Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

SỰ PHẤN ĐẤU TRONG NẾP SỐNG PHỤC VỤ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NHÂN TÍNH ĐƯỢC NÂNG CAO VỚI SỰ ỦY THÁC (2)




QUA Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Paul đã được kêu gọi qua ý muốn Đức Chúa Trời. Ông là một “sứ đồ được kêu gọi”. Thật dịu ngọt vì Paul đã được kêu gọi qua ý muốn Đức Chúa Trời! Sự phong phú bao la của ý muốn Đức Chúa Trời rất chủ quan đối với ông. Điều Đức Chúa Trời là, điều Đức Chúa Trời ao ước, điều Ngài mong đợi, điều Ngài muốn hoàn thành, điều Ngài đang thực hiện ngày nay, tất cả những điều này đều có liên hệ đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Đối với Paul, tất cả những điều này đều rất chủ quan. Ông đã tiếp nhận, dự phần vào, vui hưởng và sống trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều này không dễ. Khi phục vụ, chúng ta thường nói: “Tôi không thể là được, nhưng Đức Chúa Trời có thể!” Điều đó đúng hay không? Nói như vậy vẫn làm cho điều đó trở nên một điều thuộc linh phải làm. Có thể Đức Chúa Trời thậm chí không quan tâm đến điều đó. Chúng ta nghĩ: “Tôi có năm người bạn. Tôi phải làm một điều gì đó để có được họ!” Đức Chúa Trời có thể nói: “hãy quên điều đó đi” Chúng ta may mắn nói: “Chúa ơi, tôi không thể làm điều đó, nhưng Ngài có thể” Phải, Đức Chúa Trời có thể, nhưng có lẽ Ngài muốn. Chúng ta luôn luôn tập trung vào một điều phải làm, nhưng chúng ta không vì chính Đức Chúa Trời.

Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời muốn thực hiện, Ngài phải thực hiện điều đó qua chúng ta. Thí dụ, Đức Chúa Trời đã không thể viết ra Kinh Thánh nếu không có Paul. Việc nói “tôi không thể nhưng Đức Chúa Trời có thể có thể chỉ là một cách nói tôn giáo. Chúng ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời phải làm mọi sự qua chúng ta. Chúng ta thường hay làm chứng: “Tôi đã cố gắng hết lần này đến lần khác, rồi ngày kia Chúa nói với tôi: “Người đã cố gắng quá sức. Hãy để Ta thực hiện điều đó!”.  Có thể chúng ta rất cố gắng nhưng không có gì xảy ra, rồi chúng ta nói: “Chúa ơi, tôi không thể làm, nhưng Ngài có thể!” Có thể Đức Chúa Trời nói: “Ta chưa bao giờ muốn điều đó. Sao ngươi lại quá tin chắc rằng Ta có thể làm điều đó? Ta có thể làm mọi sự, nhưng Ta không muốn làm điều này”. Nếu chúng ta nói: “Vậy Ngài muốn làm gì?” Đức Chúa Trời sẽ đáp lại: “Ta muốn công tác trên ngươi”.
Tốt hơn là nên nói Chúa: “Chúa ôi, thành thật mà nói, tôi không biết phải làm gì. Tôi thậm chí không quan tâm nữa. Tôi đã cố gắng để có được năm người bạn này. Bây giờ tôi xin Ngài hãy đem họ đi để tôi có thể bình an. Tôi sẽ không công tác trên họ nữa”. Chúng ta luôn luôn hướng về công tác. Chúng ta muốn làm điều này điều kia nhưng có thể Đức Chúa Trời không quan tâm. Chúng ta thường nói: “chúng ta hãy làm điều này!” và nếu không làm được, chúng ta nói: “Đức Chúa Trời có thể làm!” Không, Đức Chúa Trời có thể làm mọi sự, nhưng nan đề của Ngài là Ngài không thể làm bất cứ điều gì qua chúng ta, vì chúng ta không để cho Ngài làm. Đức Chúa Trời sẽ nói: “Đối với Ta, có được năm người bạn của ngươi là điều dễ dàng, nhưng nan đề là Ta không thể có được ngươi. Vì một lý do nào đó, ngươi từ chối. Khi ngươi đến với Ta, Ta chỉ là một đối tượng để ngươi lợi dụng”. Chúng ta có thể cầu nguyện rất nhiều cho người khác – cho những người chúng ta tiếp xúc, cho các thánh đồ - nhưng chúng ta không bao giờ cầu nguyện: “Chúa ơi, tôi sai trật ở đâu?” Chúng ta cầu nguyện cho hội thánh địa phương của mình nhưng Chúa đang đứng đó nói: “Ngươi chưa cầu nguyện lời nào cho chính ngươi. Ngươi chỉ nghĩ rằng ngươi đúng”. Có bao nhiêu người trong chúng ta nhận thức rằng vấn đề không phải là làm điều này hay điều kia? Nan đề là chúng ta. Chúa muốn có được chúng ta.
