Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

CÁCH ĐỐI XỬ VỚI DỊCH LỆ CỦA CÁC CƠ ĐỐC NHÂN ĐẦU TIÊN-

Ngày nay, hầu hết chúng ta đang ngồi hạn chế trong nhà, không thể biết chắc về mức độ lan rộng của virus COVID-19 trong cộng đồng, đất nước chúng ta hay thế giới. Tôi thường xuyên mở ứng dụng app đếm số liệu thống kê toàn cầu và cố gắng hiểu cuộc sống ở những nơi mà virus nầy đang tạo ra sự tàn phá không thể tưởng tượng được.

Một số người đã mỉa mai loại bỏ virus như là một lá số chính trị. Bây giờ sự ngờ nghệch như vậy là thực tế. Những người khác cố gắng thuộc linh hóa đại dịch này, như thể đó là hình phạt của Đức Chúa Trời về những đường lối sai lầm của chúng ta.



--Hôm nay

Chúng ta không phải là những Cơ Đốc nhân đầu tiên đối mặt với đại dịch toàn cầu. Trên thực tế, bây giờ là thời điểm tốt để tìm hiểu làm thế nào chúng ta có thể đối phó với cuộc khủng hoảng làm ngừng mọi hoạt động của thế giới như vầy. Những người trong hội thánh đầu tiên phải đối mặt với hai cơn dịch bệnh đe dọa tính mạng trong vòng 200 năm đầu tiên. Lần thứ nhất là vào năm 165 S.C., trong đó có tới một phần ba công dân La Mã đã chết, và lần thứ hai là vào năm 251 S.C..

Quan điểm của tôi khi lưu ý những Cơ Đốc nhân đầu tiên này là vì một lý do cơ bản: chúng ta sẽ chọn hi vọng trên sự xáo trộn, khiêm tốn hơn sự kiêu ngạo, đồng cảm với lợi ích cá nhân, niềm tin trên nỗi sợ hãi. Vì vậy, khi nhận ra con người yếu đuối của mình, chúng ta sẽ chào đón sự hiện diện và sự sống lan tràn của Thánh Linh để khẳng định ý muốn của Đức Chúa Trời đối với những phiền nhiễu mà chính chúng ta gặp phải, cung cấp cho chúng ta một cách nhìn và hiểu biết khác về những gì mà đối với quá nhiều người là một thực tại khốn khổ hiện hữu .


Thay vào đó, chúng ta hãy nhìn thấy ngày hôm nay và ngày mai thông qua lăng kính ân sủng và tình yêu của Đức Chúa Trời.


--Học hỏi từ các Cơ Đốc nhân sơ khai

Trong những thảm họa thế kỷ thứ hai và thứ ba này, các Cơ Đốc nhân, những người lúc đó chỉ là thiểu số rất nhỏ, đã gây ảnh hưởng phi thường đến xã hội của họ. Đối mặt với những cơn gió tàn phá loài người, họ không lãng phí thời gian, cũng không tiếc công sức cá nhân, để chăm sóc những người bị  những mầm bệnh chết người đó đánh bại.

Nhà xã hội học Rodney Stark, trong quyển sách The Rise of Christianity (Sự Dấy Lên Của Cơ Đốc Giáo) lưu ý rằng giữa thảm họa của loài người, cộng đồng Cơ Đốc đã sống sót và phát triển mạnh. Ông gợi ý ba lý do cho việc này:


--Thứ nhất, các Cơ Đốc nhân tự hạ mình xuống, thậm chí đến chết và an ủi những người sắp chết, mang lại niềm an ủi cho những người bị ảnh hưởng bởi những truyền nhiễm chết người.


Khi làm như vậy, Cơ Đốc nhân đã giành được sự chấp nhận từ những người vốn đã xem họ là một tà giáo hoặc dị giáo. Với những hành động tử tế phi thường của họ, các Cơ Đốc nhân sau đó được xem như một cộng đồng chăm sóc tha nhân và niềm tin của họ được coi trọng hơn.


Bệnh dịch đầu tiên trong số các đại dịch đó là bệnh đậu mùa (được phỏng đoán) dưới triều đại của sê -sa Marcus Aurelius vào năm 165 đến 180 S.C.. Một trăm năm sau, một trận dịch bệnh hủy diệt khác (có thể là bệnh sởi), dẫn đến sự mất mạng rất đông người.


