Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

NHỮNG KẺ CHÚA CHE GIẤU 5—Nhã Ca


Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jêsus Christ! Ngài theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sanh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jêsus Christ,  lại để được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời,” (1 Phi-e-rơ 1:3-4)

TIẾNG GỌI CỦA ĐẤNG CHRIST PHỤC SANH

“Ấy là tiếng của lương nhân tôi! Kìa, người đến, nhảy qua các núi, Vượt qua các gò” (2:8).

Hồn an nghỉ trong Lương Nhơn của nàng, thình lình nghe tiếng Ngài, và nhận biết tiếng ấy ngay. Không có tiếng nói nào khác có thể cảm động nàng bây giờ; kẻ khác có thể nói nhiều điều cùng nàng, nhưng không có gì thấu suốt lỗ tai bên trong của nàng cho đến khi Ngài phán!


   Bây giờ Lương Nhơn biểu lộ là Chúa phục sinh cho kẻ được tậu mua của Ngài. Nàng thấy Ngài đang đi về phía nàng, nhảy qua các núi như con hoàng dương. Danh hiệu bên lề của Thi thiên 22 là “nai cái trước lúc rạng động”- một tiêu biểu sự phục sanh. Ngài dường như đang đến cùng nàng, vì Ngài đang ở cách xa, bên ngoài chớ không ở trong lòng nàng, quyến rũ nàng cách êm ái vào đồng vắng để biết Đức Chúa Trời của nàng. Ngài đã được khải thị cho nàng như đang cư trú trong lòng nàng, và chúng ta rời bỏ việc nàng ở trong niềm vui về hiện diện của Ngài trong sự an nghỉ phước hạnh đến nỗi không có sự huyên náo nào ở bên ngoài có thể chạm tới, không tiếng kêu nào quấy động.

   Bây giờ nàng được dạy dỗ chỉ tin cậy một mình Ngài, tách rời khỏi các sự khải thị cảm biết được đối với lòng nàng. Đức tin nàng phải an nghỉ trên tính cách và lời của Ngài, hơn là trên các sự biểu lộ của Ngài. Nàng phải chăm lo Ngài nhiều hơn là chăm sóc các miếng vườn của Ngài; nàng phải biết rằng đồng hoá theo hình dạng của Ngài là cần hơn phụng sự.


Thái Độ Của Chúa Phục Sanh
   “Lương nhân tôi giống như con hoàng dương hay là con nai tơ. Kìa, người đứng sau tường chúng tôi, Xem ngang qua cửa sổ, Ngó (liếc) ngang qua chấn song” (2:9).

  Chúa phục sanh tiếp cận hồn từ bên ngoài, hầu Ngài có thể lôi kéo sự chú ý của nàng ra khỏi kinh ngiệm cũ kỹ của nàng ở bên trong.

   Nàng thấy rằng Ngài giống như con hoàng dương, chuyển động nhanh nhẹn, Ngài đang đứng, không còn ngồi tại bàn ăn của Ngài, nhưng Ngài đang chờ đợi vài đáp ứng cho sự kêu gọi đối với tiếng của Ngài. Ngài “đang đứng”, bây giờ nàng nói thêm, “sau tường chúng tôi”. Nàng không sợ nói “chúng tôi”, nàng đang lớn lên trong sự hiểu biết Ngài, và vui thích nghĩ rằng Ngài bị nhốt vào chung với nàng trong nhà yến tiệc, trong nơi an dưỡng bên trong của lòng nàng. Nàng nghĩ “tường” nầy là do Ngài thiết kế, nhưng nàng sai lầm; nàng không biết rằng nó sẽ ngăn trở sự biểu lộ của Ngài cho kẻ khác, và đó là một phần của đời sống thế hạ cũ của nàng mà phải được xử lý về sau.