Paul là người đã tiếp nhận, dự phần vào, vui hưởng và sống trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi kinh nghiệm thân vị của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng vui hưởng ý muốn của Ngài. Điều Đức Chúa Trời quan tâm là chúng ta ở trong Ngài bao nhiêu. Quan niệm của chúng ta là chúng ta có thể làm được bao nhiêu. Rồi khi chúng ta không thể  “làm” được, điều chúng ta quan tâm là Đức Chúa Trời có thể làm được bao nhiêu. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ nói: “Ta chỉ muốn ngươi cứ ở trong Ta”. Tại sao chúng ta quan tâm đến các hoạt động nhiều như vậy? Chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ơi, hãy đem năm đối tượng phúc âm này đi. Tôi chỉ muốn yêu mình Ngài.”
Nếu thay vì cầu nguyện như vậy, chúng ta cầu nguyện theo thông lệ: “Chúa ơi, hãy cứu năm đối tượng phúc âm này” thì Chúa sẽ nói: “Không, Ta không thể, vì Ta quan tâm đến ngươi. Người mà Ta yêu là ngươi. Người mà Ta ao ước có được là ngươi. Ta không muốn ngươi vui hưởng một công tác, mà hãy vui hưởng và dự phần vào Ta. Ta muốn ngươi cứ ở trong Ta. Khi ngươi là một với Ta đến cực điểm, việc ngươi chăm sóc người khác sẽ dễ dàng cách đáng kinh ngạc”.
Ý muốn của Đức Chúa Trời đã trở nên sự hiện hữu và vận hành của Paul, cũng như khải tượng kiểm soát ông Paul đã không vì một công tác. Ông đã không vì một điều phải làm. Paul đã chỉ vì chính Đức Chúa Trời. Chỉ bởi việc chúng ta là một người như vậy, Đức Chúa Trời mới có thể nói: “Bây giờ Ta có một con đường với ngươi” nếu không thì không có cách nào để chúng ta phục vụ. Chúng ta thường không giống Paul. Chúng ta lợi dụng Đức Chúa Trời để làm hết điều này đến điều khác, để thực hiện hết hoạt động thuộc linh này đến hoạt động thuộc linh khác. Chúa sẽ nói: “Ngươi phải giống như Paul. Ngươi phải tiếp nhận, dự phần vào, vui hưởng và sống trong ý muốn của Ta. Ý muốn của Ta phải trở nên sự hiện hữu, sự vận hành và khải tượng kiểm soát của ngươi.
