Khi chúng ta di trú ra nước ngoài
thì cắt đứt quan hệ với tổ quốc, chúng ta trở thành những người khách lạ sống
giữa những người khách lạ nước ngoài. Sau khi ra đi, chúng ta đã bị cắt rời khỏi
đất nước của chúng ta và trở thành những người khách lạ đối với dân tộc của chúng
ta.
Mạch của chúng ta không còn đập theo nhịp điệu
với trái tim của thân nhân họ hàng chúng ta nữa. Chúng ta đã trở thành những
người xa lạ, những người xa lạ với những người chúng ta bỏ lại và là những người
xa lạ với những người mà chúng ta đến ... Hãy để tôi lặp lại: Chúng ta đã trở
thành những người ngoài cuộc với những người chúng ta đã rời bỏ, và chúng ta đã
trở thành những người không thể nhập bọn với những người mà chúng ta đến. Vì vậy,
chúng ta đã không còn là một phần hài hòa của một tổng thể lớn hơn, chúng ta đã
trở thành một cái gì đó tách rời, một cái gì đó bị rách nát, không có bất kỳ sự
kết nối hữu cơ nào ở đây hoặc ở Mỹ hoặc bên Na Uy ..... Nói tóm lại, chúng ta
đã trở nên cây không có gốc rễ.
Gần đây tôi đọc điều nầy và nó thực
sự làm tôi giật mình. Là một người nhập cư, điều đó nói với tôi và miêu tả cách
rất phong phú những gì tôi đã rời bỏ. Sau khi rời Scotland và đến Mỹ, tôi không
còn thuộc về bất cứ nơi đâu. Ở Mỹ, tôi, với giọng nói của tôi, sẽ mãi mãi bày tỏ
tôi là một người nước ngoài và do đó không thực sự là người Mỹ, không phải người
Mỹ được sinh ra và lớn lên. Và như một người đã rời bỏ đất nước cũ phía sau
lưng, sau đó tôi đã trở thành một người
xa lạ cho người dân ở đất nước tôi sinh ra. Điều đó có thể tác động sâu sắc và làm
tôi mất phương hướng để sống trong trạng thái không có gốc rễ này. Nó đã làm
tôi đau đớn sâu xa vào những lúc khác nhau trong cuộc đời tôi.
Tuy nhiên, trong tất cả những điều
này, đã có một cái neo cho linh hồn tôi. Đã được tái sanh vào Vương quốc của Đức
Chúa Trời và trở nên khách lạ với thế giới này, tôi nhận ra rằng kinh nghiệm của
tôi là một kinh nghiện đúng kinh thánh cách sâu sắc. Từng lúc chúng ta được nhắc
đến trong Kinh Thánh rằng chúng ta là lữ khách, người tạm trú, khách lạ, ngoại
kiều, người tha hương, trong thế giới hiện tại. "Nhưng họ mong ước một quê
hương tốt hơn, tức là quê hương trên trời, nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà
xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã chuẩn bị cho họ một thành" (Hê-bơ-rơ
11:16).
Mong muốn của hầu hết mọi người
nam hay người nữ, là những người bỏ lại đằng sau tất cả những gì họ biết và đi
tới một điều lớn lao chưa biết, là mong
muốn một "quê hương tốt hơn", một cách sống tốt hơn, có triển vọng tốt
hơn cho tương lai con cái của họ. Tôi cảm thấy điều đó cách sâu sắc khi đến Mỹ.
Bây giờ, trước khi đến với Chúa Jêsus, tôi đã rất bối rối vì tôi là ai. Tôi muốn
tìm kiếm sự bình an từ cơn bão dữ dội, tìm kiếm sự thánh thiện từ cuộc sống tội
lỗi, và trở thành một người tốt hơn. Tôi đã tìm kiếm "quê hương tốt hơn"
của chính cuộc sống. Tôi đã tìm ra điều đó và tôi đã được tái sinh vào một
vương quốc không thuộc về thế giới này và đã trở thành một người hoàn toàn lạ mặt.
Bây giờ không chỉ xa lạ với Scotland và cũng là một người lạ ở Mỹ, bây giờ tôi
đã trở thành một người lạ mặt cho cả thế giới này.
Một thế giới mà tôi sẽ không bao
giờ thuộc về, một thế giới mà tôi đã trở thành lưu vong, một người nước ngoài,
một người ngoài cuộc, một người lữ hành, chỉ đơn thuần đi qua mà không thuộc về
nơi nào trong thế giới này, mà thuộc về một nơi mà tôi mới sinh ra và đang đi đến
và sẽ đến. Tuy nhiên, vinh quang thay cho Đức Chúa Trời, bây giờ tôi đã không
còn mất gốc. Tôi không xa lạ với những người lạ mặt đồng bạn của tôi, với những
người lữ khách đồng hành của tôi. Bây giờ tôi thuộc về họ với những mối dây quan
hệ đã kết nối vào nơi sâu thẳm tâm hồn tôi. Vì vậy, đối với những lữ khách và
những người tạm trú đồng bạn của tôi, tôi nói hãy ngẩng đầu lên và đi thêm một
bước nữa, vì mỗi bước sẽ dẫn chúng ta đến một bước gần hơn, để đến nơi mà chúng
ta chưa bao giờ biết.
(Internet)