Jesus – Người Bạn Cứ Ở Với Chúng Ta
John Baptist đã nhiều
lần nói: “Tôi không biết Ngài” (John 1: 26, 31, 33). Có thể có nhiều người ở
trong cùng một tình trạng như vậy và không thể nói một cách thành thật và vui mừng
rằng họ biết Chúa Jesus Đấng Christ. Mặc dù họ có nghe nói về Ngài, hát về Ngài
và nói về Ngài, nhưng Chúa Jesus vẫn chưa trở nên Cứu Chúa và Người Bạn riêng
tư của họ. Ngài đã vào trong thế giới để trở nên một người Bạn, người có thể cứ
ở trong chúng ta mãi mãi. Những người thuộc đất không thể ở với chúng ta luôn
luôn. Tuy nhiên, Chúa đã nói trong Matthew 28: 28: “Kìa Ta ở với các ngươi luôn
luôn.” Các lời này dành cho tất cả những người muốn có kinh nghiệm về sự hiện
diện không ngừng của Ngài. Thậm chí trong sự hoán cải của mình, tôi nhận biết một
điều đó là có một Người Bạn sống động và chân thật, là Người có thể ở với chúng
ta luôn luôn. Khi còn theo đạo Sikh (Tích khắc giáo, một nhánh phát triển từ Ấn
độ giáo, kết hợp nguyên lý Ấn và Hồi giáo), tôi phải đọc thuộc lòng một bài cầu
nguyện mỗi sáng trong khi tắm. Nhưng một lần kia, ngay khi tôi dội nước lên đầu
thì các lời này tự phát thốt lên từ miệng tôi: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài là thật.
Ngài vẫn luôn là thật từ ban đầu và Ngài sẽ mãi là thật. Không người nào có thể
biết Ngài, cho dù người ấy có suy gẫm hàng thế kỷ và thu thập toàn bộ tri thức
trên thế giới này. Đức Chúa trời ôi, trong tôi không có mỹ đức nào. Tôi chỉ biết
lệ thuộc vào ân điển Ngài. Hãy bày tỏ cho tôi Người Bạn và Giáo sư Lẽ thật, là
người có thể giúp đỡ tôi và dẫn dắt tôi.” Tôi lặp đi lặp lại các lời này trong nhiều
năm với nổi khát khao được gặp Người Bạn hằng sống đó. Tôi từng đi đến những
nơi vắng vẻ, như rừng hay bờ sông, với hy vọng gặp được một ông lão râu dài bạc
phơ cất giọng trìu mến: “Con Ta, hãy lại đây. Ta sẽ là Bạn của con.” Lời cầu
nguyện mà tôi lặp đi lặp lại trong sự đui mù đã khiến tôi có nổi khát khao gặp
được Người Bạn hằng sống đó. Cuối cùng tôi bắt đầu báng bổ và xé nát Kinh
thánh. Tôi đã làm như vậy để tỏ ra căm ghét Cơ đốc giáo. Đồng thời tôi cũng trở
thành nô lệ cho nhiều thói hư tật xấu. Dù tôi làm như vậy, nhưng chính Đức Chúa
Trời đã tìm kiếm và tìm thấy tôi. Ngài đã tha thứ tội lỗi cho ngay cả một tội
nhân như tôi. Trong ba mươi ba năm qua, Ngài vẫn là Người Bạn mà tôi có thể trò
chuyện tự do và là Người mà tôi trông cậy. Ngài cung ứng mọi nhu cầu cho tôi.
Khi còn học đại học,
tôi có một người bạn rất tốt. Chúng tôi luôn đi dạo với nhau vào buổi tối và ăn
chung với nhau. Bất kể làm gì chúng tôi cũng làm chung và tiền cũng xài chung.
Khi mua đồ ở cửa hàng, tôi luôn mua hai phần, một cho người bạn đó và một cho
tôi. Khi anh ấy mua đồ thì cũng làm như vậy. Sau một thời gian, chúng tôi tranh
cãi; và dù ở chung phòng chúng tôi không nói chuyện với nhau trong nhiều tuần lễ.
Mặc dù vậy, tôi vẫn mua đồ cho cả hai người và lặng lẽ để trên bàn của anh ấy;
và bạn tôi cũng vậy. Mặc dù chúng tôi không nói chuyện với nhau một thời gian,
nhưng trong lòng chúng tôi cảm giác bạn bè vẫn như cũ. Sâu trong lòng chúng tôi
vẫn là bạn, và chúng tôi muốn chia sẻ mọi thứ. Tình bạn của chúng ta với Chúa lại
càng thân thiết hơn, và chúng ta vui mừng chia sẻ mọi sự với Ngài biết bao.