Chúng ta hãy nhớ lại Chúa Jesus. Dường như khi cánh cửa đóng, Ngài cố gắng rất nhiều, nhưng khi cánh cửa mở, Ngài lại không làm gì nhiều. Khi Chúa Jesus cho đám đông ăn bằng năm ổ bánh và hai con cá, tất cả họ đã trở lại, nhưng dường như Chúa xua đuổi họ đi. Ngài có thể làm cùng một phép lạ trong ba tháng và có được rất nhiều người. Mọi người sẽ theo Jesus. Nhưng Chúa đã cố ý nói những điều mà làm cho họ đi khỏi. Về cơ bản, Chúa đã nói: “Các ngươi đến đây không phải vì cớ Ta, nhưng vì các ngươi được ăn bánh thỏa mãn”. Ngài đã khiến họ đi khỏi. Vậy thì tại sao chúng ta lại quá phấn khởi về năm đối tượng phúc âm? Điều này không có nghĩa là chúng ta nên xua đuổi những người muốn tin vào Jesus, nhưng chúng ta nên chăm sóc những người này như thế nào? Chúng ta nên nói: “Tôi phải dự phần vào Đức Chúa Trời, tôi phải vui hưởng Đức Chúa Trời, và tôi phải cứ ở trong Đức Chúa Trời. Tôi phải có mối liên hệ thân mật với Đức Chúa Trời. Tôi không nhìn thấy các đối tượng phúc âm của mình, tôi nhìn thấy chính Đức Chúa Trời. Tôi được thấm nhuần bằng chính Đức Chúa Trời này. Khi ấy, từ sự thấm nhuần này, một điều gì đó hấp dẫn bước ra con người của tôi”
Giả sử chúng ta muốn có được năm người kia cho Chúa. Chúng ta cần làm gì? Thứ nhất, chúng ta cần quên họ đi. Thứ hai, chúng ta cần vui hưởng Chúa. Thứ ba, nếu sau khi vui hưởng Chúa rất nhiều, chúng ta vẫn còn mối quan tâm đối với họ, khi ấy chúng ta cần đối xử với họ như các con người. Chúng ta không nên đối xử với họ như “con mồi” như đối tượng lao tác của chúng ta nữa. Trong hội thánh, chúng ta thường trở nên giống như các thợ săn, tìm kiếm người nào sẵn sàng để có thể đem họ vào trong nếp sống hội thánh. Chúng ta có thể đơn giản quên đi  các đối tượng phúc âm của mình và chỉ thật sự vui hưởng Chúa không? Rồi sau khi vui hưởng Chúa, nếu chúng ta vẫn còn mối quan tâm đối với những người này, chúng ta có thể đối xử với họ cách đúng đắn như các con ngườimà không có các sự mong đợi phi thực tế không?
Khi dưỡng dục con cái, chúng ta đầy các sự mong đợi nơi chúng, nhưng không phải theo cách phi thực tế. Chúng ta không nói với con cái mình: “Tối nay ta đã cho con ăn một miếng thịt nướng. Ta mong con lớn thêm một phân!” Chúng ta không có các loại mong đợi như vậy. Chúng ta chỉ vui mừng vì chúng ăn một bữa ngon. Chúng ta biết rằng nếu chúng sống bình thường và ăn đúng đắn, chúng sẽ tăng trưởng lành mạnh. Chúng ta không đòi hỏi chúng phải đạt đến một tiêu chuẩn phi thực tế nào đó. Mất bao lâu để chúng ta có được các đối tượng phúc âm cho Chúa? Nếu phải mất năm năm, bao gồm rất nhiều lần chúng ta chỉ ở với họ theo cách bình thường thì sao? Có lẽ phải mất vô số lần ăn tối cùng nhau và chỉ làm bạn với họ. Thậm chí dù ở với họ rất nhiều lần, nhưng có thể chúng ta chỉ nên nói lời Chúa với họ trong năm giây. Dường như chúng ta hầu như không có sự mong đợi nào. Cảm nhận của chúng ta là: “Tôi là bạn của anh. Tôi yêu anh. Nếu Chúa muốn có được anh thì Ngài sẽ có được anh. Tôi không cố gắng để có được anh. Anh được Chúa bắt lấy hay không, điều đó không tùy thuộc nơi tôi. Tôi không muốn bắt lấy anh. Tôi chỉ muốn yêu thương anh”. Khi ấy, chúng ta thật sự nhìn thấy ý muốn của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có thể tìm thấy người nào “bất tài” hơn Jesus Christ không? Số lượng tối đa mà Ngài đã có được là một trăm hai mươi người. Một người có sự khôn ngoan, quyền năng và sự biện biệt như vậy đã chỉ sản sinh được một số lượng ít ỏi như thế. Chúng ta không thể làm tốt hơn thế nào? Chúng ta thường nói với Chúa: “tôi không thể tin Ngài lại chậm chạp như vậy. Tôi có năm người bạn, và tôi muốn có được họ trong ba mươi ngày. Tôi có một người hàng xóm, tôi muốn người ấy đến tham dự một buổi nhóm và được cứu. Người ấy đã đến nhà tôi hai lần rồi!”
