Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

CON CHIÊN, CHIÊN CON VÀ CỪU NON-

Khải. 5:6, “Tôi bèn thấy chính giữa ngai và bốn sanh vật, cùng chính giữa các trưởng lão, có một Chiên Con đứng, hình như đã bị giết, có bảy sừng và bảy mắt”.

 Theo nguyên ngữ Hi lạp chữ “Chiên Con” ở đây là: ἀρνίον, phiên âm là arnion đọc là ar-nee'-on, có nghĩa là lambkin theo Anh Văn, tiếng Việt là cừu non, chiên con còn non. Mà tất cả bản Kinh thánh Việt văn đều dịch sai là “Chiên Con”. Chữ nầy xuất hiện 28 lần trong sách Khải huyền, như đoạn 5 chép đến 5 lần chữ “Cừu Non”. Xưa kia trong thời Cựu ước, chiên con giáp năm, một tuổi dâng lên làm sinh tế là thường xuyên. “Chính ngày dâng bó lúa đưa qua đưa lại đó, các ngươi cũng phải dâng cho Đức Giê-hô-va một chiên con giáp năm, không tì vít chi, đặng làm của lễ thiêu” (Lê, 23:12). Đối với Đức Chúa Trời, hay với chúng ta, Chúa Giê Su là Chiên Con non, nhưng với sa tan Chúa là sư tử mạnh mẽ. Cừu Non rất tinh khiết và  yếu ớt.

 Trong phúc âm Giăng 1:29, “Sáng ngày sau Giăng thấy Đức Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng:“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế giới đi!”

 Chữ “Chiên Con” ở đây là một chữ khác, ἀμνός phiên âm là amnos, đọc là am-nos, dịch ra tiếng Anh là Lamb, Chiên Con, nhưng không phải cừu non. Chữ lamb nầy xuất hiện trong phúc âm Giăng chỉ có 2 lần là 1:29 và 36, và hai lần nữa trong Công vụ 8:32; 1 Phiero 1:19,, tổng cộng 4 lần.