Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

NHỮNG NGƯỜI CHĂN BẦY

NHỮNG NGƯỜI CHĂN BẦY

“Ngài (Christ thăng thiên) đã ban cho … vài nhà chăn chiên và giáo sư” (Êph 4: 11). Các hệ phái giáo hội dịch từ liệu “chăn chiên” là mục sư và cổ động hệ thống mục sư. Số anh em khác khiêm nhường gọi tránh đó là các người chăm sóc, các anh em trách nhiệm địa phương.

Theo đường lối trong cuộc gia tể Tân ước, hội thánh địa phương do các trưởng lão cai trị, dạy dỗ lời và chăn giữ. Phao-lô nói: “hãy coi các trưởng lão khéo cai trị là đáng được tôn trọng bội phần” (I Ti 5: 17). Phi-e-rơ khuyên “Hãy chăn bầy Đức Chúa Trời ở giữa anh em” (I Phi 5: 2).

Nhưng máu tôn giáo, tư tưởng thiên nhiên, tổ chức vẫn còn giữa chúng ta nên rất nhiều anh em trưởng lão ngày nay hành động như các trưởng lão độc quyền tại địa phương mình. Phi-e-rơ đã khuyên trước: “chẳng phải là chủ trị cơ nghiệp đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho bầy” (I Phi 5: 3). Chữ “chủ trị” có nghĩa là vận dụng quyền lãnh chúa. Các trưởng lão nên cho các thánh đồ tự do tổ hợp các điểm nhóm tổ, tự do biểu lộ sinh hoạt Thân thể cách hữu cơ, miễn họ không phản loạn và không dạy dỗ điều gì khác hơn cuộc gia tể Tân ước mà thôi.

Những người chăn bầy là ai? Há chỉ là các trưởng lão chính thức do các sứ đồ lập lên thôi sao? I Ti 6: 12 và II Ti 2: 2 chép: “con đã thừa nhận sự thừa nhận tốt đẹp trước mặt nhiều người chứng kiến” – “đã nghe nơi ta ở giữa nhiều người chứng kiến” – Theo Hi lạp văn “các người chứng kiến” ở đây cũng nên dịch là “các chứng nhân” hay “các nhà tuẩn đạo” vì danh từ Hi lạp “martus” có thể dịch là: chứng nhân, chứng kiến hay kẻ tuẩn đạo. So với I Ti 4: 14 “các nhà tuẩn đạo, các người chứng nhân” đó là “các trưởng lão”. Vậy theo ý nghĩa đúng, các người chăn bầy ở địa phương là các con người đang tuẩn đạo, vì làm chứng nhân cho Chúa là đang tuẩn đạo.

Dù không làm trưởng lão chính thức, các anh em đang chăn giữ các tổ nhóm họp, đang dạy dỗ thiếu niên nhi đồng cũng là các người đang tuẩn đạo, đang chết dần, đang chịu tiêu hao vì bầy Đức Chúa Trời.

Nếu các người chăn bầy không chủ trị anh em mình, không vì lợi đê hèn, “không ăn mỡ và mặc lông chiên” (Ê-xê-chi-ên 34: 3), không nuôi béo chính mình (Giu-đe 12), các anh em ấy đang tuẩn đạo sống trước cả bầy Đức Chúa Trời. Vì đứng trước hết thảy anh em địa phương để lãnh đạo họ, chăn nuôi họ không phải là việc dễ chịu. Chăn chiên khác chăn bò. Chăn bò đi sau bầy mà xua đuổi bầy tiến lên, đó là chăn thuê. Chăn chiên phải đi đầu, phải làm gương, phải tìm ra đồng cỏ xanh tươi và mé nước bình tịnh cho bầy.

Dù “Chúa cậy tay Môi-se và A-rôn mà dẫn dắt dân Ngài như một đoàn chiên”, nhưng cái bạc bẽo mà hai nhà chăn chiên thiên triệu ấy thường gặp là sự bội ơn của bầy. Khi bị kẻ thù săn đuổi dân sẽ oán trách, khi thiếu ăn thiếu uống họ khóc lóc, có lúc họ đòi ném đá, họ mạ lị hai người. Nếu Chúa không từng hồi, từng lúc hiện ra an ủi, củng cố, thì Môi-se và các nhà chăn bầy hôm nay đã bỏ cuộc hết rồi.

Nhiều anh em thắc mắc Phao-lô chưa chính thức làm trưởng lão tại địa phương An-ti-ốt thì làm sao có từng trãi chỉ dẫn các kẻ chăn bầy? Phao-lô từng giữ vai trò “giảng sư, sứ đồ” và “giáo sư các dân tộc về đức tin và lẽ thật” (I Ti 2: 7 Hi văn). Dù không phải là trưởng lão chính thức tại địa phương mình như Phi-e-rơ từng làm, nhưng Phao-lô là giáo sư lời Chúa cách chính yếu cho bầy Chúa tại An-ti-ốt. Lu-ca ghi lại: “Trọn một năm, hai người (Ba-na-ba và Phao-lô) cùng nhóm trong hội thánh và dạy dỗ rất nhiều người” (Sứ 11: 26).

Chăn nuôi và dạy dỗ được coi là một chức vụ (Êph 4: 11). Các giáo sư là người nhận được ân tứ dạy dỗ. Đây không phải là ân tứ phép màu như nói tiếng mới, chữa bệnh, nhưng là ân tứ của ân điển. La 12: 6-7 “vì chúng ta có các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban cho chúng ta, ai nói tiên tri hãy theo lượng đức tin mà nói, ai dạy dỗ hãy chăm mà dạy dỗ” (I Cô 12: 28), “Đức Chúa Trời đã lập trong hội thánh, thứ nhất là sứ đồ, thức nhì là tiên tri, thứ ba là giáo sư”. Người dạy dỗ lời phải dùng tâm trí, phải có trí thức thuộc linh và từng trãi lời mình dạy.

Chức năng giáo sự luôn luôn đứng sau chức vụ tiên tri. Lời của tiên tri là lời trí tuệ, lời khôn ngoan, lời giáo sư là lời tri thức thuộc linh. Cái khó của anh em là lắm giáo sư lại cố làm người đề xuất giáo lý, không chịu dạy lời Đức Chúa Trời theo lời khải thị của các tiên tri Đức Chúa Trời chỉ dẫn. Các giáo sư bác bỏ lời các tiên tri, cho đó là lời không tưởng, để tự mài mò giảng “sự hư không, và nói sự hiện thấy bởi lòng mình, chẳng phải bởi miệng Đức Giê-hô-va … Đức Giê-hô-va phán: nầy, ta nghịch cùng những kẻ lấy chiêm bao giả dối mà nói tiên tri, thuật lại và lấy lời dối trá khoe khoang mà làm cho dân ta lầm lạc, nhưng ta không sai cũng không bảo chúng nó; chúng nó cũng không làm ích gì cho dân này hết, Đức Giê-hô-va phán vậy” (Giê 23: 16, 32).

Nhiều hội thánh địa phương đang sống dở chết, dở chỉ vì anh em chăn bầy ở đó không tiếp nhận lời tiên tri thuộc về cuộc gia tể Tân ước. “Nơi đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng” (Châm 29: 18 ASV). Vì thanh danh mình, thật khó cho các trưởng lão giảng dạy theo chức vụ lời các tiên tri lắm. Nếu quả thật vậy, người chăn bầy đang tự sát thuộc linh, chớ không phải đóng vai trò người tuẩn đạo, chứng nhân chết dần theo đúng cuộc gia tể Tân ước./.