Một tín đồ dâng mình có thể rơi vào trong sự thụ động cách ngu dại và
bị lừa dối trong nhiều năm mà vẫn không biết về mối nguy hiểm của vị trí mình
đang ở. Người ấy có thể ngày càng trở nên thụ động hơn theo thời gian, cho đến
khi phạm vi của sự thụ động trở nên rộng lớn đến nỗi nó gây ra nỗi đau khôn
xiết cho tâm trí, tình cảm, thân thể và môi trường của người ấy. Do đó, điều
trọng yếu là phải rao giảng ý nghĩa của sự dâng mình cho người ấy.Trong các
chương trước, chúng ta nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tri thức vì tri thức về
lẽ thật là điều tuyệt đối không thể thiếu trong việc giải cứu một người khỏi sự
thụ động. Nếu không có tri thức về lẽ thật thì không thể kinh nghiệm sự giải
cứu. Một tín đồ thụ động rơi vào trong tình trạng đó vì sự lừa dối và lý do cho
sự lừa dối là sự ngu dại và thiếu hiểu biết. Nếu không ngu dại và thiếu hiểu
biết thì không thể bị lừa dối.
NHẬN BIẾT LẼ THẬT
Chúng ta phải biết lẽ thật về mọi điều. Chúng ta phải biết lẽ thật về
việc đồng công tác với Đức Chúa Trời; chúng ta phải biết lẽ thật về công tác
của các ác linh; chúng ta phải biết lẽ thật về việc dâng mình; và chúng ta phải
biết lẽ thật về những điều siêu nhiên. Đây là bước đầu tiên để được giải cứu. Một tín đồ phải biết
lẽ thật về nguồn gốc và bản chất mọi kinh nghiệm của mình trước khi có hy vọng
về sự giải cứu. Tín đồ (1) bị lừa dối, (2) sau đó trở nên thụ động, (3) bị quỉ ám,
(4) rồi bị lừa dối vào trong sự thụ dộng hơn nữa. Vì vậy, nếu một t1in đồ muốn
được tự do, tránh khỏi bị quỉ ám và tránh khỏi mọi sự lừa dối và thụ động xảy
ra như kết quả của việc bị quỉ ám, người ấy phải loại bỏ sự lừa dối. Nếu điểm
đầu tiên – sự lừa dối – được kết liễu, thì các điểm khác nhau– sự thụ động,
việc bị ám và sự lừa dối và thụ động hơn nữa – sẽ tan rã ra từng điều một. Khi
một người bị lừa dối, người ấy mở cửa cho các ác linh bước vào. Khi một người
thụ động, người ấy nhường lập trường cho các ác linh đứng và lưu lại. Kết quả
của hành động này là bị quỷ ám. Để được giải cứu khỏi việc bị ám, phải loại bỏ sự thụ động. Để loại bỏ sự thụ
động, phải loại bỏ sự lừa dối. Để loại bỏ sự lừa dối, phải biết lẽ thật. Vì
vậy, tri thức về lẽ thật là bước đầu tiên để được giải cứu. Thật ra, chỉ có lẽ
thật mới có thể trả tự do cho con người!
Từ đầu sách này chúng ta đã nhiều lần cảnh báo các tín đồ về mối nguy
hiểm của mọi kinh nghiệm siêu nhiên ( như là các dấu hiệu, tiếng nói, phép lạ,
điều kỳ diệu, lửa, nói tiếng lạ, cảm giác..) Chúng ta không có ý nói rằng mọi
kinh nghiệm siêu nhiên đều phải bị cự tuyệt, từ chối và chống đối. Nói như vậy
thì không phù hợp với Kinh Thánh, vì Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Đức Chúa Trời
đã thực hiện nhiều điều siêu nhiên. Chủ đích của chúng ta là cho các tín đồ
thấy rằng các kinh nghiệm siêu nhiên không phải chỉ ra từ một nguồn duy nhất.