Vậy đối với chúng ta ý muốn của Đức Chúa Trời ở đâu? Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn sống trong các hoạt động Cơ Đốc của mình. “Tôi làm điều này, tôi có gánh nặng về điều kia”. Niềm ao ước của chúng ta thì tốt, tấm lòng của chúng ta thì tốt, và điều có bên trong chúng ta cũng tốt. Tuy nhiên, chúng ta không theo đuổi chính Đức Chúa Trời. Nếu muốn trở nên đầy bông trái, chúng ta cần quên các đối tượng phúc âm của mình đi. Mỗi khi gặp họ, chúng ta không nên có ý nghĩ: “khi nào tôi có thể đem họ vào trong nếp sống hội thánh?” Họ sẽ nói: “Không bao giờ”. Trái lại, chúng ta chỉ nên thấy vui mừng khi gặp họ. Việc họ có bước vào nếp sống hội thánh hay không tùy thuộc nơi Chúa. Chúng ta nhận thức rằng trách nhiệm của chúng ta chỉ là vui hưởng  Đức Chúa Trời. Chúng ta cần ở trong Đức Chúa Trời, vui hưởng Đức Chúa Trời, cứ ở trong Đức Chúa Trời, và dự phần vào Đức Chúa Trời. Rồi sau khi vui hưởng, chúng ta trở nên khác. Chúng ta sẽ nói: “Tôi yêu năm đối tượng phúc âm này. Tôi chỉ ở với họ, và tôi ngưỡng trong Chúa. Có thể Ngài sẽ ban cho tôi một con đường. Có thể thời gian để Chúa có được họ là một năm kể từ bây giờ, nhưng ra từ sự vui hưởng Đức Chúa Trời của tôi chỉ yêu họ”. Đó là nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta giống như vậy thì kết quả rất bình thường. Chúng ta nên đơn giản nói với Chúa: “tôi yêu Ngài. Tôi chỉ muốn vui hưởng Ngài. Tôi không quan tâm là năm người bạn này có bước vào trong nếp sống hội thánh hay không. Tôi không quan tâm là mình có kết quả hay không. Tôi chỉ quan tâm là tôi yêu Ngài đến cực điểm!” Khi chúng ta ở trong sự hiện diện của Chúa thật nhiều, có thể chúng ta thậm chí không cầu nguyện cho các đối tượng phúc âm của mình. Đôi khi việc cầu nguyện cho dân chúng khiến chúng ta bị áp lực là phải có được họ, và họ có thể cảm thức điều đó. Thay vì vậy, ra từ việc vui hưởng Chúa của mình, chúng ta đơn giản yêu họ. Chúng ta vui hưởng việc ở với họ. Chúng ta dành thời gian ở với họ. Chúng ta trở nên bạn tốt của họ. Chúng ta mở ra với họ và đứng với họ trong các khó khăn của họ. Cuối cùng, chúng ta có thể cho họ biết chúng ta là Cơ Đốc nhân. Khi ấy, chúng ta có thể để cho họ hỏi: “Anh tin vào điều gì thế?” Chúng ta sẵn sàng trả lời “mọi người hỏi anh em một lời giải thích về hi vọng ở trong anh em” (1 Pet 1:15). Peter đã nói rằng dân chúng sẽ hỏi chúng ta về hi vọng của chúng ta. Điều này là vì chúng ta là một “sự khải thị sống động” của Chúa (hymn 642--, câu 2). Dân chúng bị gây ấn tượng. Họ muốn biết làm thế nào chúng ta sống một nếp sống như vậy. Khi ấy, chúng ta có thể nói với họ theo cách rất đơn giản: “tất cả đều do sự thương xót của Chúa. Tôi từng là một tội nhân. Tôi trống rỗng. Tôi vô vọng, nhưng bằng một cách nào đó, tôi đã chạm được Đấng Christ”. Đó là sống trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta làm một với ý muốn của Đức Chúa Trời đến mức độ, việc kết quả là bình thường.