Tuy nhiên, sự đáp ứng cứu giúp phi thường từ các Cơ Đốc nhân đã góp phần vào sự phát triển chưa từng có của hội thánh. Trong khi các ngoại giáo và các hình thức triết học Hi Lạp khác nhau, chỉ cung cấp một phương tiện để thu hút và lôi cuốn dân chúng đến các vị thần khác nhau, các Cơ Đốc nhân đã đưa ra một lý giải thỏa đáng hơn nhiều về lý do tại sao những thời kỳ khủng khiếp này rơi vào xã hội của họ. Và họ đã diễn tả một bức chân dung đầy hi vọng và thậm chí nhiệt tình về tương lai.


--Thứ hai, các Cơ Đốc nhân được chứng minh bởi đức tin của mình là dường như họ chịu đựng những khó khăn tốt hơn những người khác.


Vì vậy, khi:


Thảm họa đã xảy ra, các Cơ Đốc nhân có khả năng đối phó tốt hơn, và điều này dẫn đến tỉ lệ sống sót cao hơn cách đáng kể. Điều này có nghĩa là sau hậu quả của mỗi cơn dịch bệnh, Cơ Đốc nhân chiếm tỉ lệ lớn hơn trong dân số quốc gia.


--Thứ ba, ông Stark lập luận rằng trong một cơn dịch bệnh lan rộng như vậy, số lượng lớn người dân, đặc biệt là người ngoại giáo, đã mất đi những mối ràng buộc mà trước đây có thể ngăn cản họ không thể trở thành Cơ Đốc nhân.

Ngoài ra, tỉ lệ sống sót đáng kinh ngạc của các Cơ Đốc nhân đưa ra bằng chứng cho thấy nhóm từng được gọi là 'Cơ Đốc nhân bất hảo' này nên được xem xét lại. Trong mọi trường hợp, số lượng người hoán cải là đáng kể. Ngay cả trong những ngày đầu, Cyprian, giám mục thành Carthage (Bắc Phi), khi viết về đại dịch 251 S.C. đã ghi nhận: "sự tử vong đã đặc biệt hoàn thành điều này cho các Cơ Đốc nhân và các tôi tớ của Đức Chúa Trời, rằng chúng tôi đã bắt đầu sẵn sàng tìm kiếm sự tử đạo trong khi chúng tôi đang học cách không sợ chết trong đại dịch".


Trong khi thế giới bị kìm hãm bởi nỗi sợ hãi, chúng ta có một tư thế khác. Chúng ta quan sát sự thật và lắng nghe các nhà khoa học, những người được Đức Chúa Trời ban tặng cho chúng ta để làm cho chúng ta khôn ngoan. Sau đó, chúng ta lấy phân tích của họ và nhìn xem điều đó qua con mắt của Đức Chúa Trời vĩnh cửu và quan tâm của chúng ta, luôn luôn đóng khung bằng mọi sự bằng niềm hy vọng. Ngài là nền tảng của chúng ta, từ đó chúng ta quan sát mọi sự và phản ứng.


--Thế thì chúng ta đáp ứng thế nào?


Làm thế nào chúng ta có thể suy nghĩ cách khác, trái ngược với sự lo lắng xoáy vào truyền thông của chúng ta, tràn ngập các cuộc trò chuyện trong gia đình và làm tê liệt chúng ta khi chúng ta nghĩ về tài chính của mình? Dưới đây là một cách được đề xuất để đóng khung phản ứng của chúng ta. (Đây là những ý tưởng từ một bài viết xuất sắc của Gary Hoag.)


--Một-- cầu nguyện và tránh xa mọi người.

Lắng nghe các chuyên gia y tế của chúng ta và giữ một khoảng cách trong khi cầu nguyện chung với nhau. Cầu nguyện không đơn giản, cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bây giờ chúng ta có nhiều thời gian. Cầu nguyện là món quà của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, cho phép chúng ta tham gia vào cuộc trò chuyện với Ngài, tham gia vào các vấn đề và trong cuộc sống của dân chúng, bằng cách cầu khẩn, hay thuyết phục với Cha trên trời của chúng ta về các vấn nạn đó.

Chúa không bôn chôn. Ngài có thể xử lý cuộc nói chuyện thẳng thắn và thật thà của chúng ta.


--Hai-- tạm nghỉ và viết thư cho mọi người.