Các ác linh có thể bắt chước điều Đức Chúa Trời làm. Việc biện biệt điều gì ra
từ Đức Chúa Trời và không ra từ Đức Chúa Trời là rất quan trọng. Nếu một tín đồ
không chết đối với nếp sống tình cảm của mình và thiết tha theo đuổi các kinh nghiệm
trong cảm xúc của mình, người ấy sẽ bị lừa dối. Chúng ta không nói rằng các tín
đồ phải từ chối mọi điều siêu nhiên.
Chúng ta đơn giản khuyên các tín đồ từ chối mọi điều siêu nhiên đến từ
Satan. Trong chương này, chúng ta muốn chỉ ra các sự khác biệt cơ bản giữa công
tác của Thánh Linh và công tác của các ác linh để các tín đồ biết cách biện biệt hai điều đó.
Ngày nay, các tín đồ đặc biệt dễ
bị lừa dối trong những điều siêu nhiên. Vì các sự lừa dối này nên họ bị các ác
linh ám. Chúng ta thiết tha hy vọng rằng một tín đồ sẽ dành thời gian biên biệt
những điều siêu nhiên để tránh bị lừa dối. Một tín đồ đừng bao giờ quên rằng
nếu Thánh Linh ban cho người ấy một kinh nghiệm siêu nhiên, người ấy vẫn có thể
sử dụng tâm trí của mình. Người ấy không cần phải hoàn toàn hoặc phần nào thụ
động để có được một kinh nghiệm như vậy. Ngay sau khi nhận được một kinh nghiệm
như vậy, người ấy vẫn có thể sử dụng lương tâm của mình để biện biệt thiện ác,
và người ấy có thể quyết định chấp nhận hoặc từ chối điều đó. Phải không có sự
ép buộc nào. Nếu các ác linh cho một người một kinh nghiệm siêu nhiên, trước
hết chúng phải đặt người ấy vào trong tình trạng thụ động, tâm trí người ấy phải
trở nên trống không, và mọi hành động của người ấy phải bị điều khiển bởi một
quyền lực bên ngoài. Đây là sự khác biệt cơ bản. Trong 1 Corinth 14, vị sứ đồ
nói về các ân tứ thuộc linh, siêu nhiên của các thánh đồ. Trong số đó, có các
sự khải thị, lời tiên tri, nói tiếng lạ, và các biểu hiện siêu nhiên khác.Vị sứ
đồ thừa nhận rằng tất cả những điều đó đều đến từ Thánh Linh. Nhưng trong câu 32,
ông cho chúng ta biết đặc điểm của các ân tứ thần thượng này. “Tâm linh của các
tiên tri phải thuận phục các tiên trí”. Vị sứ đồ nói rằng nếu một tiên tri (
tín đồ) có được một điều gì đó thật sự
ra từ Thánh Linh, thì linh mà người ấy có được sẽ thuận phục người ấy. Nếu
Thánh Linh cho con người vô số loại kinh nghiệm siêu nhiên, thì linh vẫn thuận
phục người ấy; Thánh linh sẽ không đi ngược lại ý muốn con người để sử dụng bất
cứ phần nào của thân thể người ấy. Một người vẫn có quyền kiểm soát trên chính mình.
Chỉ có loại linh thuận phục tiên tri mới là linh ra từ Đức Chúa Trời. Bất cứ
linh nào đòi hỏi sự thuận phục của tiên tri đều không ra từ Đức Chúa Trời. Vì
vậy, chúng ta đừng nên từ chối mọi điều siêu nhiên. Tuy nhiên, chúng ta phải
kiểm tra xem linh siêu nhiên đó có đòi hỏi chúng ta thuận phục cách thụ động
hay không. Nếu một người được ân tứ nói tiếng lạ hoặc một ân tứ tương tự mà
không thể kiểm soát chính mình, nếu người ấy không thể phát ngôn khi muốn phát
ngôn và im lặng khi muốn im lặng, nếu người ấy không thể ngồi yên và bị buộc
phải quăng mình xuống đất, hoặc nếu một quyền lực bên ngoài kiểm soát người ấy,
thì điều đó chỉ tỏ rằng linh người ấy nhận được là ác linh, Đây là sự khác biệt
cơ bản giữa công tác của Thánh Linh và công tác của các ác linh. Công tác của
Thánh Linh muốn con người có sự tự do đầy đủ, trong khi công tác của các ác
linh muốn con người thụ động. Vì vậy, nếu một tín đồ muốn biết kinh nghiệm của
mình ra từ đâu, người ấy phải kiểm tra xem mình có thụ động hay không. Điều này
sẽ giải quyết mọi nan đề. Một tín đồ bị lừa dối vì người ấy không biết lẽ thật
cơ bản này.
