Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Cơ đốc nhân như một vận động viên-


2 Timothy 2:5- "Cũng vậy, một vận động viên sẽ không được lãnh mão miện nếu không tranh tài đúng luật lệ".
Tiếp tục viết những lời dạy dỗ do Linh cảm thúc của mình cho Ti mô thê "con trong đức tin", sứ đồ Phaolô đem chúng ta từ thế giới quân sự đến thế giới thể thao; từ các công việc gồ ghề máy móc hằng ngày của người lính đã sẵn sàng chiến đấu đến những yêu cầu khắt khe của vận động viên thi đấu.
Tuy nhiên, bất kể quan tâm và nhiệt tình bén nhạy như thế nào của chúng ta có thể có trong lĩnh vực thể thao, điều tốt ghi nhớ trong tâm trí  là "mão miện" và vinh quang của sân vận động thì tạm thời và thoáng qua. Sự quan tâm và sự nhấn mạnh của chúng ta, như những gì Phaolô đã nói, phải là việc thuộc linh và vĩnh hằng. Từ 2 Timôthê 2: 5 chúng ta có thể thu thập một số bài học thuộc linh có giá trị cho đời sống Cơ Đốc nhân tích cực nhằm giựt được "mão miện" không tàn phai của Đức Chúa Trời ban cho trong ngày đăng quang sắp tới.
Trong bài nghiên cứu của chúng ta về chân dung đặc biệt này của Cơ Đốc nhân như vận động viên, chúng tôi muốn tập trung sự chú ý của chúng ta về ba chủ đề chính diễn ra trong bài sau đây của chúng tôi:

1-Người chạy (người đấu vật)
Vận động viên là một trong những phép ẩn dụ ưa thích của Phao-lô và điều này có thể chỉ dẫn rằng  ông không chống đối việc thỉnh thoảng thăm viếng vận động trường thể thao khi thời gian cho phép. Điều không chắc chắn tại đây, hoặc vị sứ đồ có nhớ đến hình ảnh người chạy hay người đấu vật trong tâm trí hay không. Từ ngữ Hy Lạp, ông sử dụng là một trong những từ ngữ trong đó chúng ta có được từ ngữ Anh văn của chúng ta : “athlete” là "vận động viên".
Trong cả hai trường hợp, dù người chạy hay người đấu vật có trong tâm trí của Phao-lô, hay không, một dáng vẻ có năng lực đưa ra cho chúng ta chú ý. Khi chúng ta nhìn vào cơ bắp của vận động viên căng tròn, khuôn mặt căng thẳng, và công sức tập trung, chúng ta là Cơ Đốc nhân được nhắc nhở điều chúng ta nên có, phải gắng sức và nỗ lực tối đa nếu chúng ta muốn làm vận động viên và người đấu vật trung thành cho vinh quang của Đức Chúa Trời. Câu hỏi để hỏi chúng ta về lời chứng Cơ Đốc của chúng ta, vấn đề chúng ta phải tự hỏi mình là, "Chúng ta có thực sự khởi đầu với một nỗ lực hết mình không?" (xem 1Cor 9:24, Ê-phê-sô 6:12, Hê-bơ-rơ 12: 1).
Chúng ta phải nhớ rằng cuộc đua Cơ Đốc không phải là cuộc đua chạy 100 mét, dù có thể lắm lần khi như nhà truyền giảng Tin Lành Phi-líp, cần nỗ lực ngoại lệ để thi hành ý muốn của Đức Chúa Trời (Công 8:29,30). (Nếu Philip không chạy thì ông mất lời ghi chép về ông trong Kinh thánh. Thực tế, cuộc chạy đua Cơ Đốc giống cuộc chạy marathon, phải chạy cách "kiên nhẫn" (Heb 12:1--Đa 1:8, 21 minh họa).
Môi-se, Giô-sép, Giô-suê, Ca-lép, Đa-ni-ên, Phao-lô, sứ đồ Giăng, và Ti-mô-thê là những tấm gương cho những người đã tiếp tục cuộc chạy với sự kiên nhẫn vững vàng, là cuộc chạy đặt trước mặt họ trong việc họ phục vụ Đức Chúa Trời và vinh quang của Ngài.
Điều này đưa chúng ta đến chủ đề chính thứ hai của chúng ta, và đó là,
2-Các quy tắc
Cơ đốc nhân không thể làm được theo như ý anh ta mong muốn, còn hơn nữa,  vận động viên cũng không thể thích hay buông lung theo khát vọng riêng của mình. Có các quy tắc đào tạo và khuôn phép cần phải được chuyên cần gắn bó nếu anh ta muốn  được xếp hạng và được gọi là người thi đấu tốt. Trong tâm trí mình, Phao lô đã có các loại trò chơi mà đã được tổ chức tại các nơi danh tiếng như Olympia, Athens, Corinth và Delphi. Những trò chơi có quy tắc và các quy định khác nhau chi phối chúng, và nền tảng cho tất cả những ai thi đấu. Về tư cách để bước vào các trò chơi của Hy Lạp, Erich Sauer đã tuyên bố như sau: "Một số điều kiện nhất định được gắn liền với việc tham gia vào các cuộc thi đấu và giành được chiến thắng. Không có nô lệ, nhưng chỉ những người tự do mới được nhận vào; không có người nước ngoài mà chỉ có công dân; không có người vô tín ngưỡng hoặc bọn tội phạm, nhưng chỉ những người không chỗ chê trách. Sự tự do, quyền công dân, và danh dự dân sự là không thể thiếu. Tự nhiên, sức mạnh và thực hành của thân thể được yêu cầu"(Trong Đấu trường Đức tin, trang 55).
Cuộc đua Cơ Đốc là chỉ mở ra cho những người đang là Tín Đồ Tái Sinh Chân Thật Trong Đấng Christ (Giăng 3: 3, 7; Gia 1:18; 1 Phiero 1:23 ..). Tiếp theo sự "tân sinh" người tín hữu có nhiều "điều răn" điều tiết và quản lý cuộc đua đề ra trước mặt anh ta, và sự vâng phục tuyệt đối các "điều răn" nầy là chìa khóa cho  năng lực, phước lành, thành công, và đội mão chiến thắng (Giăng 14:15; 15 : 10). Một số "điều răn" này là gì? Nhiều người có thể thêm vào chủ đề này, nhưng sau đây là danh sách bảy "điều răn" hay huấn lệnh cơ bản và chủ yếu từ Lời Đức Chúa Trời phục vụ như  các qui luật xác định điều chỉnh và chi phối cuộc đua Cơ Đốc:
1. Tình yêu (Ma-thi-ơ 22: 37-40, Rô-ma 13: 8).
2. Cầu nguyện (Lu-ca 18: 1, Cô lô se 4: 2).
3. Đọc Lời Đức Chúa Trời (Giăng 1: 8: 9, 2 Ti-mô-thê 2:15).
4. Làm chứng  ​​(Mác 16:15, Công-vụ 1: 8, 1 Ti-mô-thê 6:13).
5. Xưng tội (1 Giăng 1: 9, 10).
6. Ở trong Đấng Christ (Giăng 15: 4, 1 Giăng 2:28).
7. Tương giao với các Cơ Đốc nhân khác (Hê-bơ 10:25).
Chúng ta hãy nhớ rằng trong lối đi khiêm nhường của mình, Chúa Jêsus Christ "không làm vừa lòng chính mình" (Rô-ma 15: 3), nhưng hân hoan và hoàn toàn thuận phục ý muốn của Cha Ngài (Hê-bơ-rơ 10: 7;  39), và Đấng Christ là tấm gương của chúng ta hầu chúng ta theo bước của Ngài (I Phi-e-rơ 2:21).
Theo một nghĩa nào đó, Bản Ngã là nan đề chính của Cơ đốc nhân. Nếu chúng ta muốn chạy và đấu vật thành công, bản ngã phải bị kỉ luật, phải bắt nó thuận phục đến điểm bị loại trừ, Mat. 16:24; Giăng 3:30; Rom. 6:6.; Gal. 2:20).  Chúng ta sẽ có thể làm điều đó ngay từ đầu ( Ga-la-ti 2:20). Thực hiện các câu kinh thánh nầy cách thực tiễn trong trong cuộc sống là bí quyết của những gì có thể được gọii là: "Quy luật của cuộc sống Cơ Đốc thành công"

(Còn phần 3)