Jesus
– Chiên Con Của Đức Chúa Trời
Chúa Jesus nói trong John 15: 15b: “Ta tỏ cho các
ngươi mọi điều Ta đã nghe từ Cha.” Họ không thể hiểu điều Ngài muốn nói. Chỉ khi
Chúa sống lại và vào lòng họ thì họ mới có thể nhận biết ý nghĩa của
các lời này. Họ chỉ là các ngư phủ bình thường nhưng họ đã có thể học được những
điều của Đức Chúa Trời. Ngày nay anh em thấy rằng qua các tác phẩm mà họ đã được
cảm thúc để viết ra, nhiều người đang được dạy dỗ sự khôn ngoan thiên thượng,
và chúng ta không bao giờ chán các lời của họ. Chúa cũng có niềm ao ước đầy yêu
thương như vậy đối với chúng ta, đó là chúng ta cũng hiểu và tiếp nhận mọi sự
khôn ngoan từ Ngài, và nhận biết Ngài hơn nữa.
Chúng ta sẽ thấy Chúa đã khải thị chính Ngài cho
John Baptist như thế nào. Ông là một người đầy dẫy Thánh Linh và ông phát ngôn
cách đầy quyền năng đến nỗi nhiều người thậm chí vào đồng vắng để nghe ông.
Ngày nay các diễn giả và các giáo sư dùng nhiều phương pháp để thu hút dân
chúng đến với họ. Nhưng John Baptist chỉ là người sống trong rừng, một tiếng
nói trong đồng vắng; tuy nhiên nhiều người đã đến để nghe ông. Một ngày nọ,
chính Chúa chúng ta đã đến giữa đám đông. John Baptist nhìn thấy Ngài nhưng
không biết Ngài là ai. Ông nói: “Nhưng có một Đấng đứng giữa các ông mà các ông
không biết” (John 1: 26), và “Tôi không biết Ngài” (John 1: 33). Mãi đến ngày
Thánh Linh đến trên Chúa Jesus Đấng Christ, John mới biết Jesus là ai. John
nói: “Tôi thấy Linh từ trời ngự xuống như bồ câu, và cứ ở trên Ngài” (John 1:
32b), và “Tôi đã thấy và làm chứng rằng đây là Con Đức Chúa Trời” (John 1: 34).
Chúng ta biết rõ trước ngày đó Chúa đã đến với Giăng bao nhiêu lần. John đã biết
Jesus ở giữa đám đông, nhưng lại không khẳng định được Ngài là ai. Chắc chắn là
ông đã chờ đợi và khao khát nhìn thấy Đấng Messiah, nhưng Đức Chúa Trời nói rõ
với ông: “Chỉ khi nào ngươi thấy Linh ngự xuống trên Ngài như bồ câu thì ngươi
mới biết Ngài là ai.” Mặc dù Chúa ở giữa đám đông và John Baptist là một tiên
tri, nhưng ông đã không biết Ngài là ai. Ông nói: “Tôi không biết Ngài.” Tương
tự như vậy, ngày nay anh em tham dự các buổi nhóm, và có thể Chúa Jesus hiện diện
ở đó giống như Ngài đã hiện diện trong đám đông, nhưng có thể anh em không biết
Ngài.
Vậy vào ngày Ngài chịu baptism điều gì
đã xảy ra? Hãy xem trong Mathew 3: 16. Theo Lời Đức Chúa Trời, trước khi John
Baptist có thể nhận ra Chúa, Ngài cần phải được baptism, vì baptism của Ngài
nói về sự chết, sự chôn cất và sự phục sinh của Ngài. Ngài phải được nhận biết
không phải bởi các phép lạ mà Ngài thực hiện, nhưng bởi baptism của Ngài, và bởi
Thánh Linh đến trên Ngài.