   Phải bước đến “tường thành  đổ vỡ” (Ê-sai 22:5), vì không có vách tường nào trong cuộc đời thiên thượng. Đấng Christ trên thập giá đã phá đổ vách tường phân chia giữa người với người, cũng như giữa người và Đức Chúa Trời (E-phê-sô 2:14,15,16). Ngài đã chết, hầu trong Ngài có thể có một sáng tạo mới, một người mới, “được hoàn toàn làm một” (Giăng 17:23). Mọi sự chia rẽ do tội lỗi đã dừng lại trong Ngài.

   Hỡi hồn, bức tường đó mà ngươi gọi là “tường của chúng ta”, phải bị phá sập, nếu ngươi muốn làm một với Chúa của ngươi trong sự sống thương yêu của Ngài mà đã đổ ra cho kẻ khác!

  Nhưng trong nhà yến tiệc, hồn nầy không suy nghĩ về “các kẻ khác”, nàng bị say mê quá nhiều trong những ngày trời trên đất của mình, nàng không muốn nhìn trên bức tường trong những tấm lòng đổ vỡ trong thế giới bị dày vò nầy. Giống như Phi-e-rơ, nàng muốn quên quần chúng, khi đang ở trong vinh quang trên núi hoá hình.

   Ai mà đã biết sự hiện đến của Đấng Yên Ủi, và sự khải thị của Đấng Christ ở bên trong, sẽ nhớ sự cám dỗ đối với sự tự đánh giá thuộc linh trong những ngày hạnh phước đó!

  Có mối nguy hiểm là đoái xem những người khác với đôi điều thương hại và xét đoán không cảm biết—bằng cách thối lui bổn phận để cứ an dưỡng xa xỉ ở bên trong cho sự tương giao đó của riêng mình với Lương Nhơn- với nhiều thu hút đối với Ngài mà làm cho khó bước vào các mối lưu tâm và công việc hầu việc những người xung quanh- không có khả năng hiểu các sự việc có tầm quan trọng thực tiễn, vì cớ mọi điều bên ngoài dường như chỉ là tiếng vang của thế giới khác.

   Trong ánh sáng đầy đủ hơn về khải tượng trên núi, chúng ta thấy những sự bất toàn của những ngày đó và hiểu tại sao “Các con trai của mẹ tôi giận” chúng ta. Họ đã nhìn thấy khả thi của sự ích kỷ thuộc linh, và sợ rằng các khu vườn sẽ bị thiệt hại.

   Họ chỉ thiếu sót tin cậy Chúa rằng Ngài là Đấng đã bắt đầu làm công việc tốt lành chắc chắn sẽ hoàn thành, và hướng dẫn kẻ được mua chuộc của Ngài đến hoạt động do Đức Linh tăng cường nhiều hơn nữa trong thời gian sắp đến.

   Khi vui mừng về hiện diện của Lương Nhơn phía sau bức tường, hồn không nhận ra rằng toàn bộ thái độ của Ngài biểu lộ sự chuyển động. Ngài đang đứng, sẵn sàng lìa bỏ và ra đi; Ngài “nhìn qua cửa sổ” của hồn nàng; Ngài loé lên các tia sáng mới mẻ, Ngài “liếc” qua chấn song, Ngài “bày tỏ chính mình”, quyến rũ nàng chổi dậy và bước theo Ngài- nhưng nàng đã quá thoả mãn sâu xa với chính kinh nghiệm về “nhà yến tiệc” của mình. Về sau, khi nàng học được cách biết Chúa tốt hơn, nàng trở nên “nhạy cảm nhận” trong ý muốn của Ngài, và khám phá theo trực giác ý nghĩa các chuyển động của Ngài, nhưng thậm chí bây giờ nàng vẫn còn thái quá trong cuộc sống trên đất để hiểu điều gì đó kém hơn ngôn ngữ rõ ràng. Ngài có bổn phận nói cách minh bạch, và sứ điệp là gì?

