫn đang hoạt động bằng phương tiện và bởi đường lối của thập tự giá, và rằng mọi kinh nghiệm tươi mát của Linh trong sự sống và sự đầy đủ sẽ được căn cứ trên vài áp dụng tươi mới về nguyên tắc của thập tự giá.

Ý Nghĩa Của Tro:
Về một diện có tro. Anh em biết gì về tro? Có lẽ anh em cảm thấy mọi sự đã thành tro. Trong chính sự sống thuộc linh của anh em trải một lúc, kinh nghiệm của anh  em, hay có lẽ trong sự cung phụng lời của anh  em, trong công tác Đức Chúa Trời, nó quá khô khan, không kết quả, không ích lợi, khô cằn, và hầu như chết. Đôi khi anh  em như vậy. Có lúc con sông tràn dẫy, nhưng rồi vì lý do nào đó, nước khô cạn. Làm sao chúng ta giải thoát điều nầy.

Bây giờ, hoặc chúng ta thích nó hay không, hoặc chúng ta hiểu nó hay không, hoặc chúng ta biết kinh văn về nó hay không—sự thật là trong sinh hoạt Cơ Đốc nhân và chức vụ của mình, chúng ta đã có kinh nghiệm về tro. Chúng không đến ở các khoảng thông thường ở giữa, chúng rất bất thường, nhưng chúng đến, chúng tồn tại, lâu hay mau. Đến khi chúng tăng cường, và tập trung vào một thời gian ngắn, nhưng nó rất kinh khủng đến nỗi không còn kéo dài gì hơn nữa. Đôi khi nó kéo dài nhiều tháng, một năm hay hai năm, một thời kỳ mà mọi sự như tro. Điều nầy có đúng chăng? Anh em có nói ”Không, chắc chắn không” chăng? Tôi tiếc cho anh em, nhưng tôi cứ nói, điều đó đúng như vậy.
 Một tuyên bố như vậy luôn cần được che đậy và bảo vệ. Tình trạng khô hạn và tro có thể là kết quả của vài sự ngăn trở thiết thực đối với Đức Thánh Linh. Điều đó sai lầm—Chúa không có tư tưởng như vậy. Nếu chúng ta đã chống cự hay bất phục tùng Đức Thánh Linh, nếu chúng ta đã vi phạm sự dạy dỗ của Lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc trong đó, nếu chúng ta đã nỗ lực thay đổi mình, nơi, nếu chúng ta đã phải sẵn sàng lìa bỏ, không được mạnh bạo, các sự việc đã khác biệt ngay: nếu có như vậy, khi ấy sẽ có tro, nhưng không đúng với ý chỉ Đức Chúa Trời.

Nếu thời kỳ chỉ có tro tàn xảy ra, chúng ta cần tìm ra hoặc chúng ta đã có ngoan cố, nổi loạn, chống đối, không sẵn sàng chấp nhận điều gì Chúa muốn hiến dâng hay bày tỏ, hoặc chúng ta đứng phía bên kia lối đi của Linh. Nếu chúng ta không đủ sức thấy điều chúng ta đã làm đó, sau khi đã xét lòng mình trước mặt Đức Chúa Trời và thực sự hạ mình trong sự khiêm nhường, nhu mì, trong sự tan vỡ và mở ra hoàn toàn cùng với Đức Thánh Linh, chúng ta có thể thưa trước mặt Đức Chúa Trời, không, không phải điều đó, rồi sẽ có lời giải thích khác từ Chúa, một thái độ khác phải tiếp lấy. Điều đó có nghĩa gì?

Vâng, như chúng ta đã nói, nguyên tắc của thập giá là một nguyên tắc còn lại: Đức Thánh Linh không bao giờ rời khỏi nó. Tất cả các cách nó là như thế, và có vẻ như một lần nữa và một lần nữa, vì những lý do được biết đến với Ngài - chúng có thể trở nên rõ ràng đối với chúng ta hiện nay- Ngài thấy cần thiết để có được một cái gì đó nhiều hơn việc 'mang'  sự sáng tạo cũ ra khỏi con đường, để nhường chỗ cho một mức lượng lớn hơn của chính Ngài. Đó là một quá trình khó khăn và đau đớn, nhưng nó đi kèm theo cách đó. Chúng ta đi qua những lúc đau khổ thuộc linh to lớn và hoạn nạn, nơi tất cả mọi thứ dường như đã đi đến một kết thúc. Chúa muốn chỗ lớn hơn; Ngài đang mong muốn một kênh rộng hơn và sâu hơn. Ngài hành động, không chủ yếu để đưa chúng ta đến một kết thúc, nhưng để có được một vị trí lớn hơn cho chính mình Ngài ở trong chúng ta, đem chúng ta vào một sự trọn vẹn hơn về sự sống của Ngài, quyền năng của Ngài, dòng chảy của Ngài. Và nó đúng với nguyên tắc, rằng những kênh đó chuyên chở khối lượng lớn nhất của sự sống và giúp đỡ cho những người khác không phải là những người nông cạn. Họ đã được cày hoặc nạo vét sâu sắc; họ đã được xử lý một cách rất quyết liệt.