Vì vậy, nếu một tín đồ muốn tự do, người ấy phải kết thúc sự ngu dại
của mình. Nói cách khác, người ấy phải biết lẽ thật. Biết lẽ thật đơn giản
nghĩa là nhận biết tình trạng thật về một vấn đề. Các lời nói dối của Satan làm
tín đồ đui mù, và lẽ thật của Đức Chúa Trời trả tự do cho tín đồ. Nhưng có một
nan đề: để biết lẽ thật, một người cần trả giá, vì lẽ thật này sẽ đập tan hư
vinh mà tín đồ có được từ các kinh nghiệm quá khứ. Người ấy có thể nghĩ mình
đang tiến bộ gấp đôi người khác, mình đã thuộc linh rồi sẽ không phạm sai lầm.
Thật khó để khiến người ấy thừa nhận rằng mình có thể bị quỷ ám hoặc chứng minh
cho người ấy thấy rằng thật ra người ấy đang bị quỷ ám! Nếu một tín đồ không
sẵn lòng trung tín với mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời, thì người ấy rất khó chấp
thuận lẽ thật khiến người ấy chịu khổ và bị hạ thấp. Chấp nhận điều một người
thích thì không khó; nhưng chấp nhận lẽ thật lấy đi hư vinh của một người thì
không dễ. Tuy nhiên, bất cứ ai kịch liệt kháng cự lẽ thật này đều phải cẩn thận
kẻo người ấy bị quỷ ám. Nhận thức mình có thể bị lừa dối thì dễ hơn; còn nhận
thức mình đã bị ám và thừa nhận điều đó thì khó hon nhiều! Đức Chúa Trời phải
ban ân điển cho chúng ta. Nếu không, dù biết lẽ thật, chúng ta vẫn kháng cự lẽ
thật. Chấp nhận lẽ thật là bước đầu tiên dẫn đến sự cứu rỗi. Chúng ta phải sẵn
lòng nhận biết mọi lẽ thật về chính mình. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hạ mình
và thành thật thì mới sẵn lòng nhận biết lẽ thật về các kinh nghiệm thuộc linh
và siêu nhiên của mình.
Có các cách khác nhau để các tín đồ bị quỉ ám có được lẽ thật. Một số
người bị cột trói chặt đến nỗi họ đánh mất sự tự do trong mọi sự. Kết quả là
điều này khiến họ thức tỉnh và nhận thức lẽ thật về chính mình. Một số tín đồ
có được lẽ thật vì họ nhận thức rằng dù chín mươi chín phần trăm kinh nghiệm
của họ dường như đến từ Đức Chúa Trời thì vẫn còn có một phần nhỏ các yếu tố
sai trật pha trộn vào. Điều này dấy lên lòng ngờ vực và khiến họ nghi ngờ không
biết kinh nghiệm của mình có thật sự ra từ Đức Chúa Trời không. Qua điều này họ
hiểu lẽ thật. Một số người có được lẽ thật khi các tín đồ khác rao giảng lẽ
thật cho họ và soi sáng họ về sự kiện có thật. Dù có được lẽ thật bằng cách
nào, một tín đồ cũng đừng bao giờ từ chối tia sáng đầu tiên.