Paul đã cung ứng cho nhu cầu bằng cách đầu tư chính mình, không theo chính nhu cầu nhưng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus cũng giống như vậy. Trong John 11, khi có người đến và nói với Chúa rằng Lazarus ngã bệnh, Ngài đã đợi hai ngày. Lazarus đã chết trước khi Chúa đến. Tại sao Ngài lại đợi? Chúa nói: “Cơn bệnh này không phải để dẫn đến sự chết nhưng vì vinh hiển của Đức Chúa Trời” (c.4). Chúa không bao giờ đáp ứng một nhu cầu theo chính nhu cầu, nhưng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Paul cũng giống như vậy, và chính chúng ta phải là những người như vậy. Chúng ta cần đáp ứng nhu cầu của một người theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Paul đã đương đầu với các hoàn cảnh không theo chính các hoàn cảnh, nhưng theo ý muốn của Đức Chúa Trời, Paul đã dấy lên các anh em không vì chính các anh em, nhưng vì ý muốn của Đức Chúa Trời. Các anh em cần được dấy lên, nhưng chúng ta cần dấy họ lên vì ý muốn của Đức Chúa Trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời đã trở nên tiêu điểm, trung tâm, yếu tố ban nghị lực, thậm chí là nguyên nhân ông đổ mồ hôi và nước mắt trong mọi nỗ lực của ông. Paul đã có thể nói: “Tôi sống và lao tác theo ý muốn của Đức Chúa Trời” đât là sự lao tác của Paul và đó cũng phải là sự lao tác của chúng ta. Đây là sự phục vụ của Paul, và theo cùng một cách, cũng phải là sự phục vụ của chúng ta.
TRONG CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Sự lao tác của sứ đồ Paul rất cụ thể. Ở đây, ông đã viết cho hội thánh của Đức Chúa Trời tại Corinth. Tuyệt diệu biết bao, ông đã lao tác với một hội thánh địa phương. Chúng ta không nên lúc nào cũng thích đi thăm viếng và thích được mời đến rất nhiều nơi khác nhau. Chúng ta phải học tập ở với một hội thánh địa phương. Cho dù chính Đấng Christ đã ủy thác cho ông toàn bộ trái đất như cánh đồng của mình, ông vẫn cần đi từ nơi này đến nơi khác (tức là từ hội thánh địa phương này đến hội thánh địa phương khác). Ở nước Anh có một bức tượng của John Wesley với lời trích dẫn: “Thế giới là địa hạt của tôi” Về  một mặt, câu này rất ấn tưởng, nhưng thật ra Wesley đã bỏ sót một điều gì đó. Đối với chúng ta, không phải thế giới nhưng hội thánh địa phương là cánh đồng của chúng ta. Không phải “thế giới là địa hạt của tôi” mà là “hội thánh địa phương là địa hạt của tôi”. Cho dù ta có cả trái đất, chúng ta vẫn phải ở với một hội thánh địa phương. Nếu không có hội thánh địa phương thì không điều gì có hiểu quả.
Cho dù Chúa đã ủy thác cho Paul toàn bộ trái đất như cánh đông của ông, ông vẫn cần phải lao tác trong hội thánh địa phương. Ông vẫn cần phải đi từ hội thánh địa phương này đến hội thánh địa phương khác.
Về nguyên tắc, tính thực tiễn trong sự lao tác của ông vẫn là với một hội thánh địa phương. Hội thánh địa phương là nơi Chúa có thể tìm thấy chỗ cư trú của Ngài cách thực tiễn. Hội thánh địa phương là nơi các thánh đồ có thể được nuôi nấng và giáo dục cách đúng đắn và đó là nơi họ có thể đạt đến mức trưởng thành trong sự vận hành của họ. Đôi khi chúng ta trở nên mê tín, nghĩ rằng các khóa huấn luyện và các kỳ hội nghị có thể hoàn thành nhiều điều hơn là chúng thực sự có thể. Những điều đó giúp đỡ chúng ta, nhưng sự tăng trưởng thật diễn ra trong hội thánh địa phương của chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ, trường học thể giúp đỡ chúng ta, nhưng sự tăng trưởng thật của chúng ta là ở nhà. Theo cùng một cách, các khóa huấn luyện và các kỳ hội nghị có thể giúp đỡ chúng ta, nhưng sự tăng trưởng thật của chúng ta là trong địa phương của mình. Chúng ta phải yêu hội thánh địa phương của mình, vì đó là nơi chúng ta thật sự tăng trưởng. Rồi khi chúng ta tham dự một khóa huấn luyện như thế này, đó là để nhận được sự giúp đỡ. Chúng ta tham dự các khóa huấn luyện để nhận được sự giúp đỡ và sau đó chúng ta trở về hội thánh địa phương của mình để tăng trưởng.