Đức Chúa Trời ban cho  và con người chiếm hữu
Điều đó là sự thoải mái của chúng ta, an ủi của chúng ta, động viên chúng ta. Chúng ta có thể khá chắc chắn về điều này: đó là, ngay cả khi tấm lòng của chúng ta  hoàn toàn hướng về Chúa và không có tự ý và tự cậy sức mạnh mình trong cách của Ngài, sẽ có nhiều lần ra tro. Nhưng đích điểm của Chúa là để ban cho “mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Si-ôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề; hầu cho những kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Đức Giê-hô-va đã trồng để được vinh hiển "(Esai 61: 3) - trong đó nhắc nhở chúng ta về những cây bên bờ sông trong tầm nhìn của Ezekiel. Đức Thánh Linh, là con sông, mang đến cho tất cả những gì mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta có - và nó là một điều lớn lao theo cách của Thập tự giá. Chúng ta bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng các con sông trong Kinh Thánh- trong sách Sáng Thế, trong Ezekiel, trong John và trong sách Khải huyền, và ở khắp mọi nơi khác - sông và giếng và suối, là tiêu biểu của Thánh Linh về sự sống, ít nhất là ngụ ý, nếu họ không tích cực tuyên bố, rằng Đức Chúa Trời là Đấng ban cho lớn lao. Tư tưởng của Đức Chúa Trời là ban cho, ban cho,  cung cấp cho, không nhỏ giọt, nhưng ban cho như những con sông - sông nước hằng sống. Và nếu Đức Chúa Trời định ý cung cấp như vậy, chúng ta phải biết rằng tất cả các sự ban cho của Ngài được điều chỉnh bởi thập tự giá. Và tất cả những gì Đức Thánh Linh ban cho, Ngài sẽ ban cho bởi cách của thập tự giá.

Xác thịt của chúng ta muốn có được. Tôi cho rằng điều sâu xa nhất bắt nguồn từ trong bản chất con người, chính điều mà đã mang lại sự sa ngã và tất cả các hậu quả đáng tiếc của nó, là tính ưa chiếm hữu hoặc sở hữu. Nó không quan trọng người đó là ai: cho dù về mặt tích cực - cách hung hăng, loại xác định; hoặc về mặt tiêu cực - không ai thật nhu mì, với "sự phức tạp thấp kém", như nó được gọi, mà chỉ là một cách khác để nhìn vào tình trạng sở hữu này. Ô, tự thương hại mà được sinh ra từ hành động muốn có nầy! Tự thương hại là một phản ứng; nó chỉ là, sau tất cả, một cách khác để cố gắng để kéo mọi sự cho mình. Vâng, sở hữu có ở đó; nó phổ quát – nó ở trong tất cả chúng ta. Đó là điều sâu sắc nhất trong con người chúng ta.

Nhưng Đức Chúa Trời, Đấng có tất cả, chỉ là ngược lại: toàn tâm tính của Ngài là ban cho, cứ ban cho. Chúng ta muốn có Chúa, có ơn phước của Ngài, có Đức Thánh Linh, có quyền năng-  có những điều thần thượng. Để làm gì? Chúng ta có thể phủ nhận ý kiến cho rằng chúng ta muốn chúng đối với mình: nhưng ai mà biết trái tim con người? Chỉ có Đức Chúa Trời. Và đó là lý do tại sao như vậy thường xuyên, đang khi ban cho chúng ta những gì Ngài muốn cho chúng ta, trước tiên tất cả cách Ngài đưa chúng ta qua một thời gian khủng khiếp trước khi Ngài ban cho. Ngài xử lý với tính ưa chiếm hữu cá nhân cho đến khi chúng ta đến nơi mà chúng ta nói, 'Lạy Chúa, nếu Ngài không muốn tôi có nó, tôi không muốn nó. "Đó là một nơi tốt để đến được! Nó không phải là chúng ta trở nên hờn dỗi hoặc ngoan cố; hãy xa cách nó. Nó chỉ đơn giản là: "Chúa-  nếu Ngài muốn nó, chỉ nếu Ngài muốn nó. Không phải cho tôi - cho Ngài. Và sau đó Chúa đáp ứng. "Nầy là kẻ mà ta đoái đến: tức là kẻ nghèo khó có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run. " (Isa 66:. 2). Đức Thánh Linh mang đến tất cả điều Ngài ban cho bằng cách của thập tự giá.