Nghi ngờ là bước đầu tiên để có được lẽ thật. Đây không phải là nghi
ngờ Thánh Linh hoặc nghi ngờ Đức Chúa Trời và lời Ngài. Đây là nghi ngờ các
kinh nghiệm quá khứ của chúng ta. Sự nghi ngờ này là cần thiết và thậm chí là
phù hợp với kinh thánh vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta chứng thực (thử nghiệm) các
linh (1 John 4:1). Nếu chúng ta tin vào một điều gì đó thì không cần kiểm tra
nữa, nếu chúng ta phải kiểm tra thì điều đó có nghĩa là chúng ta không thể xác
quyết điều đó từ đâu đến. Chúng ta thường có ý tưởng sai trật và loại kiểm tra
này có thể xúc phạm Thánh Linh. Chúng ta không nhận thức rằng Thánh Linh muốn
chúng ta thực hiện những sự kiểm tra như vậy. Nếu một điều gì ra từ Thánh Linh ,
thì điều đó vẫn ra từ Thánh Linh dù bị kiểm tra. Nếu nó ra từ các ác linh, nó
sẽ bị phơi bày là giả mạo. Đức Chúa Trời có khiến anh em rơi vào vị trí hiện
tại không? Có thể có các sự mâu thuẫn trong công tác của Thánh Linh sao? Lẽ nào
anh em chưa từng phạm sai lầm trong mọi điều anh em làm?
Khi một tín đồ nhận được một chút ánh sáng từ lẽ thật, người ấy sẽ thừa
nhận rằng rất có thể mình bị lừa dối. Điều này cho lẽ thật có cơ hội công tác.
Sai lầm lớn nhất mà tín đồ có thể mắc phải là nghĩ rằng mình không bao giờ sai
trật. Người khác có thể sai, chứ người ấy không bao giờ sai. Điều này sẽ khiến
người ấy bị lừa dối đến cuối cùng. Nhưng sau khi hạ mình, người ấy sẽ thấy rằng
mình bị lừa dối. Nếu người ấy so sánh nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời với
điều kiện công tác của các ác linh thì người ấy sẽ thấy rằng các kinh nghiệm
quá khứ của mình đều được tiếp nhận trong sự thụ động. Người ấy thỏa đáp điều
kiện để các ác linh công tác và kết quả là có nhiều kinh nghiệm kỳ lạ; ban đầu,
chúng khiến người ấy vui mừng, nhưng về sau chúng đem đến nhiều nỗi khổ. Khi
người ấy so sánh thái độ của mình trong quá khứ, nguyên tắc công tác của Đức
Chúa Trời và điều kiện công tác của các ác linh, người ấy sẽ nhận thấy rằng
mình không chủ động cùng công tác với Đức Chúa Trời. Đúng hơn, người ấy chỉ cố
gắng bước theo ý muốn của Đức Chúa Trời cách thụ động. Vì vậy, mọi kinh nghiệm
kỳ diệu hoặc chán nản của người ấy chắc hẳn đều đến từ các ác linh. Khi đó
người ấy sẽ thừa nhận rằng mình bị lừa dối. Một tín đồ không chỉ phải tiếp nhận
lẽ thật, người ấy còn phải công nhận lẽ thật. Chỉ bởi công nhận lẽ thật, các
lời nói dối của Satan bới bị kết liễu. Kinh nghiệm của một tín đồ phải theo các
bước sau đây: (1) người ấy phải tin rằng một tín đồ có thể bị lừa dối; (2)
người ấy phải đặc biệt tin rằng mình có thể bị lừa dối; (3) người ấy phải công
nhận rằng mình thật sự bị lừa dối; và
(4) khi đó, người ấy phải tiến lên để hỏi tại sao mình bị lừa dối.
SỰ KHÔI PHỤC
LẬP TRƯỜNG
Đang khi có thể nói chắc chắn rằng một tín đồ có thể nhường lập trường
cho các ác linh, chúng ta cần hỏi lập trường là gì. Trước khi một tín đồ hỏi
mình có lập trường gì bên trong, trước hết người ấy phải nghiên cứu lập trường
là gì. Nếu không, người ấy sẽ xem một điều gì đó bị quỹ ám là không phải quỷ
ám, còn một điều gì đó không phải là quỷ
ám thì lại cho rằng đó là quỷ ám. Có thể người ấy sẽ lẫn lộn giữa chiến
trận thuộc linh hằng ngày chống lại quyền bính tối tăm với chiến trận để được
tự do khỏi quỷ ám. Bởi làm như vậy, người ấy cung cấp sự thuận tiện cho các ác
linh thực hiện công tác của chúng.
