Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

TÂN SINH 6- NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN TRONG CHRIST



Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục bàn đến vị trí mới của chúng ta sau khi được sinh lại. Mười điểm kế tiếp là những gì chúng ta đã trở nên từ khi nhận lấy vị trí mới của mình.
19.    CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
NHỮNG CHIẾC BÌNH DẪN ĐẾN SỰ TÔN TRỌNG
Thứ nhất, chúng ta trở nên những chiếc bình dẫn đến sự tôn trọng. Kinh Thánh nói rằng loài người thật ra là những chiếc bình : “Hay người thợ gốm [Đức Chúa Trời] không có quyền trên đất sét để từ cùng một đống mà làm ra chiếc bình này dành cho sự tôn trọng còn chiếc bình kia dành cho sự hổ thẹn sao? (Ro. 9:21). Mỗi người chúng ta đều là một chiếc bình mà Đức Chúa Trời làm nên để chứa đựng sự sống thần thượng của Ngài: “Nhưng chúng tôi có báu vật này trong những chiếc bình đất để chỉ rõ sự vượt trổi của quyền năng là thuộc về Đức Chúa Trời chứ không phải từ chúng tôi” (2 Cor. 4:7). Là loài người, chúng ta là những chiếc bình bằng đất, nhưng khi được sinh lại, mỗi chúng ta đều nhận được một của báu thiên thượng. Chúng ta đã trở nên những chiếc bình dẫn đến sự tôn trọng vì chúng ta nhận được chính sự sống của Đức Chúa Trời. Chiếc bình của chúng ta là bằng đất, nhưng nội dung của chúng ta thì thiên thượng. Chúng ta không cần nghĩ về việc một ngày kia sẽ “lên thiên đàng” vì chúng ta đã có một nội dung thiên thượng bên trong chúng ta rồi. Nội dung này, là sự sống của Đức Chúa Trời, khiến chúng ta trở nên một chiếc bình dẫn đến sự tôn trọng.

22. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
ĐỀN THỜ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mỗi người trong chúng ta đã trở nên một chiếc bình dẫn đến sự tôn trọng và nhân thể chúng ta đã trở nên đền thờ của Thánh Linh. 1 Corinth 6:19 nói: “Hay anh em không biết rằng thân thể anh em là đền thờ của Thánh Linh bên trong anh em…?” Về mặt cá nhân, mỗi một thân thể của chúng ta là một đền thờ. Về mặt tập thể, chúng ta cũng là một đền thờ của Đức Chúa Trời: “Anh em không biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Linh Đức Chúa Trời cư trú trong anh em sao?” (1 Cor. 3:16) “Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, cũng như Đức Chúa Trời nói “Ta sẽ cư trú giữa vòng họ và bước đi giữa vòng họ; và Ta sẽ là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ là dân Ta” (2 Cor 6:16). Trong thời đại Cựu Ước, đền thờ của Đức Chúa Trời là một kiến ốc vật lý tại Jerusalem; nhưng trong thời đại Tân Ước, dân Đức Chúa Trời là đền thờ của Ngài. Là các tín đồ, bây giờ chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời và Linh Đức Chúa Trời cư trú và cứ ở trong chúng ta. Bởi được sinh lại, tất cả chúng ta cùng trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời.