Hãy thử lấy giấy và bút ra và viết những suy nghĩ cùng hiểu biết của bạn. Hãy viết cho người khác đọc những gì bạn đang học được từ kinh nghiệm này. Viết những lời ban sự sống của Đấng Christ để truyền cảm thúc cho những người khác về quyền năng của Ngài có trên cả cõi sáng tạo. (Tất nhiên, cũng sử dụng email và văn bản.). Cyprian, giám mục Carthage ngày xưa, đã viết:


"Chúa đã báo trước rằng những điều này sẽ xảy đến. Với sự thúc đẩy trong lời tiên tri của Ngài, sẽ hướng dẫn, dạy dỗ, và chuẩn bị, củng cố dân của hội thánh Ngài cho tất cả sự chịu đựng những điều sắp tới".


--Ba-- tán dương và đoàn kết mọi người.


Tại đây, ông Hoag ép chúng ta ăn mừng 'lễ hội' giữa thảm họa. Trong khi 'lễ hội' có vẻ như môt từ ngữ quá mạnh mẽ trong ngày hôm nay, thì giám mục Alexandria, là Dionysius, khuyên chúng ta đừng để bị cuốn vào những xu hướng tuyệt vọng:


"Đối với những người khác, hiện tại dường như không phải là thời điểm thích hợp cho một lễ hội. Bây giờ, thực sự, tất cả mọi thứ là nước mắt và tất cả mọi người đang than khóc, khi những lời than vãn vang lên hàng ngày qua các thành phố vì vô số người đã chết và đang chết. Nhưng chúng ta vui mừng trong sự bình an của Chúa Giê-su, mà Ngài đã ban cho một mình chúng ta".

Chúng ta có thể tìm thấy thời gian ca ngợi Chúa giữa đau khổ và chết chóc không? Đúng. Đó là những gì Dionysius, nhà lãnh đạo của Hội thánh, đã khuyên cách đây 1.800 năm. Ngoài ra, sứ đồ Phao-lô cũng đã gửi lời cầu nguyện này đến các Cơ Đốc nhân ở Ê-phê-sô:


"Ngài ban cho anh em, theo các sự phong-phú của vinh-quang của Ngài, để được làm mạnh lên với quyền-năng qua Linh của Ngài trong con người bề trong của anh em, để Đấng Christ có thể ở trong tâm của anh em qua đức-tin; và rằng anh em, được đâm rễ và neo chặt bằng tình thương, có khả-năng để hiểu thấu với tất cả các thánh-đồ, chiều rộng và chiều dài và chiều cao và chiều sâu là gì, và để biết tình thương của Đấng Christ vượt quá sự hiểu biết, để anh em được đổ đầy tới cả sự trọn vẹn của Đức Chúa TRỜI. Bây giờ thuộc về Ngài, Đấng có khả-năng làm sự vượt trội một cách dư-dật, vượt xa hơn mọi điều chúng ta xin hay nghĩ, theo quyền-năng làm việc bên trong chúng ta, thuộc về Ngài vinh quang trong hội-thánh và trong Christ Giê-su cho mọi thế-hệ, đời đời vô-cùng. A-men". (Ê-phê-sô 3:16-21 TKTC)


Cơ Đốc nhân được kêu gọi nhìn thấy cuộc sống nên được mạnh mẽ bằng sự hi vọng. Hãy liệt kê những gì bạn có thể làm hôm nay và ngày mai, cho bản thân và những người khác, tất cả trong khi vẫn dựa vào sự hiện diện và giúp đỡ của Chúa. Có thể Hi VỌNG là từ ngữ định nghĩa về khuynh hướng, thái độ và quyết tâm của chúng ta, luôn luôn cầu khẩn Thần Linh của Đức Chúa Trời hằng sống củng cố chúng ta suy nghĩ theo cách khác với những người không có niềm hi vọng như vậy.


Bạn của tôi, Tiến sĩ Ling, nước Cộng hòa Mauritius, Phi Châu, mới vừa  nhắc nhở chúng ta "hãy chiêm ngưỡng chiếc cầu vồng này đang xuất hiện trên những đám mây dày che khuất cuộc sống của chúng ta". 

Hãy nắm bắt phép ẩn dụ nầy trong Kinh thánh, nắm lấy cầu vồng hi vọng và hàng ngày đặt nó trên bầu trời cuộc sống của bạn, để bạn có thể hình dung ra một cách nhìn mới cho hôm nay và ngày mai trong cơn đai dịch nầy.


Hãy nhét câu này vào ngân hàng trí nhớ của bạn: "Vì Đức Chúa TRỜI đã chẳng cho chúng ta một linh nhút-nhát, nhưng linh có quyền-năng và tình thương và kỹ-luật" (2 Tim. 1:17).
- Brian Stiller-
Nguồn: christianity.com
Châu Quân tạm dịch 05-4-2020