Ngoài vấn đề tội lỗi lỗi, một tín đồ phải nhận thức rằng người ấy để
cho ý muốn của mình trở nên thụ động mỗi khi chấp nhận sự giả mạo của các ác
linh, và người ấy nhường lập trường cho các ác linh mỗi khi tin vào các ý tưởng
mà chúng tiêm vào. (Điểm này đã được bàn đến trong chương trước). Hiện tại sự
chú ý của chúng ta tập trung nơi sự thụ động. Thụ động là để cho tâm trí hoặc
thân thể của mình rơi vào tình trạng hoàn toàn bất động – ngừng sử dụng mọi
quan năng của một người. Đó là dừng mọi nỗ lực có ý thức để kiểm soát tâm trí
và dừng sử dụng ý muốn, lương tâm và trí nhớ. Qua sự thụ động, một lập trường
trọng yếu bị giao nộp. Giữa vòng các tín đồ, mức độ thụ động có khác nhau.
Chiều sâu của sự thụ động quyết định chiều sâu của việc bị quỉ ám. Tuy nhiên,
bất kể tín đồ rơi vào trong mức độ thụ động nào, người ấy cũng phải cắt đi lập
trường này ngay khi có sự thụ động. Một tín đồ phải quyết tâm, xác quyết và
kiên định chống đối các ác linh có được bất kỳ lập trường nào trong mình,.
Người ấy phải đặc biệt chống đối chúng trong các lĩnh vưc mà người ấy bị lừa
dối. Điều tối quan trọng là một tín đồ bị lừa dối phải biết lập trường mà mình
đã từ bỏ và đòi lại lập trường đó.
Một ý tưởng thường gặp về vấn đề quỷ ám là một người chỉ cần đuổi quỷ
ra bởi danh của Chúa. Nhưng phương pháp này không thích đáng đối với vấn đề quỷ
ám trong các tín đồ, vì có sự khác biệt giữa tín đồ bị ám với người ngoại bị
ám. Người ngoại bị ám qua tội lỗi, trong khi các tín đồ bị ám qua sự lừa dối.
Do đó, phương cách để được giải cứu là không bị lừa dối nữa. Nếu nguyên nhân bị
ám là do bị lừa dối và chúng ta chỉ ra lệnh cho các quỷ lìa khỏi thì chúng ta
chỉ xử lý kết quả chứ không xử lý nguyên nhân. Điều này có thể hiệu quả trong
một thời gian, nhưng người ấy sẽ không có được sự tự do lâu dài. Nếu một người
không xử lý nguyên nhân bị quỷ ám, là điều liên quan đến lập trường, thì các
quỷ có thể vâng phục và lìa khỏi trong một thời gian, nhưng chúng sẽ trở lại
qua lập trường mà chúng vẫn đang chiếm giữ. Đây không phải là lý thuyết . Đây
là điều Chúa có ý nói trong Mathew 12:43-45. Nếu “nhà” mà trước đó các quỷ đã
sống bị giật đổ, chúng có thể lìa khỏi trong một thời gian, nhưng chúng sẽ sớm
trở lại, và tình trạng của người ấy sẽ tệ hơn trước. “Ngôi nhà” này là lập
trường mà con người nhường cho các các linh.