Hội thánh địa phương mang chứng cứ của Chúa. Nếu anh em lấy đi các hội thánh địa phương thì dường như Đức Chúa Trời sẽ phải tuyên bố lại: “Trời là ngai Ta, và đất là bệ chân Ta. Vậy ngôi nhà mà ngươi sẽ xây dựng cho Ta ở đâu? Nơi yên nghỉ của Ta ở đâu?” (Isa 66:1). Ngày nay giống như vào thời Paul, chỗ cư trú của Đức Chúa Trời ở với các hội thánh địa phương. Chúng ta phải học tập yêu hội thánh nơi chúng ta ở. Đó có thể là một hội thánh rất nhỏ chỉ có vài thánh đồ nhóm lại với nhau như chứng cớ của Chúa, nhưng chúng ta vẫn phải nói: “Tôi yêu hội thánh địa phương nơi tôi ở”.
Paul đã quý trọng các hội thánh địa phương, dù đó là hội thánh dịu ngọt và thắng thế như hội thánh tại Philip, hay thoái hóa trong diện mạo và thất bại trong tính thực tiễn như hội thánh tại Corinth. Paul đã nhận thức rằng để một người có sự lao tác lành mạnh, người ấy phải ở với một hội thánh địa phương cách thực tiễn. Chúng ta thích ở với hội thánh tại Philip hay với hội thánh tại Corinth? Câu trả lời đúng là: “cả hai điều không! Tôi thích ở với hội thánh nơi Chúa đã đặt để tôi!”
Chúng ta bao giờ cũng yêu thích hội thánh ở một nơi khác. Có thể chúng ta nghĩ: “Không phải hội thánh ở nơi họ rất kỳ diệu sao?”. Tuy nhiên, một người đến từ hội thánh đó sẽ nói: “không!” Chúng ta nghĩ rằng một hội thánh khác thắng thế, nhưng một người đến từ nơi đó sẽ nói rằng hội thánh ấy bị đánh bại. Hội thánh nào là tốt? Hội thánh nơi chúng ta ở thật sự là tốt nhất cho chúng ta. Đây là lý do tại sao Chúa đã đặt để chúng ta ở đó.
VỚI CÁC SỰ MONG ĐỢI CAO TRỌNG
Thật lạ lùng vì trong cái nhìn của Paul, ông đã không tập trung vào các nan đề, các sự yếu đuối, các sự  cản phá và các tình trạng suy thoái. Trái lại, ông đã nhìn các thánh đồ như Chúa đã nhìn họ. Có bao giờ chúng ta nhìn một anh em như Chúa nhìn anh ấy không? Chúng ta thường nhìn các anh em theo xác thịt. Nếu chúng ta không nhìn các thánh đồ như Chúa nhìn họ, chúng ta không bao giờ có thể phục vụ. Chúng ta có cảm tạ về các anh em mà Chúa đã đặt chúng ta ở với họ không? Chúa đã ban cho chúng ta những người bạn đồng hành tốt nhất mà Ngài có thể cung cấp, nhưng Ngài vẫn cần chúng ta nhìn thấy điều đó. Chúng ta phải nhìn các anh em như Chúa nhìn họ. Khi  nhìn các thánh đồ, chúng ta có thấy hi vọng không, hay chúng ta cảm thấy “Các thánh đồ này vô phương cứu chữa?” Chúng ta có sự mong đợi về họ: “Tôi chắc chắn anh sẽ yêu Chúa rất nhiều. Anh sẽ dâng mình cho Chúa rất nhiều. Anh sẽ tăng trưởng rất nhiều trong lẽ thật và trong sự sống” không? Nếu không có sự mong đợi này, chúng ta sẽ không bao giờ phục vụ cách đúng đắn. Nếu muốn phục vụ cách đúng đắn, chúng ta phải luôn luôn cảm tạ về các thánh đồ chúng ta ở với. Nếu chúng ta nhìn các anh em như Chúa nhìn họ, khi ấy toàn bộ cái nhìn của chúng ta về nếp sống hội thánh sẽ trở nên rất khác.
