Sách Khải Huyền là một cuốn sách về các sự phán xét. Ba loạt phán xét chiếm vị trí trung tâm. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về 3 loạt phán xét này, cho thấy các mối liên hệ và nhằm khuyến khích việc các bạn nghiên cứu thêm về Lời Đức Chúa Trời.
Sách Khải Huyền có thể được
chia thành ba phần. Điều này được thể hiện rõ ràng trong Khải Huyền 1:19: nên
Giăng viết: “Vậy, hãy chép điều ngươi đã thấy, điều hiện có, và điều về sau phải
xảy đến”.
--"hãy chép điều ngươi
đã thấy” (đó là sự xuất hiện của Chúa trong quyền tư pháp; Khải. 1),
-- “điều
hiện có” (đây là câu chuyện về hội thánh Cơ Đốc trên đất; Khải huyền 2–3)
--"và điều
về sau phải xảy đến” (đây là những sự kiện xảy ra sau khi Chúa Giê-su thăng thiên;
Khải 4–22).
Khải 4 miêu tả ngai của Đức
Chúa Trời, chương 5 miêu tả Chúa Giê-su phục sinh lên ngôi làm Chúa Tể vũ trụ,
thì các sự phán xét khủng khiếp bắt đầu đổ xuống trên đất (Khải 6: 1 ….), mà đỉnh
điểm là sự kiện Chúa Jêsus xuất hiện trong quyền năng và vinh quang (Khải 19:
11….). Trong khoảng thời gian khoảng chừng 2000 năm, giữa sự thăng thiên của Chúa
Giê-su và sự xuất hiện của Ngài (Khải 6: 1–19, 10), hàng loạt sự phán xét lớn sẽ
xảy ra trên trái đất, mà họ đang định cư.
1--Những sự đoán phạt của 7 ấn
(Khải. 6:1-17; 8:1)
Năm ấn đầu tiên đã được Chúa
Giê-su tháo ngay sau khi Ngài lên ngôi vũ trụ, và 5 ấn nầy vẫn còn có hiệu lực đến
ngày Chúa Giê su cỡi mây trời mà đến.
2--Những sự đoán phạt của bảy
kèn (Khải. 8: 6 –9: 21; 10:7; 11:14-18)
Ấn thứ sáu và 6 kèn đầu tiên
sẽ diễn tiến tiếp nối nhau. Chừng nào mở ấn
thứ 6 và thổi 6 kèn đầu tiên không
ai biết được. Hiệu lực của ấn thứ 6 và 6
kèn đầu có lẽ có hiệu lực ngay trước khi tuần lễ thứ 70 mà Đa-ni-ên nói (Đa.
9:27) và kéo dài hết 7 năm đó, nhất là chúng tác động ngay vào cơn đại nạn là
3,5 năm cuối cùng. Bốn con ngựa là ai, là việc gì xảy ra, không ai biết được đích
xác, vì trải 2000 năm qua có rất nhiều sự
tranh luận, nhiều ý kiến, nhưng không có lý giải nào là chính xác và đáng tin cả. ”Những sự bí mật
thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta; song những sự bày tỏ thuộc
về chúng ta”(Phục 29:19)—nhưng sự bày tỏ chưa đến.
3--Những sự đoán phạt của bảy bát (Khải. 15:5 – 16:21)
Phân nửa tuần lễ cuối cùng của
7 năm là đại nạn (Math 24:21). --3,5 năm này được đề cập rõ ràng nhiều lần
trong Khải Huyền (Khải 11: 2 và 13: 5; 11: 3 và 12: 6; 12: 14).
Khải 11:15 nói khi kèn 7 thổi
sẽ chấm dứt 7 năm cuối cùng của trái đất,
nước 1000 năm của Đấng Christ xuất hiện, nhưng trước khi chấm dứt đại nạn có 7
bát thạnh nộ đổ ra vào những tuần lễ cuối cùng.
Chúng ta nên nhớ rằng các sự
phán xét chủ yếu được mô tả bằng ngôn ngữ tượng trưng, như 4 con ngựa. Tuy
nhiên, đôi khi sẽ hữu ích khi tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu điều được mô tả
theo nghĩa đen trở thành sự thật. Trong Khải huyền, nghĩa đen và nghĩa tượng trưng
chen lẫn nhau rất dễ gây cho chúng ta ngộ nhận, đi lạc vào sự giải kinh cực đoan sai lạc.