Do đó, mặc dù đuổi quỷ là điều quan trọng, nhưng xử lý vấn đề lập trừng
là điều không thể thiếu. Đuổi quỷ ra cũng vô dụng nếu lập trường chưa được xử
lý, vì các quỷ vẫn sẽ trở lại. Đây là lý do tại sao nhiều tín đồ không thể có
được sự tự do lâu dài cho chính mình hay cho người khác sau khi đuổi quỷ trong
danh Chúa. Dù các quỷ có thể được đuổi ra những lập trường không thể bị đuổi
ra, đúng hơn, lập trường cần giành lại. Nếu một người không đặc biệt và liên
tục giành lại lập trường thụ động và bị lừa dối thì sẽ không có sự tự do lâu
dài.
Nếu một tín đồ không xử lý lập trường mà người ấy nhường cho các ác
linh, điều đó sẽ khiến các ác linh bước vào và ở lại. Mặc dù một người có thể
đuổi các quỷ trong mình hoặc trong người khác ra trong danh Chúa và mặc dù các
quỷ có vẻ như đã lìa khỏi, nhưng người đó vẫn chưa thật sự tự do. Chỉ có một
vài sự biểu lộ của các quỷ biến mất. Chúng có thể thay đổi sang một loại biểu
lộ khác hoặc chúng có thể dừng sự biểu lộ hiện tại trong một thời gian để tránh
bị tấn công thêm. Khi tín đồ ít thức canh, chúng sẽ đổi mới các sự biểu lộ của
chúng. Tóm lại, nếu lập trường chưa được xử lý, các quỷ vẫn có một điều gì đó
để bám lấy. Tâm trí phải tiếp nhận lẽ thật và ý muốn phải hăng hái, năng động
và quyết tâm từ chối mọi lập trường. Đây là cách duy nhất
Vì vậy, khi một tín đò nhận thức rằng mình bị ám qua sự lừa dối, người
ấy phải tìm kiếm ánh sáng, tìm hiểu xem mình đã nhường lập trường gì, và loại
bỏ lập trường đó. Các ác linh bước vào qua lập trường được nhường cho chúng.
Nếu chúng ta loại bỏ lập trường, chúng sẽ lìa khỏi.
Vì vậy, khi một tín đồ phát hiện ra mình đã nhường lập trường cho các
ác linh trong một vấn đề cụ thể, người ấy phải lập tức giành lại lập trường. Vì
người ấy bị ám bởi từ bỏ chủ quyền và sự tự kiểm soát để rơi vào trong sự thụ
động, nên người ấy phải vận dụng ý muốn của mình cách hăng hái và chống đối
quyền lực của sự tối tăm qua quyền năng của Đức Chúa Trời trong các sự cám dỗ
và nỗi khổ khác nhau, làm cho các lời mà ban đầu người ấy đã hứa với các ác
linh ra vô hiệu. Vì sự thụ động ăn sâu vào dần dần nên nó cũng chỉ có thể được
loại bỏ dần dần. Mức độ thụ động mà tín đồ khám phá ra là mức độ mà người ấy có
thể từ chối. Nếu sự thụ động kéo dài trong một thời gian dài thì cũng cần một
thời gian dài để giải cứu. Đi xuống dốc thì dễ, nhưng đi lên dốc thì khó. Trở
nên thụ động thì dễ, nhưng để được tự do thì khó. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác
của toàn bản thể tín đồ để giành lại lập trường mà người ấy đã nhường. Chỉ khi
đó người ấy mới được tự do.
Một tín đồ phải cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho người ấy
thấy mình đã bị lừa dối ở đâu. Người ấy phải thành thật ao ước Đức Chúa Trời
bày tỏ cho thấy tình trạng thật của toàn bản thể mình. Nói chung, bất cứ điều
gì một tín đồ sợ nghe và khiến người ấy khó chịu khi điều đó được đề cập đến là
lĩnh vực mà người ấy đã nhường lập trường cho các ác linh. Nếu tín đồ sợ xử lý
một điều gì đó, thì người ấy phải xử lý điều đó, vì chín mươi phần trăm là các
ác linh đang chiếm giữ lập trường đằng sau đó. Một tín đồ phải tiếp nhận ánh
sáng từ Đức Chúa Trời để kiểm tra sự đau yếu của mình cũng như các nhân tố
khác. Sau khi sáng tỏ về sự đau yếu của mình, người ấy phải giành lại lập
trường từ các ác linh cách xác định. Ánh sáng là điều không thể thiếu. Nếu
không, tín đồ sẽ xem những điều siêu nhiên là tự nhiên và những điều thuộc về
các ác linh là những điều thuộc về thân thể vật lý. Điều này khiến cho các ác
linh có thể nhập vào tín đồ vĩnh viển mà không gặp trở ngại gì. Có thái độ này
giống như là đang nói “amen” với các quỷ vậy.