Chúa giải thích thập tự giá
Đức Thánh Linh là giáo sư giải thích thập tự giá cho chúng ta. Có phải điều đó không đúng sự thật của Chức vụ trong Tân Ước? Chức vụ trong và bởi Đức Thánh Linh là như vậy, chủ yếu là một giải thích về thập giá. Có báo cáo về thực tế của thập tự giá: Đấng Christ đã chết, Ngài bị đóng đinh, Ngài đã phó sự sống của Ngài. Nhưng nó có nghĩa gì? Chúng ta cần các chữ cái sau này của Tân Ước để hiểu ý nghĩa của nó. Và Đức Thánh Linh đã nhìn thấy nó, là chúng ta có trong chúng một giải thích rất đầy đủ của Thập tự giá. Chúng ta sẽ không được đến bất cứ nơi nào trừ khi và cho đến khi chúng ta hiểu được thập giá như được giải thích cho chúng ta bởi Đức Thánh Linh.

Bạn thấy đấy, đó là "thông qua Đức Thánh Linh đời đời" mà Chúa Giêsu đã "hiến mình" (Heb. 9:14). Đó là bởi dẫn dắt, thêm sức và năng lượng của Đức Thánh Linh mà Đấng Christ bỏ sự sống của Ngài. Nó đòi hỏi Đức Thánh Linh làm điều đó. Nó không chỉ là một người ban cho cuộc đời mình, đồng ý để có nó bị cất lấy đi; chúng ta biết rằng cái chết của Chúa Giêsu là một điều xa, xa lớn hơn. Nó chạm vào toàn phạm vi của các hệ thống phân cấp của Satan: nó chạm vào toàn phạm vi của sự sáng tạo, là chính nó được giải thoát khỏi cảnh nô lệ: và nó chạm vào toàn phạm vi của nhân loại. Nó đòi hỏi Linh hùng mạnh của Đức Chúa Trời để làm cho cái chết có được điều đó! - Và để làm cho một người làm điều đó thông qua cái chết. Chúng ta không thể nói hết được sự vĩ đại của thập giá của Chúa Giêsu.

Nhưng vì nó đã được "thông qua Đức Thánh Linh đời đời" Ngài "hiến mình", do đó, chỉ có Thánh Linh dẫn dắt Ngài lên thập giá, Chúa đã Ngài qua, cũng có thể giải thích cho chúng ta những gì Ngài có ngụ ý bởi thập tự giá. Loài người thấy tất cả sự đóng đinh và cái chết của Chúa Jesus: họ lúng túng trong sự nhầm lẫn hết sức trong cố gắng giải thích nó và đặt một sự xây dựng trên nó; nhưng tất cả các lỗi lầm này về cái chết của Đấng Christ chỉ đơn giản là bởi vì những người truyền bá nó không phải là người được Linh dạy dỗ. Nếu chúng ta được Thánh Linh dạy dổ, chúng ta sẽ đến đến chỗ hiểu thập giá. Không có chức vụ do Thánh Linh hướng dẫn bao giờ cũng đến chỗ bỏ qua thập tự giá hoặc làm giảm thiểu về nó. Thay vì làm những gì Đức Thánh Linh làm - giữ nó trong trung tâm và làm cho mọi thứ bao quanh nó.

Những người  thuộc linh do Thập giá tạo tác
Đức Thánh Linh tạo ra người thuộc linh bằng thập giá. Dòng nước đã chảy xuống từ bàn thờ. Nó chảy xuống qua sân ngoài và khu vực, và ra ngoài, và trên bờ sông có rất nhiều cây xanh, và các loại cây đơm hoa kết trái mỗi tháng. Bây giờ, cây trong Kinh Thánh là biểu hiệu của con người. Kinh Thánh nói về người dân là cây do chính Chúa trồng (Ê-sai 61: 3).. "Anh ấy sẽ như cây trồng gần dòng suối" (Thi 1:. 3). Những cây này, sau đó, là biểu hiệu của người rút sự sống của họ từ Đức Thánh Linh và sinh hoa trái của họ như là kết quả. Họ là những người thuộc linh, trong sự sống, lá xanh, có các hoa trái của Đức Thánh Linh.

