Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

KHOA HỌC MINH HỌA- 1




1.Thiên văn học
Thiên văn học diễn giảng quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời. Mặt trăng có đường kính 2.163 dặm, đó là 309 lần 7. Đường kính trái đất là 7.917 dặm, đó là 1.131 lần 7. Sao Kim (Venus) có đường kính 7.630 dặm, đó là 1.090 lần 7. Sao Hỏa (Mars), đường kính 4.998 dặm, tức 714 lần 7. Mộc tinh và Thổ tinh có cùng đường kính 162.813 dặm, đó là 23.259 lần 7. Trái đất và Mặt trăng cộng lại là 1.440 lần 7 hay 10.080 dặm đường kính.
Ai đã làm điều đó? Ai xếp đặt các điều này theo trật tự chính xác như vậy? Bob Ingersoll hay Tom-Payne? Họ là làn gió thoảng qua, mà dám đứng thách đố Đức Chúa Trời hằng sống. Đức Chúa Trời đã làm như vậy – Đấng đã sai Con Ngài cứu độ bạn; Đấng đó đã dự bị các vật quí của đời sống để làm chúng ta yêu và tôn sùng Ngài. Lòng chúng ta cần cúi xuống tôn sùng một Đức Chúa Trời kỳ diệu như vậy là dường nào.

Sao Thủy vương tinh xoay trên trục của nó trong 86.730 giây một vòng, đó là 12.390 lần 7. Mộc tinh xoay trên trục 35.721 giây một vòng, là 5.103 lần 7. Mặt trăng Neptune xoay quanh trục trong 8.462 phút, đó là 1.209 lần 7. Trái đất xoay quanh trục trong 31.558.149 giây, đó là 4.508.307 lần 7. Ai làm điều đó? Ai đã làm mọi vật này xoay trong các chu kỳ của số 7? Bạn nói gì? Vâng, đó là Chúa làm điều đó; Đấng đó dự bị hạt giống cho người gieo, bánh cho người ăn, Đấng đó khiến mặt trời mọc lên để soi sáng, ban cho chúng ta nước để uống; và rồi dự trù một Cứu Chúa để cứu chúng ta khỏi các tội lỗi; ban sự tân sinh cho chúng ta, do đó đem lại cho chúng ta vui mừng và bình an giữa các nỗi đau buồn.

Có một điều khác mà Ngài đã làm. Ngài đã làm một vì sao gọi là sao Thiên Lang (Sirius) rộng lớn đến nỗi phải có sáu trăm triệu trái đất chúng ta mới ngang bằng sao đó. Bạn nắm được hình ảnh sáu trăm triệu chăng? Giả sử như chúng ta làm chủ một lô đất nhỏ 100m X 300m trong trung tâm thành phố, chúng ta có thể ưỡn ngực và nghĩ mình là người quan trọng. Ở đây có sao Thiên Lang, sao đó vĩ đại biết bao khi nó rộng hơn trái đất chúng ta đến sáu trăm triệu lần. Ai đã treo nó ở đó và ai giữ nó ở đó? Ồ, Chúa của bạn đã làm điều đó.

Rồi còn có sao Groombridge, là vì sao xa xôi nhất trong các từng trời, nó di chuyển 194 dặm một giây, tức 11.666 dặm trong một phút, và nó không bao giờ thay đổi tốc độ cùng kích thước. Có sao Polaris, là sao Bắc cực, nó cách xa chúng ta 2.318.000 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời, hay là 210 ngàn tỉ dặm. Nếu một chuyến xe lửa tốc hành khởi sự từ Kansas city để đi đến sao Bắc cực và phải chạy một dặm một phút, thì phải mất 479 ngàn tỉ năm. Ai đã đặt sao Bắc cực ở đó? Ai giữ gìn nó? Chúa của bạn và tôi đã làm điều đó. Ồ, chúng ta có một Cứu Chúa diệu kỳ dường nào, và một Đức Chúa Trời lạ lùng làm sao! Ngài chăm sóc bạn và tôi.
2.Không khí
Có nhiều bằng chứng lớn về quyền năng và trí tuệ của Đức Chúa Trời trong thân thể con người. Thí dụ, tôi xin đề cập về không khí mà chúng ta hô hấp thì bao gồm 21% dưỡng khí và 79% đạm khí, hỗn hợp chứ không hòa lẫn. Đây đích xác là điều hai lá phổi mà Đức Chúa Trời làm nên, cần đến. Đức Chúa Trời sáng tạo Oxygen ở đâu và Nitrogen được tạo thành ở chỗ nào và hai chất nầy hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ đúng này ở đâu? Không ai kiểm soát. Không ai hiểu nỗi. Chúng ta chỉ vui hưởng sự hô hấp và Đức Chúa Trời cho sự an nghỉ. Hai lá phổi được tạo thành như vậy để tiếp lấy Oxygen và đưa vào máu mà không cần sự nỗ lực của chúng ta. Đức Chúa Trời duy trì sự cung cấp liên tục, thậm chí chúng ta miên viễn sử dụng nó. Đây là một trong các dấu hiệu về sự chăm sóc yêu thương của Đức Chúa Trời. Có chừng ba hay bốn sự tổng hợp Oxygen và Nitrogen và tất cả đều có hại cho thân thể, chúng ta có thể thấy ngay sự nhân từ, nhân ái của Đức Chúa Trời mình khi ban cho chúng ta sự hỗn hợp đúng đắn để sản sinh sức khỏe và sinh lực.

3.Gió
Đang khi bay lên trên các đám mây trong hành trình mới đây (1931), tôi đã được nữ tiếp viên hàng không bảo rằng chúng tôi đang bay nhanh bất thường vì cớ đi ngang đuôi một ngọn gió rất mạnh. Sau đó chốc lát, chúng tôi đã bay vào một cơn bão, gió thổi vào phía này và phía kia làm cho chúng tôi lắc lư. Tâm trí tôi trở về với Thi-thiên 135: 7 “Ngài khiến gió ra từ các kho tàng của Ngài”.

Trong Kinh thánh, gió tiêu biểu cho các tình trạng và hoàn cảnh khác nhau của đời sống. Chúng ta có câu ngạn ngữ: “Gió xấu không thổi trên người lành”. Chúng ta nghe đôi điều về các cơn gió may mắn và gió rủi ro. Hiển nhiên Chúa đang phán cùng chúng ta trong câu kinh thánh này rằng: bất luận gió trong đời sống chúng ta có là gì, nó cũng rất có giá trị trong nhãn quan Đức Chúa Trời.

Kho tàng là nơi chứa đựng các vật quí có giá trị. Chỉ điều gì được đánh giá cao mới để trong kho tàng. Nên Chúa phán cùng chúng ta hoặc gió thổi êm ái hay khó chịu trong đời sống chúng ta, nó cũng là ngọn gió có giá trị và quí báu đối với Đức Chúa Trời. Gió phụng sự mục đích Ngài và hoàn thành ý chỉ Ngài.

Khi gió thổi, hoặc là gió hạnh phước hay nghịch cảnh, chúng ta hãy tự hỏi lòng mình xem gió có làm phong phú chúng ta theo đường lối nào chăng, vì nó xuất phát từ các kho tàng của Đức Chúa Trời và vì vậy phải có giá trị lớn. Nhờ các ngọn gió này, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trở nên điều Ngài mong muốn.

(Nguồn: Illustrations From Science By Walter L. Wilson)