GIÀNH LẠI LẬP TRƯỜNG
Có một nguyên tắc chung cho mọi lập trường được nhường cho các ác linh.
Đây là sự thụ động, nghĩa là ý muốn không chủ động. Do đó, để giành lại lập
trường, ý muốn phải một lần nữa trở nên chủ động. Tín đồ phải (1) vâng phục ý
muốn của Đức Chúa Trời, (2) chống đối ý muốn của Satan và (3) vận dụng ý muốn
của mình và tự kết hiệp mình với ý muốn của các thánh đồ. Trách nhiệm giành lại
lập trường nằm ở nơi ý muốn. Vì ý muốn thụ động cần trở nên ý mướn phải chống
lại sự thụ động
Bước đầu tiên ý muốn phải thực hiện là quyết định. Quyết định là đặt ý
muốn ở trong một chiều hướng nào đó. Khi một tín đồ chịu khổ bởi các ác linh,
được soi sáng bởi lẽ thật và được khuấy động bởi Thánh Linh, người ấy sẽ không
còn có thể tiếp tục chịu để cho các ác linh nhập vào nữa. Tự phát người ấy sẽ
được dẫn đến chỗ ghét các ác linh. Người ấy sẽ quyết tâm chống đối mọi công tác
của các ác linh. Người ấy sẽ quyết định giành lại sự tự do và chủ quyền của
mình. Người ấy cũng quyết định đuổi các ác linh ra. Thánh linh của Đức Chúa
Trời sẽ công tác trong người ấy để tạo ra một sự căm ghét đối với các ác linh.
Càng khổ sở bao nhiêu, người ấy càng căm ghét bấy nhiêu. Càng bị cột trói bao
nhiêu, người ấy càng căm ghét bấy nhiêu. Càng nghĩ về điều đó, thời gian bị ám càng nhiều,
người ấy càng căm ghét. Cưối cùng, người ấy tạo ra sự quyết định là chịu giải
cứu hoàn toàn khỏi quyền lực của sự tối tăm. Loại quyết định này là là bước đầu
tiên đối với việc giành lại lập trường. Nếu quyết định nầy là chân thật, một
người sẽ không xoay lại bất kể bị các ác linh chống đối ra sao trong diễn trình
giành lại của mình. Từ nay trở đi, người ấy quyết tâm và quyết định chống đối
các ác linh.
Tín đồ cũng phải vận dụng ý muốn của mình để lựa chọn. Điều này nghĩa
là người ấy phải chọn tương lai của mình. Trong những ngày chiến trận, sự lựa
chọn của một tín đồ chiếm một vị trí quan trọng. Tín đồ phải liên tục tuyên bố
rằng mình chọn sự tự do, muốn sự tự do và sẽ không thụ động. Người ấy sẽ vận
dụng các quan năng của mình và nhận diện mọi mưu chước của các ác linh. Người
ấy muốn các ác linh thất bại và người ấy muốn cắt đứt mọi sự ràng buộc với
quyền lực của sự tối tăm. Người ấy sẽ từ chối mọi lời nói dối và những cái cớ
từ các ác linh. Loại lựa chọn bằng tâm trí như vậy và loại tuyên bố lặp đi lặp
lại như vậy rất hữu dụng trong chiến trận. Chúng ta phải nhận thức loại tuyên
bố này đơn giản bày tỏ rằng tín đồ đã đưa ra một sự lựa chọn như vậy; điều đó
không có nghĩa là tín đồ đã quyết định làm một điều như vậy. Quyền lực của sự
tối tăm không bị ảnh hưởng bởi điều tín đồ “quyết định” làm. Tuy nhiên, nếu tín
đồ chọn chống đối các ác linh cách cụ thể bằng ý muốn của mình, chúng sẽ chạy
trốn. Mọi điều này đều liên hệ đến nguyên tắc là con người có ý muốn tự do. Mặc
dù tín đồ có thể để cho chúng bước vào, nhưng bây giờ người ấy có thể lựa chọn
một điều khác với điều người ấy đã từng cho phép và không chừa lại lập trường
nào cho các ác linh.
