Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

NHỮNG NHÂN VẬT QUAN HỆ CỦA Nhà Lêvi – I Sử Ký 6

NHỮNG NHÂN VẬT QUAN HỆ CỦA
Nhà Lêvi – I Sử Ký 6

Các đoạn kinh thánh chép về gia phổ thường gây cảm giác khô khan cho độc giả. Nhưng nhờ so sánh với các khúc kinh văn khác, chúng ta có thể có ánh sáng và nhiều bài học bổ ích:
1- Giêhôsua (Exơra 3: 2, Aghê 1: 1, I Sử 6: 1 – 15).
Giêhôsua chính là Giêsua; còn Giôsađác là. Giêhôxađác là cha của Giêhôsua,  ông bị Nêbucát nết sa bắt lưu đày sang Babylôn. Giêhôsua được sinh tại đó và được hồi hương. Giêhôsua có nghĩa “ Jah là sự giúp đỡ”. Ông nội của Giêhôsua bị vua Nêbucát Nết Sa giết vào ngày thánh Giêsualem bị quân canh đê phá vỡ ( giê 52:24,27). Tên cụ là Sêragia.
Tổ phụ của Giêhôsua là: LêVi, Kêhát, Amram, Arôn, Êlêasa, Phinêa, Abisua, Buki, Uxi, Xêrahigia, Mêragiốt, Amaria, Ahitúp, Xađốc, Ahimaách, Axaria, Giôhanan, Axaria, Amaria, Ahitúp, Xađốc, Salum, Hinhkia, Axaria, Sêragia, Giêhôxađác.
Trong danh sách trên có cha con Xa đốc, Ahi maách (Ahimát) là hai thầy tế lễ chiến sĩ đã chịu nhiều gian khổ với vua Đavít (II La18; ISử 12:28). Tiếng Hêbơrơ không có chữ “ cháu”, nên kinh thánh chép Amaria, con trai Xađốc, làm thầy tế lễ (I Vua 4:2). Axaria này làm thầy thượng tế trong đền thờ Salômôn cất (ISử 6:10). Giêhôsua làm hình bóng cho Christ là vị vua Tư tế (Xa 6:11 – 13).
2.Exơra. Tên ông có nghĩa” sự giúp đỡ”.  Theo lời ông chép ở Exơra 7: 1-6, tổ phụ của Exơra là: Arôn, Elêasa, Phinêa, Abisua, Buki, Uxi, Xêrahigia, Mêragiốt, Axaria, Amaria, Ahitúp, Xađốc, Salum, Hinhkia, Sêragia.
Exơra lược bớt 7 đời từ Xađốc ( chiến sĩ thời Đavít) đến Xađốc tổ phụ cụ Sêragia bị Nêbucátnếtsa giết ( Giê 52:24). Giêhêsua và Exơra bà con đầu ông, là cụ Sêragia, Giêhôsua hồi hương vào năm đầu đời vua Siru là 541TC, còn Exơra về nước vào năm 445TC, cách nhau gần một thế kỷ. Khi  Exơra về đến quê hương, đền thờ phục hồi đã hoàn thành từ 75 năm trước. Có lẽ Exơra làm văn sĩ tư tế, còn chức thương tế vẫn thuộc về chi họ của Giêhôsua ( Xem Exơra 10:6, nê 13:4).
3. Con cháu Côrê
Thi thiên 42 đến 49; 84 – 87 do “ con cháu Corê làm”. Vì tiếng Hêbôrơ không có chữ cháu, nên theo nguyên văn tiêu đề là: “ Thi thiên của các con trai Corê”.
Dân 26:11 chép: “ nhưng các con trai của Côrê không chết”. Đức thương xót lớn của Chúa đã chừa hậu tự Côrê, kẻ phản loạn, để tôn vinh danh ngài. Trong I Sử 6 chép 2 người cháu nổi danh của Côrê, la nhạc trưởng Hêman và tiên tri Samuên.
Chìa khóa để mở hai bản gia phổ của Samuên trong I Sử 6:22 – 28, 33 – 38 là Isa 1: 1- 2 Tổ phụ gần của Samuên là: Encana (cha), Giêrôham, Elihu, Tôhu, xuphu. Tại sao Isa 1:1 gọi tổ phụ Samuên là người ép Raim?. Thực ra đây là dòng nhà Lêvi, chi tộc DítSêha, con của Lêvi. Đítsêha là em ruột Amram, Côrê con Đítsêha; Môise, Arôn con Amra nên Côrê là em chú bác của Môise, Arôn con cháu Kêhát, về chi Đítdêha cư trú trong 4 thành do chi phá Epraim cấp xem I sử 6:66 – 69, Giôsuê 21: 20 – 21. Đó là lý do kinh thánh gọi dòng dõi Samuên là người xứ Epraim, chớ thực ra họ là dân Lêvi, nhà Kêhát, họ Đítsêha.
Bản gia phổ thứ nhất chép từ kêhát đến Samuên như sau: Kêhát, Aminađáp ( Đítsêha), Côrê, Atsi, Encana, Xôphai, Nahát, Eliáp, Giêrôham, Encana, Samuên – và hai con Samuên là Vasêni và Abigia. Theo Isa 8: 2 và I sử 6:33 đó là Giôên và Abigia, vì Giôên có 2 tên.
Bản gia phổ thứ hai chép ngược dòng thời gian, Tôixên đảo lại dễ tham khảo như sau: Lêvi, Kêhát, Đítsêha, Côrê,Abiasáp, Atsi, Tahát, Sôphôni, Axaria, Giôên, Encana, Amasai, mahát, Encana, Xuphơ, Thô a, Êliên, Giêrôham, Encana, Samuên, Giôên, Hêman, Ca sĩ ( nhã nhạc).
Theo I sử  25: 1, Hêman là một trong ba nhạc trưởng thời Đavít. Hêman cũng là người viết thi thiên 88. Hêman là cháu nội tiên tri Samuên. Vậy danh “Con cháu corê” ở đầu đề một số thi thiện có thể ám chỉ  cả Samuên, Hêman và Kênania (I sử 15:22,27) chăng.
Vì là em chú bác với Môise và thuộc nhà Kêhát, Tôisên Côrê được giao trách nhiệm chỉ đạo con cháu mình khiêng hòm giao ước, là vật  chí thánh. Tiếp sau Côrê, tác giả I Sử ký bỏ bớt 8 đời, ngụ ý tẩy sạch dòng máu phản loạn.
4. Asáp. Tên Asáp có nghĩa “ người sư tập” ông là hậu tự của dòng dõi ghẹt sôn. Ông viết các thi thiên 50, 73 – 83. Ông là một trong 3 nhạc trưởng của Đavít ( Isử 25). Vào thời Nêhêmi con cháu Asáo vẫn còn duy trì năng khiếu và chức phận ca hát của tổ tiên.
5. Êthan là hậu tự con cháu Mênari. Ông đã viết thi thiên 89 các học giả kinh thánh đều tin rằng ông là giêđuthun ( I Sử 9:16; 25: 1, 3, 6).
Cảm tạ Chúa vì nhà Lêvi có nhiều người đắc thắng nổi tiếng như vậy./.