“Vì mọi sự ở trong thế-giới, sự tham muốn của
xác-thịt và sự tham muốn của mắt và sự kiêu-hãnh thích khoe-khoang của đời, đều
không từ Cha, song từ thế-giới” (1 Giăng 2:16).
Cụm từ niềm kiêu căng về cuộc sống”, chỉ được
tìm thấy một lần trong Kinh thánh, trong 1 Giăng 2:16,- “sự kiêu-hãnh thích
khoe-khoang của đời”. Trong nguyên văn tiếng Hi lạp, chữ đời sống đây là
bios—ngụ ý cuộc đời nầy và mọi phương tiện của nó.
Nhưng khái niệm về niềm kiêu căng của cuộc sống,
đặc biệt là khi nó được liên kết với dục vọng của đôi mắt và sự ham muốn của
xác thịt, xuất hiện trong hai đoạn quan trọng hơn của Kinh thánh, --sự cám dỗ của
Ê-va trong vườn và sự cám dỗ của Đấng Christ nơi hoang dã (Ma-thi-ơ 4: 8-10).
Niềm kiêu hãnh của cuộc sống có thể được định nghĩa là bất cứ thứ gì thuộc về
thế giới, có nghĩa là bất cứ điều gì dẫn đến sự kiêu ngạo, phô trương, kiêu
căng về bản thân, sự tự phụ và tự hào. Giăng nói rõ rằng bất cứ điều gì tạo ra
niềm kiêu căng của cuộc sống đều xuất phát từ một tình yêu của thế giới và nếu
bất cứ ai yêu thế giới, tình yêu của Chúa Cha không nằm trong anh ấy (1 Giăng
2:15).
Ví dụ đầu tiên về sự cám dỗ về niềm kiêu hãnh của
cuộc sống xảy ra trong vườn địa đàng, nơi Ê-va bị con rắn cám dỗ không vâng lời
Đức Chúa Trời và ăn trái cây hiểu biết thiện và ác. Ê-va nhận thấy rằng trái cây rất tốt cho thực phẩm,
khỏe mạnh, đẹp mắt, và mong muốn đạt được sự khôn ngoan (Sáng 3: 6).
Cô thèm trái cây theo ba cách. Thứ nhất, nó hấp
dẫn sự ngon miệng của cô. Giăng gọi điều nầy là “ham muốn của xác thịt”, khao khát điều gì đó
làm thỏa mãn bất kỳ nhu cầu vật lí nào. Trái cây cũng làm hài lòng hoặc thú vị
cho mắt, thứ mà chúng ta nhìn thấy và mong muốn sở hữu hoặc chiếm hữu. Châm
ngôn 27: 20 nói, “Đôi mắt loài người cũng chẳng bao giờ thỏa-mãn” (no). Đây là “sự ham muốn của mắt” mà Giăng đề cập đến. Cuối cùng, Ê-va bằng cách nào đó nhận ra rằng trái cây sẽ làm
cho cô ấy khôn ngoan, mang lại cho cô ấy một sự khôn ngoan vượt xa chính mình.
Một phần của lời nói dối Satan là việc ăn trái cây sẽ khiến cô ấy giống như Đức
Chúa Trời, biết điều tốt và xấu xa (Sáng 3: 5).
Đây là thể yếu của niềm kiêu hãnh về cuộc sống.
Bất cứ điều gì tôn cao chúng ta lên trên
địa vị của chúng ta và đưa ra ảo tưởng về những phẩm chất giống như Đức Chúa Trời,
trong đó chúng ta kiêu căng ngạo mạn về trí tuệ trần tục của mình. Ê-va muốn được
như Đức Chúa Trời trong sự hiểu biết của cô, không bằng lòng sống trong một thế
giới hoàn hảo dưới ân sủng hoàn hảo của Chúa và việc Ngài chăm sóc cô. Sa-tan
đã thử ba cám dỗ tương tự nầy đối với Đấng Christ trong 40 ngày ở nơi hoang dã
(Ma-thi-ơ 4: 1-11).
