Bây giờ chúng ta đến vấn đề sự cắt bì.
Tôi chỉ có thể chạm vào điều nầy cách rất nhẹ nhàng, vì nó là một vấn đề rất tế
nhị.
Chúng ta đã thấy rằng sự cắt bì trong
Cựu Ước là một tiêu biểu, hoặc biểu hiệu, vì trong Tân Ước có nói rằng sự cắt
bì tấm lòng- không cắt vào xác thịt, nhưng trong linh- và nó chỉ có ý nghĩa
này: một tấm lòng hoàn toàn tận hiến cho
Chúa. Bởi biểu hiệu đó, hậu tự của Abraham trở thành dân độc quyền của Đức Chúa
Trời trong thời gian dài, và tất cả mọi thứ mà chúng ta có trong Cựu Ước về sự mong
muốn của Đức Chúa Trời cho dân này, đều bày tỏ cho chúng ta thấy Ngài ghen
tương như thế nào về dân tộc đó. Đức Chúa Trời gọi Ngài là chồng của họ
(Jeremiah 31:32 ), và không bao giờ có một người chồng nào ghen tuông hơn Ngài!
Hãy để cho Israel có gì liên hệ với bất kỳ người chồng nào khác và bạn sẽ nghe
thấy tiếng sấm rền, và tiếng khóc lóc, của các tiên tri, Đức Chúa Trời đã rất
ghen tương vì Israel.
Bây giờ nhìn xem những gì Phaolô nói về
hạt giống (hậu tự) giao ước của Abraham. Ông dẫn đầu toàn bộ điều này đến Đấng
Christ: "Vả,
lời hứa đã phán cho Áp-ra-ham và cho dòng giống người. Không nói: “Cho các dòng
giống,” như chỉ về nhiều người;nhưng nói: “Cho dòng giống người,” như chỉ về
một người, tức là Christ"(Gal
3:16). "Vì kẻ bề ngoài là người
Do-thái thì không phải là người Do-thái, cắt bì xác thịt bề ngoài cũng chẳng
phải là cắt bì; duy
kẻ bề trong là người Do-thái mới là người Do-thái, còn sự cắt bì thật thì thuộc
trong lòng, ở nơi tâm linh"(Rô 2:28-29). Vì
vậy, Giêsu Christ là hạt giống của Abraham, và Phaolô nói về phép cắt bì của
Đấng Christ.
Hãy để tôi hỏi bạn một câu hỏi: Đã bao
giờ có nhân vật nào sống trên trái đất này làm một người hoàn toàn giao thác
minh cho Đức Chúa Trời hơn Chúa Giêsu không? Ngài đã thực sự biệt riêng mình ra
cho Đức Chúa Trời, và khác biệt với tất cả những người khác. Không ai có thể
mang những dấu hiệu của sự cắt bì thuộc linh nhiều hơn Chúa Giê-su. Ngài là
người có tấm lòng không phân chia.
Chúng ta hãy trở lại Cựu Ước với chương
vĩ đại nói về Đấng Messiah, Ê-sai 53: "người sẽ thấy dòng
dõi mình ... Người sẽ thấy kết quả của sự
khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn". Vâng, chúng ta biết nhiều hơn tiên tri Esai biết về điều
đó. Chúng ta có được ở với Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê trong thời điểm khó
nhọc của hồn Ngài, và chúng ta ở với Ngài, ở phía bên kia của cơn quặn thắt.
Biết bao nhiêu dòng dõi của Đấng christ đã được sinh ra từ đó! các bạn thân mến,
nếu bao giờ bạn đã bị cám dỗ nghĩ rằng Cơ Đốc nhân quá ít, và rằng chúng ta chỉ
là một dân rất nhỏ trong hàng triệu người trên thế giới này – Hãy mở các cửa sổ!
Hãy nhìn vào sách Khải thị 7:9 : "Sau
việc ấy, tôi thấy, kìa, một quần chúng rất đông, không ai có thể đếm được, từ
các nước, các chi phái, các dân, các tiếng mà ra, đứng trước ngai và trước
Chiên Con, mình mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là, ". Số lượng không có thể đếm được bằng
ngôn ngữ của con người- và họ đã được tập hợp từ cơn quặn thắt của Chúa Giêsu. Ngài
thực sự đang nhìn vào hạt giống của mình! Gethsemane
đã là khu vườn kết quả nhất trong cả lịch sử- bạn và tôi cũng từ hạt giống của
Ngài! Chúng ta được sinh ra từ sự khốn khổ của Ngài và trong giao ước được lập
ra với dân Israel
mới.
Nhưng hãy nhớ rằng ý nghĩa và giá trị
của giao ước phụ thuộc vào sự tận tâm của chúng ta đối với Chúa. Đây là một
điều rất rõ ràng: sự kết trái lớn nhất luôn đến từ cuộc sống tận tụy nhất với
Chúa, người có tấm lòng không phân chia. Giao ước này có hai mặt. Như chúng tôi
đã nói rồi, Tân Ước rút tỉa nhiều sự cảnh báo từ lịch sử của Israel, và chúng ta
có thể thất bại đối với tất cả những gì mà giao ước đó có ngụ ý, nếu tấm lòng
chúng ta bị chia hai và chúng ta cố gắng để sống cuộc sống trong hai thế giới.
