Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Làn Khói Và Gương xấu Của Cơ Đốc Giáo



wolf_in_sheeps_clothing
 Hội thánh Cơ Đốc đã được thành lập bởi các sứ đồ, các tiên tri, nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư mà Giêsu Christ ban cho Hội thánh. Những con người nầy đã được cảm thúc cách thần thượng để rao giảng tin mừng và dạy Kinh Thánh. Họ được ban cho khả năng làm điều này bởi Giêsu Christ là Đấng ban ân tứ cho con người (Ê-phê- 4:8). Ngài chuyển giao cho những con người đặc biệt của thế kỷ thứ nhất, những khả năng đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ của mình như các sứ đồ, nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư.

"Ngài đã ban cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm kẻ giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục tử và giáo sư,  cốt để làm cho thánh đồ được nên trọn vẹn về công việc của chức vụ, và về sự xây dựng Thân Thể của Đấng Christ, cho đến chừng chúng ta thảy đều đạt đến sự hiệp một của đức tin và của sự thông biết Con Đức Chúa Trời mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc theo sự đầy đủ của Đấng Christ"(Eph 4:11-13).


Những con người có ân tứ chủ yếu dựa vào khả năng đã ban cho họ bởi Chúa Giêsu. Họ đã tiếp cận vào Thánh Kinh, nhưng theo một cách hạn chế. Những người duy nhất đã có bản sao chép c Cựu Ước trong thế kỷ đầu tiên là những người Biệt Phái Pharisi, Sadducees, thầy thông giáo và những gia đình rất giàu có. Các sứ đồ, các tiên tri, nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư có thể tiếp cận cách cực kỳ hạn chế với Cựu Ước. Sự phụ thuộc của họ chủ yếu vào "các ân tứ biểu hiện" đã ban cho họ bởi Chúa Giêsu chứ không phải là do nghiên cứu cá nhân của họ vào Kinh Thánh.

Những người Hê-bơ-rơ đã tin vào Chúa Giêsu Christ, vốn đã có một nền tảng trong Kinh Thánh, nhưng các anh em tân tòng ngoại bang thì không có. Những người tân tòng ngoại bang mà đã chăn Hội thánh như Titus, dựa hoàn toàn vào những ân tứ ban cho họ bởi Chúa Giêsu qua các sứ đồ và những lời giảng dạy nào họ nhận được dưới bàn tay của các sứ đồ. Các người tân tòng đầu tiên (Do Thái và dân ngoại ) đã có "các ân tứ biểu hiện" truyền đạt cho họ bởi các sứ đồ,  như Timothy đã nhận được từ Paul:

"Bởi cớ ấy ta nhắc nhở con để con nhen lại ân tứ do sự đặt tay ta mà ở trong con- Vì con biết đã học những điều đó với những ai" (2 Timothy 1:6; 3;14 b).

 “Ân tứ biểu hiện" mà Timothy nhận được từ Chúa Giêsu để thực hiện các nhiệm vụ của mình đã được truyền đạt cho anh qua Paul. Chỉ các sứ đồ có thể truyền đạt những "ân tứ biểu hiện".  Đây là lý do tại sao Phaolô đã viết cho Cơ Đốc nhân La Mã nói rằng ông mong muốn đến thăm họ để có thể truyền đạt pneumatikon charisma (ân tứ thuộc linh) cho họ (Rô-ma 1:11).

Các ân tứ chức vụ đã được truyền đạt bởi các mục tử (presbytery –đoàn trưởng lão) thông qua lời nói tiên tri và sự đặt tay:

"Đừng bỏ lơ ân tứ trong con, là điều nhờ lời tiên tri và sự đặt tay của các trưởng lão mà ban cho con" (1 Tim 4:14).

Đây là phương pháp trong đó những ân tứ chức vụ đã được truyền đạt bởi các sứ đồ và mục tử cho những người mới qui đạo. Chúng ta hiểu rằng “các ân tứ biểu hiện”đã chỉ có thể được truyền đạt bởi các sứ đồ từ chức vụ của Philip, nhà truyền giảng. Ông đã giảng phúc âm ở Samaria và thực hiện nhiều phép lạ.

Nhiều người tin vào Chúa Giêsu và đã được báp-têm nhưng không ai trong số họ tiếp nhận được Đức Thánh Linh, để được ban cho bất kỳ "ân tứbiểu hiện" nào (Công. 8:5-13 , 16). Phi-e-rơ và Giăng đã đến Samaria và cầu nguyện hầu các người mới tin sẽ nhận được Đức Thánh Linh. Họ đã cầu nguyện và đặt tay trên những người cải đạo, sau đó những người nầy đã nhận được Đức Thánh Linh (Công 8:14-17).

