Câu 1: “cám dỗ” πειράζω -peirazō--pi-rad'-zo- to endeavor, scrutinize, entice, discipline: - assay, examine, go about, prove, tempt. Chữ nầy có hai nghĩa chính yếu : cám dỗ và chứng minh. Về phía quỷ, Chúa Giê-su bị cám dỗ, nhưng về phía Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su được quỷ chứng minh là Người vô tội.
Câu 2: “Quỷ cám dỗ”—nguyên văn là một danh động từ, là hiện tại
phân từ của động từ peirazō dùng làm danh từ, the tempting. Sa tan vừa là kẻ cám dỗ Chúa, và
cũng làm kẻ chứng minh Ngài vô tội.
Câu 1:3,5,10- Có ba tên của quỷ sa-tan trong chương 4 nầy là:
Kẻ cám dỗ, Ma quỷ (kẻ báng bổ) và sa-tan (kẻ thù).
Câu 4, “mọi lời ra từ miệng Đức Chúa Trời nữa”. Trong nguyên
văn kinh thánh Hi lạp có hai chữ là Logos và rhema đều được dịch ra Anh Văn là “Word”
và Việt văn là Lời. Logos là Danh của Chúa Giê-su- Ngôi Lời (Giăng 1:1) và cũng
là Lời văn tự của Kinh thánh.—Heb. 4:12, “Logos Đức Chúa Trời là sống….”. Nhưng
chữ “lời” trong câu 4 trên đây là rhema. Logos là lời cố định bất biến, khách
quan,là Lời Kinh thánh, còn rhema là lời chủ quan, lời đang tác động, cảm động trong
lòng chúng ta. Nếu lời logos Kinh thánh không tác động, không bắt ép chúng ta
phải làm điều gì đó, thì lời Kinh thánh đó là văn tự “chết” đối với chúng ta lúc
ấy mà thôi. Nếu logos mà chúng ta nghe hành động mạnh mẽ trong chúng ta, khi ấy
logos đang trở thành lời rhema trong chúng ta. Logos còn mãi mãi, rhema chỉ
sinh sản trong chốc lát mà thôi. Ai giảng logos Kinh thánh, thì logos đó phải đổi
thành rhema trong người nghe, thì người rao giảng đã được Chúa xức dầu rồi đó.
Câu 10, “Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”. Theo tiếng Hi lạp chữ
“Chúa” là Kurios, Chúa Tể, thay thế cho chữ “Giê-hô-va” trong Phục 6: 13,
“Ngươi phải kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”. Từ chỗ đó chúng ta nên nhớ
một điều rất quan trong là mọi chữ “Chúa” trong Kinh Tân ước xuất hiện đều thay
thế cho danh “Ciê-hô va” trong Cựu ước.
Câu 19-- "Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay
đánh lưới người.". Nghĩa đen của thành ngữ “tay đánh lưới người” là fishermen of men—những
ngư phủ (về) ngươi ta.—Ngụ ý “bắt” người ta như bắt cá, là đem người đến cùng
Chúa.
Câu 21—"Gia-cơ con Xê-bê-đê, với em là Giăng, ở trong
thuyền cùng cha, đương vá lưới”.
Động từ “vá lưới” là một
động từ có ý nghĩa bóng rất sâu sắc trong nếp sống hàn gắn, phục hồi dân Chúa
trong nhà Ngài.
Trong tự điển Hi lạp chữ “vá” là καταρτίζω-- katartizō-- kat-ar-tid'-zo.
Chữ nầy có những nghĩa như sau: to complete thoroughly, that is, repair
(literally or figuratively) or adjust: - fit, frame, mend, (make) perfect (-ly
join together), prepare, restore.---hoàn thiện, sửa chữa, điều chỉnh, làm cho hòa
hợp, phục hồi, liên kết với nhau: Nó được dùng 13 lần duy nhất sau đây trong
Kinh Tân ước:
--2 Cor 13:11, “Rốt lại, anh em ơi, hãy vui mừng, hãy nên trọn
vẹn”
--Galati 6:1 “anh em là kẻ thuộc linh hãy lấy lòng
nhu mì mà sửa họ lại”
-- 1 Cor. 1:10, “nhưng phải cùng nhau kết hiệp trong một tâm
trí một ý kiến”
-- 1 Tê 3:10 “làm cho đầy trọn chỗ thiếu thốn về đức
tin của anh em”.
--Heb. 13:21, “khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi việc lành”.
Lu ca 6: 40, “nhưng hễ
trò được trọn vẹn thì sẽ như thầy”
---Và các câu khác là Mác 1:19; 1 Phiero 5:10; Mathio 21:16;
Rô 9:22, Heb 10:5; 11:3, Mathio 4:21.