Việc John Baptist làm baptism cho Chúa nói tiên tri về những điều phải xảy
ra với Ngài sau đó. Ngày hôm sau ông thấy Chúa đến với mình thì gọi Ngài bằng một
tên mới: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất đi tội lỗi của thế giới!” Ông
đã không nói: “Kìa, Cứu Chúa của ngươi” Hay “Kìa, Đấng Messiah của ngươi.” Mặc
dù trong những ngày đó họ đang háo hức trông đợi Đấng Messiah đến. Ban đầu ông
nói: “Tôi không biết Ngài,” mặc dù Ngài đã ở giữa đám đông. Bây giờ ông có thể
nói: “Tôi
biết Ngài.” Và ông đã gọi Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời.” Là một tiên
tri, ông biết thế nào người Do-thái kỷ niệm Lễ Vượt Qua mỗi năm bằng cách giết
hàng ngàn chiên con mà lại không biết mình đang làm gì. Tuy nhiên, buổi sáng
hôm đó John bắt đầu thấy rằng chính Jesus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời.” Bây
giờ ông thấy các chiên con khác không thể cất tội của con người, nhưng Chiên
Con này có khả năng cất tội lỗi của cả thế giới.
Nhiều người trong anh em làm những điều mình có thể làm; có thể anh em đổ
nhiều nước mắt; có thể anh em kiêng ăn nhiều ngày; và có thể anh em làm từ thiện
nhiều và tham dự buổi nhóm. Tuy nhiên không điều nào trong số đó ban cho anh em
sự bảo đảm về sự tha thứ tội lỗi. Hãy nhìn xem đám đông đến chịu baptism. Những
người này đến cùng John Baptist với hy vọng lớn lao. Họ đã
nghe nói ông là một người của Đức Chúa Trời. Dù giàu hay nghèo họ cũng đều run
rẩy khi ông phát ngôn. Họ bị kết án và bắt đầu xưng tội lỗi của mình trong nước
mắt. Tuy nhiên, nếu anh em hỏi họ: “Này anh A,
anh đã xưng nhận tội lỗi của mình và đổ nhiều nước mắt, vậy anh cho tôi biết tội
lỗi của anh có được tha thứ hay không?” Khi ấy họ sẽ trả lời: “Không lương tâm
chúng tôi vẫn bị quấy rầy và có cảm giác tội lỗi.” Có một lương tâm tội lỗi là
một điều kinh khủng. Anh em có thể dập tắt lương tâm của mình trong một thời
gian ngắn bằng cách tự nhủ: “Mình làm điều này cũng không sao. Tại sao phải sợ,
mình đâu phải là người duy nhất làm điều đó.” Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có một
ngày lương tâm tội lỗi của anh em quấy rầy
anh em. Lương tâm tội lỗi ấy sẽ khiến anh em không yên nghỉ và anh em sẽ cảm thấy
giống như cá bị bắt ra khỏi nước. Cá bơi thoải mái trong nước, nhưng khi ra khỏi
nước nó sẽ búng mình và quằn quại. Một người có lương tâm tội lỗi cũng giống
như vậy.
Những người như vậy sẽ không bao giờ yên nghỉ. Những người đến với John Baptist
đã nhìn thấy tội lỗi của họ và cơn thịnh nộ sắp đến của Đức Chúa Trời. Tuy
nhiên, dù họ xưng nhận tội lỗi của mình, nhưng John Baptist không thể tha thứ tội
lỗi cho họ. Ông bảo họ rằng Đấng Messiah sẽ đến và Ngài sẽ đem đến sự tha thứ.
Bấy giờ người Do-thái có quan niệm ai lầm về Đấng Messiah. Họ nghĩ rằng
Ngài sẽ trị vì trên các quốc gia, giống như vua David. Có lẽ ngay cả John
Baptist cũng có quan niệm tương tự và tất cả họ đều đang chờ đợi một Đấng
Messiah như vậy. Bây giờ Đức Chúa Trời
khải thị Đấng Messiah cho ông theo cách mới. Khi John Baptist nhìn thấy Thánh
Linh ngự xuống trên Chúa Jesus, ông nhận biết rằng Jesus là Con Đức Chúa Trời.
Đó là bước đầu tiên. Kế đến trong John 1: 29 và 36, John công bố: “Kìa Chiên
Con của Đức Chúa Trời!” Đây là bước thứ hai. Khi muốn mua mắt kính, anh em đến
cửa hàng gặp chuyên viên nhãn khoa. Họ sẽ kiểm tra thị lực của anh em bằng cách
hỏi: “Anh đọc được các mẫu tự trên bảng kia không?”Anh em trả lời: “Không.” Lúc
ấy họ sẽ thay tròng khác để thử. “Bây giờ thì rõ hơn một chút.” Họ lại thay
tròng khác vào để kiểm tra. Anh em nói: “Bây giờ thì rất rõ.” Theo cùng một
cách, khải tượng của John Baptist về Chúa Jesus Đấng Christ từng bước một trở
nên rõ ràng hơn.