Paul đã xem xét các thánh đồ như Chúa xem xét họ. Ông đã nhìn các thánh đồ theo ý muốn của Đức Chúa Trời, theo công tác của Đấng Christ, và theo ân tứ của Linh. Đức Chúa Trời Tam Nhất ở đây. Paul đã nhìn các thánh đồ theo Đức Chúa Trời Tam Nhất. Paul đã nhìn hội thánh như Đức Chúa Trời nhìn hội thánh. Sự cấu thành thần thượng trong ông khiến ông làm một với chính Chúa, Đấng Christ của ông đến mức như vậy. Ông nhận thức rằng nếu không có cái nhìn đối với hội thánh, đối với các thánh đồ, thì ông không bao giờ có thể phục vụ.
Khi nhìn vào Corinth, chúng ta có hi vọng nào không. Giả sử có khoản hai trăm thánh đồ tại Corinth, được chia thành bốn phe, mỗi phe năm mươi thánh đồ. Phe thứ nhất có sự gian dâm và vô luân. Phe thứ hai có sự thờ thần tượng. Trong phe thứ ba các chị em đang dẫn đầu, còn các anh em đang tranh cãi về việc các chị em nên mang khăn trùm đầu như thế nào. Phe thứ tư có tà giáo, tuyên bố rằng không có sự phục sinh. Rồi đồng thời tất cả các phe này chia rẽ chống lại nhau. Và thậm chí một số thánh đồ đến dự bàn của Chúa trong tình trạng say xĩn!. Dường như tại Corinth không có lấy một người bình thường. Liệu chúng ta còn có bất cứ hi vọng nào đối với tình trạng này không? Liệu chúng ta có gánh nặng đối với một hội thánh như vậy không? Nếu là Paul, chúng ta sẽ từ bỏ họ. Chúng ta sẽ nói: “Tôi đã dấy lên các hội thánh khác. Tôi có thể quên hội thánh này đi”. Chúng ta sẽ không có hi vọng. Loại hội thánh này xúc phạm Chúa quá nhiều. Làm sao Chúa có thể làm thêm được điều gì nữa với nhóm người này? Tuy nhiên, Paul đã nhìn họ rất khác. Ông đã nhìn họ như Đức Chúa Trời nhìn họ. Nếu không có cái nhìn này thì Paul đã không bao giờ có thể phục vụ.
Thật ra trong diện mạo, mỗi thánh đồ trong một hội thánh địa phương là một nan đề. Mỗi người có lòng ao ước đều có thể nên một sự quấy rầy. Các nan đề không phải lúc nào cũng quấy rầy nhiều như những người có lòng ao ước. Khi dân chúng yêu Chúa, họ thường trở nên sự quấy rầy đối với chúng ta. Họ có thể gọi điện thoại cho chúng ta lúc nửa đêm và đánh thức chúng ta để chúng ta có thể cầu nguyện với họ. Mỗi người có ân tứ là một sự khó khăn tiềm ẩn. Chúng ta có thể nói rằng trong diện mạo tất cả các hội thánh địa phương đều vô vọng, vì các hội thánh bao gồm những người được tái sanh nhưng chưa được biến đổi và đồng hóa. Tất cả chúng ta đều đã được tái sanh, nhưng chúng ta có được biến đổi không? Một chút. Chúng ta có được đồng hóa với Chúa không? Hầu như không. Vì vậy chúng ta trở nên các nan đề. Nếp sống phục vụ không phải là một nếp sống trải đầy hoa hồng. Trái lại, đó là một sự sinh nở khó khăn, một cơn đau đè quặn thắt. Đó là lý do tại sao Paul nói trong thơ Galati: “Hỡi các con của ta, những người mà ta lại quặn thắt trong sự sinh nở cho đến khi Đấng Christ được hình thành các con” (Gal 4:19). Thật là một cảnh tượng đẹp đẽ, thật vinh hiển, vì Paul đã không nản lòng. Trái lại, tình trạng thoái hóa của hội thánh địa phương này đã làm nảy sinh một tình yêu dư dật hơn bên trong ông. Paul đã nói với người Corinth: “Để anh em biết được tình yêu mà tôi có dư dật hơn đối với anh em” (2 Cor 2:4).
Paul đã nhìn hội thánh như Đức Chúa Trời nhìn hội thánh. Điều này tương tự như câu chuyện về Balaam trong Cựu Ước. Khi Balama được yêu cầu rủa sả dân Israel, tất cả những gì ông có thể nói là: “Ngài Đức Chúa Trời đã không trông thấy điều tội lỗi trong Jacob, cũng không nhìn thấy sự rối loạn trong Israel” (dân 23:21a). Đức Chúa Trời đã nhìn dân Israel, những người hết sức tệ hại, nhưng Ngài không nhìn thấy điều gì sai trật nơi họ. Ngài không trông thấy điều tội lỗi nào ở đó. Hội thánh giống như vậy. Có thể chúng ta nhìn thấy mọi nan đề ở trong hội thánh, nhưng Đức Chúa Trời sẽ nói: “Hội thánh rất đáng yêu”.