Chúng ta hãy nhìn một chút vào sự cố trong cuộc đời của Abraham.
Đó là trong chương 15, khi Chúa đến lập giao ước của
Ngài với Abraham và dòng dõi người, và một cái gì đó xảy ra mà nhiều người đã
không có thể hiểu. Chúa truyền cho Abraham mang đến một số điều nào đó làm sinh
tế hoặc để trên một bàn thờ lớn, hoặc đặt trên hai bàn thờ, vì Chúa nói với ông
phân chia những sinh tế làm hai và đặt
một nửa ở một bên nầy và một nửa khác ở phía bên kia. Bây giờ, hãy ghi nhận rằng
đây là hai mặt của giao ước. Một bên là Abraham và hạt giống của ông và ở phía
bên kia là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sắp bước vào một giao ước với Abraham
và dòng dõi người, nhưng giao ước có hai mặt.
Bây giờ hãy chú ý những gì xảy ra!
Có các chim kên kên sà xuống, nỗ lực ăn cắp những sinh tế. Điều này có ý nghĩa
nhiều biết bao! Tất cả các quyền lực của bóng tối đang chống lại giao ước này,
và tất cả những con chim chóc ác độc của bầu không khí bước ra để cướp Đức Chúa Trời và dân của Ngài về giao ước này. Có
chép rằng Abraham đánh đuổi chúng. Ngày hôm đó, cây gậy của ông rất là bận rộn,
và lủ chim kên kên nói: "tốt, chúng tôi phải từ bỏ và rời khỏi đây".
Sau đó, Abraham đã ngủ mê và "nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình
người"(câu 12). Quan điểm của tôi, và, tôi tin rằng, điểm chính của kinh Thánh là như vầy: luôn luôn có một trận
đánh khủng khiếp với địa ngục để đảm bảo cho một cuộc sống hoàn toàn tận hiến
với Đức Chúa Trời. Không một ai muốn được hoàn toàn cho Ngài lại có thể dễ dàng
giành chiến thắng.
Có thể có trận chiến đang diễn ra trong
căn phòng họp này của chúng ta hôm nay. Nếu ma quỷ có thể ngăn cản bạn không
hoàn toàn tận hiến cho Đức Chúa Trời, hắn sẽ tạo ra một cuộc chiến lớn cho điều
đó. Trận chiến có đang diễn ra không? Cuộc chiến về chính giao ước, là giao ước
về sự cắt bì tấm lòng, một trái tim hoàn toàn cho Chúa, một trái tim đó đúng
cho Đức Chúa Trời. Nếu Satan có thể ngăn chặn điều đó, hắn sẽ tạo ra một cuộc
chiến tốt. Thái độ của bạn về điều đó là gì? Bạn không lưu tâm điều này sao? Chỉ
một mình Đức Chúa Trời biết
có bao nhiêu điều vướng mắc vào đó. Ô, hãy lấy cây gậy của Đức Chúa Trời
và đánh đuổi các lực lượng gian
ác! Hãy đứng cho giao ước! Và khi bạn đã có thế đứng đó, các lực lượng ác độc
sẽ rút lui, bóng tối sẽ tan đi.
Có một sự thay đổi bầu không khí trong câu chuyện này.
Lúc đầu bầu không khí đầy dẫy cuộc xung đột và sợ hãi, đó là "một cơn kinh
hãi, tối tăm". Có một trận đánh trong bầu không khí bên trên vấn đề này,
nhưng khi Abraham đã đánh trận cho giao ước, toàn bộ bầu không khí thay đổi và
trở thành một trong những chiến thắng. Nếu chúng ta đặt lịch sử của nhiều tín
đồ được thánh hiến vào câu chuyện này, sẽ có nhiều lời chứng như thế này: đó là
câu chuyện của tôi, đã có một trận chiến kinh khủng về vấn đề này. Tôi đã đầy
nỗi sợ hãi, nhưng tôi đã có một thế đứng, và với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, tôi
đến một quyết định. Tôi đã bước qua bên giao ước của Đức Chúa Trời và nói: Chúa
ơi, con thuộc về Ngài! Con ở với Ngài!", sau đó sự bình an đã đến, bình an
của chiến thắng của Ngài. Đêm đó tôi đi ngủ và có cảm giác như tôi đã ra khỏi
một trận đánh lớn, nhưng đã bước vào sự hòa bình lớn lao".