Vào ngày thứ nhất, John đã nhìn thấy Ngài trong khi làm baptism cho Ngài, nhưng ông đã
yên lặng. Ngày kế tiếp ông thấy Ngài đến với mình thì tuyên bố: “Kìa Chiên Con
của Đức Chúa Trời!” Và ngày thứ ba, ông nhìn thấy Chúa khi Ngài đi ngang qua
thì la lên: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!” Theo cùng một cách, về mặt thuộc
linh, anh em cũng không nhìn thấy mọi sự trong một ngày; anh em cần nhiều sự chạm
đến thần thượng
để nhìn thấy
Ngài như Ngài là.
Ngắm Xem Và Bước Theo Ngài
Trước đây John đã kêu lớn cho
chính mình: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!” Bây giờ ông muốn nói: “Này
Andrew, anh cũng thấy Ngài.” Anh em sẽ nhận thấy sự tiến triển trong kinh nghiệm
của ông. Ông đã ao ước người khác cũng nhìn thấy Ngài. Vì đã nghe John gọi
Jesus là Chiên Con của Đức Chúa Trời nên các môn đồ ao ước nhìn thấy Jesus. Họ
suy gẩm trong lòng: “Chiên Con của Đức Chúa Trời! Vậy chúng ta hãy đi theo
Ngài,” rồi họ lìa John và đi theo Jesus. Chúa xoay lại nhìn thấy họ thì nói:
“Các ngươi tìm kiếm điều gì ?” Chuá biết rằng họ muốn nhìn thấy Ngài rõ ràng
hơn. Khi anh em bước theo Ngài, chính Ngài sẽ xoay lại và nhìn anh em. Ngài sẽ
hỏi anh em: “Con ơi, con muốn gì?” Có thể anh em sẽ xin Ngài nhiều thứ như việc
làm hay sự chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, các môn đồ này đã không có các thỉnh
cầu như vậy. Họ nói: “Thưa Chúa, Ngài trú ngụ ở đâu?” Vậy những người nhìn thấy
Chúa Jesus Đấng Christ có một niềm ao ước mạnh mẽ: “Chúa tôi ở đâu? Ngài sống ở
đâu?” Anh em có ao ước tìm ra nơi Ngài ở không?
Tuy nhiên, nhiều Cơ đốc nhân đang tìm kiếm Đấng Đấng Christ hằng sống trong
nghĩa trang. “Tại sao các ngươi tìm Đấng sống trong vòng kẻ chết?” Họ muốn gặp
Ngài trong những kiến ốc do người ta xây dựng nên. Anh em chỉ có thể tìm thấy
Ngài khi anh em tha thiết tìm kiếm Ngài. Anh em biết Chúa của mình sống ở đâu
không? Trước hết, Ngài muốn sống trong lòng anh em. Ngài không tìm kiếm kiến ốc
do con người tạo nên. Nhiều người đang dùng danh nghĩa của Chúa Jesus Đấng
Christ để xin tiền xây dựng một kiến ốc, cái mà họ gọi là “Nhà Đức Chúa Trời.”
Họ nói: “Làm ơn cho chúng tôi một ít tiền. Chúng tôi muốn xây dựng một ngôi nhà
cho Đức Chúa Trời.” Những người như vậy không biết ý nghĩa của “Nhà Đức Chúa Trời.”
Đức Chúa Trời chỉ sống ở hai nơi. Ngài sống trong Nơi Chí Thánh, và cũng sống
trong tấm lòng khiêm nhường, tan vỡ và thống hối (Isaiah 57: 15).
Chúa Jesus đã vào sống trong lòng anh em chưa? Ngài đã trở nên Người Bạn hằng
sống của anh em chưa? Ngài đã chết cho anh em để tha thứ tội lỗi của anh em, để
tẩy sạch anh em và làm cho lòng anh em trở nên nơi cư trú của Ngài. Vì chủ đích
ấy, ngày nay Ngài đang tìm kiếm anh em. Nếu anh em ăn năn tội lỗi của mình và
tiếp nhận Ngài thì Ngài sẽ bước vào và cư trú trong lòng anh em.
Hãy dâng tấm lòng anh em cho Ngài. Kế đến, hãy cứ nhìn xem Ngài. Hãy bước
theo Ngài thì Ngài sẽ khải thị chính Ngài cho anh em thêm nữa.
Bakht Singh