Tiếng kêu Gọi Của Chúa Phục Sanh:
Lương nhân tôi nói chuyện với tôi rằng: Hỡi bạn tình ta, người đẹp của ta ơi, hãy chỗi dậy và đến. Vì kìa, mùa đông đã qua, Mưa đã dứt hết rồi; Bông hoa nở ra trên đất; Mùa hát xướng đã đến nơi, Và tiếng chim cu nghe trong xứ; Cây vả đương chín trái xanh tươi của nó, Và nho trổ hoa nực mùi hương. Hỡi bạn tình ta, người đẹp của ta ơi, hãy chỗi dậy và đến!” (2:10-13).

   Hồn biết tiếng Ngài, và biết rằng Ngài phán cùng nàng rõ ràng. Ngôn ngữ của Ngài minh bạch, “hãy chổi dậy”. Ngài ngụ ý gì? Ngài đã đem nàng vào sự an nghỉ, cấm những kẻ khác quấy rầy nàng, và bây giờ Ngài nói, “hãy chổi dậy và đến”. Đến đâu?

   Thời gian đã đến khi nàng phải được dạy dỗ cách thực nghiệm về sự đồng nhất hoá của nàng với Ngài trong sự sống phục sinh của Ngài, đến nỗi Ngài có thể nói cách rõ ràng cùng nàng về “Cha” (Giăng 16:25), “Ta là Đường đi… ngoài Ta, không ai đến cùng Cha …các ngươi sẽ biết rằng Ta ở trong Cha, và các ngươi ở trong Ta, và Ta ở trong các ngươi” (Giăng 14:6, 12, 20).

   Ngài đã chết, Đấng Công nghĩa thay cho kể bất nghĩa, hầu Ngài có thể “đem chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 3:18). Qua bức màn xé ra của xác thịt Ngài, Ngài-- Con Đường sống và mới- tìm cách dẫn chúng ta đến ở chung với Ngài trong Cha.

   Lương Nhơn ví sánh thời kỳ an nghỉ đã qua với mùa đông, vì bên trong nàng sự sống mới đang được “châm rễ và lập nền trong sự thương yêu” (Eph. 3:17), đến cuối cùng, hầu nàng có thể mạnh mẽ nhận thức và được “đầy dẫy mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời” (Eph. 3:19). Trong suốt mùa đông, trong thiên nhiên, nhựa cây xuống thấp nơi bộ rễ, và mọi sự biểu lộ bên ngoài của cây cối hầu như bị chặn lại.

   Lương Nhơn kêu gọi nàng chổi dậy, vì cớ mùa đông đã qua, bây giờ là thời kỳ mùa xuân, mưa của Đức Linh đã ngừng rơi và chuẩn bị nàng cho sự kêu gọi tươi mới của Ngài. Ngài thấy bông hoa đã xuất hiện, sự tăng trưởng xa xỉ của cây gỗ thô sơ sẽ cần sự tỉa xén cẩn thận của Ngài. Ngài bắt đầu xử lý cách xác định hơn với cách sống bên ngoài, để làm cho nó thích hợp với việc Ngài sở hữu tấm lòng nàng ở bên trong. Ngài đã làm một công việc sâu xa, im lặng trong thời gian nàng yên nghỉ. Ngài đã chiếm hữu nàng. Nàng đã châm rễ mạnh mẽ vào trong Ngài, đến nỗi nàng có thể chịu đựng ngọn dao tỉa sửa đúng thì giờ tốt hơn nữa.

   “Hỡi bạn Ta. Hãy chổi dậy và đến. Ngươi phải hiệp tác với Ta trong mọi việc làm của Ta. Ngươi phải làm ra mọi điều mà Ta hành động bên trong, nếu ngươi muốn hiểu biết Ta và quyền năng đầy đủ nhất của sự sống vô tận của Ta. Hãy đến, và Ta sẽ dẫn ngươi biết Cha”. Chúa phục sinh nói như vậy.

Jessie Penn-Lewis
Minh Khải dịch thuật 13-3-2014