Đó là tất cả mọi điều có trong câu chuyện
nhỏ này trong Sáng thế ký 15. Có thể đó là câu chuyện của bạn! Đây là một cái
gì đó về những gì có nghĩa là có một tấm lòng được cắt bì, vì một tấm lòng được
cắt bì là một tấm lòng được giải thoát khỏi tất cả các sự tự kỷ trung tâm. Điều
đó có đúng với Abraham không? Sau nhiều năm những gì đó đã dường như không thể xảy
ra, nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ông một con trai, và con trai đó là phép lạ
của Đức Chúa Trời. Bạn mong chờ Abraham nói: "Đức Chúa Trời đã cho tôi con
trai đó và tôi sẽ giữ anh ấy cho tôi. Tôi sẽ không bao giờ để cho anh ta ra đi, bởi vì Đức Chúa Trời đã ban anh ta
cho tôi". Lần kia, có một cậu bé đã đuợc sinh vào một ngôi nhà. Một ngày
nọ, mẹ nói với cậu bé lớn hơn: "Chúng ta sẽ đưa bé đến cuộc nhóm họp, và
dâng hiến anh ta cho Chúa". Khuôn mặt cậu bé lớn nầy đã xịu xuống và anh
nói: "Mẹ ơi, mẹ có thể dâng em cho Chúa, nhưng chúng ta phải đem anh ta trở về một lần nữa". Bạn biết đấy, đó là một loại thánh hiến
mà rất nhiều Cơ đốc nhân đã thực hiện, họ có một số lợi ích cá nhân trong sự
dâng hiến của họ. Nhưng về món quà Đức Chúa Trời ban cho Abraham, Đức Chúa Trời
nói: "Hãy bắt đứa con một ngươi yêu
dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở
trên một hòn núi kia mà Ta sẽ chỉ cho'. Các bạn ơi, hãy học bài học này. Đừng nghĩ rằng vì Đức Chúa Trời
đã ban cho bạn một cái gì đó bởi một phép lạ, bạn có thể nắm giữ nó cho chính
mình. Tôi sẽ không cố gắng nói những gì có thể xảy ra. Có thể là chính mục vụ của
bạn, luôn luôn có một tình trạng nguy hiểm của việc nắm lấy chức vụ của chúng
ta và sử dụng nó cho chính mình.
Nhưng Abraham đã được cắt bì thật sự
trong tấm lòng, và cùng sự việc như vậy cũng đúng với Hannah. Bà đã chờ đợi biết
bao lâu cho đứa con là Samuel, và bà đã chịu khổ nhiều biết bao nhiêu! Bà đã tha
thiết cầu nguyện biết dường nào! Và sau đó, cuối cùng, Đức Chúa Trời đã cho bà
đứa con. Bà đã nói gì?" Cảm ơn Ngài, Chúa ôi. Tôi sẽ không bao giờ để đứa
con này ra đi". Không, bà ấy nói: 'tôi đã cầu nguyện cho đứa con này, và
Chúa đã ban cho tôi theo yêu cầu của tôi. Vì vậy, tôi đã dâng anh ta cho Chúa trọn
đời nó". Bà ấy cũng đã được cắt bì trong tấm lòng rồi.
Từ một số Thánh Vịnh chúng ta biết rằng
một trong những khát vọng lớn trong cuộc
sống của David là xây dựng đền thờ, ông đã làm việc và dâng hiến cho ngôi đền.
Ông nói: "Tôi hẳn không vào trại
mình ở,
Chẳng lên giường tôi nghỉ, Không cho mắt tôi ngủ, Cũng không cho mí mắt tôi
nghỉ nhọc, Cho
đến chừng tôi tìm được một chỗ cho Đức Giê-hô-va, Một nơi ở cho Đấng Toàn năng
của Gia-cốp!" (Thi.132:3-5).
Ông đã thu góp tiền của cá nhân mình, cũng như nguyên vật liệu cho đền thờ, ông
nói: "ta cũng dâng cho đền của Đức
Chúa Trời ta các đồ bằng vàng và bằng bạc thuộc riêng về ta" (1 Chronicles 29:3). Sau đó, ông đã
nhận được các mô hình của đền thờ từ Chúa, và nói: "thời gian đã đến, và
tham vọng của cuộc đời tôi sắp được thực hiện.
Một điều mà tôi đã sống tại đây là sống
vì nó, bây giờ sắp thuộc về tôi- nhưng
điều đó là gì? Kìa có người đang ở trước cửa nhà ông. Mời vào! Ô, đó là một
đấng tiên tri! “Tôi đến đây để nói cho vua những gì Chúa đã nói', vua David ơi,
ông sẽ không xây dựng nhà Chúa đâu. Con trai vua sẽ xây dựng nó”. David đã làm
gì? Bạn sẽ làm điều gì? Vâng, David đã làm gì? Ông nói: Tôi không được Chúa bổ
nhiệm, không quan trọng! Vấn đề là Chúa phải có được những gì Ngài muốn. Lưu
tâm của tôi không là gì bên cạnh lợi ích của Ngài". Vì vậy, ông đã ban mọi
sự mình có cho Solomon. Có lẽ ông đã nhìn thấy một cái gì đó cao hơn câu:
"tôi sẽ ở trong ngôi nhà của Chúa đến muôn đời" (Thánh Vịnh 23:6), và
nhà đó tốt hơn so với bất kỳ ngôi nhà trần thế nào!
Chúng ta không bao giờ mất bất cứ điều gì khi
Chúa có tất cả mọi thứ, và đó là những gì trong ý nghĩa là có một tấm lòng được
cắt bì. Nguyện điều nầy có thể là thực sự cho tất cả mọi người !
T. Austin-Sparks
M.K. lược dịch 31-3-2014