Hắn cám dỗ Chúa Jesus bằng sự ham muốn của xác
thịt, bánh mì vì sự đói khát của Ngài (câu 2-3), sự ham muốn của mắt, tất cả
các vương quốc trên thế giới với sự lộng lẫy của chúng (câu 8-9), và niềm kiêu
căng về đời sống, dám thách thức Ngài từ mái của đền thờ nhảy xuống để chứng
minh rằng Ngài là Đấng Mê-si-a, bằng cách phô trương quyền lực không theo ý muốn
của Đức Chúa Trời hay kế hoạch của Ngài để cứu chuộc nhân loại (câu 5- 6).
Nhưng Chúa Jesus, mặc dù Ngài đã bị cám dỗ bằng mọi cách, giống như chúng ta là
người (Hê-bơ-rơ 4:15), Ngài đã chống lại ma quỷ và sử dụng Lời của Đức Chúa Trời
để bảo đảm chiến thắng trên sa-tan.
Cơ Đốc nhân đã luôn luôn, và sẽ luôn luôn bị dụ dỗ bởi ba sự
cám dỗ mà Ê-va và Jesus đã trải qua. Sa-tan không thay đổi phương pháp của
mình. Hắn phải tiếp tục để đạt thành
công. Hắn cám dỗ chúng ta bằng sự ham muốn xác thịt,-- sự toại nguyện tình dục,
sự háu ăn, uống rượu quá mức, và ma túy, cả hợp pháp và bất hợp pháp, cũng như
những “việc làm của xác thịt” mà Phao-lô đã cảnh báo người Ga-la-ti, “vô luân,
tính bất khiết, tính ham khoái-lạc dâm dục, thờ hình-tượng, phép phù-thủy, các
sự thù-hận, sự cãi-cọ, tánh ganh-ghét, các sự bộc phát của giận-dữ, các cuộc
tranh luận, các mối bất-hòa, bè-đảng, đố kỵ, say-sưa, nhậu-nhẹt” (Galatians 5:
19-21).
Hắn cám dỗ chúng ta bằng sự thèm khát của đôi mắt.
Sự tích lũy vô tận của mọi thứ mà chúng tôi lấp đầy nhà cửa và nhà để xe và còn
khao khát vô tận đối với những tài sản mới hơn, tốt hơn và nhiều hơn, điều đó đánh
bẫy chúng ta và làm chúng ta cứng lòng với những điều của Chúa .
Nhưng có lẽ cám dỗ xấu xa nhất của sa-tan là niềm
kiêu hãnh về cuộc sống, chính tội lỗi nầy dẫn đến việc Sa-tan bị trục xuất khỏi thiên đường. Hắn muốn trở
thành Đức Chúa Trời, không phải là đầy tớ của Đức Chúa Trời (Ê-sai 14: 12-15). Sự khoe khoang ngạo mạn tạo nên niềm kiêu căng
về cuộc sống thúc đẩy hai ham muốn khác khi nó tìm cách nâng cao bản thân lên
trên tất cả mọi người khác và thực hiện tất cả các mong muốn cá nhân. Nó là
nguyên nhân sâu xa của xung đột trong gia đình, Hội thánh và quốc gia. Rất nhiều
Cơ Đốc nhân có tiếng cười khả ố khi họ thành đạt gì đó trong cuộc sống trên đời
nầy như giàu có, địa vị cao hơn bạn bè.
Điều đó tôn cao bản ngã, nhưng mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của Jesus, rằng
những người theo Ngài phải vác thập tự giá của họ (một công cụ làm cho chết) và
từ chối chính họ. Niềm kiêu hãnh về cuộc sống cản trở chúng ta nếu chúng ta thực
sự tìm cách trở thành tôi tớ của Chúa. Đó là sự kiêu ngạo ngăn cách chúng ta với
những người khác và hạn chế hiệu quả của chúng ta trong vương quốc. Niềm kiêu
hãnh về cuộc sống trần gian không phải đến từ Chúa Cha, mà đến từ thế giới. Và,
như vậy, nó sẽ qua đi cùng với thế giới, nhưng những người chống lại và chiến
thắng sự cám dỗ của niềm kiêu hãnh về cuộc sống làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời
, và “kẻ thực-hành ý-muốn của Đức Chúa TRỜI
cứ ở mãi mãi” (1 Giăng 2:17).