Tại Sao Việc Trinh Nữ Sinh Con Là Quan Trọng?
Math 1, Lu-ca 1
Sự thật Giê-su
Christ được sinh ra bởi một trinh nữ đã được giảng dạy rõ ràng trong Kinh
thánh, nhưng không may là điều nầy cũng thường bị nghi ngờ.
--Lu-ca 1: thông báo
Vào tháng thứ sáu trong
thai kỳ của Ê-li-sa-bét, mẹ của Giăng Baptist, thiên thần Gáp-ri-ên được Đức
Chúa Trời sai đến với cô Ma-ri ở Na-ra-rét (Lu-ca 1:26). Ở đây Lu ca hai lần chép
hai câu rằng Ma-ri là một trinh nữ vào thời điểm này (câu 26 và câu 27). Khi thiên
thần báo tin về việc mang thai và sinh con trai, Ma-ri đã đáp lại bằng những lời:
"Tôi không biết đến đàn ông, thì thể nào có điều đó?” (Câu 34). Câu trả
lời của Gáp-ri-ên: “Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, quyền năng của Đấng Chí Cao
sẽ phủ bóng trên ngươi; cho nên vật thánh sanh ra phải gọi là Con Đức Chúa Trời”
(câu 35). Như thể nhìn thấy vẻ mặt nghi ngờ trên khuôn mặt của Ma-ri, thiên sứ
nói thêm: “Kìa, Ê-li-sa-bết bà con ngươi cũng đã
chịu thai một trai trong lúc già nua; nàng vốn có tiếng là son sẻ mà nay cưu
mang được sáu tháng rồi. Bởi vì không điều gì bất năng cho Đức Chúa Trời cả”-
Ma-ri vội vã lên đường đến thăm bà Ê-li-sa-bết và tự thuyết phục mình: coi có đúng
những gì thiên thần đã nói với cô không. Từ Na-xa-rét đến Hếp rôn, thành của Ê-li-sa-bết,
Ma-ri phải cỡi lừa đi đường trên 250 km.
--Bốn lời chứng
trong Ma-thi-ơ 1:18
1. Lời chứng:
"Trước khi họ (Ma-ri và Giô-sép) sống chung với nhau"
"Vả, sự ra đời của
Jêsus Christ xảy ra như vầy: Ma-ri mẹ Ngài đã hứa gả cho Giô-sép,
song trước khi sống chung với nhau, thì nàng đã thọ thai bởi Thánh Linh"
(câu 18). Phép lạ do thiên thần Gáp-ri-ên loan báo đã xảy ra: Ma-ri đã mang
thai và Đức Thánh Linh đã ban cho Lu-ca dòng chữ “trước khi họ sống chung với
nhau” trước mặt họ. Bản văn Kinh thán làm cho chúng ta không còn nghi ngờ gì
nữa: Việc mang thai của Ma-ri là do Đức Thánh Linh - chứ không phải do Giô-sép.
2. Lời chứng thứ
hai: "vì điều đã được thai dựng trong nàng là bởi Thánh Linh" (Math.
1 :20)
Khi Giô-sép, chồng
sắp cưới của Ma-ri, hay tin cô mang thai, anh ta cân nhắc việc kết thúc lời hứa
hôn mà không có bất kỳ sự ồn ào nào. Bạn phải biết rằng một lễ đính hôn hồi đó
ràng buộc hơn nhiều, vì nó dựa trên một thỏa thuận giữa cha mẹ của cặp đôi đính
hôn. Giô-sép đang ở trong một tình huống tuyệt vọng. Nhưng anh ấy không muốn vạnh
trần làm cho Ma-ri xấu hỗ để rồi nàng sẽ
bị ném đá. Điều đó chẳng phải thể hiện tính cách chân thành và vị tha cũng như
tình yêu của anh ấy dành cho Ma-ri sao?
Chúa quan tâm biết
bao trong hoàn cảnh khó khăn này! Một lần nữa Ngài sử dụng một thiên sứ nói
chuyện với Giô-sép trong một giấc mơ. Để tránh một tia sáng ngờ vực nào đối với
Ma-ri trong lòng Giô-sép, thiên thần giải thích với chàng: "Giô-sép, con
Đa-vít ơi, chớ sợ lấy Ma-ri là vợ ngươi, vì điều đã được thai dựng trong nàng
là bởi Thánh Linh" (c. 20).
3. Lời chứng thứ ba:
"một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên".
Câu trích dẫn từ
Ê-sai 7:14 này được Thánh Linh của Đức Chúa Trời sử dụng trong Phúc âm Ma-thi-ơ
để cho thấy rằng Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a và là Đấng Cứu Rỗi của dân Ngài,
đã được các nhà tiên tri loan báo. Tên của Đấng ấy là "Em-ma-nu-ênl".
Điều đó có nghĩa là "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta".
4. Lời chứng:
"... song (Giô-sép) không hề ăn ở với (biết) nàng (Ma-ri) cho tới khi nàng
đã sanh một trai, rồi người đặt tên Con ấy là JÊSUS”.
Trong câu cuối cùng
của Ma-thi-ơ 1, một lần nữa, tác giả là Ma-thi-ơ nói rõ rằng: Mặc dù Giô-sép đã
rước Ma-ri về nhà mình và chăm sóc cho cô, nhưng không có sự chung sống tình
dục nào giữa hai người cho đến khi Chúa Giê-su ra đời. Kinh thánh tường thuật
rằng sau này Đức Chúa Trời đã ban cho họ 6 đứa con (Ma-thi-ơ 13:55) và chúng ta
có thể cho rằng họ có một cuộc sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc.
--Tại sao sự ra đời của
Chúa Jêsus do trinh nữ là quan trọng?
Việc sinh ra từ
trinh nữ đảm bảo rằng Chúa Giê-su - không giống như tất cả những người khác kể
từ A-đam - được sinh ra mà không có tội lỗi. Chúa Giê-xu là người thật và là
Đức Chúa Trời thật, nhưng Ngài là một con người vô tội. Chỉ một của lễ trong sạch,
không tội lỗi mới có thể giải quyết được vấn đề tội lỗi. Chỉ với tư cách là Đấng
Thánh “vốn chẳng biết tội lỗi”, Chúa Jêsus mới có thể “trở nên tội lỗi vì chúng
ta” trên thập tự giá, “hầu cho chúng ta ở trong Ngài được trở nên sự công nghĩa
của Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 5:21). Sứ đồ Giăng cho biết thêm rằng trong Chúa
Giê-su không hề có tội lỗi gì cả (1 Giăng 3: 5) và sứ đồ Phi-e-rơ làm chứng:
"Ngài không phạm tội, trong miệng Ngài cũng không có sự quỷ quyệt" (1
Phi-e-rơ 2: 22 ).
Hãy giữ kỹ điều này
thật rõ ràng: Con Đức Chúa Trời thực sự đến thế giới như một người đàn ông
thật, nhưng không có tội lỗi, sự thật nầy dành cho bất cứ ai thắc mắc hoặc
khinh thường sự ra đời của Chúa Giê-su từ một trinh nữ, đồng thời dám đặt câu
hỏi về thân vị độc nhất của Ngài và công trình cứu chuộc độc nhất của Ngài.