Simon nhà ma thuật thấy điều này và hỏi mua Phi-e-rơ quyền làm như vậy. Peter bảo ông phải ăn năn (Công 8:18-24 ). Phao-lô cũng giải thích rằng những con người với những ân tứ đặc biệt đã được ban cho Hội thánh trong thư đầu tiên của ông gởi đến Hội thánh Cô-rinh-tô :

"Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là tiên tri, thứ ba là giáo sư, kế đến kẻ làm việc quyền năng, rồi đến kẻ được ân tứ chữa bịnh, vùa giúp, quản lý, nói các thứ tiếng” (1 Cor 12:28).

Như đã đề cập trước đó, Chúa Giêsu đã ban cho hội thánh những con người có ân tứ đặc biệt để xây dựng Hội thánh.  Phao-lô nói với anh em Ê-phê-sô rằng các sứ đồ, các tiên tri và các giáo sư đã được ban cho Hội thánh. Tại đây, Phao-lô  cho biết thêm các công nhân làm phép lạ, các người chữa bệnh, các người giúp đỡ, các người cai trị và cuối cùng những con người có thể nói một ngôn ngữ được loài người biết đến mà họ không biết làm thế nào để nói vào lúc đó.

Ân tứ có khả năng nói một ngôn ngữ chưa học đã được ban cho vì hai lý do-- như một dấu hiệu cho những người không tin (1 Cor. 14:21-22 ) và chia sẻ phúc âm với những người nói tiếng nước ngoài (Công 2:8).

Hôm nay tất cả các nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư trong các quốc gia phương Tây có sự truy cập tổng thể vào Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký 1:1 đến Khải huyền 22:21. Nhiều nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư ở các nước thế giới thứ hai và thứ ba có toàn bộ hoặc một phần sự truy cập vào Kinh Thánh. Họ không dựa trên cảm thúc thần thượng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Thay vào đó họ phải nghiên cứu Kinh Thánh hàng ngày (Công 17:11) để làm cho bản thân mình được Chúa phê duyệt (2 Timothy 2:15).

Đức Thánh Linh dạy cho họ, nhưng sự dạy dỗ của Ngài không được đưa ra nếu không có sự gia tăng nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện bởi vì Kinh Thánh được Đức Chúa Trời cảm thúc và "có ích cho sự dạy dỗ, thuyết phục, sửa trị, luyện tập trong sự công nghĩa,  hầu cho người của Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sẵn sàng đầy đủ để làm mọi việc lành"(2 Timothy 3:16-17 ). Đó là Lời cảm thúc của Chúa mà không chỉ trang bị cho các nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư trong Hội thánh cho mà còn cho tất cả các tín hữu để làm công việc tốt lành.

Chúng ta  biết điều này là như vậy bởi vì Paul giao phó các tín hữu tại Ephesus:

"Bây giờ tôi giao thác anh em cho Đức Chúa Trời và cho lời ân điển Ngài, là lời có thể xây dựng và ban cho anh em cơ nghiệp trong vòng hết thảy những người được thánh hóa" (Công 20:32).

Ông không giao phó họ cho các sứ đồ, các nhà truyền giảng, các mục tử hay giáo sư. Chúng ta thấy rằng các tín đồ của thế kỷ thứ nhất đã được di chuyển ra khỏi thẩm quyền của các sứ đồ, các nhà truyền giảng, các mục tử và giáo sư khi Paul đang trên đường đến Rome khoảng năm 65 S.C.

Tại thời điểm đó họ đã sống bằng thẩm quyền của Thánh Kinh- Cựu Ước và Tân Ước (được gần như hoàn thành). Mặc dù vào thời đó một số ít Cơ đốc nhân nếu không có tất cả bộ Tân Ước hoàn chỉnh, chưa bao gồm những cuốn sách của John và sách Khải Huyền (viết vào khoảng ba mươi năm sau), họ đã có đủ để thực hiện các công việc của chức vụ.

Phao-lô đã khuyên bảo bầy chiên của ông di chuyển ra khỏi uy quyền sứ đồ đến thẩm quyền của Kinh Thánh. Trong thông điệp chia tay cho các tín hữu ở Êphêsô (Công 20:17-35 ), ông đã nói tiên tri rằng sau khi ông rời khỏi họ rồi, những con người xấu xa mà ông gọi là "những con sói ác hại" sẽ trở nên thành viên của cộng đoàn của họ và chúng sẽ không tiếc đàn chiên. Những người này sẽ dạy  "những điều sai lạc" để  "dẫn dụ các môn đồ theo họ" (câu 30).

Ông giao phó họ cho Đức Chúa Trời và cho "Lời ân sủng của Ngài" đó là Kinh Thánh (câu 32). Ông không giao họ cho các sứ đồ, các tiên tri, nhà truyền giảng, mục tử và giáo sư, vì cớ các tín hữu phải dựa vào thẩm quyền của Kinh Thánh (Sola Scriptura).