Trong chiến trận này, tín đồ phải thực hiện mọi công tác của ý muốn
cách hăng hái. Ngoài việc đưa ra các quyết định và các sự lựa chọn, người ấy
còn phải kháng cự nữa. Điều này nghĩa là người ấy vận dụng khả năng của ý muốn
để chống lại các ác linh. Hơn nữa, người ấy phải từ chối. Từ chối là đóng cửa chính
mình lại và không cho các ác linh bất cứ điều gì. Về một mặt, tín đồ phải chống
đối công tác của các ác linh trong mình, và mặt khác, người ấy phải từ chối các
ác linh. Chống đối nghĩa là ngăn không cho các ác linh công tác thêm nữa; từ
chối nghĩa là cất đi mọi lời hứa trước đây với các ác linh, tức là cất đi mọi
lời hứa mà đem đến công tác của chúng. Do đó, khi sự từ chối được thêm vào sự
chống đối, các ác linh sẽ không thể công tác. Trước hết chúng ta phải chống
đối, sau đó chúng ta phải có thái độ từ chối. Thí dụ, chúng ta phải từ chối các
ác linh bằng cách nói: “Tôi quyết tâm”. Điều này nghĩa là chúng ta vận dụng ý
muốn của mình để giữ chặt sự tự do. Nhưng chúng ta cũng cần phải chống đối,
nghĩa là chúng ta phải vận dụng sức lực cách thực tiễn để giao tranh với kẻ thù
và duy trì sự tự do mà ý muốn chúng ta đã có được qua sự từ chối. Loại từ chối
và chống đối này phải tiếp diễn cho đến khi chúng ta hoàn toàn được tự do.
Kháng cự là một trận chiến thật sự. Kháng cự đòi hỏi sức lực kết hợp
giữa linh, hồn và thân thể. Nhưng phần chính yếu phải được vận dụng là ý muốn.
Quyết định, lựa chọn và từ chối đều là các vấn đề thái độ. Nhưng kháng cự là
vấn đề thực hành. Kháng cự là hành động biểu hiện thái độ. Nó liên quan đến
việc vật lộn trong linh và bằng quyền năng của linh, trong đó ý muốn đẩy các ác
linh ra khỏi lập trường mà chúng đang đứng. Đó là một cuộc đột kích trên chiến
trường đối với quyền lực tối tăm. Kháng cự
là đuổi đi, xua đuổi và đẩy qua một bên bằng khả năng của ý muốn. Các ác
linh chiếm lập trường mà tín đồ đã nhường cho chúng; khi thấy thái độ chống đối
của tín đồ, chúng vẫn chiếm giữ lập trường ban đầu và sẽ không rút lui. Kháng cự là tín đồ đuổi các ác linh bằng
“quyền năng thật”. Kháng cự là tín đồ “thúc ép” các ác linh và buộc chúng “bị
đuổi đi”. Do đó, khi một tín đồ tham dự vào một công tác kháng cự như vậy,
người ấy phải sử dụng sức lực và vận dụng ý muốn của mình để đuổi các ác linh
ra. Nếu không, sự tuyên bố trong thái độ là vô dụng. Sự thực hành phải đi cặp
theo thái độ. Hơn nữa, kháng cự mà không từ chối cũng chẳng có ích lợi là bao,
vì các lời hứa cho các ác linh ban đầu phải được đòi lại
Watchman Nee (Người thuộc linh)