23 CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN CÁC CHI THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST
Chúng ta cũng đã trở nên các chi thể của Đấng Christ. Có nhiều câu nói với chúng ta đều này: “Vậy chúng ta tuy nhiều nhưng là một Thân Thể trong Đấng Christ, và mỗi người là chi thể của nhau” (Ro 12:5). “Anh em không biết rằng các thân thể của anh em là các chi thể của Đấng Christ sao?” (1 Cor.6:15a). “Vì cũng như thân thể là một mà có nhiều chi thể, tất cả các chi thể trong thân tuy nhiều, nhưng là một thân thể, Đấng Christ cũng vậy” (1 Cor 12:12). Vì chẳng hề có ai ghét chính xác thịt mình, nhưng nuôi dưỡng và ấp ủ nó, cũng như Đấng Christ đối với hội thánh. Vì chúng ta là các chi thể của Thân Thể Ngài” (Eph. 5:29-30). Bây giờ chúng ta là các chi thể của Thân Thể Đấng Christ, nghĩa là chúng ta là các chi thể của chính Đấng Christ. Đáng tiếc là trong nếp sống loài người, tất cả chúng ta đều đã được dạy dỗ để trở nên cá nhân chủ nghĩa và điều này ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về sự cứu rỗi. Khi lần đầu tiên cầu nguyện với Chúa để tiếp nhận Ngài, chúng ta cho rằng sự cứu rỗi là gì chính chúng ta. Chắc chắn chúng ta không hề nghĩ rằng sự cứu rỗi của chúng ta là vì Christ. Nhưng Chúa sẽ nói với chúng ta: “Ngươi đã được cứu vì Ta cần ngươi được cứu. Ngươi được cứu để trở nên chi thể của Thân Thể Ta” 
Sau khi được sinh lại, chúng ta có thể vẫn có quan niệm là chúng ta có thể sống theo cách cá nhân chủ nghĩa. Nhưng Kinh Thánh bảo chúng ta rằng chúng ta đã trở nên chi thể của Đấng Christ. Tất cả chúng ta đều được sinh lại để trở nên chi thể của Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta không nên nghĩ: “Hễ tôi chăm sóc tốt cho chính mình về mặt thuộc linh và thỉnh thoảng cầu nguyện thì tôi sẽ ổn. Tôi có thể một mình sống nếp sống Cơ Đốc” Đó là một quan niệm sa ngã. Chúa sẽ đáp lại: “Không, đó không phải là cách của Ta. Đó không phải là lý do Ta cứu ngươi. Ngươi được sinh lại để trở nên chi thể của Thân Thể Ta. Ngươi được cứu như một cá nhân, nhưng ngươi đã nhận được một sự sống tập thể và ta đã đặt ngươi trong một vị trí tập thể. Ngươi không thể sống như một cá nhân nữa.” bởi được sinh lại, chúng ta đã trở nên các chi thể của Đấng Christ. Vị trí mới của chúng ta không cho phép chúng ta sống cá nhân chủ nghĩa nữa.
24. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
CÁC CÔNG DÂN ĐỒNG QUỐC VỚI CÁC THÁNH ĐỒ 
Trước đây chúng ta đã thấy rằng chúng ta đã được chuyển dời vào trong vương quốc Đức Chúa Trời. Trong vương quốc Đức Chúa Trời có nhiều công dân, tất cả đều là các tín đồ trong Đấng Christ. “Vậy thì anh em không còn là khách lạ và kiều dân nữa, nhưng là công dân đồng quốc với các thánh đồ và những thành viên trong gia quyến của Đức Chúa Trời” (Eph. 2:19). Nếu Chúa muốn nói với tất cả chúng ta cùng một lúc, có thể Ngài sẽ không bắt đầu bằng : “Các anh chị em yêu dấu của Ta.” Thay vì vậy, Ngài có thể bắt đầu : “Các công dân đồng quốc yêu dấu của Ta”. Tại sao? Vì tất cả chúng ta đều ở trong cùng một vương quốc và cùng chia sẻ cùng một quyền công dân. Tất cả những ai tin Chúa Jesus đều là các công dân đồng quốc. Điều này một lần nữa bày tỏ với chúng ta rằng vị trí mới của chúng ta là một vị trí tập thể. Thật ngu dại khi nghĩ rằng chúng ta có thể sống cá nhân chủ nghĩa sau khi được sinh lại. Điều này tuyệt đối sai trật. Trong vị trí mới của mình,chúng ta là các công dân đồng quôc với các thánh đồ trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
25. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
CÁC THÀNH VIÊN CỦA GIA QUYẾN ĐỨC CHÚA TRỜI
“Vậy thì anh em không còn là khách lạ và kiều dân nữa, nhưng là công dân đồng quốc với các thánh đồ và những thành viên trong gia quyến của Đức Chúa Trời” (Eph. 2:19). Khi được sinh lại, chúng ta được sinh vào trong gia quyến của Đức Chúa Trời. Một số bản dịch Kinh Thánh dịch từ “gia quyến” là “gia đình”. Chúng ta đã trở nên các thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời. Một lần nữa, chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta không còn sống một mình nữa. Chúng ta không nên nghĩ rằng: “Tôi chỉ cần chăm sóc cho tình trạng thuộc Linh của riêng tôi.” Đức Chúa Trời muốn chúng ta ở với các thành viên khác trong gia đình Ngài. Trước đây chúng ta đã thấy rằng chúng ta được sinh lại không chỉ để làm những chiếc bình cá nhân, mà còn trở nên các chi thể của Thân Thể Đấng Christ. Bây giờ chúng ta cũng thấy rằng chúng ta được sinh lại để làm các công dân đồng quốc với các thánh đồ và các thành viên trong gia quyến của Đức Chúa Trời. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể quyết định trở nên đơn độc? Làm thế nào chúng ta có thể quyết định vẫn tiếp tục sống một mình? Làm thế nào chúng ta có thể theo đuổi nếp sống Cơ Đốc cá nhân? Chúng ta phải nhận thức rằng nếp sống Cơ Đốc của chúng ta là một vấn đề tập thể. Vị trí mới của chúng ta làm cho chúng ta trở nên các thành viên trong gia quyến Đức Chúa Trời. Gia quyến của Đức Chúa Trời là tập thể, giống như một gia đình và chúng ta được đặt vào vị trí để sống một nếp sống Cơ Đốc tập thể.
26. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
KIỆT TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Ephesus 2:10 bảo chúng ta: “Vì chúng ta là kiệt tác của Ngài, được tạo dựng trong Christ Jesus cho những công tác tốt lành, mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta bước đi trong đó.” Từ “kiệt tác” cũng có thể được dịch là “tác phẩm thủ công”. Bây giờ chúng ta là kiệt tác của Đức Chúa Trời, tác phẩm thủ công của  Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tác phẩm này đã hoàn tất một khi chúng ta được sinh lại. Đúng hơn, để chúng ta trở nên kiệt tác của Đức Chúa Trời đòi hỏi Đức Chúa Trời công tác trên chúng ta liên tục. Sau khi chúng ta được sinh lại, Đức Chúa Trời thường bước vào để “cắt” chúng ta và “đập “ chúng ta. Ngài công tác trên chúng ta và điều chỉnh chúng ta theo dung lượng sự sống của chúng ta và Ngài không bao giờ làm vượt quá sức chịu đựng của chúng ta. Mục đích của Ngài là biến đổi chúng ta thành hình ảnh của chính Đấng Christ. Bây giờ vì đã được sinh lại nên chúng ta ở trong một vị trí đúng đắn để cho Đức Chúa Trời công tác trên chúng ta như kiệt tác của Ngài.
27. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
NHỮNG BỨC THƯ CỦA CHRIST
Bởi được sinh lại, chúng ta đã trở nên những bức thư của Đấng Christ. Điều này nghĩa là Chúa đang viết lên chúng ta mọi lúc. Sứ đồ Paul đã nói rõ điều này: “Vì anh em đang được biểu lộ rằng anh em là bức thư của Đấng Christ được  chúng tôi cung phụng, không phải được ghi khắc bằng mực mà bằng Linh của Đức Chúa Trời hằng sống; không phải trên các bảng đá mà trên các bảng lòng bằng thịt” (2 Cor.3: 3). Trong chương trước về việc tiếp nhận một sự srự sống mới, chúng ta đã thấy rằng tấm lòng bằng đá của chúng ta được thay thế bằng tấm lòng bằng thịt” (2 Cor. 3.3). Trong chương trước, về việc tiếp nhận một sự sống mới, chúng ta đã thấy rằng tấm lòng bằng đá của chúng ta được thay thế bằng một tấm lòng bằng thịt. Sau khi được sinh lại, chúng ta đã kinh nghiệm việc Chúa viết lên tấm lòng bằng thịt của chúng ta bằng Linh của Đức Chúa Trời hằng sống. Chúng ta đi theo Chúa càng lâu thì Ngài càng có nhiều thời gian để viết lên chúng ta. Tuy nhiên, cũng có thể chúng ta đã được sinh lại nhưng đọc được rất ít bảng viết trên chúng ta. Chúng ta là những bức thư của Đấng Christ, nhưng chúng ta phải để cho Chúa viết lên chúng ta. Thí dụ, nếu chúng ta ao ước người khác được cứu và chúng ta cầu nguyện cho họ thì Chúa đang viết lên chúng ta. Có một điều gì đó có thể đọc được bởi Chúa và bởi các anh chị em. 