Thật rõ ràng cho chúng ta ngày hôm nay rằng các tín hữu không thể dựa vào quyền lực của những con người tự gọi mình là các sứ đồ, tiên tri, nhà truyền giảng, mục tử, giáo sư hoặc Đại Diện (Vicar) của Đấng Christ. Quá nhiều người đã tuyên bố là họ đã được ban cho cái nhìn sâu sắc, kiến thức, tầm nhìn và khải thị thần thượng từ Đức Chúa Trời, đã tạo ra nhiều sai lầm trong giáo lý và các thông điệp được cho là từ Đức Chúa Trời. Lịch sử của Hội thánh bị bài bừa với hàng trăm tiên tri và giáo sư giả, những người sáng lập các tà phái, và những người nam và người nữ tuyên bố họ đã được ban cho thông điệp, tầm nhìn và khải thị đặc biệt.

Khi các tín hữu theo "các tiên tri" là người tuyên bố họ đã được Đức Chúa Trời chọn lọc để cải cách Hội thánh hoặc bắt đầu một Hội thánh mới, các tín hữu có thể dễ dàng thành nạn nhân. Thay vì chấp nhận lời của "tiên tri" rằng ông đã được Đức Chúa Trời ban cho một "sự mặc khải mới", các tín hữu nên kiểm tra các linh (1 Giăng 4:1). Nếu bất cứ điều gì "tiên tri" nói mà mâu thuẫn với Kinh Thánh thì phải được từ chối. Và nếu ông tuyên bố ông có một "sự mặc khải mới" mà không mâu thuẫn với Kinh Thánh, "bông trái" của ông cũng phải được kiểm tra (Ma.thi ơ 7:15-20).

Mệnh danh là một nhà tiên tri, nhà giảng thuyết hoặc giáo sư mà làm cho mình quá giàu có bằng cách thu thập tiền từ giáo dân của mình chăng? Tiêu chuẩn sống của ông tương tự hoặc thấp hơn mức trung bình giáo đoàn của mình không? Hoặc là lớn hơn nhiều? Ông ta nhấn mạnh quyền uy tự xưng nghĩa không? Ông có kiêu ngạo với một nhu cầu kiểm soát những người khác không? Ông ấy có rất nhiều người phục vụ  Ông hay Ông phục vụ những người xung quanh, như Chúa Giêsu đã làm?

Cách để làm lớn không phải là tuyên bố có một sự mặc khải đặc biệt từ Đức Chúa Trời hay tuyên bố có kiến thức mới, hoặc đã được "Đức Chúa Trời" lựa chọn để bắt đầu một Hội thánh mới với một giáo lý mới. Cách làm lớn là phải trở thành một người đầy tớ cho tất cả:

"Jêsus bèn gọi họ đến mà phán rằng: "Các ngươi biết rằng các vua chúa dân Ngoại bang đều chủ trị họ, và các quan lớn đều cầm quyền trên họ.  Song trong các ngươi thì không phải như vậy đâu; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi thì phải làm tôi tớ của các ngươi, còn hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu thì phải làm tôi mọi các ngươi;  cũng như Con người đã đến không phải để được người ta phục sự, bèn để phục sự người ta, và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Mathio 20:25-28 ) .

Các nhà lãnh đạo thuộc linh tìm cách làm lớn trong cuộc đời này (dựa trên bệ xu nịnh, chú ý và nịnh hót) thì đang giẫm chân trên lãnh thổ đầy khói và gương xấu của Cơ Đốc giáo. Thay vì là những con người vĩ đại của Đức Chúa Trời, họ thường là tín hữu sa ngã đã quên lời khuyên của Đức Chúa Trời, là phải bước đi trong sự khiêm nhường.

"Vì Đức Chúa Trời chống trả kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay đại năng của Đức Chúa Trời, hầu cho đúng kỳ Ngài sẽ nhắc anh em lên”. 1 Phierô 5: 5b- 6).

Sự thật này có nghĩa là hầu như tất cả mục tử hay giáo sư chúng ta thấy trên truyền hình hay các bục giảng công cộng khác đều không được Đức Thánh Linh dẫn dắt sao? Hay không có một số người trong số họ đạt được danh tiếng và sự giàu có lớn mà không do tìm kiếm nó sao? Chắc chắn một số người sống chân chính trong tâm linh và ý định; sự ca ngợi của họ đến từ sự cống hiến chân thành vươn tới lượng khán giả rộng lớn bằng lẽ thật của Lời Chúa. Nhưng như nhiều người có thể chứng thực, có quá nhiều “con sói" trong bộ quần áo của cừu non đang chuyển vùng phủ sóng để tìm kiếm những người mà họ có thể ăn tươi nuốt sống.

"Hãy dè giữ, hãy thức canh: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi ruồng quanh, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (1 Phiero 5:8).

Tác giả:  Kit Olsen
M.K lược dịch 22-4-2014