Đây chính xác là những gì xuất hiện như là kết quả của Lễ Ngũ Tuần. Người thuộc linh dường như ra đời vào ngày hôm ấy, rút lấy sự sống của họ từ các dòng sông đang chảy. Họ là những người có mức lượng thuộc linh, trí thông minh của tâm linh. Trước khi Đức Thánh Linh đến, những người đó ở trung tâm của mọi thứ - Peter và James và John, và những người khác- ở trong bóng tối, hoàn toàn bao phủ bởi sương mù! Họ không có thể làm cho cuộc sống của họ thấy bất kỳ giá trị nào trong việc Chúa Giêsu chết. "Chúa ơi, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó hẳn chẳng xảy đến cho Chúa đâu " (Matt 16:22.): Nói cách khác - nếu điều này xảy ra, tất cả bị mất mát; hy vọng của chúng tôi trở nên thất vọng. Và hai người đó trên đường về Emmaus: tuyệt vọng biết bao, tuyệt vọng dường nào trong cuộc trò chuyện của họ, bởi vì, như họ nghĩ, Chúa Giêsu đã chết. Không ai trong số họ có thể hiểu được gì cả; đó là tất cả sự chết, bóng tối, đêm tối.

Nhưng vào ngày Lễ Ngũ Tuần họ hiểu tất cả! Họ vinh danh trong nó, và không có gì khác để nói đến! Họ đã nhận được ánh sáng về ý nghĩa của thập giá. Bây giờ họ là những người thuộc linh, mới sinh ra trong sự thật, một lần nữa người, với sự hiểu biết thuộc linh, trí tuệ thuộc linh, ảnh hưởng thuộc linh. Tôi nghĩ rằng điều lạ lùng trong tấm lòng của họ sẽ có được điều này: "Tại sao - bạn có nhớ làm thế nào chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy một tia hy vọng hay ánh sáng hoặc triển vọng, nếu Chúa Giêsu đã chết? Đó là cách chúng ta sử dụng để nghĩ về nó. Thật là một điều khủng khiếp Thập Giá là cho chúng ta! Đối với chúng ta nó là biểu hiệu của sự kết thúc tất cả mọi thứ, thông qua tất cả các thời gian tới. Và bây giờ, ở đây chúng ta - đó là điều mà trong đó chúng ta đang tôn vinh! Đó không lạ lùng sao? Thập tự giá đó mà chúng ta nghĩ là sẽ tháo gở con người chúng ta. Đức Thánh Linh đã sử dụng những điều mà chúng ta lo sợ và sợ hãi để làm cho chúng ta nên người mới! "

Do Thập Giá Có Sự Sống Mới
Ngài mang sự sống đến khắp mọi nơi bằng Thập giá - ở khắp mọi nơi. "Khắp nơi nào sông ấy chảy đến, thì mọi vật hay sống tức là vật động trong nước, đều sẽ được sống; và ở đó sẽ có loài cá rất nhiều. Nước ấy đã đến đó thì nước biển trở nên ngọt, và khắp nơi nào sông ấy chảy đến thì mọi vật sẽ sống ở đó " Ez. 47: 9). Tất cả mọi thứ sẽ được sống - đó là công việc của Đức Thánh Linh. Ở khắp mọi nơi sự sống tràn tới bằng cách của Thập tự giá. Đừng để ma quỉ đóng bạn lên Thập Giá, nhưng hãy cẩn thận! Nếu bạn giải thích và áp dụng cách Thập tự giá sai trật, sẽ có nghĩa là có một loại kết thúc mà Đức Chúa Trời không bao giờ có ngụ ý. Hãy giao nó cho Đức Thánh Linh! Bạn tin sự thật của Đức Chúa Trời về Thập Giá; bạn nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời có ngụ ý  bởi nó; và sau đó bạn chuyển mình qua Đức Thánh Linh, và nói: "Tôi không thể làm điều này - Ngài phải làm điều đó. Tôi đang tiến lên- Tôi sẽ tạo ra sai lầm ngớ ngẩn, tôi sẽ phạm sai lầm, tôi sẽ trượt chân, tôi sẽ đi sai; Tôi sẽ phải đến cùng Chúa một lần nữa và một lần nữa, và nói rằng tôi xin lỗi; nhưng Ngài có chịu trách nhiệm cho việc này - Tôi không thể làm điều đó "! Bạn thấy đấy, nếu bạn và tôi nắm lấy thập giá và cố gắng đóng đinh mình, chúng ta sẽ trở thành chủ đề để hướng nội cách khủng khiếp. Có một ý nghĩa sai lầm về Thập Giá, tạo ra sự nội hướng và tự tuyệt vọng, mà Đức Chúa Trời không bao giờ có ngụ ý. Thập tự giá được dự định, không phải để ném chúng ta vào chính mình, nhưng để cứu chúng ta ra khỏi chính mình để vào cuộc sống mới.