 Chúng ta phải nói với Chúa: “Chúa ơi, bây giờ tôi được đặt vào vị trí để được Ngài viết lên.” Một ngày kia, mọi sự Chúa viết lên chúng ta sẽ được biểu lộ. Một số “bức thư” khá ngắn, có thể chỉ có vài câu. Nếp sống Cơ Đốc của một người như vậy đã bị lãng phí rất nhiều. Hầu như không có điều gì được viết lên lòng của người ấy. Người đó có thật sự được cứu không? Có, và vì vậy người ấy đã trở nên một bức thư của Đấng Christ. Nhưng Chúa có thể viết bất cứ điều gì không? Chỉ một chút. Nguyện Chúa thương xót chúng ta. Mỗi ngày chúng ta phải nói. “Chúa ơi, hôm nay tôi muốn Ngài viết một điều gì đó lên tôi.” Kinh nghiệm Chúa của chúng ta là việc Ngài viết. Nếu hôm nay chúng ta đã kinh nghiệm Chúa thì điều đó có nghĩa là có đôi điều đã được viết lên chúng ta và bức thư đã trở nên dài hơn một chút. Mỗi lần Linh chuyển động bên trong chúng ta và chúng ta hợp tác với Ngài thì điều đó có nghĩa là Chúa đang viết lên chúng ta. Chúng ta cần để cho Chúa viết lên chúng ta trọn đời sống mình. Nếu không, chúng ta chắc chắn sẽ tiếc nuối nhiều cơ hội đã mất. Nguyện tất cả chúng ta để cho Chúa viết lên chúng ta hầu cho chúng ta trở nên một bức thư dài và có thực chất của Christ.
28. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN
ĐẤT CANH TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong vị trí mới của mình, chúng ta đã trở nên đất canh tác của Đức Chúa Trời. “Vì chúng tôi là các bạn đồng công của Đức Chúa Trời; anh em là đất canh tác, là kiến ốc của Đức Chúa Trời” (1 Cor 3.9). Chúng ta đã trở nên nông trại của Đức Chúa Trời, miếng đất mà Ngài cày xới và công tác trên đó để gieo trồng sự sống. Đức Chúa Trời công tác trên chúng ta như đất canh tác của Ngài để sự sống Ngài có thể tăng trưởng trong chúng ta.
29. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
“Vì chúng tôi là các bạn đồng công của Đức Chúa Trời; anh em là đất canh tác, là kiến ốc của Đức Chúa Trời” (1.Cor.3.9). Mọi lúc, Đức Chúa Trời đều đang làm một điều gì đó với chúng ta. Về một mặt, Đức Chúa Trời đang cày xới chúng ta để sự sống Ngài có thể tăng trưởng trong chúng ta. Mặt khác, Đức Chúa Trời đang xây dựng chúng ta lại với nhau để trở nên chứng cớ tập thể của Ngài.
30. CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN DI SẢN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điểm cuối cùng về vị trí mới của chúng ta là chúng ta đã trở nên di sản của Đức Chúa Trời. “Cũng trong Ngài, chúng ta đã được chỉ định làm một di sản, vốn đã được tiền định theo chủ đích của Đấng vận hành mọi sự theo Nghị quyết của ý muốn Ngài” (Eph.1:11). Chúng ta là các tín đồ được chỉ định làm di sản của Đức Chúa Trời . Nhưng chỉ khi nào chúng ta kinh nghiệm 29 chi tiết trước của vị trí mới thì di sản của Đức Chúa Trời mới có thể được thực tại hóa đầy đủ. Sứ đồ Paul đã cầu nguyện cho các tín đồ để “mắt của lòng anh em được soi sáng, để anh em có thể biết hi vọng về sự kêu gọi của Ngài là gì, và sự phong phú vinh hiển của di sản Ngài trong các thánh đồ là gì” (Eph.1:18) Tất cả chúng ta đều là di sản của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang thừa hưởng chúng ta bất kể chúng ta có trung tín với Ngài hay không. Vấn đề là Đức Chúa Trời sẽ thừa hưởng chúng ta bao nhiêu? Một số tín đồ sẽ có nhiều sự phong phú để Đức Chúa Trời thừa hưởng. Những tín đồ khác sẽ chỉ có một ít. Nếu một người được sinh lại, nhưng chưa từng theo Chúa thì trong cả cuộc đời người ấy Đức Chúa Trời sẽ chỉ thừa hưởng một phần nhỏ mà người ấy dành cho Chúa.