Một hội thánh địa phương không chỉ được thánh hóa về mặt vị trí mà còn được kêu gọi. Các thánh đồ không chỉ đã được thánh hóa trong Christ Jesus về mặt vị trí mà còn được kêu gọi để được thánh hóa về mặt tâm tính – các thánh đồ được kêu gọi. Sự nhận thức của Paul là: “Anh em là các thánh đồ được kêu gọi. Anh em sẽ được thánh hóa về mặt tâm tính”. Paul thật trong sáng như pha lê. Tình trạng suy thoái đã không áp đảo và nuốt chửng được ông. Khi nhìn một tín đồ, ông nhìn thấy hi vọng. Chúng ta có thể nói điều đó không? “Khi nhìn một tín đồ, tôi nhìn thấy hi vọng! Khi nhìn các thánh đồ trong hội thánh, tôi nhìn thấy hi vọng!” Chúng ta không nên nói: “Anh em này già quá rồi. Còn anh em kia có nan đề về tâm tính”. Khi nhìn một anh em, chúng ta cần nhìn thấy hi vọng. Ông đã có khả năng nhìn một hội thánh địa phương như Đức Chúa Trời nhìn hội thánh ấy. Khả năng này cũng phải là khả năng của tất cả những người phục vụ. Nếu muốn phục vụ, chúng ta phải có khả năng này, nếu không thì chúng ta không bao giờ có thể phục vụ. Sự nản lòng này sẽ cất đi mọi sự nhiệt thành, gánh nặng và sự vận hành của chúng ta. Khi anh em còn trẻ, anh em nhiệt thành và nói: “Tôi sẽ phục vụ!” Tuy nhiên, sự nản lòng sẽ lấy đi sự nhiệt thành này. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nhìn các anh em như Đức Chúa Trời nhìn họ.
VỚI CÁI NHÌN VỀ THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST
Sứ đồ Paul phục vụ một hội thánh địa phương là ông đang phục vụ Thân Thể Đấng Christ. Thư tín này được viết cho hội thánh tại Corinth. Các hội thánh địa phương là tính thực tiễn của nếp sống phục vụ Thân Thể Đấng Christ của ông. Paul đã có thể nói: “Khi tôi phục vụ trong hội thành địa phương là tôi đang phục vụ Thân Thể Đấng Christ”. Ông nhận thức rằng trong tính thực tiễn, ông phải giúp đỡ các hội thánh địa phương, và vì vậy ông phải phục vụ một hội thánh địa phương vào một thời điểm cụ thể. Ông cũng nhận thức rằng phục vụ một hội thánh địa phương cụ thế là phục vụ Thân thể Đấng Christ. Sự tăng trưởng của một thánh đồ hay sự tăng trưởng của một hội thánh địa phương trong thực tại là sự tăng trưởng của Thân thể. Khi chúng ta tăng trưởng, sự tăng trưởng của chúng ta là sự tăng trưởng của Thân thể. Các hội thánh là thuộc linh với tính thực tiễn của mình. Nếu một người không thể yêu anh em mà người ấy nhìn thấy được thì càng không thể yêu Đức Chúa Trời không thấy được. Tình yêu, sự đánh giá cao và sự dâng hiến của chúng ta dành cho Thân thể Đấng Christ phải bắt đầu với anh em ở bên cạnh chúng ta. Nếu chúng ta yêu và đánh giá cao Thân thể Đấng Christ thì chúng ta phải yêu và đánh giá cao anh em ở bên cạnh chúng ta
Một bức tranh thật kỳ diệu được mô tả ở đầu thư tín khá dài này: Một sứ đồ vận hành cương vị sứ đồ của mình với sự ủy thác được cấu thành thần thượng, theo ý muốn của Đức Chúa Trời, lao tác trong một hội thánh địa phương như Thân thể Đấng Christ với các sự mong đợi cao trọng.
Sưu tầm