Đích Điểm của Đức Thánh Linh-- Một công việc đầy đủ

Bây giờ, một từ ngữ nhiều hơn nữa. Đức Thánh Linh luôn hướng tới một công việc đầy đủ. Nếu con người dừng lại với những gì là một phần, một cái gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra. Nếu họ làm cho bất cứ công việc nào là một điều quan trọng trong chính nó, một cái gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra. Nếu họ thực hiện bất kỳ dòng giảng dạy một điều trong chính nó, hoặc nếu họ đối xử với một phần của sự thật như thể đó là toàn chức vụ, một cái gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra. Nếu, ví dụ, chúng ta làm việc truyền giáo thành một điều toàn bộ, một cái gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra! Sớm hay muộn điều đó sẽ đi ngầm dưới đất, và có thể biến mất. Sông này liên quan đến ngôi nhà: phải có sự dấy lên trong ngôi nhà - có nghĩa là, trong Đấng Christ và trong Hội thánh của Ngài, là một ngôi Nhà của Đức Chúa Trời. Nếu bạn lấy đi điều gì ra khỏi tư tưởng đầy đủ - vì Nhà của Đức Chúa Trời là suy nghĩ đầy đủ của Đức Chúa Trời, đó là "sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi người " (Eph 1:23). - Nếu bạn không giữ cho mọi thứ chặt chẽ liên quan đến nhà của Đức Chúa Trời, một cái gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra - và chắc sẽ  xảy ra. Có những phong trào lớn, và chúng không liên quan đến nhà của Đức Chúa Trời. Bạn hãy tìm lại chúng sau một thời gian, và chúng ở đâu? Tỉ lệ nào của chúng có thể được truy tìm và tìm thấy? Chúng đã biến mất, họ đã đi ngầm xuống đất rồi. Nếu bạn thực hiện một bài giảng về Đức Thánh Linh - Ngũ Tuần hoặc bất cứ điều gì bạn có thể gọi tên - một cái gì đó của riêng mình, và không liên quan đến với mục đích đầy đủ của Đức Chúa Trời, bạn sẽ nhận được một sự nhầm lẫn khủng khiếp, các tình huống và điều kiện tồi tệ, đó là một sự ô nhục cho Chúa.

Đức Thánh Linh hoạt động liên quan đến tư tưởng đầy đủ và mục đích của Đức Chúa Trời; Ngài dự định một công việc đầy đủ. Tất cả mọi thứ được đưa vào đều có liên quan đến mục đích đầy đủ và đích điểm của Đức Chúa Trời mà Đức Thánh Linh sẽ tiến lên để gia tăng sự trọn vẹn. Ngài sẽ dừng lại nếu chúng ta đặt giới hạn về các 'điều' gì đó trên Ngài, cho dù những điều đó là công việc hoặc sự giảng dạy. Ngài sẽ yêu cầu một cách đầy đủ liên quan đến mục đích đầy đủ của Ngài. Mức lượng của Đức Thánh Linh mà chúng ta biết sẽ tỷ lệ thuận với mức lượng về mục đích của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ ở trong một phần của những gì Đức Chúa Trời đã định và chúng ta sẽ không vượt quá phần đó, chúng ta sẽ chỉ có mức lượng đó của Thánh Linh. Nếu chúng ta đúng với đường hướng mục đích đầy đủ của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có sự hợp tác đầy đủ của Đức Thánh Linh.

Vì vậy, dòng sông có liên quan, trước hết đến Thập tự giá, để giữ cho con đường mở, đào sâu và mở rộng kênh; và sau đó nó có liên quan đến ngôi nhà: vì tất cả mọi thứ trong mục đích của Đức Chúa Trời, cả trong thới kỳ này và trong tất cả các thời đại, có liên quan đến những gì diễn ra với tên gọi "Nhà của Đức Chúa Trời" - Hội thánh- là kiệt tác thần thượng, lạ lùng mà Đức Chúa Trời dự định "trước các thời đại quá khứ". Chúng ta cần phải ở đó - một điều lớn thực sự - nếu chúng ta muốn biết một kinh nghiệm lớn của Đức Thánh Linh.

T. Austin-Sparks
M.K. tạm dịch 9-11-2014