Cả 2 chi tiết trên đầu là để chúng ta kinh nghiệm và vui hưởng. Chúng ta càng vui hưởng. Chúng ta càng vui hưởng sự phong phú trong vị trí mới của mình thì sẽ càng có sự phong phú cho Đức Chúa Trời thừa hưởng. Sự phong phú thuộc linh mà chúng ta có được trong thời đại này không phải vì chính chúng ta, mà là vì di sản của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải cầu nguyện: “Chúa ơi, chúng tôi muốn kinh nghiệm Ngài trong mỗi phương diện vị trí mới của chúng tôi. Chúng tôi muốn vui hưởng mọi sự phong phú mà chúng tôi nhận được khi được sinh lại “Kinh nghiệm của chúng ta về các sự phong phú này cuối cùng sẽ trở nên “vinh hiển của di sản Ngài trong các thánh đồ”
KẾT LUẬN – VIỆC VUI HƯỞNG VỊ TRÍ MỚI CỦA CHÚNG TA
Chúng ta phải nhận thức rằng vào giây phút chúng ta tin Chúa Jesus Christ, có nhiều điều kỳ diệu xảy đến với chúng. Trước kia, chúng ta đã ở trong một vị trí đáng thương và vô vọng, nhưng bở được sinh lại, chúng ta di cư từ “đất nước” này sang đất nước khác. Chúng ta đã được chuyển dời vào trong một vị trí hoàn toàn mới. Bây giờ chúng ta có thể vui hưởng từng phương diện một trong 30 chi tiết này mà Đức Chúa Trời đã cung cấp cho chúng ta. Chúng ta không cần tranh đấu để đạt được chúng. Chúng ta không cần quyết tâm và cố hết sức để nhận được chúng. Chúng ta không cần nài xin Chúa để chúng ta có thể bước vào trong chúng. Mọi phương diện kỳ diệu này trong vị trí mới của chúng ta đã thuộc về chúng ta rồi. Mỗi một điểm này phải là sự công bố vui mừng của chúng ta: “Tôi không còn bị kết án nữa. Bây giờ tôi được biện minh. Tôi được giải cứu khỏi quyền bính của sự tối tăm. Bây giờ tôi được kết hiệp với Chúa. Ngợi khen Chúa!” Cả 30 chi tiết này phải được chúng ta vui hưởng mọi lúc.
Vị trí mới mà chúng ta nhận được thật sự lạ lùng. Chúng ta phải xem trọng vị trí mới của mình hơn các nan đề, sự thất bại và giới hạn của mình. Nếu thật sự hiểu biết vị trí của mình, chúng ta sẽ quên đi tất cả những điều này. Giả sử có người hỏi chúng ta: “chẳng phải anh vẫn có các nan đề ngay cả sau khi được sinh lại sao?” Chúng ta phải đáp lại: “Tôi không quan tâm đến các nan đề của mình. Tôi ở trong các nơi thiên thượng.”. Giả sử có người nói: “Nhưng chẳng phải anh đã phản loạn và không vâng phục Chúa sao?” chúng ta phải đáp lại: “tôi không nhìn thấy điều đó. Tôi chỉ thấy rằng tôi ở trong sự phục sinh” Nếu có người cố gắng nhắc chúng ta rằng: “Chẳng phải anh đã nổi nóng sao?” Chúng ta phải công bố: “Tôi không biết gì về điều đó, nhưng tôi biết rằng tôi đã trở nên kiệt tác của Đức Chúa Trời” Làm thế nào chúng có thể nói những điều như vậy? Vì Kinh Thánh nói vậy. Chúng ta tin vào lời Đức Chúa Trời và không tin vào các sự thất bại và bại trận nhỏ bé của mình. Chúng ta được sinh lại và Đức Chúa Trời đã chuyển dời chúng ta vào trong vương quốc của Ngài. Nguyện Chúa cho chúng ta vui hưởng và kinh nghiệm mọi sự phong phú trong vị trí mới kỳ diệu của mình!.